Chiến lược kinh doanh của Starbucks có gì độc đáo?

25/03/2024
9113

Để trở thành một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới, Starbucks đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Starbucks qua bài viết dưới đây. 

 

Giới thiệu tổng quan về Starbucks Coffee 

Theo Wikipedia, Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới. Hãng cà phê Starbucks có trụ sở chính ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ ; ngoài ra, hãng có 17.800 quán ở 49 quốc gia, bao gồm 11.068 quán ở Hoa Kỳ gần 1.000 ở Canada và hơn 800 ở Nhật Bản.

Quán cà phê Starbucks đầu tiên được thành lập tại số 2000 Western Avenue (Seattle, Washington) vào ngày 30 tháng 3 năm 1971 bởi 3 người: Jerry Baldwin – giáo viên tiếng Anh, Zev Siegl – giáo viên lịch sử và Gordon Bowker – nhà văn. 

Lấy cảm hứng từ Alfred Peet, người sáng lập hãng Peet’s Coffee & Tea, những người chủ sáng lập Starbucks ban đầu mua hạt cà phê xanh từ Peet’s. Một thời gian sau, quán chuyển về số 1912 Pike Place, nơi mà bây giờ vẫn còn tồn tại, và họ cũng bắt đầu mua cà phê hạt trực tiếp từ các nông trại.

Được thành lập vào ngày 30-3-1971 tại Seattle, Starbucks khi đó chỉ là một cửa hàng nhỏ chuyên bán cà phê hảo hạng và các thiết bị xay cà phê. Lịch sử của quán cà phê này đã thay đổi khi Howard Schultz – CEO lừng danh của Starbucks sau này – nhận ra ra tiềm năng của việc đưa phong cách phục vụ cà phê Ý đến với nước Mỹ.

Howard Schultz gia nhập hãng vào năm 1982 với vai trò Giám đốc hoạt động bán lẻ và tiếp thị. Sau một chuyến đi đến Milan, Ý, ông đã định hướng và đưa ra ý tưởng rằng hãng nên bán cả cà phê hạt cũng như cà phê xay. Các chủ sở hữu từ chối ý tưởng này, tin rằng việc vào kinh doanh đồ uống sẽ làm công ty đi ngược với định hướng của nó.

Đối với họ, cà phê là một cái gì đó được chuẩn bị tại gia, nhưng họ đã quyết định giới thiệu với khách hàng những mẫu thử nước uống được chế biến sẵn. Một số là có tiền để được thực hiện bán đồ uống trước khi thực hiện, Schultz bắt đầu chuỗi Il Giornale bar cà phê vào tháng 4 năm 1986.

Năm 1984, các chủ sở hữu ban đầu của Starbucks, dẫn đầu bởi Baldwin, nắm lấy cơ hội mua của Peet (Baldwin vẫn còn hoạt động ở đó).

Trong thập niên 1980, Starbucks đã mang đến những quyền lợi tốt nhất cho nhân viên của họ. những nhân viên pha chế bán thời gian không chỉ có bảo hiểm y tế, họ còn có quyền lựa chọn để mua cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, Starbucks cũng là mục tiêu của các vụ biểu tình về các vấn đề như chính sách công bằng thương mại, quan hệ lao động, tác động môi trường, quan điểm chính trị, và các hành vi phản cạnh tranh.

giới thiệu về starbucks

Phân tích mô hình SWOT của Starbucks

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp. 

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

>>Đọc chi tiết hơn về mô hình SWOT tại bài viết: Mô hình SWOT là gì & 7 bước phân tích SWOT

lợi ích của phân tích SWOT

Đối với Starbucks Coffee, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có thể được phân tích như sau.

Điểm mạnh (Strengths)

Về điểm mạnh trong mô hình SWOT của Starbucks, thương hiệu này có một số những điểm mạnh nổi bật dưới đây.

Thương hiệu nổi tiếng 

Điểm mạnh đầu tiên của Starbucks phải kể đến thế mạnh về thương hiệu. Starbucks có một giá trị thương hiệu được đánh giá cao với vị cà phê được nhiều người yêu thích. 

Vào năm 2019, Starbucks có giá trị thương hiệu là 11,7 tỷ đô la theo xếp hạng của Interbrand. Số lượng cửa hàng của Starbucks tăng từ 1,886 tới 31,256 từ năm 1998 tới năm 2019. 

Nguồn đầu tư tài chính ổn định 

Starbucks là tập đoàn có nền tảng tài chính cực kỳ vững chắc. Trong năm 2020, Starbucks đạt doanh thu hàng năm khoảng 26.5 tỷ đô la và lợi nhuận khoảng 3.6 tỷ đô là. Đây thực sự là một kết quả kinh doanh kỷ lục, càng giúp làm nổi bật hiệu quả hoạt động của Starbucks. 

Điểm yếu (Weaknesses)

Bên cạnh những điểm mạnh, Starbucks cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục.

Một số những điểm yếu chính trong mô hình SWOT của Starbucks có thể được kể đến như sau: 

Mức giá không cạnh tranh 

Đồ uống của Starbucks thường có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Trong quá khứ, khi các cửa hàng cà phê còn ít, đồ uống của Starbucks được coi là đồ uống của thương hiệu “sang chảnh” và Starbucks cũng đã dồn hết tiềm lực để nâng cao chất lượng cà phê cho phù hợp với giá cả. 

Tuy nhiên, hiện nay, khi các cửa hàng cà phê xuất hiện nhiều hơn thì việc định giá sản phẩm cao cấp lại là một điểm yếu của Starbucks.

Sản phẩm thiếu sự độc đáo

Mặc dù đã ra mắt công chúng được một thời gian dài với thực đơn đồ uống đa dạng nhưng sản phẩm của Starbucks vẫn bị đánh giá là thiếu tính độc đáo. Starbucks không sở hữu các sản phẩm độc nhất nào để khiến thương hiệu có một điểm mạnh nổi bật về sản phẩm.

Cơ hội (Opportunities)

Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Starbucks có thể nắm bắt một số những cơ hội có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau.

Sự phổ biến của mạng xã hội (social media marketing)

Hiện nay, hầu hết khách hàng của doanh nghiệp đều truy cập Internet và sử dụng các nền tảng mạng xã hội (Social Media) hàng ngày. Theo như thống kê của trang Statista.com năm 2020 cho thấy, mọi người trung bình dành 135 phút mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Với sự phổ biến không thể phủ nhận, Social Media rõ ràng là những nền tảng hiệu quả để doanh nghiệp có thể tiếp cận đến một số lượng lớn khách hàng, triển khai các chiến dịch Marketing phù hợp để thu hút họ và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

>>Đọc thêm: [Hướng dẫn] 6 bước triển khai chiến lược Social Media Marketing hiệu quả

Trong những năm gần đây, Starbucks đã bắt đầu đầu tư vào quảng cáo online có trả phí, hoạt động sôi nổi hơn trên mạng xã hội để tiếp cận đến một số lượng lớn khách hàng tiềm năng của mình. Sự phổ biến của mạng xã hội sẽ tạo cơ hội để Starbucks thu hút khách hàng và tăng mức độ nhận diện thương hiệu của mình. 

social media marketing

Nhu cầu lớn ở thị trường đang phát triển 

Tại các quốc gia đang phát triển, việc xây dựng nền móng cho thương hiệu có thể sẽ mất nhiều thời gian, tuy nhiên, nhu cầu giao lưu của khách hàng địa phương cao nên khi đã có nền móng chắc thì việc mở rộng thêm cửa hàng của Starbucks chỉ là chuyện một sớm một chiều. 

Thách thức (Threats)

Bên cạnh cơ hội thì Starbucks cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính trong phân tích SWOT của Starbucks có thể được liệt kê như sau:

Mức độ cạnh tranh cao 

Nhiều đối thủ của Starbucks sẵn sàng giảm giá để thu hút khách hàng, chính vì vậy đây sẽ là yếu tố đe dọa sự ổn định trong tương lai của Starbucks. Với mức giá cao, Starbucks sẽ gặp thách thức trong việc thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Suy thoái kinh tế

Trong các đợt suy thoái kinh tế trước, doanh thu và lợi nhuận của Starbucks đã giảm mạnh và điều này đã tương tự xảy ra vào năm tài chính 2020 của quý 2 khi doanh thu giảm 5% và quý 3 giảm 38%, một phần do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Bảng phân tích SWOT của Starbucks

Điểm mạnh  Điểm yếu Cơ hội Thách thức 
  • Thương hiệu nổi tiếng 
  • Nguồn đầu tư tài chính ổn định 
  • Mức giá không cạnh tranh 
  • Sản phẩm thiếu sự độc đáo
  • Sự phổ biến của mạng xã hội (social media marketing)
  • Nhu cầu lớn ở thị trường đang phát triển 
  • Mức độ cạnh tranh cao 
  • Suy thoái kinh tế

Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Starbucks

Để trở thành một trong những thương hiệu về cà phê hàng đầu trên thế giới, Starbucks đã có những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả. Vậy chiến lược kinh doanh của Starbucks là gì? 

Triết lý kinh doanh của Starbucks

Triết lý trong chiến lược kinh doanh của Starbucks nhấn mạnh vào Third Place, một nơi chỉ đứng sau “First Place và Second Place”, đó là nơi ở và làm việc. 

Starbucks mong muốn trở thành điểm đến quan trọng thứ 3 trong cuộc sống của mỗi người. “Chúng tôi muốn cung cấp mọi thứ thoải mái nhất như ở nhà và cơ quan của bạn. Tại đây, bạn hoàn toàn có thể ngồi vào một cái ghế đẹp, nói chuyện tán gẫu với bạn bè, ngắm nhìn đường phố qua những khung cửa sổ, lướt web,…. và thưởng thức một ly cà phê tuyệt hảo” – Quản lý chi nhánh tại Mỹ của thương hiệu từng chia sẻ.

Ngoài ra Starbucks còn nỗ lực thực hiện theo một triết lý kinh doanh khác đó là trở thành một công ty có trách nhiệm và đạo đức kinh doanh. Điều này được chứng tỏ thông qua các kế hoạch thu mua có trách nhiệm, bao gồm hỗ trợ các khoản vay cho người nông dân và các chương trình bảo tồn rừng; cũng như tạo ra cơ hội giáo dục, đào tạo và việc làm.

Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Starbucks

Về mục tiêu chiến lược kinh doanh của Starbucks, thương hiệu cà phê nổi tiếng này đưa ra 3 mục tiêu chính như sau:

  • Thứ nhất, mục tiêu quan trọng nhất của Starbucks là duy trì hình ảnh về một thương hiệu nổi tiếng và được kỳ vọng hàng đầu thế giới. 
  • Thứ hai, trong nỗ lực tăng trưởng thông qua mở rộng kinh doanh tại các thị trường mới, Starbucks không quên mục tiêu duy trì bản sắc thương hiệu thông qua giữ gìn các sản phẩm truyền thống, duy trì những trải nghiệm khác biệt mà cửa hàng của họ đã và đang mang lại cho khách. 
  • Thứ ba, Starbucks muốn trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và cam kết các vấn đề xã hội. 

Lợi thế cạnh tranh của Starbucks

Đối với lợi thế cạnh tranh của Starbucks, thương hiệu này có một số lợi thế so với đối thủ cạnh tranh như sau.

Sản phẩm luôn đạt chất lượng cao 

Starbucks phục vụ sản phẩm cà phê của mình với chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó, Starbucks cũng đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của máy rang, xay và pha cafe

Ngoài ra, hạt cà phê mà Starbucks sử dụng được trồng theo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, sử dụng các nguyên tắc trồng cà phê có trách nhiệm.

chiến lược kinh doanh của starbucks

Cân bằng giữa lợi nhuận và đạo đức kinh doanh 

Bên cạnh việc tập trung vào kinh doanh để gia tăng lợi nhuận, Starbucks cũng chú trọng vào những hoạt động xã hội như bảo vệ môi trường. Thương hiệu này đã có những tuyên bố về sứ mệnh bảo vệ môi trường của mình như sau:

  • Phấn đấu mua, bán và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • Nhận thấy trách nhiệm về tài chính là cần thiết cho tương lai môi trường
  • Đưa trách nhiệm về môi trường thành giá trị của công ty.
  • Khuyến khích tất cả cộng sự tham gia vào sứ mệnh bảo vệ môi trường 

Chuỗi cung ứng toàn cầu 

Starbucks được biết là có chuỗi cung ứng quốc tế rộng khắp toàn cầu. Starbucks cung cấp hạt cà phê của mình từ ba khu vực sản xuất cà phê là Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á -Thái bình dương. 

Chuỗi cung ứng cà phê rộng khắp của Starbucks góp phần không nhỏ trong việc tăng cường sức mạnh cho thương hiệu này khi các hoạt động buôn bán và sản xuất của Starbucks đều có hậu phương vững chắc về nguồn đầu vào cà phê

Phạm vi chiến lược kinh doanh của Starbucks

Để có thể cạnh tranh, phạm vi chiến lược kinh doanh của Starbucks là các phân khúc thị trường mà thương hiệu này hướng tới. Trong đó, Starbucks tập trung vào các đối tượng khách hàng và khu vực, địa lý sẽ cung cấp sản phẩm. Từ việc xác định phạm vi chiến lược, Starbucks sẽ thực hiện thiết kế bao bì phù hợp cũng như nghiên cứu và phát triển những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

Phân khúc thị trường của Starbucks có thể được phân tích như sau:

  • Phân khúc thị trường theo địa lý: Dựa vào mật độ dân số và khả năng tiêu thụ sản phẩm, Starbucks sẽ tập trung chủ yếu vào phân khúc khách hàng sinh sống ở các thành phố lớn hoặc các khu tập trung nhiều dân cư như chung cư, tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại,…
  • Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học: Starbucks tập trung vào phân khúc khách hàng trong độ tuổi từ 25 đến 40, có thu nhập cao và khá giả. 

>>Đọc thêm về các phân khúc thị trường của những thương hiệu nổi tiếng khác tại bài viết: Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường phổ biến

AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh

AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sale, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.

Nhứng tính năng nổi bật của AMIS CRM bao gồm:

  • Lưu trữ, quản lý mọi thông tin khách hàng
  • Quản lý nhân viên sale
  • Quản lý nhân viên đi thị trường
  • Tối ưu quy trình bán hàng, phê duyệt
  • Liên thông dữ liệu về tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • Báo cáo doanh số, hiệu suất nhân viên…

Hoạt động chiến lược kinh doanh của Starbucks

Đối với các hoạt động chiến lược kinh doanh của Starbucks, thương hiệu này đã chú trọng vào việc phát triển và cải thiện những hoạt động như sau.

Nghiên cứu và phát triển

Starbucks vẫn luôn chú trọng tới việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm mang tới cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. 

Tại 800 khu vực kinh doanh của mình, Starbucks đã lắp đặt những chiếc máy pha cà phê tự động để tăng tốc độ phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, Starbucks cũng áp dụng chế độ thanh toán trước bằng thẻ với các hóa đơn từ $5 tới $500, việc này giúp họ giảm được tới một nửa thời gian giao dịch, và họ thông báo là đã cung cấp tới 70 triệu thẻ ra thị trường.

Một cải tiến khác của Starbucks là việc giới thiệu ra thị trường dịch vụ Cà phê Starbucks Express, đây là bước cải tiến mang tính đột phát nhất từ trước tới giờ dựa trên việc kết hợp giữa đặt hàng trực tuyến và chuyển phát nhanh. Khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán trước thông qua trang web của Starbucks Express.

Không dừng lại ở đó , Cà phê Starbucks tiếp tục nỗ lực cải tiến của mình với những đổi mới mạnh mẽ tại các cửa hàng. Họ mở rộng và tăng tốc độ kết nối Internet tại các cửa hàng tại hơn 1200 khu vực kinh doanh tại bắc Mỹ và châu Âu. Cà phê Starbucks gọi đây là dự án mạng wifi lớn nhất thế giới với việc cộng tác với các đối tác bao gồm Mobile International, nhà cung cấp mạng không dây của Deutsche Telekom và Hewlett Packard. 

nghiên cứu và phát triển sản phẩm starbucks

Kỹ thuật công nghệ

Về hoạt động kỹ thuật công nghệ trong chiến lược kinh doanh của Starbucks, thương hiệu này là một trong những thương hiệu cà phê đi đầu về chuyển đổi số. 

Năm 2016, Starbucks đưa vào thử nghiệm công nghệ AI trong việc gửi email theo dạng cá nhân hóa đến khách hàng: Trước khi áp dụng công nghệ AI, Starbucks chỉ gửi được 30 mẫu email khác nhau cho khách hàng thì sau khi áp dụng AI, Starbucks đã có thể tự động tạo và gửi 400.000 mẫu email hoàn toàn cá nhân hóa tới khách hàng, tất cả trên thời gian thực.

Bên cạnh đó, Starbucks đầu tư lớn cho ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI nhằm tăng cường sự thấu hiểu và cá nhân hóa khách hàng.

Chương trình Starbucks Rewards, hệ thống thanh toán điện tử cũng như ứng dụng đặt hàng di động đã giúp thương hiệu này thu thập một lượng lớn dữ liệu về phân khúc khách hàng. Starbucks đã thu về 30 triệu kết nối số để phục vụ cho hoạt động cá nhân hoá người dùng, bao gồm dữ liệu về thời gian trong ngày đặt hàng, loại đồ uống mà họ lựa chọn, sở thích đặc biệt của từng người. Những thông tin này sau đó sẽ kết hợp với yếu tố về địa lý, thời gian trong năm để cung cấp gợi ý đồ uống cho từng cá nhân.

Năm 2017, Starbucks cũng đã bắt kịp làn sóng 4.0 khi đưa ra trợ lý ảo mang tên My Starbucks barista, cho phép người dùng đặt hàng và thanh toán qua việc giao tiếp bằng giọng nói với trợ lý ảo. Việc làm này giúp khách hàng trải nghiệm cảm giác trò chuyện như với nhân viên pha thật ở ngoài đời.

Starbucks đang phấn đấu trở thành công ty dẫn đầu về hiệu năng điểm truy cập Wi-Fi. Sau nhiều năm cung cấp cho khách hàng dịch vụ Wi-Fi của hãng AT&T với mức độ bình thường chưa hiệu quả lắm, Starbucks đang áp dụng dịch vụ của Google để cung cấp mức độ truy cập siêu cao tốc, có thể là chuẩn Wi-Fi nhanh hơn chuẩn hiện tại mà đa số khách hàng có thể truy cập ở các nơi khác.

starbucks app

Quản trị nhân sự

Qua nhiều năm mở rộng và phát triển, Starbucks đã tạo nên một văn hóa làm việc chú trọng đến tinh thần và môi trường làm việc của nhân viên, khuyến khích họ tạo dựng các mối quan hệ thân thiện ngay trong nhóm và luôn xem nhân viên là các “thượng đế” cần chăm sóc hết mình.

Tại Starbucks, các nhân viên thường được gọi với cái tên trang trọng hơn là “đồng nghiệp”, ngay cả các nhân viên bán thời gian (tại Mỹ) luôn có cơ hội nhận cổ phiếu và bảo hiểm của công ty. Vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khi các công ty bán lẻ sa thải hàng loạt nhân viên, Starbucks vẫn kiên trì đầu tư vào huấn luyện kỹ năng cho nhân viên của mình, bao gồm các khóa pha chế và thậm chí những môn học có thể đổi thành tín chỉ ở nhiều trường Đại học tại Mỹ.

Cựu giám đốc công ty, Howard Behar tin rằng những nhân viên được chăm sóc tốt và cảm thấy mãn nguyện sẽ qua đó chăm sóc và cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Một nhân viên Starbucks từng viết trên trang cá nhân của mình “Không một nhân viên Starbucks nào từng ra lệnh tôi phải làm gì cả. Họ luôn mở lời bằng: ‘Bạn có thể giúp mình một chút được không?’.”

Các nhà quản lý Starbucks tin rằng xây dựng văn hóa công ty đề cao mối quan hệ giữa nhân viên và nơi làm việc của họ sẽ gắn kết nhân viên vào môi trường làm việc của mình hơn. Điều này dẫn tới việc xây dựng một môi trường làm việc thoải mái và thân thiện ở tất cả cửa hàng Starbucks trên thế giới, biến Starbucks trở thành một nơi “thứ ba” giữa nhà và nơi làm việc của khách hàng, nơi mà họ có thể tận hưởng “trải nghiệm” một cách tự nhiên nhất.

Quản trị Marketing

Về cách quản trị Marketing trong chiến lược kinh doanh của Starbucks, thương hiệu này đã triển khai các chiến lược Marketing của mình theo mô hình Marketing Mix 4P.

chiến lược marketing của starbucks

Sản phẩm (Product)

Khi phân tích chiến lược Marketing của Starbucks về sản phẩm (Product), Starbucks đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để thu hút khách hàng và phục vụ được những nhu cầu đa dạng của khách hàng mục tiêu.

Ngoài các sản phẩm bán quanh năm, Starbucks còn không ngừng làm mới các sản phẩm và dòng sản phẩm của mình với các sản phẩm theo mùa, sản phẩm phiên bản giới hạn, sản phẩm cho mùa lễ hội,…

Bên cạnh sản phẩm đa dạng, Starbucks cũng luôn chú trọng vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Starbucks luôn muốn đem lại những cốc cà phê thơm đậm đà, những loại bánh, trà có hương vị độc đáo và phong cách phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên. Đây là những USP (Unique Selling Propositions) của Starbucks để thu hút khách hàng của mình.

Giá (Price)

Đối với chiến lược Marketing của Starbucks về giá (Price), thương hiệu này đã sử dụng chiến lược định giá sản phẩm cao cấp (Premium Pricing Strategy).

>>Đọc thêm về các chiến lược định giá sản phẩm phổ biến khác trong Marketing tại bài viết: Top 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến trong marketing

Với chiến lược Marketing của Starbucks, thông qua việc định giá sản phẩm cao cấp, thương hiệu này đánh vào xu hướng hành vi của người tiêu dùng luôn nghĩ rằng sản phẩm đắt tiền sẽ có giá trị cao đã giúp thương hiệu Starbucks giữ vững được hình ảnh của một thương hiệu đồ uống cao cấp và cực kỳ chất lượng.

Có thể thấy các sản phẩm đồ uống, sản phẩm bánh được Starbucks bán ra đều có mức giá cao hơn bình thường. Để lý giải điều này, có thể thấy rằng Starbucks chú trọng đến chất lượng sản phẩm và truyền tải thông điệp cho những sản phẩm cung cấp đến tay khách hàng đều là những sản phẩm mang giá trị cao. Từ việc chọn lọc một cách cẩn thận những hạt cà phê cho đến quy trình chế biến nghiêm ngặt với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp sẽ cho ra các sản phẩm của thương hiệu Starbucks không thể rẻ.

Hệ thống phân phối (Place)

Hệ thống phân phối rộng khắp là một trong những chiến lược Marketing hiệu quả của Starbucks.

Thời gian đầu, Starbucks bán các sản phẩm của mình ở các quán Starbucks Coffee. Khi Internet ngày càng phát triển, Starbucks cung cấp các sản phẩm trong những cửa hàng Starbucks Online. 

Ngoài ra, một số sản phẩm được bán thông qua các nhà bán lẻ trên toàn thế giới. Hãng còn cho phép khách hàng sử dụng Starbucks App để đặt hàng mọi lúc, mọi nơi. Điều này chứng minh rằng “ông lớn” Starbucks đã thích nghi khá nhanh chóng với sự thay đổi của thời gian, công nghệ, và điều kiện thị trường. 

Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Khi phân tích chiến lược Marketing của Starbucks về xúc tiến hỗn hợp, thương hiệu này đã chú trọng vào việc triển khai các chiến dịch quảng bá thương hiệu và áp dụng những chương trình chiết khấu bán hàng hấp dẫn.

Starbucks đã tận dụng triệt để lợi thế của mạng xã hội, trở thành một trong những nhãn hiệu cà phê được nhắc đến nhiều nhất. Biết được khách hàng không chỉ có nhu cầu uống cà phê mà họ còn muốn chia sẻ những khoảnh khắc đó cho bạn bè, gia đình, thương hiệu này đã tăng sự hiện diện của mình trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest và biến hoạt động uống cà phê thành một sở thích của khách hàng.

>>Đọc chi tiết hơn về chiến lược Marketing Mix của Starbucks tại bài viết: Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Starbucks

MISA AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh 

Là nhà quản lý kinh doanh, bạn luôn trăn trở những vấn đề như:

  • Làm thế nào để quản lý lượng lớn dữ liệu khách hàng tập trung, tránh thất thoát?
  • Làm sao để quản lý đội ngũ sale, nhân viên đi thị trường hiệu quả?
  • Làm sao để có báo cáo tình hình kinh doanh tức thì để kịp thời ra quyết định?
  • Làm sao để tối ưu các quy trình, tránh chồng chéo, số liệu không đồng nhất giữa bộ phận Marketing, Kế toán và Bán hàng?

Những vấn đề trên sẽ được giải quyết khi sử dụng công cụ MISA AMIS CRM. Với MISA AMIS CRM:

– Tất cả data khách hàng được lưu trữ tập trung tránh thất thoát

AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn
AMIS CRM giúp lưu trữ mọi thông tin giao dịch, tương tác giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn

– Mọi thông tin về khách hàng như liên hệ, thông tin giao dịch, lịch sử mua bán được ghi nhận tại một nơi giúp sale thấu hiểu khách hàng, tiện chăm sóc từ đó gia tăng doanh số

Tối ưu các quy trình phê duyệt báo giá, hợp đồng… nhanh chóng giúp chăm sóc khách hàng kịp thời, gia tăng sự hài lòng của khách hàng

– Nhà quản lý dễ dàng quản lý đội sale nhờ hệ thống báo cáo đa chiều đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/nhân viên, tỷ lệ chuyển đổi cơ hội sang hợp đồng, lý do thắng thua, vòng đời cơ hội để kịp thời điều chỉnh, đào tạo, động viên giúp gia tăng năng suất đội ngũ bán hàng

Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM
Giao diện báo cáo năng lực nhân viên trên AMIS CRM

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của AMIS CRM TẠI ĐÂY.

– Đối với doanh nghiệp có nhân viên đi thị trường, nhà quản lý dễ dàng theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên nhờ tính năng Check-in điểm đến.Quản lý nhân viên kinh doanh đi thị trường

– Ngoài báo cáo về hiệu suất nhân viên, MISA AMIS CRM cung cấp hơn 30 loại báo cáo khác về doanh số, thị trường, đơn hàng, sản phẩm, kênh bán… giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh tức thời và ra quyết định chính xác.

Đồng bộ và liên thông dữ liệu về thông tin khách hàng tiềm năng với Bộ phận Marketing, dữ liệu về thông tin khách hàng, tồn kho, công nợ, báo giá, đơn hàng với Kế toán.AMIS CRM liên thông dữ liệu phòng ban

Khi sử dụng MISA AMIS CRM:

  • Khách hàng được chăm sóc tốt hơn từ đó gia tăng sự hài lòng, bứt phá doanh số
  • Các quy trình bán hàng được tối ưu, doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
  • Đội ngũ bán hàng được tổ chức và quản lý hiệu quả hơn, tăng năng suất
  • Nhân viên sale có công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn

Đặc biệt, MISA AMIS CRM có thể tùy chỉnh để doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào cũng đều có thể sử dụng.

Xem video demo tính năng chi tiết Tại đây:

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của AMIS CRM TẠI ĐÂY.

170.000 khách hàng đang tin dùng các sản phẩm của MISA AMIS 

Tổng kết

Để trở thành một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới, Starbucks đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Các hoạt động chính trong chiến lược kinh doanh của Starbucks bao gồm:

  • Nghiên cứu và phát triển
  • Kỹ thuật công nghệ
  • Quản trị nhân sự
  • Quản trị Marketing

Hy vọng qua bài viết này, anh/chị đã thêm về những chiến lược kinh doanh hiệu quả của Starbucks từ đó tham khảo để triển khai những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình. 

Ghé thăm blog của chúng tôi để cập nhật kiến thức hay mỗi ngày nhé!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 4]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả