Việc cạnh tranh trong cuộc đua tìm kiếm nhân tài giữa các doanh nghiệp ngày càng gay cấn. Nhiều doanh nghiệp thay vì lựa chọn cách thức tuyển dụng truyền thống đã thay thế bằng phương pháp Talent Acquisition. Nhờ phương pháp này mà nhiều doanh nghiệp đã thành công trong tuyển dụng nhân tài. Vậy Talent Acquisition là gì? Áp dụng Talent Acquisition trong tuyển dụng sao cho hiệu quả? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Talent Acquisition là gì?
Talent Acquisition hay còn gọi là thu hút tài năng. Đây là một hoạt động xác định, xây dựng các mối quan hệ và tuyển chọn những cá nhân có năng lực tốt liên tục. Điều đó nhằm đảm bảo nguồn nhân lực tài giỏi và chất lượng cho doanh nghiệp. Vì công việc này mang tính chiến lược nên nó đòi hỏi phải có một kế hoạch nhân sự dài hạn.
Những vị trí nhân sự cho công việc Talent Acquisition
Talent Acquisition Executive
Vị trí này được hiểu là một chuyên viên thu hút nhân tài. Đây là một vị trí khá mới trong lĩnh vực nhân sự, nhưng nó lại có nhu cầu tuyển dụng khá lớn và có tiềm năng phát triển. Đa số những cá nhân đang đảm nhận vị trí này đều sẽ trở thành một ứng viên sáng giá cho những vị trí quản lý cấp cao của công ty. Vì thế, nhiều ứng viên đang quan tâm đến vị trí Talent Acquisition Executive này.
Talent Acquisition Specialist
Vị trí này tạm dịch là một chuyên viên thu hút nhân tài, nhưng ho lại là người chuyên phụ trách các công việc triển khai quy trình tuyển dụng tại các công ty và doanh nghiệp thuộc nhiều tổ chức, lĩnh vực khác nhau như: tìm kiếm và sàng lọc các ứng viên tiềm năng; xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng; phỏng vấn và đánh giá ứng viên phù hợp…
Talent Acquisition Manager
Vị trí này còn được gọi là người chiêu mộ tài năng. Đây là người chuyên xây dựng một hệ thống để tìm kiếm và đào tạo những người có năng lực trở thành những người phù hợp cho những vị trí hoặc nhu cầu tuyển dụng ở hiện tại hay trong tương lai. Bên cạnh đó, những người Talent Acquisition Manager còn phải tạo dựng các mối quan hệ với các trang thông tin tuyển dụng, các trường đại học và chịu trách nhiệm cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tuyển dụng.
Phân biệt giữa Talent acquisition và tuyển dụng truyền thống
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa Talent Acquisition (thu hút tài năng) với Recruitment (tuyển dụng truyền thống) là sự khác biệt giữa tính chất chiến thuật và chiến lược, giữa ngắn hạn và dài hạn. Việc hiểu được sự khác biệt giữa Talent Acquisition (thu hút tài năng) với Recruitment (tuyển dụng truyền thống) sẽ giúp doan nghiệp nắm rõ hơn về bản chất cũng như câu trả lời cho câu hỏi Talent Acquisition là gì.
Tiêu chí | Talent Acquisition | Recruitment |
Khái niệm | Được hiểu là thu hút nhân tài, thông qua quá trình tìm kiếm ứng viên thông qua việc xây dựng mối quan hệ. Đây là một công việc mang tính chiến lược và đòi hỏi phải có một kế hoạch nhân sự dài hạn. | Được gọi là những nhà tuyển dụng theo phương pháp truyền thống. Họ thường chỉ tập trung vào hoạt động tìm kiếm ứng viên phù hợp cho vị trí trống của doanh nghiệp. |
Tính chất | Dài hạn | Ngắn hạn |
Tính chiến lược | Xây dựng các chiến lược dài hạn để tìm kiếm và phát triển nguồn ứng viên tiềm năng cho nhu cầu trong tương lai. | Thường tập trung vào các kế hoạch ngắn hạn để lấp đầy những “chiếc ghế trống” của công ty. |
Tính chất quy trình hoạt động | Quy trình tuyển dụng tuần hoàn liên tục (hay Ongoing Circle). Đây là một quá trình “dài hơi” hơn khi không dừng lại ở việc tìm người, mà còn mở rộng mối quan hệ tương lai. Talent Acquisition sẽ có thời gian chuẩn bị kế hoạch trước và sau khi tuyển dụng nhằm tìm kiếm và đào tạo nhân tài. Mục đích của Talent Acquisition là giúp doanh nghiệp chuẩn bị một nguồn nhân lực tài năng về lâu dài. | Quy trình tuyển dụng tuyến tính (hay Linear Process). Bao gồm các bước như: HR đăng tin tuyển dụng; nhận hồ sơ từ các ứng viên sau đó tiến hành sàng lọc CV. Lên lịch hẹn phỏng vấn với những hồ sơ phù hợp. Sau quá trình phỏng vấn sẽ chọn ra ứng viên tốt nhất và gửi thư mời làm việc. |
Yêu cầu công việc – kiến thức – kỹ năng | Yêu cầu kỹ năng dự đoán, phân tích xu hướng tuyển dụng, định vị thương hiệu tuyển dụng và kiến thức tổng quan về nguồn nhân lực. | Yêu cầu kỹ năng tuyển dụng và đánh giá dựa theo hồ sơ của các ứng viên. |
Hoạt động thực hiện | Xây dựng mối quan hệ với ứng viên và quản trị nhân tài. | Chăm sóc các ứng viên ứng tuyển. |
Yêu cầu khi lựa chọn ứng viên | các tiêu chí đánh giá này vượt khỏi thông tin trên CV và quy trình tuyển dụng thường thấy. Họ sẽ đánh giá tiềm năng, năng lực của ứng viên và xu hướng của ứng viên đó | Sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc; kỹ năng chuyên môn để đánh giá liệu ứng viên này có phù hợp với công việc đang tuyển hay không |
Mối quan hệ | Bao gồm cả Recruitment. | Recruitment là một phần của Talent Acquisition. |
Doanh nghiệp thích hợp | Đặc biệt phù hợp với các công ty có sự thay đổi liên tục về nhân sự. | Phù hợp với các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân sự mỗi năm một lần. |
Vai trò của Talent Acquisition đối với doanh nghiệp
Talent Acquisition đã không còn xa lạ trong lĩnh vực nhân sự, công việc này chủ yếu có nhiệm vụ là tìm kiếm, thu hút và giữ chân nhân tài. Chính vì vậy, nó đang dần khẳng định vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược tuyển dụng dài hạn
Những chiến lược tuyển dụng dài hạn của bất kỳ tổ chức nào cũng đều cần đến những số liệu cụ thể và rõ ràng. Những số liệu ấy liên quan đến tình hình biến động nhân sự trong nội bộ, nhu cầu tuyển dụng nhân sự theo từng giai đoạn, thực trạng thu hút nhân tài của tổ chức và các đối thủ cạnh tranh,…
Từ đấy, Talent Acquisition sẽ thực hiện việc nghiên cứu và tổng hợp lại số liệu. Sau đó, họ đưa ra những chiến lược thu hút nhân tài và phát triển nhân sự dài hạn sao cho hiệu quả nhất.
Phân định nguồn nhân lực
Các doanh nghiệp cần phải nắm được vị trí, vai trò, năng lực và kinh nghiệm của từng nhân viên để giúp doanh nghiệp phát triển hơn, đồng thời giúp Talent Acquisition làm việc hiệu quả. Từng vị trí cần có sự hiểu biết đáng kể để ứng dụng trong kinh doanh và vận hành doanh nghiệp trơn tru hơn.
Đối với các tổ chức lớn, Talent Acquisition phân định nguồn nhân lực tới hàng trăm các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp chứ không chỉ một vị trí hay một bộ phận. Vì vậy, vai trò phân định nguồn nhân lực không chỉ là các công việc tuyển dụng truyền thống như mô tả các kỹ năng cần thiết và công việc,…cho các vị trí còn trống.
Đo lường, dự đoán và tìm kiếm được nhân tài cho doanh nghiệp
Những dữ liệu từ việc đo lường và dự đoán nhân sự được sử dụng như một công cụ để chỉ ra những thành công, cũng như những mục tiêu chưa đạt được hoàn toàn khi Talent Acquisition đang trong quá trình thu nhận hồ sơ của các ứng viên tiềm năng. Từ đó, họ sẽ định hướng lại và tìm kiếm được những nhân tài và có những hướng đi chính xác và đúng đắn nhất.
Tiết kiệm thời gian và chi phí nhân lực cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh ngày nay, khi mà các ứng viên đang giành phần chủ động nhiều hơn, bộ phận Talent Acquisition đã biết cách tận dụng hiệu quả nguồn ứng viên tiềm năng. Hoạt động này có thể giúp giảm chi phí nhân lực và tiết kiệm thời gian tuyển dụng. Ngoài ra, hoạt động còn đảm bảo chất lượng ứng viên ổn định trong nhiều tình huống.
Nâng cao trải nghiệm từ đó tạo mối quan hệ tốt với ứng viên
Bộ phận Talent Acquisition cần tạo sự trải nghiệm cho các ứng viên để giữ liên lạc với họ cũng như quản lý cộng đồng. Một điểm cộng lớn của Talent Acquisition là không thiết lập sự giới hạn trong việc tìm kiếm những ứng viên thích hợp. Chính vì vậy, Talent Acquisition chỉ cần người ứng viên có năng lực cần thiết và phù hợp với nhu cầu của công ty, thì họ sẽ nhanh chóng tìm đến và xây dựng mối quan hệ với họ.
Lý giải nguyên nhân vì sao Talent Acquisition dần thay thế tuyển dụng truyền thống
Tuyển dụng truyền thống thường là các chiến lược ngắn hạn, nó bao gồm các công việc cơ bản như nhà tuyển dụng quảng bá thông tin tuyển dụng, các ứng viên sẽ ứng tuyển các vị trí, hoạt động sàng lọc hồ sơ ứng viên, tiếp theo là đặt lịch hẹn phỏng vấn và cuối cùng là chọn người phù hợp nhất. Từ đó, ta có thể thấy tuyển dụng nhân sự theo cách truyền thống sẽ tiêu tốn cả sức người và cả sức của.
Tỷ lệ tuyển dụng phổ biến là 15/5/3/1. Nghĩa là khi bạn nhận được CV ứng tuyển của 15 người thì sẽ có 5 ứng viên đến phỏng vấn. Doanh nghiệp lúc này sẽ lựa chọn được 3 ứng viên phù hợp nhưng chỉ ký kết hợp đồng với 1 ứng viên duy nhất. Vậy làm thế nào để mỗi đơt tuyển dụng hiệu quả? Câu trả lời là doanh nghiệp cần tìm kiếm được nhiều ứng viên để có nhiều cơ hội hơn khi tuyển dụng nhân sự.
Để có được nguồn ứng viên, doanh nghiệp sẽ phải đăng tin tuyển dụng trên các kênh như Facebook, website tuyển dụng… Và chi phí bỏ ra để tuyển dụng được ứng viên từ website tuyển dụng là khá lớn trong khi chỉ giải quyết được vấn đề nhân lực tại thời điểm đó.
Đọc thêm: Cách đăng tin tuyển dụng hiệu quả thu hút ứng viên
Ngược lại, Talent Acquisition lại hướng đến việc xây dựng một thương hiệu tuyển dụng trên thị trường lao động. Do đó, họ sẽ thu hút được nhiều ứng viên theo dõi giúp cho các công ty. Các giá trị truyền thông mà công ty đã tạo ra cộng với việc xây dựng các mối quan hệ cùng các nguồn nhân lực đã hình thành nên một nguồn nhân sự đẩy tiềm năng. Nhờ quá trình “take care” ứng viên mà doanh nghiệp có thể lựa chọn được nhân sự cho cả ngắn hạn và dài hạn.
Phương pháp áp dụng Talent Acquisition hiệu quả cho doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu khái niệm Talent Acquisition thì làm thế nào để áp dụng Talent Acquisition cho doanh nghiệp? Đây là thắc mắc chung của nhiều người chủ doanh nghiệp. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn áp dụng một cách hiệu quả cho công ty:
Xây dựng và nâng cao thương hiệu tuyển dụng cho công ty
Việc đầu tiên bạn cần làm để ứng dụng Talent Acquisition đó là xây dựng và nâng cao thương hiệu tuyển dụng. Bạn để có thể tạo mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng thì bạn cần phải giúp họ biết đến doanh nghiệp. Một số website tuyển dụng như Facebook, Linkedin là các kênh truyền thông và thông tin mà doanh nghiệp có thể thu hút nhân tài bằng cách giới thiệu văn hóa và tính cách doanh nghiệp.
Tìm kiếm và đào tạo nguồn ứng viên dồi dào, sẵn có
Ngày nay, các ứng viên rất chủ động, người tuyển dụng không phải là đợi các ứng viên đến tìm mình nữa, mà họ phải đi tìm và chọn lọc ra những ứng viên thích hợp nhất. Chính vì vậy, việc cần làm bây giờ là xây dựng cộng đồng ứng viên tài năng, từ đó bạn sẽ có một nguồn ứng viên dồi dào. Nếu có công việc hay vị trí phù hợp, các ứng viên sẽ sẵn sàng ứng tuyển và giúp công ty phát triển bền vững hơn.
Có phương pháp quản lý dữ liệu ứng viên khoa học
Bạn càng có nhiều dữ liệu của nhiều ứng viên, bạn càng có nhiều sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả. Vậy nên dữ liệu chính là một chìa khóa vàng của chuyên viên thu hút tài năng. Một doanh nghiệp nhỏ có thể chỉ cần vài trăm dữ liệu, nhưng doanh nghiệp lớn lại cần đến tận hàng trăm hay hàng ngàn dữ liệu để chọn ra những ứng viên sáng giá nhất.
Tìm kiếm ứng viên thông qua nhiều hình thức
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các thông tin của ứng viên thông qua nhiều hình thức như: tổ chức các buổi hội thảo tại các trường đại học, trên các website tuyển dụng hay fanpage công ty (sau khi đăng bài trên các kênh truyền thông), tài khoản Linkedin…
Kỹ năng “săn nhân tài” của người làm vị trí Talent Acquisition
Những nhân viên thuộc ban nhân sự cần có các kỹ năng sau đây để mô hình Talent Acquisition được vận hành một cách hiệu quả và trơn tru nhất:
Lên kế hoạch và chiến lược phù hợp
Nhân sự để có thể quản lý dữ liệu ứng viên khoa học nhất, tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất và xây dựng một phễu ứng viên tiềm năng, thì những nhân sự làm Talent Acquisition cần thiết lập một bản kế hoạch và chiến lược một cách phù hợp thực tế.
Hiểu biết về lực lượng lao động
Với vị trí Talent Acquisition đòi hỏi người nhân sự phải có sự hiểu biết tương đối về các công việc ở các phòng ban khác nhau, cũng như các vị trí phù hợp cho công việc ấy. Vậy nên ở các doanh nghiệp lớn, những người làm Talent Acquisition phải hiểu về hàng trăm vị trí khác nhau. Ban nhân sự cần phải biết rõ kinh nghiệm, năng lực và các kỹ năng của từng vị trí để giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn.
Kỹ năng phân tích dữ liệu
Chiến lược tuyển dụng nhân sự nào cũng phải cần đến những dữ liệu để theo dõi và phân tích các ứng viên. Bộ phận Talent Acquisition có thể cải thiện quá trình tuyển dụng và đưa ra lựa chọn tuyển dụng chính xác hơn bằng cách thu thập và phân tích các dữ liệu liên quan. Chính kỹ năng này khác hẳn cách tuyển dụng truyền thống, vì nhà tuyển dụng không cần phải lưu trữ lại dữ liệu cho việc tuyển dụng dài hạn.
Giao tiếp và chăm sóc ứng viên
Sau khi đã thiết lập các mối quan hệ với các ứng viên có tiềm năng, nhân viên Talent Acquisition phải xây dựng và duy trì các mối quan hệ đó. Vì công việc này không chỉ tuyển dụng được ứng viên ngay lập tức, mà nó còn cho kế hoạch lâu dài của tổ chức. Bên cạnh đó, bạn không chỉ duy trì mối quan hệ với những ứng cử viên không được lựa chọn, mà bạn còn phải duy trì mối quan hệ với các nhân viên đã nghỉ việc.
Biết cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp
Thương hiệu tuyển dụng chính là công cụ thu hút các tài năng cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nào đó có một thương hiệu hấp dẫn, uy tín và thu hút chính là một yếu tố quan trọng cho việc “săn nhân tài”. Chính vì vậy, bộ phận Talent Acquisition cần phải quảng bá được những hình ảnh tích cực về môi trường làm việc và văn hóa công ty. Ngoài ra, bộ phận này còn phải có sự tương tác, liên kết với ứng viên thông qua các website tuyển dụng, các phương tiện truyền thông như Facebook, Instagram, Linkedin…
AMIS Tuyển dụng – Công cụ hỗ trợ chiến thuật Talent Acquisition thành công
Một chiến lược hoàn hảo thường sẽ đi kèm với phương pháp thực hiện đúng đắn. Với Talent Acquisition, việc sử dụng phần mềm sẽ giúp bạn xây dựng nguồn nhân lực dồi dào và dễ dàng hơn. AMIS Tuyển dụng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát huy và tận dụng hiệu quả Talent Acquisition.
Với AMIS Tuyển dụng, các doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển thương hiệu tuyển dụng một cách dễ dàng thông qua việc tự tạo lập một website tuyển dụng đơn giản với các mẫu giao diện chuyên nghiệp. Việc quản lý các ứng viên tiềm năng cũng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết với các thao tác như:
- Cập nhật thông tin ứng viên, scan thông tin ứng viên từ CV.
- Gắn thẻ hoặc xóa ứng viên.
- Tương tác với ứng viên qua email và cho phép ứng viên trao đổi, tương tác với Hội đồng tuyển dụng.
- Talent pools giúp doanh nghiệp lưu trữ và quản lý kho ứng viên tiềm năng để luôn sẵn sàng cho chiến lược tuyển dụng dài hạn.
- Cập nhật tài liệu và tạo công việc liên quan đến ứng viên.
- Theo dõi hoặc bỏ theo dõi ứng viên, xử lý ứng viên trùng.
- Hệ thống báo cáo sinh động, trực quan giúp nhà lãnh đạo và HR theo dõi hiệu quả tuyển dụng cũng như đánh giá các kênh tuyển dụng hiệu quả để tránh lãng phí chi phí.
Đăng ký trải nghiệm AMIS Tuyển dụng hoàn toàn miễn phí
1,419