Mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì? Các mô hình kinh doanh nhượng quyền

03/08/2022
6182

Hiện nay, mô hình nhượng quyền thương hiệu dần trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực F&B (nhà hàng, cà phê, trà sữa,…). Vậy mô hình chuyển nhượng thương hiệu là gì? Có mấy loại mô hình nhượng quyền thương hiệu? Tất cả sẽ được AMIS MISA giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

I. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) được hiểu là hình thức kinh doanh mà cá nhân/ doanh nghiệp/ tổ chức cho phép người khác kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ dưới tên thương hiệu của mình. Hình thức này có thu phí trong một khoảng thời gian nhất định hoặc có ràng buộc tài chính như phân chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận cửa hàng.

Trong đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp cấp phép sử dụng được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền và cá nhân/ doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là đối tác nhận quyền.

Mô hình nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) được hiểu là hình thức kinh doanh mà cá nhân/ doanh nghiệp/ tổ chức cho phép người khác kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ dưới tên thương hiệu của mình.

Với phương châm hợp tác cùng có lợi, hình thức nhượng quyền thương hiệu được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhưng phổ biến nhất với ngành ẩm thực, đồ uống, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất,… Ngoài ra, bất kỳ ngành nghề có tài sản sở hữu trí tuệ, kinh doanh có tiềm năng đều có thể tham gia vào hình thức nhượng quyền thương hiệu.

>> Đọc thêm: [Tổng hợp] Top 7 mô hình kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay

II. 4 mô hình nhượng quyền thương hiệu trong kinh doanh

Mô hình nhượng quyền thương hiệu rất đa dạng và tương đối linh hoạt vì bất kỳ ngành hàng nào cũng có thể tham gia.

Trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, có 4 mô hình cơ bản được áp dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam, đó là: mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện, nhượng quyền kinh doanh không toàn diện, nhượng quyền có tham gia của quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

1. Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)

Đây là mô hình nhượng quyền “trọn gói” với cấu trúc hoàn chỉnh, chặt chẽ, thể hiện mức độ hợp tác, cam kết giữa 2 bên nhượng và nhận. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện cho phép bên nhượng đưa ra hợp đồng có thời hạn từ 5 đến 30 năm tùy theo tiềm lực công ty và chi phí vận hành.

Khi áp dụng mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện, bên nhận có quyền sử hữu hệ thống thương hiệu và toàn bộ hệ thống vận hành kinh doanh, bí quyết trong công nghệ sản xuất/ kinh doanh, quyền quản lý sản phẩm/ dịch vụ (sản xuất, tiếp thị,…). Ngoài ra, bên nhượng sẽ cung kế hoạch chi tiết về mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, từ hệ thống vận hành, quản lý đến việc đào tạo nhân viên, hỗ trợ bán hàng,…

Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Trên thực tế, khi thực hiện hình thức nhượng quyền này, bên nhận nhượng quyền sẽ tự chịu 2 khoản phí cơ bản là phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu. Một số trường hợp, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ bên nhận nhượng quyền về chi phí tiếp thị và quảng cáo. Do đó, nhượng quyền kinh doanh toàn diện là mô hình phổ biến nhất có thể áp dụng được cho tất cả các ngành hàng trên thị trường.

CRM Salesforce

2. Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Khác với nhượng quyền toàn diện, nhượng quyền kinh doanh không toàn diện là nhượng quyền một mảng nào đó của bên nhượng quyền. Điển hình như nhượng quyền sản phẩm/ dịch vụ hoặc nhượng quyền công thức sản xuất và marketing hay cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.

Trong đó, với hình thức nhượng quyền sản phẩm/ dịch vụ, bên nhận quyền chỉ phụ trách khâu phân phối sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường. Lấy minh dụ thực tế từ mô hình nhượng quyền Trung Nguyên (chuỗi cà phê), Pierre Cardin (áo sơ mi cao cấp). Về hình thức nhượng quyền hình ảnh thương hiệu thường áp dụng cho những thương hiệu nổi tiếng, có lượng fans đông đảo. Tiêu biểu hãng phim hoạt hình Disney cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng,…

mô hình chuyển quyền thương hiệu
Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Nhìn chung, khi thực hiện hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện, bên nhượng quyền không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành, sản xuất của bên nhận nhượng quyền. Sở dĩ mô hình này được các doanh áp dụng vì đảm bảo quyền lợi cho bên nhượng quyền muốn tạo độ phủ thương hiệu, tăng doanh thu và tạo ra khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

>>Đọc thêm: 9 yếu tố trong mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp thành công

3. Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý (Management franchise)

Đúng với tên gọi, nhượng quyền quản lý chỉ xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền. Ngoài việc cung cấp sản phẩm và thương hiệu thì bên nhượng quyền đồng thời cũng cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền với mục đích giám sát, vận hành kinh doanh hiệu quả.

mô hình nhượng quyền có tham gia quản lý
Mô hình nhượng quyền có tham gia quản lý

Lúc này, người quản lý không cần tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà chỉ có nhiệm vụ giám sát toàn diện. Vai trò của người quản lý khi áp dụng mô hình nhượng quyền này là sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn để lãnh đạo doanh nghiệp và quản lý các bộ phận, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định đúng đắn. Mô hình kinh doanh nhượng quyền có tham gia quản lý thường được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn hay các chuỗi nhà hàng – khách sạn.

4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Mô hình nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn là hình thức bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống bên nhận nhượng quyền. Cách thức này giúp bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền, có thể tham gia vào Hội đồng quản trị tìm hiểu thêm về thị trường mới.

>> Đọc thêm: Mô hình kinh doanh B2B của Alibaba

III. Thuận lợi và khó khăn áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu

1. Thuận lợi của mô hình nhượng quyền thương hiệu

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm:

So với những thương hiệu mới, mô hình nhượng quyền thương hiệu với những thương hiệu “có tiếng” sẽ tạo thiện cảm hơn với người tiêu dùng, đảm bảo sự minh bạch và chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Thực tế, các hệ thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền thường được giám sát chặt chẽ quy trình quản lý chuyên nghiệp và luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Bộ phận quản lý nhượng quyền sẽ thường xuyên kiểm định chất lượng về mọi mặt ở các chi nhánh được đồng đều. Vì chỉ cần một mắt xích lỏng trong khâu bán hàng hoặc vận hành, có thể gây thiệt hại đến cả chuỗi nhượng quyền thương hiệu.

  • Định vị thương hiệu sẵn có:

Các thương hiệu muốn nhượng quyền phải có lượng thị phần nhất định trên thị trường. Những bên nhận nhượng quyền sẽ thừa hưởng danh tiếng của thương hiệu và không cần tốn thời gian định hình thương hiệu vì khách hàng đã biết đến thương hiệu của bạn. Mà thay vào đó, bên nhận nhượng quyền sẽ tập trung phát triển cách quản lý vận hành để phát triển doanh nghiệp.

  • Hệ thống quy mô, đào tạo chuyên nghiệp:

Đơn vị nhượng quyền đều có riêng những quy trình vận hành kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên sẽ giúp dễ dàng phân bổ xuống các cơ sở nhận nhượng quyền. Với hệ thống quy mô, đào tạo bài bản không mất thêm thời gian cải tiếng là cơ sở để doanh nghiệp quản lý dễ dàng hơn và hạn chế những rủi ro không đáng có.

  • Sự hỗ trợ đắc lực từ chủ nhượng quyền:

Sau khi hợp tác, chủ nhượng quyền có nghĩa vụ phải hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền từ pháp lý, trưng bày sản phẩm đến các chiến dịch Marketing.

CRM Salesforce

2. Khó khăn của mô hình nhượng quyền thương hiệu

  • Không thể toàn quyền điều hành thương hiệu:

Các bên nhượng quyền quyết định mở kinh doanh thì cần xác định là bạn không sỡ hữu thương hiệu này mà chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người kac. Vì vậy, bên nhận nhượng quyền không đáp ứng được yêu cầu của chủ nhượng quyền thì sẽ chấm dứt hợp đồng.

  • Sự cạnh tranh trong chuỗi:

Tình trạng cạnh tranh trong hệ thống chuỗi nhượng quyền là hiện tượng không còn quá xa lạ, nhất là tại các cửa hàng gần nhau. Cạnh tranh để đạt được mục tiêu doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho các cửa hàng.

  • Tuân thủ quy định, quy chuẩn dẫn đến thiếu sáng tạo:

Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, gần như mọi thứ đều đã vào khuôn khổ cho các bên nhận thương hiệu. Các chính sách đều được đưa xuống từ chủ thương hiệu nên gần như việc sáng tạo trong vận hành kinh doanh hầu như không tồn tại.

IV. Tổng kết

Trên đây là tổng hợp thông tin về 4 mô hình nhượng quyền thương hiệu mà MISA AMIS đã phân tích chi tiết. Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích bạn đọc trong quá trình tìm hiểu mô hình nhượng quyền thương hiệu và có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Thường xuyên theo dõi blog MISA AMIS để cập nhật những kiến thức Marketing, bán hàng mới nhất nhé.

CRM Salesforce

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả