Các bước lập kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng cho người mới

21/10/2022
1526

Bất kỳ ngành nghề nào kể cả vật liệu xây dựng, khi bước vào kinh doanh đều cần kế hoạch kinh doanh để bắt đầu. Vật liệu xây dựng được đánh giá là ngành nghề có nhiều tiềm năng cao, đáng được đầu tư.

Thị trường “màu mỡ” là thế nhưng không phải ai bắt tay vào kinh doanh cũng thành công. Để giúp bạn có thể kinh doanh thuận lợi, bài viết dưới đây MISA AMIS chia sẻ chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng mang lại hiệu quả cao. Bạn cùng tham khảo nhé!

Các bước lập kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng cho người mới
Các bước lập kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng cho người mới

I. Các bước lập kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng

1. Khảo sát nghiên cứu thị trường mục tiêu quanh khu vực kinh doanh

Xác định thị trường mục tiêu luôn là hoạt động ưu tiên hàng đầu khi bắt đầu kinh doanh. Thông qua các cuộc khảo sát thị trường quanh khu vực bạn muốn kinh doanh, bạn có thể có được những kết quả chính xác nhất và cần thiết nhất về khách hàng.

Các thông tin hữu ích bao gồm: nhân khẩu học, nhu cầu khách hàng sử dụng và những tiềm năng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng. Dựa vào những nghiên cứu đánh giá, bạn có thể đặt ra quyết định lựa chọn dự án kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp.

Bên cạnh đó thông qua cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường, bạn có thể nắm bắt được có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trong ngành kinh doanh vật liệu xây dựng như bạn. Các đơn vị đó hình thành và phát triển như thế nào, thời gian duy trì được bao lâu, họ có những ưu nhược điểm gì khi kinh doanh. 

Đồng thời các sản phẩm chủ đạo mà họ kinh doanh là gì? Đối tượng khách hàng của họ là phân khúc khách hàng nào. Một loạt những câu hỏi đó sẽ giúp bạn hình dung được quá trình kinh doanh và bạn cũng có thể nắm được nhu cầu của khách hàng, từ đó dễ dàng đưa ra các chiến lược kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là bước đầu tiên khi lập kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng.

2. Tìm địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp

Để có thể kinh doanh vật liệu xây dựng thuận lợi và thu được lợi nhuận cao thì vị trí mặt bằng là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần cân nhắc. Bởi vì đặc thù của kinh doanh nguyên vật liệu tốn khá nhiều diện tích nên doanh nghiệp cần tìm địa điểm có không gian rộng để có thể trưng bày hết được các sản phẩm. 

Bên cạnh đó doanh nghiệp cần lưu ý chọn vị trí mặt bằng có giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu qua cửa hàng cũng như quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng dễ dàng hơn.

Nếu bạn không thể tìm được mặt bằng đáp ứng được không gian và giao thông đi lại thuận tiền thì có thể sử dụng nhà kho để lưu chứa các nguyên vật liệu. Tuy nhiên nhà kho cần được xây dựng gần với cửa hàng kinh doanh và được đảm bảo khả năng chống mưa dột, chống ẩm tốt. Các nguyên vật liệu xây dựng như xi măng hay gạch hoa cần được kê cao trên pallet để tránh ẩm ướt.

Tìm địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp
Tìm địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp

3. Chuẩn bị nguồn kinh phí đầu tư kinh doanh

Một bước quan trọng không thể bỏ qua khi lập kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng đó là nguồn kinh phí khi đầu tư kinh doanh. Hầu như ai khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh đều bận tâm đến số vốn đầu tư, số vốn đầu tư cho cửa hàng là bao nhiêu? 

Bởi bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy không riêng gì kinh doanh vật liệu xây dựng, vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết để vận hành một doanh nghiệp. Tùy vào ngành nghề và quy mô kinh doanh mà có những con số khác nhau. 

Đặc biệt là kinh doanh lĩnh vực nguyên vật liệu xây dựng cần số vốn đầu tư ban đầu không nhỏ và một nguồn vốn dự phòng để quay vòng vốn, nhập hàng thường xuyên để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. 

Vì thế để có thể xác định được số vốn cần đầu tư bạn cần xác định được mô hình kinh doanh, cũng như quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.

4. Đăng ký giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng

Giấy phép kinh doanh là thủ tục pháp lý cần thiết cho mỗi doanh nghiệp khi khởi nghiệp kinh doanh. Sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh, thì doanh nghiệp sẽ được hoạt động một cách hợp pháp.

Nhờ vậy, quá trình vận hành kinh doanh sẽ trở nên thuận lợi hơn nhờ được nhà nước bảo hộ. Mặt khác giấy phép kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng và có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển hơn.

II. Những yếu tố tạo nên thành công khi kinh doanh vật liệu xây dựng

Có thể thấy kinh doanh vật liệu xây dựng mang lại lợi nhuận rất cao cho người đầu tư, bởi nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu xây dựng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên không phải ai đầu tư cũng có được những thành quả như mong muốn ở lĩnh vực này. 

Nếu muốn có được sự thành công thuận lợi và có được chỗ đứng trên thị trường vật liệu xây dựng thì bạn cần nắm rõ những yếu tố quyết định dưới đây.

Những yếu tố tạo nên thành công khi kinh doanh vật liệu xây dựng
Những yếu tố tạo nên thành công khi kinh doanh vật liệu xây dựng

1. Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu xây dựng khi kinh doanh

Chất lượng luôn là tiêu chí mua hàng đầu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt là nguyên vật liệu xây dựng người ta thường yêu cầu cao trong việc đảm bảo độ bền và độ an toàn cao. Bởi vật liệu xây dựng được sử dụng trong các công trình xây dựng có vòng đời từ trên 10 năm – 20 năm. 

Và đặc biệt là trên thị trường vật liệu xây dựng hiện nay sự cạnh tranh thường rất khốc liệt, vì thế mà các sản phẩm chất lượng cao với mức giá thành hợp lý là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp. 

Chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến độ uy tín của doanh nghiệp, nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ gây hại đến sự an toàn của người sử dụng, điều này sẽ dẫn đến khách hàng tẩy chay cửa hàng đó và chọn một cửa hàng kinh doanh khác đảm bảo an toàn chất lượng hơn.

2. Lựa chọn nguồn nhập hàng uy tín và đảm bảo

Như đã nói ở trên chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người tiêu dùng cũng như sự uy tín của doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nhà cung ứng vật liệu xây dựng. Bạn có thể tham khảo một số nguồn nhập hàng dưới đây để chọn hình thức nhập vật liệu xây dựng phù hợp với cơ sở kinh doanh của mình.

Nhập vật liệu xây dựng trực tiếp từ nhà sản xuất

Nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như giá thành rẻ hơn. Khi nhập hàng theo hình thức này bạn chỉ cần tuân theo các chính sách bán hàng của doanh nghiệp, giá đã được niêm yết sẵn. 

Điều này giúp doanh nghiệp của bạn nhận được phần trăm chiết khấu cao cũng như giảm bớt các rủi ro khi vận chuyển, nhầm lẫn hàng hóa. Tuy nhiên nhập hàng theo hình thức này bạn sẽ phải nhập một số lượng nguồn hàng lớn.

Nhập vật liệu xây dựng từ nhà phân phối, đại lý

Đối với những cửa hàng kinh doanh vật liệu có quy mô nhỏ, thường chọn nhập hàng thông qua các đại lý trung gian. Với hình thức này bạn có thể nhập số lượng hàng vừa phải phù hợp với mục đích kinh doanh, mà không cần phải nhập một lượng hàng lớn như nhập tại nhà sản xuất. Tuy nhiên nhập hàng qua các đầu mối trung gian thì lợi nhuận và phần trăm chiết khấu sẽ giảm bớt.

3. Thực hiện chiến lược marketing kinh doanh vật liệu xây dựng

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường vật liệu xây dựng, sẽ là lợi thế để các doanh nghiệp phát triển, đẩy mạnh doanh thu bán hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khi mà ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng mọc lên như nấm. 

Để có thể duy trì sự phát triển và tạo dựng được vị thế của mình trên thị trường vật liệu xây dựng, đòi hỏi bạn phải có những chiến lược marketing hiệu quả. Bên cạnh biển quảng cáo, tờ rơi doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các kênh truyền thông đại chúng như Facebook, zalo, trang web,… Để quảng bá thương hiệu của mình. Giúp nhiều khách hàng tiềm năng biết đến cơ sở kinh doanh của bạn.

Mời anh chị bấm vào ảnh để tải về mẫu kế hoạch kinh doanh trên excel cho ngành vật liệu xây dựng (thay số dùng được ngay).

Mời anh chị bấm vào ảnh để tải mẫu kế hoạch kinh doanh bằng excel

III. Tổng kết

Trong kinh doanh dù là bất kỳ ngành nghề nào nếu muốn đưa cơ sở của mình đi vào quá trình vận hành trơn tru, tạo được nguồn thu nhập cao thì cần có những kế hoạch cụ thể về cách thức kinh doanh. 

Ở bài viết trên MISA AMIS đã chia sẻ các kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả, giúp doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi và thành công. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả