Phần mềm CRM là gì? Hướng dẫn triển khai chi tiết

14/04/2025
13233

Trước khi tìm hiểu phần mềm CRM là gì? Hãy nhìn những con số biết nói khiến Doanh nghiệp tiếc nuối tại sao không biết và triển khai sớm hơn!

Thị trường CRM toàn cầu dự kiến đạt 262,74 tỷ USD vào năm 2032, tăng từ 101,41 tỷ USD vào năm 2024, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 12,6%.

  • Doanh nghiệp sử dụng CRM có thể tăng doanh thu lên đến 245%, nhờ vào việc cải thiện hiệu quả bán hàng và tối ưu hóa quy trình chăm sóc khách hàng (sltcreative).
  • CRM giúp tăng doanh số trung bình lên 29%, đồng thời cải thiện năng suất bán hàng lên 34% và độ chính xác dự báo doanh số lên 42% (Cirrus Insight).
  • ROI (Lợi nhuận đầu tư): Trung bình, mỗi đô la đầu tư vào CRM mang lại 8,71 đô la doanh thu (Nutshell).

Thị trường CRM dự kiến tăng như diều gặp gió nên ngay cả khi chưa triển khai thì doanh nghiệp bắt đầu chưa muộn. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu sâu hơn về CRM và cách để sử dụng hiểu quả công cụ này.

1. Phần mềm CRM là gì?

Theo thống kê từ crm.org, có tới 22% chuyên gia bán hàng vẫn không chắc chắn về CRM thực sự là gì. Có thể anh/chị nằm trong số đó và nhiệm vụ của bài viết này là cung cấp thông tin cơ bản, dễ hiểu, thực tế về giải pháp CRM.

1.1. Khái niệm CRM

Phần mềm CRM (Customer Relationship Management) là công cụ giúp doanh nghiệp quản lýtối ưu hóa mối quan hệ với khách hàng. Hỗ trợ lưu trữ thông tin khách hàng, theo dõi lịch sử tương tác, quản lý bán hàng, marketing, và dịch vụ khách hàng. CRM giúp tự động hóa quy trình, cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Hệ thống này giúp doanh nghiệp tích hợp dữ liệu từ nhiều kênh liên lạc khác nhau (email, điện thoại, mạng xã hội, website) vào một nền tảng duy nhất, từ đó đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu thực tế.

Cho dù là công ty khởi nghiệp hay doanh nghiệp SMEs, DN lớn, CRM đều cần thiết để cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy doanh số và mở rộng quy mô hiệu quả.

tong-quan-ve-phan-mem-CRM

Dùng thử phần mềm CRM

1.2. Ai là người sử dụng CRM trong công ty?

CRM như “trái tim” của doanh nghiệp và mọi hoạt động đều liên quan đến hệ thống này. Chính vì thế có rất nhiều phòng ban làm việc với số liệu trên CRM. Cụ thể là:

  • CEO, ban lãnh đạo: Theo dõi tình hình doanh số, báo cáo, ra quyết định, quản trị mục tiêu.
  • Nhân viên bán hàng – Sale: Đây là bộ phận chính dùng CRM, mục đích để quản lý thông tin khách hàng, cơ hội, tiến độ, lên đơn, báo cáo bán hàng.
  • Nhân viên marketing: theo dõi hiệu quả, phân tích khách hàng, tối ưu chiến dịch marketing
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng: Theo dõi yêu cầu, chủ động hỗ trợ khách hàng nhanh chóng
  • Bộ phận kế toán và tài chính: Theo dõi thanh toán từ khách hàng, quản lý hợp đồng và dự án tài chính.
  • Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật: Quản lý vấn đề kỹ thuật, theo dõi bảo hành, bảo trì và giúp khách hàng giải quyết sự cố.
  • Đối tác, nhà phân phối & đại lý: lên đơn hàng ngay trên cổng thông tin, tra cứu tồn kho, công nợ.

đối tượng sử dụng phần mềm CRM

Để hiểu rõ hơn cách càng phòng ban sử dụng CRM, hãy lắng nghe câu chuyện của Minh Đức Group – Tập đoàn 5 lĩnh vực hoạt động: thương mại, thiết kế thi công trọn gói, kinh doanh kết cấu đặc biệt, kinh doanh đá tự nhiên và mảng kinh doanh chung với các chi nhánh rải khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam cùng chi nhánh nước ngoài Campuchia chia sẻ về câu chuyện ứng dụng thực tế từ CEO đến trưởng phòng kinh doanh, kế toán:

Phân vai trò và cách làm việc của từng nhân sự trên CRM. Demo ngay!

2. Khi nào doanh nghiệp nên triển khai CRM?

Lời khuyên từ các chuyên gia cho rằng, Doanh nghiệp nên bắt đầu sớm, ngay cả khi doanh nghiệp nhỏ. Việc triển khai CRM từ đầu giúp xây dựng nền tảng dữ liệu khách hàng vững chắc, tránh cảnh “vỡ trận” khi doanh nghiệp lớn lên.

Báo cáo của Engagebay cho biết rằng 91% các công ty có từ 10 nhân viên trở lên sử dụng phần mềm CRM, và 50% các doanh nghiệp có dưới 10 nhân viên cũng đã triển khai CRM.

Trên thực tế, tại mỗi giai đoạn, phần mềm CRM đều đóng vai trò quan trọng nhất định trọng hoạt động của doanh nghiệp:

Khi doanh nghiệp bắt đầu mở rộng: CRM giúp tổ chức và quản lý thông tin khách hàng, hỗ trợ việc mở rộng quy mô mà không làm mất đi chất lượng dịch vụ.

Khi có nhiều kênh giao tiếp với khách hàng: CRM giúp tích hợp các kênh giao tiếp như email, điện thoại, mạng xã hội, giúp theo dõi và quản lý tương tác với khách hàng một cách hiệu quả.

Khi cần cải thiện hiệu quả bán hàng: CRM cung cấp công cụ để theo dõi tiến trình bán hàng, dự báo doanh thu và phân tích hiệu suất, giúp đội ngũ bán hàng làm việc hiệu quả hơn.

Khi muốn nâng cao trải nghiệm khách hàng: CRM giúp cá nhân hóa dịch vụ, theo dõi lịch sử mua hàng và phản hồi của khách hàng, từ đó cải thiện sự hài lòng và giữ chân khách hàng.

Khi cần phân tích dữ liệu khách hàng: CRM cung cấp các công cụ phân tích giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn.

Chia sẻ case study thực tế, theo chị Thiều Thị Vân Anh, Giám đốc Secret Life, việc nhanh nhạy nắm bắt và sử dụng công nghệ là rất quan trọng và trở thành một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định tới việc tìm kiếm thị trường, mở rộng số lượng khách hàng trong sản xuất, kinh doanh thời kỳ 4.0. Chính vì vậy, công ty đã quyết định bắt tay chuyển đổi số hoạt động bán hàng cùng MISA AMIS CRM, tháo gỡ nút thắt trong việc quản lý hàng hóa, doanh số.

Sếp cũng gặp nhiều khó khăn trong quản lý doanh số, đội ngũ sales và hàng tá công việc bán hàng? Tìm hiểu CRM ngay

3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm CRM

Có phải Sếp tìm mọi cách tối ưu quy trình, gia tăng năng suất nhân sự cũng để có kết quả cuối cùng là tăng trưởng doanh số? Vậy thì ứng dụng CRM là cách mà doanh nghiệp toàn thế giới đã làm và thành công. Theo báo cáo từ Salesforce: 97% doanh nghiệp sử dụng CRM đạt hoặc vượt qua mục tiêu doanh số.

Một nghiên cứu khác từ Nucleus Research cho thấy, mỗi đô la đầu tư vào CRM có thể mang lại lợi tức trung bình lên đến 8,71 USD. Điều này cho thấy CRM không chỉ là một công cụ quản lý khách hàng mà còn là một khoản đầu tư sinh lời cho doanh nghiệp. Cụ thể, việc triển khai phần mềm CRM mang lại nhiều lợi ích quan trọng như:

3.1. Bám đuổi, nuôi dưỡng khách hàng

CRM là cơ quan đầu não để tập trung lưu trữ toàn bộ data khách an toàn, bảo mật với các dữ liệu:

  • Khách hàng hiện tại (customer).
  • Khách hàng tiềm năng (lead, prospect)
  • Đối tác kinh doanh.

Đồng thời, phần mềm thiết lập cách để bám đuổi khách hàng từ nhiều kênh và điểm tiếp xúc khác nhau như: Website, điện thoại, live chat, email marketing, mạng xã hội,… Phần mềm cung cấp thông tin cần thiết cho nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng, bao gồm: liên hệ, lịch sử mua hàng, nhu cầu, mối quan tâm… Nhờ đó tiết kiệm thời gian và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Báo cáo từ Forrester Research chỉ ra rằng CRM đóng góp vào sự cải thiện sự hài lòng và giữ chân khách hàng trong hơn 50% các doanh nghiệp

3.2. CRM mang lại ROI trung bình là 8,71 đô la cho mỗi đô la chi tiêu

Ứng dụng CRM giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý toàn bộ quy trình bán hàng, từ việc tạo cơ hội bán hàng (leads) cho đến việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Các tính năng như phân loại khách hàng, nhắc nhở theo dõi, và phân tích dữ liệu giúp nhân viên bán hàng ưu tiên các khách hàng có khả năng mua cao hơn từ đó gia tăng doanh số.

Nucleus Research cũng báo cáo về ROI cao từ việc sử dụng phần mềm CRM, cho thấy doanh nghiệp có thể nhận lại $8.71 cho mỗi $1 chi tiêu vào CRM

ROI CRM = (Lợi nhuận từ đầu tư CRM – Chi phí đầu tư CRM) / Chi phí đầu tư CRM

Trưởng phòng Kinh doanh STP Group cho biết, công cụ CRM giúp phân tích hành vi khách hàng thông minh, nhờ đó doanh nghiệp đưa ra được các chiến dịch marketing – bán hàng – khuyến mãi hiệu quả.

Việc quản lý khách hàng chuyên sâu, doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, đánh đúng tệp khách tiềm năng, giúp “upsell” và ký hợp đồng giá trị lớn. Bên cạnh đó là việc tối ưu chiến dịch marketing giúp thu hút nhóm khách hàng có nhu cầu và ngân sách lớn, nâng cao hiệu suất bán hàng và chốt đơn nhờ quy trình chặt chẽ, chuyên nghiệp.

Trải nghiệm phần mềm bán hàng phổ biến nhất Việt NamTạo tài khoản dùng thử miễn phí MISA AMIS CRM ngay!

3.3. Tích hợp AI, tự động phân tích, xuất báo cáo sau 1 phút

Theo số liệu từ sltcreative, việc áp dụng AI và dữ liệu lớn trong CRM dự kiến ​​sẽ tăng 97% từ năm 2025 đến năm 2030, thúc đẩy thông tin chi tiết thông minh hơn và tự động hóa. Nguồn tin này còn cho biết thêm: 51% doanh nghiệp xác định AI tạo sinh (ví dụ: chatbot, phân tích dự đoán) là xu hướng CRM hàng đầu cho năm 2024. 65% doanh nghiệp sử dụng hệ thống CRM với AI tạo sinh và những doanh nghiệp sử dụng công nghệ này có khả năng vượt mục tiêu bán hàng cao hơn 83%.

Tại Việt Nam, có phần mềm CRM của MISA đã tiên phong trong ứng dụng AI vào hệ thống này. Theo đó, trợ lý số AVA ra đời là “cuộc cách mạng” giúp mọi thứ trở nên tự động hóa. MISA AMIS CRM có 300+ nghiệp vụ bán hàng, hơn 40+ CTKM & gần 100+ báo cáo kinh doanh đa chiều. Việc của Sếp là “đọc lệnh”, AVA sẽ phân tích và phản hồi nhanh chóng.

Dùng thử miễn phí AI trên phần mềm CRM

3.4. CRM là cầu nối giữa các phòng ban

Không còn tình trạng đổ lỗi, chờ đợi, đình trệ công việc liên quan giữa các phòng ban, với CRM, doanh nghiệp loại bỏ được nút thắt cổ chai tồn tại bấy lâu.

Marketing tự động theo dõi cơ hội bán hàng trên hệ thống CRM để đo lường chuyển đổi mà không cần qua Sales báo cáo. Nhân viên Sales bàn giao cơ hội, chuyển bộ phận tiếp nhận dễ dàng. Sales thị trường kiểm tra công nợ, tồn kho bán hàng, lên đơn nhanh chóng không cần gọi Kế toán. Đồng thời, kế toán cũng bớt đi việc nhập liệu thủ công hóa đơn từ sales nhờ việc tự động đồng bộ dữ liệu giữa 2 phần mềm Kế toán – bán hàng.

CRM đảm bảo mọi nhân viên đều có thông tin khách hàng đầy đủ và chính xác, giảm thiểu các sự cố và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Hơn 250.000 khách hàng đã nhận thấy lợi ích từ CRM và tin dùng MISA AMIS CRM. Trải nghiệm miễn phí ngay!

4. Tính năng cần có của phần mềm CRM

Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển, CRM ngày càng hoàn thiện với nhiều tính năng nổi trội:

  • Quản lý dữ liệu khách hàng: Lưu trữ, phân khúc khách hàng, cá nhân hóa việc chăm sóc nhằm gia tăng chuyển đổi và độ hài lòng của khách.
  • Quản lý bán hàng, dự báo doanh số: Cho phép theo dõi cơ hội, tự động hóa quy trình làm việc thủ công của sales. Dự báo doanh số dựa trên cơ hội, tỷ lệ chốt cho CEO.
  • Quản lý đội ngũ bán hàng: Phân bổ Kpis, theo dõi năng suất, quản lý đội sales đi thị trường.
  • Marketing automation: Tạo workflow chăm sóc khách hàng, gửi email marketing, SMS hàng loạt. CRM liên kết mạng xã hội: Fanpage, Zalo OA.
  • Khả năng mở rộng, API kết nối: Để đáp ứng việc liên thông dữ liệu bán hàng với các nền tảng khác, phần mềm CRM có tính năng kết nối với sàn thương mại điện tử, tổng đài điện thoại, các phần mềm marketing, kế toán…
  • Phân tích, báo cáo đa chiều: Báo cáo 360 độ về tình hình kinh doanh, giúp nhà quản lý ra quyết định chính xác dựa trên dữ liệu.
  • CRM di động: Quản lý toàn bộ hoạt động bán hàng đơn giản với mobile app

các tính năng phần mềm CRM

Dùng thử phần mềm CRM

5. Tiêu chí lựa chọn CRM phù hợp cho từng quy mô doanh nghiệp

Có thể Sếp sẽ mắc bẫy “FOMO” khi tìm kiếm thông tin về CRM và rơi vào cảnh không biết bắt đầu từ đâu. Đây chính xác là hoàn cảnh của rất nhiều khách hàng tìm đến MISA gặp phải.

Ngay cả những nhà cung cấp CRM hàng đầu thế giới với chi phí đầu tư tiền tỷ như Salesforce CRM hay Hubspot cũng chưa chắc đã phù hợp với doanh nghiệp. Kinh nghiệm rút ra là việc chọn lựa cần đảm bảo sự phù hợp. Dù là CRM trong nước hay CRM nước ngoài, hãy cân nhắc các tiêu chí sau để có quyết định đúng đắn vì đôi khi phần mềm đắt nhất không phải là phần mềm tốt nhất cho doanh nghiệp.

Hiện tại phần mềm crm trên thị trường được chia thành 3 loại theo mô hình triển khai là: Cloud-based, On-premise, Hybrid.

