File mẫu kế hoạch kinh doanh hay file kế hoạch bán hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng lập kế hoạch mà không tốn nhiều thời gian. MISA AMIS tặng bạn 30+ mẫu kế hoạch kinh doanh năm 2025.
1. Những yếu tố cốt lõi trong file mẫu kế hoạch kinh doanh
1.1. Đánh giá năng lực hiện tại của doanh nghiệp
Trước khi xây dựng bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào, doanh nghiệp cần bắt đầu bằng việc đánh giá chính xác năng lực hiện tại của mình trong bối cảnh thị trường đang vận hành như thế nào.
Điều này bao gồm việc xem xét các điểm mạnh – điểm yếu nội tại, đồng thời phân tích thị trường mục tiêu, hành vi khách hàng, phân khúc tiềm năng, cũng như xác định những sản phẩm/dịch vụ đang có lợi thế và các kênh Marketing có thể khai thác hiệu quả.
Khi hoàn thành bước này, doanh nghiệp sẽ có được một cái nhìn tổng thể, thực tế để làm nền tảng vững chắc cho việc lập kế hoạch phát triển phù hợp và khả thi.
1.2. Dự đoán tài chính, dòng tiền (Cash flow)
Dự đoán tài chính trong bản kế hoạch kinh doanh trên excel là phần cốt lõi giúp đội ngũ quản lý hiểu rõ tiềm năng tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động này bao gồm:
- Doanh thu dự kiến: Từ việc ước lượng thị phần doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh, đưa ra kế hoạch bán hàng, dự báo số lượng sản phẩm và giá bán nhằm đưa ra doanh thu dự kiến.
- Chi phí vận hành: Có 3 loại chi phí cần quản lý là chi phí cố định (tiền lương, thuê văn phòng); chi phí biến đổi (marketing, hoa hồng…); chi phí dự phòng.
- Lợi nhuận dự kiến: lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận
- Dòng tiền (Cash Flow): Dòng tiền vào – ra, dòng tiền thuần
- Điểm hòa vốn
- Kế hoạch tài chính dài hạn
- Rủi ro và các phương án để ứng phó
1.3. Dashboard báo cáo, quản lý hoạt động kinh doanh
Excel cho phép tạo nhiều loại biểu đồ trực quan giúp theo dõi và phân tích số liệu dễ dàng. Trong mẫu kế hoạch kinh doanh, bạn có thể sử dụng Excel để thể hiện các chỉ số như doanh thu, chi phí, lợi nhuận một cách rõ ràng và chi tiết.
Việc sử dụng Excel cũng giúp dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa số liệu khi cần. Tuy nhiên, để hạn chế sai sót trong quá trình nhập liệu, nên thiết lập sẵn công thức tính toán và định dạng dữ liệu ngay từ đầu.
Không muốn mất thời gian quản lý kinh doanh trên Excel, tìm hiểu ngay Phần mềm quản lý khách hàng MISA AMIS CRM
2. 3 nguyên tắc khi lập mẫu file kế hoạch bán hàng
Trước khi bắt tay vào làm một kế hoạch kinh doanh trên excel, bạn cần nằm lòng 3 nguyên tắc sau:
2.1. Hiểu rõ được mặt hàng mà mình muốn kinh doanh
Chỉ khi bạn có thể hiểu được những sản phẩm mà mình muốn kinh doanh thì mới có thể vạch ra những chiến lược, cũng như xác định được hướng đi đúng đắn cho công việc kinh doanh được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó việc hiểu rõ và nắm bắt được bản chất của sản phẩm, sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các đối tượng khách hàng mục tiêu.
2.2. Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình của doanh nghiệp
Trong file kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh thì không thể thiếu bản phân tích và đánh giá tình hình thực tại của doanh nghiệp mình. Cần nắm rõ văn hóa và bám sát quyết liệt các phương án để có thể hoàn thành sớm tiến độ. Cần tóm tắt quá trình vận hành mang tính thực hiện và chú trọng vào các điểm chủ yếu của doanh nghiệp.
2.3. Kế hoạch kinh doanh cần súc tích, ngắn gọn
Khi thiết lập bản kế hoạch kinh doanh trên excel, người lập cần chú ý đến sử dụng câu từ và ngôn ngữ. Tránh viết bản kế hoạch kinh doanh quá dài dòng hay lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần. Một lưu ý khi thiết lập file kế hoạch bán hàng trên excel là cần sử dụng các câu từ phổ thông để người xem có thể đọc và hiểu rõ bản kế hoạch kinh doanh.
3. Các thành phần trong mẫu file kế hoạch kinh doanh trên Excel
Mẫu file kế hoạch kinh doanh trên excel thường có 4 phần chính đó là: Đánh giá tình hình chung của thị trường, phân tích điểm mạnh, dự trù chi phí kinh doanh và chiến lược triển khai. Dưới đây là mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên excel mà MISA AMIS chia sẻ, để bạn có thể nắm rõ quy trình thiết lập kế hoạch kinh doanh.
3.1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu khi lập kế hoạch kinh doanh
Để hiểu được nhu cầu của thị trường và có những phương án kinh doanh phù hợp, bạn cần nắm bắt được các yếu tố sau:
- Thị trường mục tiêu bạn muốn kinh doanh hoạt động như thế nào? Thời gian hoạt động ra sao, có ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp.
- Xác định phân khúc khách hàng nào mạnh nhất và khả năng chi trả ở mức bao nhiêu? Từ đó có thể xác định được tệp khách hàng mục tiêu và hình thức kinh doanh phù hợp.
- Xung quanh có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh cùng ngành, khách hàng của họ thuộc phân khúc khách hàng nào?
3.2. Phân tích và đánh giá những điểm mạnh của doanh nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng giúp xác định lợi thế cạnh tranh và đóng vai trò then chốt trong việc triển khai chiến lược phù hợp. Khi doanh nghiệp hiểu rõ điểm mạnh của mình và biết cách tận dụng đúng chỗ, khả năng thành công sẽ cao hơn đáng kể.
Một số điểm mạnh thường được liệt kê trong các bản kế hoạch kinh doanh bao gồm:
- Nguồn vốn lớn, đảm bảo khả năng đầu tư và vận hành ổn định.
- Kinh nghiệm kinh doanh dày dạn, giúp xử lý linh hoạt các tình huống trên thị trường.
- Mối quan hệ rộng trong ngành, tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển.
- Mặt bằng kinh doanh thuận lợi, dễ tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Khả năng Marketing mạnh, nhờ sở hữu ngân sách tốt, đội ngũ chuyên môn cao và sản phẩm tiềm năng.
3.3. Kế hoạch nguồn vốn đầu tư
Khi lập file mẫu kế hoạch kinh doanh, một trong những việc quan trọng nhất là chuẩn bị kỹ bài toán về vốn. Không chỉ là số vốn đầu tư ban đầu, mà còn phải tính đến vốn lưu động để duy trì hoạt động hằng ngày và nguồn dự phòng để xoay xở khi có rủi ro bất ngờ.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn thu hút nhà đầu tư hay thuyết phục đối tác, thì một bản báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch chính là “vũ khí” tạo niềm tin. Nó cho thấy doanh nghiệp hiểu mình đang ở đâu và có kế hoạch tài chính rõ ràng để đi xa hơn.
3.4. Chiến lược marketing sản phẩm và triển khai kế hoạch bán hàng
Để kinh doanh thành công thì không thể nào thiếu yếu tố marketing. Các doanh nghiệp cần có những kế hoạch marketing sản phẩm trước khi triển khai bán hàng, để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng nhất có thể. Vì thế trong bản kế hoạch bạn cần chỉ ra những kênh phân phối tiềm năng, các chiến dịch quảng bá và định vị thương hiệu hiệu quả để tạo lòng tin từ các nhà đầu tư lớn.
4. Tải miễn phí 30+ file mẫu kế hoạch kinh doanh
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những mẫu kế hoạch kinh doanh trên Excel, dưới đây là link tải file mẫu, bạn có thể tham khảo nhé!
Mẫu này bao gồm 5 mục chính:
- Checklist timeline kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch kinh doanh 30-60-90 ngày cho Startup
- Kế hoạch Sales tháng, quý, năm
- Mẫu kế hoạch kinh doanh năm 2025
Mời anh/chị click vào ảnh để tải trọn bộ 30+ mẫu kế hoạch kinh doanh trên Excel
5. Ưu, nhược điểm khi lập kế hoạch kinh doanh trên excel
Excel là một công cụ phổ biến trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dưới đây là một số ưu nhược điểm của file kế hoạch kinh doanh trên excel.
Ưu điểm khi lập kế hoạch kinh doanh trên Excel
-
Dễ sử dụng và quen thuộc: Excel là công cụ văn phòng phổ biến, hầu hết nhân viên đều đã quen thao tác, không mất thời gian đào tạo lại.
-
Phù hợp với các kế hoạch đơn giản, ngắn hạn: Khi quy mô còn nhỏ và dữ liệu chưa nhiều, Excel đáp ứng tốt nhu cầu lập kế hoạch cơ bản như lập bảng dự báo doanh thu, chi phí…
Nhược điểm: Tuy tiện lợi nhưng Excel lại bộc lộ nhiều hạn chế khi doanh nghiệp cần lập kế hoạch kinh doanh bài bản và theo dõi hiệu suất dài hạn:
-
Thiếu tính bảo mật và dễ mất dữ liệu: File Excel dễ bị xóa, ghi đè hoặc chỉnh sửa nhầm. Một khi xảy ra lỗi, rất khó để phục hồi và truy vết.
-
Không hỗ trợ làm việc nhóm hiệu quả: Khi nhiều người cùng làm việc trên một file, việc cập nhật và quản lý phiên bản gây khó khăn, dễ sai sót.
-
Khó mở rộng và tự động hóa: Excel không thể liên kết dữ liệu từ nhiều phòng ban, không có khả năng cập nhật theo thời gian thực.
-
Thiếu báo cáo tổng hợp và phân tích chuyên sâu: Người dùng phải tự tạo biểu đồ, công thức, báo cáo – vừa mất thời gian, vừa dễ sai lệch nếu không thành thạo.
Những hạn chế này khiến Excel chỉ phù hợp ở giai đoạn đầu hoặc khi yêu cầu quản lý còn đơn giản. Đối với doanh nghiệp muốn xây dựng kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, đồng bộ giữa các bộ phận và đảm bảo dữ liệu an toàn, việc chuyển sang phần mềm chuyên dụng là điều cần thiết.
6. Lập kế hoạch kinh doanh bằng MISA AMIS CRM
Thay vì lập kế hoạch kinh doanh thủ công trên Excel – dễ sai sót và khó theo dõi – nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chuyển sang sử dụng phần mềm MISA AMIS CRM để tự động hóa và đồng bộ hóa toàn bộ quy trình lập kế hoạch.
MISA AMIS CRM cho phép doanh nghiệp quản lý toàn bộ dữ liệu về khách hàng, sản phẩm, nhân sự và doanh số trên một nền tảng tập trung. Mọi thông tin đều được cập nhật theo thời gian thực, giúp nhà quản lý theo dõi tiến độ, bám sát mục tiêu và nhanh chóng điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
Điểm nổi bật là hệ thống cung cấp hơn 30 mẫu báo cáo kinh doanh trực quan, giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu quả hoạt động, nhận diện cơ hội và rủi ro.
Một số tính năng nổi bật hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh:
-
Quản lý tập trung danh sách khách hàng, đối tác, dễ dàng tra cứu và hạn chế thất thoát dữ liệu.
-
Theo dõi và quản lý chương trình khuyến mãi theo từng nhóm khách hàng cụ thể.
-
Hỗ trợ quản lý nhân viên kinh doanh đi tuyến, chào hàng ngoài thị trường.
-
Tra cứu tồn kho, công nợ, báo giá nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi.
-
Cập nhật báo cáo kinh doanh tức thời, giúp đưa ra quyết định nhanh và chính xác.
- Kết nối dữ liệu giữa các bộ phận Marketing – Bán hàng – Kế toán – Nhân sự, giúp vận hành đồng bộ và hiệu quả hơn.
Ngay từ bây giờ, bạn có thể dùng thử miễn phí để khám phá tất cả tính năng vượt trội của phần mềm này:
MISA AMIS CRM đã trở thành lựa chọn tin cậy của hơn 12.000 doanh nghiệp trên toàn quốc. Mỗi năm, phần mềm cũng đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành, tối ưu quy trình bán hàng và xây dựng hệ thống quản trị hiện đại, chuyên nghiệp.
Trải nghiệm MISA AMIS CRM miễn phí
7. Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ về mẫu kế hoạch kinh doanh và những lưu ý khi sử dụng Excel để xây dựng kế hoạch. Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính chính xác, doanh nghiệp có thể lựa chọn phần mềm MISA AMIS CRM làm trợ thủ đắc lực. Với khả năng tổng hợp dữ liệu, phân tích báo cáo theo thời gian thực, phần mềm sẽ giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh nhanh chóng, trực quan và bám sát thực tế nhất.