Marketing – bán hàng Giải pháp CRM So sánh các phần mềm CRM phổ biến nhất hiện nay

So sánh các phần mềm CRM giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của các loại phần mềm CRM hiện nay. Thông thường, phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM được chia thành 2 loại là: CRM On Premise và CRM Cloud.

I. 4 loại phần mềm CRM phổ biến nhất hiện nay

1. Phần mềm CRM On Premise

So sánh các phần mềm CRM không thể bỏ qua bản On premise, đây là phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ. Là một giải pháp được triển khai truyền thống trên một máy chủ của doanh nghiệp và thiết lập dựa theo mô hình của tổ chức, mọi thứ đều thực hiện nội bộ. Doanh nghiệp có thể tiếp cận và tác động vào những cơ sở dữ liệu bên trong một cách trực tiếp. Các tổ chức sẽ có trách nhiệm duy trì máy chủ và không có sự tham gia của bên thứ ba.

Có thể thấy rằng giải pháp CRM On Premise được xây dựng bởi một công ty để sử dụng riêng. Vì vấn đề bảo mật nên một số công ty này không muốn để bên thứ ba xử lý dữ liệu của họ. Điển hình là các công ty xử lý thông tin nhạy cảm như ngân hàng và công ty bảo hiểm.

>> Xem chi tiết: CRM là gì? Vai trò của CRM

Xây dựng CRM trong cơ sở riêng của doanh nghiệp sẽ phải chịu rất nhiều chi phí thiết lập ban đầu. Nó bao gồm việc thuê những người mới để xây dựng phần mềm hoặc thuê ngoài của một nhà cung cấp khác. Mua và cài đặt phần cứng cần thiết cũng sẽ tốn rất nhiều chi phí của Doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phải sẵn sàng chi trả chi phí bảo trì và cập nhật bất cứ lúc nào.

Ưu điểm:

  • Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát tất cả dữ liệu và hệ thống của mình. Chủ động đưa ra quyết định và lập kế hoạch nâng cấp, thời gian ngưng hoạt động và tùy chỉnh của mình.
  • Hoàn toàn không phải lo lắng về hành vi trộm cắp dữ liệu, vì dữ liệu của doanh nghiệp không phải lưu trữ trên trang web của bên thứ ba.
  • Nếu doanh nghiệp có một số lượng lớn người dùng, thì khi sử dụng CRM On Premise sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Bởi vì nhiều bên thứ 3 cung cấp CRM tính phí dựa trên số lượng người dùng. Xây dựng hệ thống CRM của riêng bạn phải đảm bảo tính an toàn, lưu trữ thông tin lâu dài và ít chi phí phát sinh hơn so với dự tính ban đầu.

Nhược điểm: 

  • Người sử dụng không thể truy cập vào hệ thống từ bất cứ đâu. Bởi vì đây là hệ thống riêng nên nó sẽ được kiểm soát dựa trên vị trí hoặc địa chỉ IP.
  • Chi phí xây dựng ban đầu và khi nâng cấp phần mềm On Premise sẽ tốn kém và việc triển khai cũng có thể mất một thời gian dài.
  • Yêu cầu một khoản lớn chi phí trả trước và bảo trì. Điều này có thể tốn kém cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vì quy mô không lớn và số lượng người sử dụng không phải là quá nhiều.

>> Đọc thêm: Top 7 Phần mềm CRM FREE tốt nhất hiện nay

2. Phần mềm CRM Cloud

Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM cloud là phần mềm lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây. Mô hình CRM này cung cấp tài nguyên hệ thống máy tính theo yêu cầu, không yêu cầu quản lý chủ động và thường bao gồm các ứng dụng như lưu trữ và xử lý từ xa.

Với CRM CLoud, doanh nghiệp không cần phải mua thêm bất kỳ cơ sở hạ tầng hoặc giấy phép nào. Bạn phải trả phí theo quý định kỳ để duy trì máy chủ, mạng và phần mềm cho những người dùng trong doanh nghiệp.

Thông tin được lưu trữ bởi nhà cung cấp CRM có thể được truy cập thông qua một cổng thông tin web. Đám mây cá nhân (Private cloud) cho phép khách hàng sử dụng nền tảng hoàn toàn, không có tài nguyên được chia sẻ. Họ có thể yêu cầu tùy chỉnh bổ sung, điều khiển sao lưu và nâng cấp.

CRM cloud – phần mềm lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây
CRM cloud – phần mềm lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây

Ưu điểm:

  • Không cần phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ vì chi phí thiết lập. Vì tất cả phần cứng và máy chủ để chạy CRM đều do nhà cung cấp lưu trữ.
  • Bạn không phải lo lắng về việc bảo trì và các chi phí và rắc rối đi kèm với nó, vì đó là trách nhiệm của nhà cung cấp.
  • Nhà cung cấp dịch vụ sẽ quan tâm đến việc nâng cấp và các trục trặc công nghệ khác. Vì các nâng cấp này được xử lý bên ngoài, thời gian triển khai các cập nhật cũng ít hơn.
  • Vì tất cả dữ liệu được lưu trữ trên cloud, bạn có thể dễ dàng truy cập vào nó. Bạn có thể sử dụng CRM ở bất cứ đâu, ngay cả khi bạn đang di chuyển.
  • Lưu trữ dữ liệu trên cloud cho phép bạn tạo CRM di động lấy dữ liệu từ các máy chủ cloud khi đang di chuyển. Các ứng dụng này có thể được lưu trữ trên các cửa hàng ứng dụng và bạn có thể tải xuống.
  • Tùy chỉnh phần mềm dễ dàng và có sẵn thông qua các dịch vụ đám mây (cloud service) và có thể được triển khai gần như ngay lập tức.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM PHẦN MỀM CRM 

Dùng ngay miễn phí

Nhược điểm:

  • Bạn không có toàn quyền kiểm soát dữ liệu và hệ thống của mình. Dữ liệu vẫn được lưu trữ trên một máy chủ khác (bên thứ ba) một số ngành nghề nhạy cảm thì rất khó đặt niềm tin để một bên thứ 3 kiểm soát dữ liệu của mình.
  • Quyền tự chủ khi bạn muốn nâng cấp hệ thống không nằm trong tay bạn.
  • Thời gian ngưng hoạt động (downtimes) có thể xảy ra khi máy chủ được nâng cấp hoặc sửa chữa. Những điều này không nằm trong sự kiểm soát của bạn và bạn phải điều chỉnh phù hợp với công việc của bạn.
  • Bạn có thể phải liên hệ với bộ phận hỗ trợ của nhà cung cấp để hoàn thành công việc.

>Xem thêm: Phần mềm CRM Mobile là gì – 7 Tiêu chí lựa chọn CRM app cơ bản

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN DEMO PHẦN MỀM CRM CLOUD 


3. Phần mềm CRM Open Source

Phần mềm CRM Open Source là một nền tảng phần mềm cung cấp mã nguồn mở cho người dùng, cho phép doanh nghiệp, tổ chức thay đổi, tùy chỉnh miễn phí.

Ưu điểm

Các phần mềm CRM mã nguồn mở thường cung cấp khá đầy đủ các tính năng cần thiết, tuy nhiên doanh nghiệp của bạn cũng cần có nhân sự có khả năng cài đặt và tùy chỉnh cấu hình phần mềm.

Nhược điểm

Việc sử dụng CRM mã nguồn mở có thể gặp trường hợp không tương thích với hệ thống của doanh nghiệp. Ngoài ra việc chỉnh sửa các chức năng trên phần mềm còn gặp rất nhiều khó khăn.

Bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng hệ thống CRM cho doanh nghiệp?Tìm hiểu ngay phần mềm AMIS CRM của MISA

4. Phần mềm Social CRM

Hệ thống quản lý quan hệ và tiếp cận với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn,… Đây là sự tích hợp giữa nền tảng truyền thông mạng xã hội với hệ thống quản lý khách hàng CRM.

Ưu điểm

Social CRM không chỉ theo dõi quan hệ bán hàng giữa khách hàng và doanh nghiệp mà còn theo dõi tương tác của khách hàng qua các kênh mạng xã hội cũng như phản hồi của họ. Nhờ đó doanh nghiệp có thể nắm bắt được những nhu cầu, thói quen, hành vi của khách hàng để đưa ra các giải pháp truyền thông phù hợp.

Nhược điểm

Phù hợp với những doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các chiến dịch truyền thông trên mạng mã hội. Một số chức năng quản lý đơn hàng, hóa đơn không được tốt như các loại phần mềm CRM kể ở trên bởi vì loại phần mềm CRM này thiên về việc tương tác với khách hàng hơn.

II. So sánh các phần mềm CRM phổ biến nhất hiện nay

so sánh các phần mềm CRM On cloud và Premise

1. So sánh các phần mềm CRM phổ biến nhất hiện nay

Như đã nêu ở trên phần định nghĩa, hiện tại có 4 loại phần mềm CRM nhưng phổ biến nhất hiện nay mà hầu hết các doanh nghiệp sử dụng đó là CRM On Premise CRM Cloud  bởi vì hiện tại 2 loại phần mềm này đã tích hợp đầy đủ các chức năng bao gồm cả mã nguồn mở và nền tảng kết nối với mạng mã hội

Một số khác biệt cơ bản giữa phần mềm On-premise và phần mềm CRM Cloud bạn nên biết để dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Tiêu chí so sánh CRM On Premise CRM Cloud
✔️Chi phí Tốn nhiều chi phí hơn so với các phần mềm khác. Vì phải đầu tư chi phí xây dựng hệ thống ban đầu Ít chi phí, Doanh nghiệp sử dụng chỉ cần trả tiền cho các tài nguyên mà họ sử dụng, không có chi phí
✔️Khả năng kiểm soát dữ liệu Doanh nghiệp được toàn quyền kiểm soát hệ thống dữ liệu mà không cần phụ thuộc vào bên nào khác. Dữ liệu sẽ được mã hóa và lưu trữ bởi bên thứ ba hay bên phân phối dịch vụ điện toán đám mây
✔️Tính bảo mật Được đánh giá cao về mức độ an toàn vì toàn bộ phiên bản phần mềm nằm trong cơ sở của tổ chức. Mức độ bảo mật phụ thuộc vào nhà cung cấp. Do đó, điều quan trọng là cần tìm một nhà cung cấp uy tín, có khả năng cung cấp tính năng bảo mật mạnh mẽ, giao thức bảo mật phức tạp
✔️Khả năng nâng cấp hệ thống Có thể được nâng cấp hoặc tùy chỉnh. Tuy nhiên, việc cập nhật có liên quan chặt chẽ đến việc triển khai phần mềm ngay từ đầu Được tự động nâng cấp, do đó, doanh nghiệp có cơ hội được sử dụng các phiên bản cập nhật mới nhất mà không cần mất quá nhiều thời gian và chi phí
✔️Cách triển khai Phần mềm sẽ được cài đặt và triển khai trực tiếp vào máy chủ của doanh nghiệp. Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ trực tiếp mà không thông qua bất kỳ một bên thứ ba nào khác. Tất cả dữ liệu được lưu trữ trên đám mây điện tử. Các nhiệm vụ bảo mật, lưu trữ, bảo trì sẽ được nhà cung cấp chịu trách nhiệm

2. So sánh top 15 phần mềm CRM tốt nhất hiện nay

Hiện tại có 15 phần mềm CRM phổ biến là được đánh giá là tốt nhất được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn sử dụng đó là:

1. Phần mềm quản lý khách hàng AMIS CRM phát triển bởi công ty Cổ phần MISA
2. Phần mềm CRM Việt
3. Phần mềm CRM Getfly
4. Phần mềm CRM của Salesforce
5. Phần mềm CRM của Hubspot
6. Phần mềm Sugar CRM
7. Phần mềm CRM Zoho
8. Phần mềm Microsoft Dynamics CRM
9. Phần mềm Freshworks CRM
10. Phần mềm Sheet CRM
11. Phần mềm CRM Insightly
12. Capsule CRM
14. InStream
15. Veeva CRM

Như đã liệt kê ở trên 15 phần mềm CRM tốt nhất hiện nay thì mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, để giúp doanh nghiệp của các bạn có thể lựa chọn được phần mềm CRM phù hợp để áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình. Dưới đây là bảng so sánh các phần mềm CRM tốt nhất hiện nay để các bạn dễ dàng lựa chọn:

Tên phần mềm CRM Ưu diểm Nhược điểm
AMIS CRM
  • Mức giá phải chăng
  • Giao diện tùy chỉnh, nhiều bộ lọc
  • Đáp ứng đầy đủ cho các nghiệp vụ MKT, bán hàng và CSKH
  • Có bản dùng thử miễn phí 15 ngày cho khách hàng trải nghiệm.
  • Kết nối được trực tiếp với phần mềm kế toán, điều hành, nhân sự
  • Có bản mobile kết nối từ xa, người dùng có thể thao tác mọi lúc
  • Không phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân, doanh nghiệp có ít hơn 5 Nhân viên kinh doanh
CRM Việt
  • Phần mềm CRM của người Việt phù hợp với các doanh nghiệp Việt
  • Có bản sử dụng miễn phí cho 1 user
  • Bản On Cloud phát triển sau nên có nhiều tính năng chưa theo kịp bản On Premise 
  • Phức tạp do tích hợp nhiều phân hệ: Quản lý kho, quản lý thu chi,… 
  • Giao diện chưa bắt mắt
  • Không phù hợp với doanh nghiệp lớn
Getfly CRM
  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng
  • Dễ dàng tùy chỉnh các tính năng cơ bản
  • Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ
  • Có bản dùng thử miễn phí 30 ngày cho người trùng trải nghiệm
  • Phần mềm CRM nhưng lại tích hợp nhiều module phức tạp giống như 1 hệ thống ERP: module tài chính công nợ, quản lý kho, 
  • Không phù hợp với doanh nghiệp lớn
  • Doanh nghiệp mới ra mắt năm 2012
Salesforce CRM
  • Có bản dùng thử miễn phí để người dùng trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua hàng 
  • Có khả năng tùy biến 
  • Giao diện dễ sử dụng, thân thiện 
  • Mạnh về các tính năng quản lý bán hàng
  • Phù hợp hơn với doanh nghiệp vừa và lớn
  • Saleforce CRM không hỗ trợ Tiếng Việt nên người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn khi sử dụng 
  • Chi phí khá cao 
HubSpot CRM
  • Cung cấp bản sử dụng miễn phí với các tính năng cơ bản phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ 
  • Tính năng đa dạng, liên kết dữ liệu tốt, được đánh giá cao 
  • Dễ dàng kết nối được với các công cụ social và Marketing
  • Không có tính năng phân tích hoạt động kinh doanh
  • Bản trả phí khá đắt với mức chi phí tối thiểu 45$ mỗi tháng 
  • Khó sử dụng với những người mới bắt đầu sử dụng phần mềm CRM
  • Không có bản tiếng Việt
Sugar CRM
  • Được đánh giá là phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp
  • Dùng thử 7 ngày miễn phí để trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua hàng 
  • Khả năng kết nối, đồng bộ dữ liệu rất tốt
  • Phần mềm không phù hợp với doanh nghiệp siêu nhỏ (<10 nhân viên)
  • Chi phí sử dụng cao so với mặt bằng chung trên thị trường Việt Nam
  • Không hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt nên người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn khi sử dụng 
Zoho CRM
  • Cung cấp bản dùng miễn phí cho 3 user 
  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng 
  • Bản trả phí được dùng thử 15 ngày miễn phí
  • Tương thích với nhiều ứng dụng các bên thứ 3.
  • Ngôn ngữ sử dụng trên phần mềm được dịch từ ngôn ngữ gốc nên có những chỗ khó hiểu cho người dùng.
  • Dữ liệu phải nhập có khi quá nhiều
  • Tính năng của Zoho trên ứng dụng điện thoại và máy tính khác nhau
Microsoft Dynamics CRM
  • Phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp ở mọi quy mô
  • Tích hợp với các ứng dụng khác của Microsoft, từ các ứng dụng đơn giản như Outlook, Office…
  • Có phiên bản Mobile có thể chạy trên các thiết bị iOS, điện thoại Android, Windows Phone và máy tính bảng Windows 8
  • Giá gói đắt so với mặt bằng chung 
  • Giao diện cho các phiên bản trình duyệt khiến người dùng gặp nhiều khó khăn trong việc điều hướng phần mềm.
  • Không hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt 
Freshworks CRM
  • Giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng. 
  • Khả năng chăm sóc leads và khách hàng cực tốt
  • Bản dùng thử 21 ngày miễn phí 
  • Tính năng của Freshworks CRM còn nhiều hạn chế
  • Chi phí sử dụng vẫn khá cao so với những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. 
  • Không hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt nên người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn khi sử dụng 
Sheet CRM
  • Người dùng có thể truy cập thư viện mẫu và sử dụng template quản lý khách hàng hoàn toàn miễn phí.
  • Giới hạn về khả năng lưu trữ dữ liệu.
  • Dễ bị xóa, mất dữ liệu
  • Không an toàn và bảo mật thông tin khách hàng
  • Khó quản lý và theo dõi dữ liệu một cách trực quan
Insightly CRM
  • Dễ sử dụng
  • Có bản dùng thử 14 ngày miễn phí
  • Có bản sử dụng miễn phí cho 2 người
  • Tính năng chưa đa đạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp vừa và lớn
  • Phần mềm không hỗ trợ tiếng Việt nên người dùng Việt sẽ gặp nhiều khó khăn khi sử dụng
Capsule CRM
  • Có bản miễn phí giới hạn 2 user và lưu trữ được 250 địa chỉ liên lạc
  • Dễ sử dụng, giao diện thân thiện
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng chưa tốt
  • Phiên bản không hỗ trợ tiếng Việt nên khó sử dụng
Vtiger CRM
  • Có hỗ trợ giao diện tiếng Việt
  • Dễ sử dụng
  • Có phiên bản sử dụng miễn phí
  • Cài đặt phần mềm có phần phức tạp.
  • Quá trình nâng cấp cũng tương đối phức tạp
  • Việc mở rộng phàn mềm dưới góc độ người dùng quản trị hệ thống của khách hàng còn nhiều hạn chế.
  • Mở rộng tính năng tương đối khó và tốn thời gian.
Instream CRM
  • Có bản sử dụng miễn phí
  • Phần mềm mới nên chưa phát triển toàn diện các tính năng
  • Không có phiên bản hỗ trợ tiếng Việt nên người dùng gặp nhiều khó khăn khi sử dụng
Veeva CRM
  • Là phần mềm đóng gói riêng cho ngành công nghiệp khoa học đời sống như dược phẩm và thiết bị y tế
  • Ít phù hợp cho các ngành khác
  • Không có phiên bản tiếng Việt nên khó sử dụng
  • Chi phí mua gói phần mềm khá cao


Mời anh/chị xem video giới thiệu chi tiết phần mềm AMIS CRM tại đây:

Trên đây là bảng so sánh các phần mềm CRM phổ biến nhất hiện nay .Việc lựa chọn phần mềm nào phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu từng doanh nghiệp và thực sự doanh nghiệp đang tìm kiếm điều gì trong một giải pháp.

Để giúp anh chị dễ dàng triển khai CRM cho doanh nghiệp, MISA tặng miễn phí bộ cẩm nang triển khai phần mềm CRM.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 3.7]