Loại CRM Ưu điểm Nhược điểm Phù hợp với
Cloud-based CRM Chi phí ban đầu thấp

Triển khai nhanh chóng

Tự động cập nhật

Truy cập từ mọi nơi

Bảo mật được quản lý bởi nhà cung cấp

Phụ thuộc vào kết nối internet

Chi phí tích lũy theo thời gian

Hạn chế tùy biến sâu

Dữ liệu lưu trữ bên ngoài

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Startup

Doanh nghiệp đa chi nhánh

Đội sales làm việc từ xa

On-premise CRM Toàn quyền kiểm soát dữ liệu

Tùy biến không giới hạn

Không phụ thuộc internet

Chi phí dài hạn thấp hơn

Chi phí đầu tư ban đầu cao

Cần đội ngũ IT

Cập nhật thủ công

Khó mở rộng nhanh

Doanh nghiệp lớn

Ngành có quy định bảo mật cao

Doanh nghiệp có nhu cầu tùy biến lớn

Hybrid CRM Linh hoạt trong triển khai

Kết hợp ưu điểm của cả hai mô hình

Bảo mật dữ liệu nhạy cảm tốt hơn

Khả năng mở rộng cao

Phức tạp trong quản lý

Chi phí trung bình

Yêu cầu nguồn lực IT

Đồng bộ hóa phức tạp

Doanh nghiệp trung bình và lớn

Doanh nghiệp đang chuyển đổi số

Công ty đa quốc gia

Dựa vào bảng phân loại trên, doanh nghiệp có thể khoanh vùng được loại hình CRM cho công ty mình. Sau đó, hãy tiếp tục cân nhắc trên 6 tiêu chí sau:

5.1. Tính năng của phần mềm CRM này đã thực sự phù hợp với nhu cầu của tôi?

Thử so sánh nhu cầu của doanh nghiệp với các tính năng quan trọng được đề cập ở phía trên. Đó là những tính năng then chốt cần trong quá trình làm việc của doanh nghiệp, nếu đáp đứng tốt các tính năng căn bản mới xem xét đến các tiêu chí cụ thể, thiết kế riêng cho từng ngành nghề, quy mô doanh nghiệp.

Đừng sa đà vào các tính năng như AI nếu như phần mềm chưa có các tính năng cần thiết để tránh tiền mất mà không giải quyết được vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp.

5.2. Giá cả phần mềm có phù hợp với ngân sách của tôi?

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam có khoảng 940.078 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó gần 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Đặc biệt, doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ (vốn dưới 10 tỷ đồng) chiếm đến 92,5% tổng số doanh nghiệp, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ .

Chính vì thế, chi phí đầu tư là trở ngại lớn với doanh nghiệp Việt Nam, việc lựa chọn phần mềm CRM cloud base sẽ giảm chi phí mà vẫn đầy đủ tính năng cần thiết. Thay vì bỏ ra ngân sách hàng tỷ đồng, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư từ 1 triệu đồng/ tháng chi phí vận hành phần mềm. Cần liệt kê các chi phí tiềm ẩn như chi phí đào tạo, mua thêm, tùy chỉnh tính năng..

5.3. Khả năng tùy chỉnh và mở rộng của phần mềm CRM

Phần mềm CRM cần có khả năng kết nối với các công cụ khác như kế toán, marketing, tổng đài, … để đảm bảo dữ liệu được đồng bộ và tối ưu quy trình làm việc nội bộ. Ngoài ra yêu cầu tùy chỉnh theo ngành nghề và mở rộng theo quy mô phát triển là vô cùng cần thiết.

Khi số lượng khách hàng và hoạt động tăng lên, phần mềm CRM cần có mức lưu trữ và hiệu suất tương ứng. Hệ thống công ty sử dụng phải có khả năng phát triển và tăng trưởng cùng tốc độ. Hãy đảm bảo bạn chọn giải pháp CRM có khả năng mở rộng để phù hợp với doanh nghiệp đang phát triển của mình. Tránh trường hợp không tải được dữ liệu, thất thoát dữ liệu, hệ thống làm việc không trôi chảy phải dừng lại giữa chừng gây ảnh hưởng đến toàn bộ luồng bán hàng.

5.4. Tính dễ dùng và tiện lợi

Một hệ thống CRM có giao diện trực quan, dễ thao tác giúp nhân viên nhanh chóng làm quen và khai thác hiệu quả các tính năng, từ đó nâng cao năng suất làm việc.

Đặc biệt, tính năng mobile app là điều bắt buộc để Sếp có thể cập nhật tình hình mọi lúc mọi nơi mà không cần sử dụng máy tính.

5.5. Phần mềm có chắc chắn về tính bảo mật dữ liệu không?

Các sự cố rò rỉ thông tin khiến doanh nghiệp ngày càng cảnh giác khi tiếp cận các phần mềm, đặc biệt là data bán hàng là số liệu nhạy cảm. Chính vì thế, tiêu chí bảo mật, an toàn, không thất thoát là yếu tố hàng đầu mà doanh nghiệp cần đáp ứng.

5.6. Dịch vụ Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng có tốt không?

Một phần mềm CRM chất lượng cần đi kèm với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tốt, giúp doanh nghiệp xử lý sự cố nhanh chóng và đảm bảo hệ thống vận hành ổn định. Không chỉ mùi mẫn ở giai đoạn chốt sale, nhà cung cấp cần đồng hành cùng doanh nghiệp từ những ngày đầu triển khai và trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Chính vì thế, doanh nghiệp cần đánh giá các kênh hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, phản hồi từ các khách hàng cũ để tìm ra nhà cung cấp phù hợp.

Đây là 6 tiêu chí nhất định doanh nghiệp cần tìm hiểu để tìm ra giải pháp CRM phù hợp nhất với doanh nghiệp.

6. Quy trình triển khai CRM

Ngay khi bạn quyết định rằng “Tuyệt, chắc chắn doanh nghiệp của tôi cần phải triển khai giải pháp CRM” thì đây là lúc bắt đầu tìm hiểu quy trình triển khai phần mềm này:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu cụ thể mà phần mềm CRM sẽ giúp doanh nghiệp đạt được. Ví dụ, mục tiêu có thể là cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng, tăng cường sự hài lòng của khách hàng, hoặc tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị.

Gắn kết mục tiêu với các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) để có thể đo lường và đánh giá hiệu quả của hệ thống CRM. Đảm bảo rằng mục tiêu của CRM phù hợp và hỗ trợ chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty.

Bước 2: Lựa chọn nhà cung cấp

Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm CRM tinh gọn là một quyết định quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và khả năng của hệ thống CRM trong việc đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Doanh nghiệp có thể dựa vào một số yếu tố sau đây để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp:

  • Tìm hiểu về các nhà cung cấp CRM khác nhau trên thị trường, có thể thông qua các báo cáo ngành, đánh giá trực tuyến, hay trên các diễn đàn.
  • Đánh giá mức độ uy tín của nhà cung cấp dựa trên kinh nghiệm của họ trên thị trường và phản hồi từ khách hàng hiện tại hoặc trước đây.
  • So sánh các giải pháp CRM dựa trên tính năng, mức độ tùy chỉnh, và khả năng mở rộng theo sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Xem xét các yếu tố khác như là chi phí (ví dụ chi phí cài đặt, bảo trì, và nâng cấp)

MISA AMIS CRM - Use case quản lý bán hàng

Phần mềm MISA AMIS CRM tích hợp đa dạng báo cáo bán hàng, tích hợp trợ lý số AI để xem nhanh báo cáo thông qua câu lệnh, nhanh chóng, chính xác. Trải nghiệm miễn phí full tính năng ngay!

Bước 3: Lên kế hoạch triển khai

Kế hoạch triển khai chi tiết và rõ ràng giúp giảm thiểu những bất ngờ và vấn đề phát sinh, đồng thời tăng cường khả năng kiểm soát và quản lý dự án CRM một cách hiệu quả.

Doanh nghiệp cần vạch rõ các bước trong kế hoạch bao gồm: Xác định mốc thời gian triển khai, phân bổ nguồn lực, quản trị rủi ro, xác định vai trò và trách nhiệm của từng bên và thiết lập giao tiếp giữa nội bộ với nhà cung cấp.

Bước 4: Đào tạo đội ngũ

Đây là một bước quan trọng trong quá trình triển khai phần mềm CRM, đảm bảo rằng tất cả nhân viên có kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng hệ thống một cách hiệu quả.

Xác định nhu cầu đào tạo dựa trên vai trò và trách nhiệm của từng nhân viên. Ví dụ, đào tạo cơ bản cho mọi người dùng và đào tạo nâng cao cho người quản lý hoặc đội IT.

Sử dụng các phương thức đào tạo đa dạng như hội thảo trực tiếp, hướng dẫn trực tuyến, hoặc các video hướng dẫn. Điều này giúp phù hợp với nhu cầu học tập và lịch trình của từng nhân viên. Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết, bao gồm hướng dẫn từng bước, câu hỏi thường gặp, và kinh nghiệm sử dụng hiệu quả.

Bước 5:Triển khai áp dụng CRM và đánh giá, tối ưu

Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình đưa CRM vào sử dụng thực tế tại doanh nghiệp, chuyển đổi từ môi trường thử nghiệm sang môi trường hoạt động thực tế, đồng thời đảm bảo rằng tất cả người dùng hiểu và có thể tận dụng tối đa các tính năng của hệ thống.

Xác định xem CRM sẽ được triển khai đồng loạt trong toàn bộ doanh nghiệp hay từng bước một, bắt đầu từ một nhóm hoặc phòng ban nhất định. Thực hiện triển khai theo kế hoạch đã đặt ra, tuân thủ các mốc thời gian và quy trình.

Đánh giá hiệu suất: Đánh giá hiệu suất của hệ thống CRM sau khi triển khai, dựa trên các chỉ số đã định và phản hồi từ đội ngũ. Thực hiện các điều chỉnh cần thiết: Dựa trên phản hồi và đánh giá từ đội ngũ, thực hiện các điều chỉnh cần thiết để tăng hiệu suất và cải thiện trải nghiệm người dùng.

7. MISA AMIS CRM – Giải pháp quản lý khách hàng toàn diện cho doanh nghiệp Việt

Trong số các phần mềm CRM phổ biến hiện nay, MISA AMIS CRM nổi bật nhờ khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp Việt, từ quy mô nhỏ đến lớn. Đây là một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái MISA AMIS – nền tảng quản trị doanh nghiệp được hơn 270.000 tổ chức tin dùng.

Tính năng nổi bật của MISA AMIS CRM

  • Tích hợp AI thông minh: Phần mềm tiên phong ứng dụng AI phát triển trợ lý AVA giúp giải đáp tất cả các câu hỏi liên quan đến thao tác phần mềm, tóm tắt thông tin khách hàng, trích xuất thông tin từ cuộc gọi thoại, soạn email trả lời khách, xem báo cáo nhanh chỉ cần 1 câu lệnh. Xem thêm về tính năng AI tích hợp CRM tại đây.
  • Quản trị dữ liệu khách hàng 360: thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, công nợ khách hàng… phục vụ cá nhân hóa chăm sóc, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, phân khúc khách hàng dễ dàng.
  • Quản lý đội ngũ sale chủ động: Tự động phân bổ KPIs cho Sales, theo dõi tiến độ hoàn thành, quản lý đội sales thị trường linh hoạt theo vị trí đến. Từ đó quản lý, CEO dễ dàng đưa ra hoạt động khen thưởng, động viên hoặc đào tạo phù hợp
  • Tối ưu quy trình bán hàng: Lên đơn hàng, phê duyệt báo giá, tra cứu tồn kho, công nợ…nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho cả Sales và kế toán theo dõi.
  • Quản lý hoạt động phân phối : Quản lý hàng hóa theo lô, date linh hoạt, theo dõi hợp đồng, sell in, sell out. Đại lý chủ động đặt đơn hàng. Cho phép doanh nghiệp tạo nhiều khuyến mãi, tích điểm, đổi quà… tối ưu hoạt động kinh doanh.
  • Kết nối đa kênh: Đồng bộ dữ liệu với các phần mềm trong hệ sinh thái MISA AMIS: kế toán, AMIS aimarketing, nhân sự… Kết nối sàn thương mại điện tử mở rộng kênh bán hàng trên Shopee, Lazada, Tik Tok Shop. Đồng thời có thể API kết nối với nhiều hệ thống như Voice IP, Email Marketing: Mailchimp…tạo ra hệ thống chặt chẽ, thông suốt trong hoạt động kinh doanh.
  • Hỗ trợ Marketing automation: Tạo email, gửi SMS, Zalo OA chăm sóc khách hàng tự động, chúc mừng khách khi có sự kiện đặc biệt như sinh nhật, thành lập công ty… Tích hợp các fanpage, Zalo OA của doanh nghiệp để dễ dàng chat khách, chăm sóc kịp thời.
  • Hệ thống báo cáo đa dạng: Phần mềm MISA AMIS CRM có hơn 40 báo cáo chi tiết từ doanh thu, năng suất nhân viên, doanh số, số cơ hội .. báo cáo trực quan ngay trên điện thoại giúp CEO theo dõi dễ dàng.

Để hình dung rõ hơn về những tính năng trên, mời anh chị click để xem ảnh minh họa

Dùng thử phần mềm CRM

Ưu điểm Nhược điểm
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
  • Tích hợp AI giúp xuất báo cáo, tóm tắt thông tin khách hàng, soạn email…Dùng thử tính năng AI tại đây
  • Phần mềm cho phép tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, dễ dàng điều chỉnh phù hợp
  • Khả năng kết nối, API với phần mềm kế toán & đa nền tảng khác như email, zalo, fanpage, call center… chăm sóc khách hàng tự động
  • Hoạt động ổn định, bảo mật cao, thương hiệu mạnh
  • Yêu cầu kết nối Internet ổn định để hoạt động không bị ảnh hưởng
  • Phù hợp tốt với công ty từ 5 sales trở lên, chỉ bán gói từ 10 user trở lên.

Chi phí triển khai: Hiện tại MISA AMIS CRM đang tính chi phí dựa trên số lượng người dùng. Giá thành công khai trên website, cụ thể như sau:

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một giải pháp CRM đáp ứng đầy đủ tiêu chí về hiệu quả – chi phí – tích hợp – bảo mật, thì MISA AMIS CRM chính là lựa chọn đáng để cân nhắc


8. Kết luận

Có thể thấy, phần mềm CRM đã, đang và sẽ còn phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu với những lợi ích, nhất là thay đổi trong doanh số mà nó mang lại. Đặc biệt, Nghị quyết 68-NQ/TW (2025) về Phát triển kinh tế tư nhân có nhấn mạnh: Mục tiêu đến năm 2030, trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số thuộc top 3 ASEAN và top 5 châu Á. Nghị quyết được ví như “cú hích” truyền cảm hứng, “lá chắn pháp lý”, và “bệ phóng” cho kinh tế tư nhân.

Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), cần tận dụng các tính năng của phần mềm quản lý bán hàng CRM để đáp ứng các mục tiêu về chuyển đổi số, quản trị minh bạch, phát triển bền vững, và tăng cường năng lực cạnh tranh mà nghị quyết đề ra.

Trong tương lai, xu hướng tích hợp AI vào CRM sẽ tiếp tục phát triển mạnh, mang đến khả năng phân tích dự đoán và tự động hóa cao hơn. Phần mềm CRM không phải đích đến mà là hành trình liên tục – doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá và tối ưu hệ thống để đáp ứng nhu cầu kinh doanh thay đổi, tạo trải nghiệm xuất sắc cho khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 81 Trung bình: 4]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA