Mô hình kinh doanh là gì? Top 40+ các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

11/08/2021
11467

Hiện nay có rất nhiều các mô hình kinh doanh từ truyền thống đến hiện đại. Việc lựa chọn đúng mô hình là chìa khóa giúp phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá gần 40+ các mô hình kinh doanh phổ biến nhất và cách lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.

Mục lục Hiện

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh (Business Model) là khái niệm cốt lõi trong quản trị kinh doanh. Đây là chiến lược tổng thể giúp doanh nghiệp xác định nguồn doanh thu, cơ cấu chi phí, khách hàng mục tiêu và lợi thế cạnh tranh.

minh họa các thành phần của mô hình kinh doanh

1. Định nghĩa Mô hình kinh doanh

Theo Alexander Osterwalder, tác giả của Business Model Canvas, mô hình kinh doanh là “một mô hình lý thuyết giúp doanh nghiệp hình dung cách tạo ra giá trị cho khách hàng và chuyển giá trị đó thành doanh thu.”

Hiểu đơn giản thì mô hình kinh doanh cung cấp khung phân tích toàn diện về cách doanh nghiệp hoạt động, từ việc xây dựng sản phẩm, tiếp cận khách hàng đến vận hành và quản lý tài chính.

2. Các thành phần chính của mô hình kinh doanh

Một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh thường gồm các thành phần cốt lõi sau:

  • Giá trị đề xuất: Đây là lời hứa giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng.
  • Phân khúc khách hàng: Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn phục vụ.
  • Nguồn doanh thu: Các cách thức tạo ra doanh thu, chẳng hạn từ bán hàng trực tiếp, phí dịch vụ hoặc quảng cáo.
  • Hoạt động cốt lõi: Các hoạt động chính mà doanh nghiệp cần thực hiện để mang lại giá trị.
  • Nguồn lực chính: Những tài sản thiết yếu mà doanh nghiệp cần để vận hành mô hình kinh doanh.
  • Kênh phân phối: Cách thức doanh nghiệp tiếp cận và cung cấp sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng.
  • Cơ cấu chi phí: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến vận hành doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: 9 yếu tố trong mô hình kinh doanh – nền móng kinh doanh vững chắc

Tại sao lựa chọn mô hình kinh doanh là yếu tố then chốt?

tai sao mô hình kinh doanh quan trọng

Netflix bắt đầu với dịch vụ cho thuê DVD, nhưng nhận thấy tiềm năng của công nghệ phát trực tuyến, Netflix đã chuyển sang mô hình Subscription-based streaming và trở thành doanh nghiệp hàng đầu.

Trong khi đó, dù sở hữu công nghệ máy ảnh kỹ thuật số từ sớm, Kodak vẫn duy trì mô hình kinh doanh dựa vào phim chụp ảnh. Sự chậm trễ trong việc chuyển đổi mô hình đã khiến họ mất đi vị thế trước các đối thủ, dẫn đến phá sản vào năm 2012.

Lựa chọn mô hình kinh doanh là bước đi chiến lược ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp định hình cách doanh nghiệp vận hành mà còn quyết định khả năng sinh lời và phát triển trong dài hạn.

Khi lựa chọn mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và nguồn lực, khả năng cốt lõi của doanh nghiệp.

Các mô hình kinh doanh phổ biến ở Việt Nam

1. Mô hình bán lẻ

mô hình bán lẻ

Bán lẻ là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực như thời trang, thực phẩm và điện tử tiêu dùng.

Mô hình này có thể triển khai qua các kênh truyền thống (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) hoặc hiện đại (online, omni-channel).

Xem ngay: Phần mềm Amis CRM dành cho cửa hàng bán lẻ

2. Mô hình nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh cho phép cá nhân hoặc tổ chức khai thác thương hiệu, mô hình vận hành và sản phẩm/dịch vụ của một doanh nghiệp lớn.

Tại Việt Nam, mô hình này đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực ẩm thực, bán lẻ và dịch vụ.

3. Mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện từ (TMĐT)

các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay
các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet tại Việt Nam đã tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh trên nền tảng TMĐT bùng nổ.

Các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh không còn cần mặt bằng cố định mà có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng thông qua các sàn TMĐT.

Hiện nay các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok,… đang thống thị thị trường tiêu dùng online.

>>>Xem thêm: Top 3 mô hình kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả nhất hiện nay tại Việt Nam

4. Mô hình kinh doanh đăng ký thuê bao

Đây là mô hình cho phép khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ theo dạng trả phí định kỳ.

Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp bán sản phẩm phần mềm, công cụ hỗ trợ.

Ví dụ:

  • Netflix, Spotify: Dịch vụ xem phim, nghe nhạc trực tuyến.
  • FPT Play, VieON: Dịch vụ xem truyền hình và phim trực tuyến tại Việt Nam.
  • Haravan: Nền tảng hỗ trợ kinh doanh trực tuyến với gói thuê bao dịch vụ định kỳ.

5. Mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng

Mô hình này tập trung vào việc tạo nền tảng để kết nối giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ.

Ví dụ:

  • Grab, Be, Gojek: Nền tảng kết nối dịch vụ gọi xe, giao hàng.
  • Airbnb: Nền tảng cho thuê chỗ ở (mặc dù chưa chính thức có mặt rộng rãi tại Việt Nam nhưng vẫn được sử dụng phổ biến).

6. Mô hình kinh doanh hợp tác xã

mô hình hợp tác xã

Mô hình này phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất. Các hộ gia đình, cá nhân cùng hợp tác để gia tăng hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Tại Việt Nam, mô hình hợp tác xã nông nghiệp rất phổ biến giúp nông dân sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua các tổ chức hợp tác xã như Vinasoy, VinEco.

7. Mô hình kinh doanh dựa trên dịch vụ tài chính

Mô hình này tập trung vào cung cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến, từ thanh toán, vay vốn đến đầu tư.

Ví dụ:

  • Momo, ZaloPay, ViettelPay: Cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến và ví điện tử.
  • Tima: Nền tảng kết nối vay vốn ngang hàng (P2P Lending).

8. Mô hình kinh doanh dựa trên cộng đồng

Mô hình này phát triển từ cộng đồng người dùng hoặc thành viên có chung sở thích, mục tiêu.

Ví dụ:

  • 5giay.vn, Tinhte.vn: Cộng đồng trực tuyến nơi người dùng giao lưu và kinh doanh các sản phẩm công nghệ, tiêu dùng.
  • Topica Edtech Group: Nền tảng giáo dục trực tuyến với cộng đồng học viên lớn.

Các mô hình kinh doanh ở nông thôn

Khu vực nông thôn Việt Nam đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ và mở ra các mô hình kinh doanh rất tiềm năng như:

1. Mô hình kinh doanh nông sản sạch

mô hình kinh doanh thực phẩm sạch

Với sự gia tăng nhu cầu thực phẩm sạch và chất lượng, mô hình này đang phát triển mạnh mẽ tại các vùng nông thôn.

Các hợp tác xã nông nghiệp chuyên sản xuất rau hữu cơ, gia cầm sạch, và các sản phẩm nông sản khác được tiêu thụ tại các siêu thị hoặc chợ truyền thống.

2. Mô hình khởi nghiệp cộng đồng

Đây là mô hình hợp tác giữa các cá nhân trong cộng đồng nông thôn để phát triển sản phẩm chung và chia sẻ lợi nhuận. Các nhóm này thường hướng tới việc xây dựng các sản phẩm đặc trưng của địa phương, giúp tăng thu nhập cho cộng đồng.

Ví dụ như: Các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất trà, cà phê đặc sản hoặc sản phẩm thủ công truyền thống như mây tre đan.

3. Mô hình kinh doanh sản phẩm thủ công

Các sản phẩm thủ công truyền thống của nông thôn như thổ cẩm, mây tre đan, gốm sứ, hoặc các sản phẩm tái chế được sản xuất và tiêu thụ tại các thị trường trong và ngoài nước.

Tận dụng lợi thế nguyên liệu và nhân công tại vùng nông thôn, mô hình kinh doanh sản phẩm thủ công rất có tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao.

4. Mô hình kinh doanh cho thuê đất nông nghiệp

Nông dân có thể cho thuê đất của mình để trồng các loại cây có giá trị cao, hoặc cho thuê cho các nhà đầu tư muốn phát triển nông nghiệp quy mô lớn mà không cần phải sở hữu đất.

Ví dụ: Cho thuê đất nông nghiệp để trồng hoa, cây ăn trái hoặc thậm chí nuôi trồng thủy sản.

5. Mô hình kinh doanh chế biến nông sản

Chế biến nông sản để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, chẳng hạn như chế biến thực phẩm từ rau quả, thịt gia súc gia cầm, hoặc chế biến thủy sản.

Ví dụ: Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn như các loại mứt, gia vị, hoặc sản phẩm từ thịt (giò, chả) để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.

6. Mô hình mở Homestay cho thuê du lịch

mô hình mở homstay

Tại các khu vực nông thôn có giá trị du lịch cao, hiện nay đang trở thành xu hướng mở Homestay cho thuê để trở thành nơi nghỉ dưỡng, tham quan du lịch, văn hóa địa phương.

Các khu vực vùng núi như Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng,… đang mở rộng loại mô hình kinh doanh này.

7. Mô hình kinh doanh các sản phẩm thiết yếu

Các sản phẩm thiết yếu tại nông thôn vẫn chưa bị cạnh tranh quá mạnh mẽ. Do đó, việc triển khai các mô hình doanh sản phẩm thiết yếu như ăn uống, đồ mặc, vật liệu, thiết bị,… vẫn rất tiềm năng.

Các mô hình kinh doanh cửa hàng

Đô thị phát triển nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng đa dạng, các mô hình kinh doanh cửa hàng trở nên phổ biến tại các khu vực đông dân cư.

Một số mô hình kinh doanh cửa hàng nổi bật hiện nay gồm:

1. Mô hình cửa hàng tiện lợi

mô hình cửa hàng tiện lợi

Cửa hàng tiện lợi là các cửa hàng bán lẻ nhỏ, mở cửa suốt 24/7, cung cấp các mặt hàng thiết yếu và có thể phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng. Các sản phẩm chủ yếu bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống, thuốc, đồ dùng cá nhân, và các mặt hàng tiêu dùng khác.

2. Mô hình cửa hàng chuyên biệt

Cửa hàng chuyên biệt là những cửa hàng chỉ bán một nhóm sản phẩm hoặc một loại sản phẩm cụ thể, tập trung vào các sản phẩm có tính chuyên sâu hoặc mang thương hiệu nổi bật.

Các cửa hàng này giúp khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm mình cần và mang lại trải nghiệm mua sắm đặc biệt hơn so với các cửa hàng bán lẻ tổng hợp.

3. Mô hình O2O (Online to Offline)

Mô hình O2O kết hợp giữa các kênh bán hàng trực tuyến và truyền thống, cho phép khách hàng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ trên nền tảng trực tuyến (website, app), sau đó đến cửa hàng để xem và mua sản phẩm trực tiếp hoặc nhận sản phẩm đã đặt trước.

4. Mô hình cửa hàng Concept

Cửa hàng concept là một loại cửa hàng tạo ra một trải nghiệm mua sắm độc đáo, thường kết hợp giữa việc trưng bày sản phẩm và các yếu tố thiết kế không gian.

Các cửa hàng này thường có một chủ đề hoặc ý tưởng đặc biệt, giúp khách hàng cảm nhận được sự khác biệt và gắn bó với thương hiệu.

5. Mô hình cửa hàng F&B

mô hình kinh doanh F&B

Đây là các cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, từ các quán cà phê, trà sữa, đến các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh hoặc món ăn đặc sản.

Mô hình này thường được xây dựng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng hoặc đáp ứng thị hiếu ăn uống của người dân.

>>> Xem thêm: Chuyển đổi số ngành F&B: Khung hướng dẫn và bộ giải pháp

6. Mô hình cửa hàng tự chọn

Mô hình cửa hàng tự chọn cho phép khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm và thực hiện các bước thanh toán mà không cần sự trợ giúp của nhân viên.

Đây là mô hình phổ biến trong các siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ lớn.

7. Mô hình kinh doanh bằng xe bán hàng

Mô hình kinh doanh bằng xe bán hàng (hay còn gọi là food truck hoặc mobile business), là một hình thức kinh doanh mà sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp trực tiếp từ một chiếc xe di động thay vì từ một cửa hàng cố định.

Mô hình này ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thời trang, phụ kiện, và nhiều ngành dịch vụ khác.

Các mô hình kinh doanh khởi nghiệp

Khởi nghiệp là một lĩnh vực đầy thách thức nhưng cũng cực kỳ tiềm năng. Dưới đây là các mô hình kinh doanh dành cho ai đang muốn khởi nghiệp:

1. Mô hình SaaS

khởi nghiệp với SaaS

SaaS (Software as a Service) là mô hình cung cấp phần mềm qua internet mà không cần cài đặt trực tiếp vào máy tính của người dùng.

Thay vì trả một khoản phí lớn để mua phần mềm, người dùng sẽ trả theo hình thức thuê bao, thanh toán theo tháng hoặc theo năm.

Ví dụ như: phần mềm Amis CRM cũng là một mô hình SaaS cung cấp phần mềm CRM tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam.

2. Mô hình Freemium

Mô hình Freemium là mô hình cung cấp một phiên bản miễn phí của sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong đó một số tính năng cơ bản được cung cấp miễn phí và người dùng phải trả tiền để có quyền truy cập vào các tính năng cao cấp hoặc mở rộng.

Ví dụ điển hình phải kể đến như Spotify, LinkedIn,…

3. Mô hình B2B và B2C

B2B (Business to Business): Mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó một công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các công ty khác thay vì cho người tiêu dùng cá nhân.

B2C (Business to Consumer): Mô hình kinh doanh trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Đây là mô hình phổ biến nhất mà các công ty bán hàng trực tiếp cho khách hàng cá nhân.

4. Mô hình P2P

Mô hình Peer-to-Peer (P2P) kết nối trực tiếp những người có nhu cầu với những người có khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp đóng vai trò là bên trung gian giúp kết nối và cung cấp nền tảng hỗ trợ cho các giao dịch.

Các mô hình kinh doanh Online

Kinh doanh Online đã trở thành xu hướng chính trong thời đại Internet và kỹ thuật số. Dưới đây là các mô hình kinh doanh Online phổ biến hiện nay:

1. Mô hình kinh doanh Dropshipping

mô hình Dropshipping

Trong mô hình này, doanh nghiệp không cần giữ hàng tồn kho mà sẽ chuyển đơn hàng đến nhà cung cấp bên thứ ba để giao hàng trực tiếp cho khách.

Nhiều cửa hàng kinh doanh trên Shopee, Lazada áp dụng mô hình này thông qua nguồn cung từ Trung Quốc hoặc nội địa.

>>>Xem thêm: Mô hình Dropshipping là gì? 5 bước triển khai Dropshipping hiệu quả

2. Mô hình Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là mô hình tiếp thị dựa trên việc người bán (affiliate) giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác và nhận hoa hồng khi có khách hàng thực hiện giao dịch qua đường link tiếp thị của mình.

Tại Việt Nam các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiktok,… đều có chiến dịch tiếp thị liên kết rất tốt.

3. Mô hình kinh doanh nội dung số

Kinh doanh nội dung số liên quan đến việc tạo ra và bán các sản phẩm số như khóa học online, ebook, video, hoặc qua việc hợp tác với các KOL (Key Opinion Leaders) hoặc influencers để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là mô hình phổ biến trong ngành giáo dục, giải trí và marketing.

Các mô hình kinh doanh mới xuất hiện tại Việt Nam

1. Mô hình kinh doanh các sản phẩm xanh

Các mô hình kinh doanh tập trung vào phát triển các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường, đáp ứng xu hướng tiêu dùng “xanh” và “sạch”. Đây là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tái chế, tự nhiên, hoặc sản phẩm ít gây tác động đến môi trường.

2. Mô hình kinh doanh dịch vụ cho thuê xe

mô hình kinh doanh cho thuê xe

Car Sharing là dịch vụ cho thuê xe ngắn hạn, cho phép người dùng thuê xe ô tô khi cần mà không phải sở hữu xe. Các dịch vụ này rất phổ biến tại các thành phố lớn, giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tác động môi trường.

3. Mô hình kinh doanh đồ Second Hand

Kinh doanh đồ cũ (đồ Secondhand) đang trở thành một mô hình rất hot hiện nay vì nó thỏa mãn được 2 tiêu chí của người dùng: đồ giá rẻ nhưng đẹp và có cả hàng hiệu.

Mảng kinh doanh đồ cũ này đang nở rộ tại các sản phẩm thời trang, quần áo, phụ kiện,…

4. Mô hình kinh doanh “Thực phẩm tự chế”

Mô hình này cung cấp các bộ kit nguyên liệu với hướng dẫn chi tiết để khách hàng có thể tự chế biến các món ăn tại nhà.

Đây là mô hình được ưa chuộng tại các khu vực đô thị, nơi người tiêu dùng muốn tiết kiệm thời gian nhưng vẫn mong muốn nấu những món ăn ngon tại nhà.

5. Mô hình kinh doanh cho thuê thời trang

mô hình kinh doanh cho thuê quần áo

Mô hình này cung cấp dịch vụ cho thuê trang phục, giúp khách hàng có thể mặc những bộ đồ thời trang cao cấp mà không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sắm.

Đây là mô hình phù hợp với những người thích thay đổi phong cách nhưng không muốn chi quá nhiều tiền cho mỗi lần sử dụng.

6. Mô hình kinh doanh Buffet đồ ăn chay

Ăn chay đang được rất nhiều người quan tâm và làm theo. Do đó, mô hình Buffet đồ ăn chay cũng đang trở thành xu hướng mới và tiềm năng hiện nay.

7. Mô hình chăm sóc thú cưng

mô hình kinh doanh spa thú cưng

Việc nuôi thú cưng như chó, mèo,… đang trở thành xu hướng của giới trẻ và những người yêu động vật. Họ cần các dịch vụ về đồ ăn, đồ chơi, thời trang, chăm sóc ý tế và dịch vụ Spa, gửi nhờ,… cho thú cưng của họ.

Đây là một mô hình kinh doanh mới và rất tiềm năng.

Cách lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Lựa chọn mô hình kinh doanh là yếu tố then chốt quyết định sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt với các Startup nó là yếu tố sống còn. Lựa chọn đúng luôn quan trọng hơn nỗ lực.
Để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, ta nên thực hiện theo quy trình gồm 4 bước sau:

1. Khảo sát thị trường

Trước hết ta cần phải nghiên cứu thị trường chi tiết để lựa chọn ra được thị trường mục tiêu và từ đó tìm được phân khúc khách hàng mà mình muốn lựa chọn.

Trong khi khảo sát thị trường ta phải hiểu thật rõ về chân dung khách hàng, đánh giá sự cạnh tranh từ đối thủ.

2. Xây dựng ý tưởng kinh doanh và lựa chọn mô hình kinh doanh

Khi đã có cái nhìn tổng quan đến chi tiết về thị trường, khách hàng và đối thủ. Lúc này ta sẽ xây dựng các ý tưởng kinh doanh và lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp với ý tưởng kinh doanh đó.

Khi lên ý tưởng kinh doanh phải cân nhắc kỹ đến nguồn lực và khả năng thực hiện, tiềm năng phát triển.

3. Trình bày mô hình kinh doanh chi tiết

Sau khi có ý tưởng và mô hình, ta phải trình bày nó ra một cách trực quan và chi tiết nhất để thấy được các vấn đề từ cách vận hành, chi phí, khách hàng, đối thủ, kênh phân phối, chiến lược tiếp thị,…. Từ đó sẽ có được cái nhìn và đánh giá liệu rằng mô hình này có khả thi hay không?

4. Tiến hành thử nghiệm mô hình

Nên tiến hành thử nghiệm mô hình hay còn gọi là MVP và đo lường sự hiệu quả ban đầu để có số liệu đánh giá thực tế và tối ưu mô hình kinh doanh.

Một số mô hình kinh doanh sẽ khó để thử nghiệm thì ta có thể quan sát các đối thủ đang thực hiện tương tự trên thị trường để đánh giá.

5. Triển khai và tối ưu

Sau khi thử nghiệm và thấy thành công, lúc này hãy tập trung nguồn lực để triển khai mô hình và tối ưu nó để đạt được khả năng phát triển nhanh chóng nhất.

Mô hình Canvas (BMC) là một công cụ hữu ích để phân tích và phát triển mô hình kinh doanh.

Tổng kết:

Qua bài viết này, bạn có thể thấy rằng mô hình kinh doanh không chỉ là bước khởi đầu mà còn là nền tảng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong dài hạn. Một mô hình kinh doanh đúng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và ngược lại nếu chọn sai, thậm chí doanh nghiệp sẽ phá sản.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu về mô hình kinh doanh và khám phá được nhiều các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay để có ý tưởng cho kinh doanh của mình!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả