Tổng hợp các mẫu lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết nhất 

26/02/2024
5827

Mẫu lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm sẽ giúp quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp buôn bán mỹ phẩm trở nên dễ dàng hơn. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm ở bài viết dưới đây.

Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là gì?

Về định nghĩa kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm, đây là bản kế hoạch các bước chi tiết về mục tiêu & các giai đoạn buôn bán sản phẩm mỹ phẩm trong khoảng thời gian nhất định của một công ty hay cửa hàng mỹ phẩm.

Thông thường, trong một bản kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm, nội dung chính sẽ bao gồm:

  • Mục tiêu kinh doanh
  • Sứ mệnh, tầm nhìn
  • Khách hàng mục tiêu
  • Thị trường mục tiêu
  • Phân bổ ngân sách
  • Phân tích SWOT
  • Phân tích đối thủ
  • Phân bổ nguồn lực
  • Kế hoạch Marketing

Bấm vào đây để tải nhanh toàn bộ mẫu kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm

Về cơ bản, kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chính là kim chỉ nam để hướng dẫn công ty hay doanh nghiệp mỹ phẩm nên đi hướng đi nào, lựa chọn chiến lược ra sao để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 

Việc lập kế hoạch kinh doanh thường là do chủ doanh nghiệp hoặc quản lý kinh doanh, tài chính làm. Chủ doanh nghiệp và quản lý cần đảm bảo tính chặt chẽ, khả thi và phù hợp của kế hoạch. 

Ví dụ về phân tích đối thủ trong ngành mỹ phẩm

Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm?

Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là một trong những thứ không thể thiếu đối với doanh nghiệp, công ty mỹ phẩm. Vậy lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là gì?

Hình dung được hướng đi dễ dàng hơn

Lợi ích đầu tiên của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là doanh nghiệp sẽ hình dung được hướng đi dễ dàng hơn.

Một trong những nội dung chính của bản kế hoạch này chính là xác định được mục tiêu kinh doanh. Từ mục tiêu này, cửa hàng và doanh nghiệp mỹ phẩm sẽ hình dung được những hướng đi cụ thể, phương pháp hiệu quả nhất để tiến gần hơn đến với mục tiêu đã đề ra. Từ đó, đội ngũ nhân viên cũng sẽ triển khai công việc hiệu quả hơn.

Giảm thiểu rủi ro & xác định mức độ khả thi

Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro thị trường và xác định được mức độ khả thi của mục tiêu. Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp sẽ cần phân tích SWOT cũng như phân tích đối thủ một cách kỹ lưỡng. 

Việc xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cùng những đối thủ trong thị trường sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro hơn, đồng thời xác định được mức độ khả thi của mục tiêu kinh doanh.

Một số tiêu chí phân tích SWOT trong ngành mỹ phẩm

Phân bổ ngân sách và nguồn lực chi tiết

Phân bổ ngân sách và nguồn lực chi tiết cũng là những nội dung quan trọng của kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm. Việc phân bổ ngân sách và nguồn lực sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, giảm thiểu những rủi ro tài chính không đáng có và phân chia công việc phù hợp cho nhân sự.

Xác định được những giai đoạn cụ thể

Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm, chủ doanh nghiệp / chủ cửa hàng cũng cần xác định được những giai đoạn cụ thể của chiến dịch kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Mẫu kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cần phân chia nhỏ giai đoạn càng chi tiết càng tốt để đội ngũ nhân viên có thể dễ dàng theo dõi và thực thi theo kế hoạch.

6 bước lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm

Để xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả, doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm có thể làm theo 6 bước sau đây:

Nghiên cứu thị trường

Bước đầu tiên mà doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cần làm là nghiên cứu thị trường.

Trong quá trình nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ cần xác định rõ market size của ngành mỹ phẩm là như thế nào? Sản phẩm son môi chiếm bao nhiêu phần trăm, sản phẩm kem dưỡng da chiếm bao nhiêu phần trăm? Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả nhờ việc nghiên cứu thị trường. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nghiên cứu thị trường bằng các phương pháp như: Phỏng vấn, tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội về mỹ phẩm, làm bảng khảo sát với tệp khách hàng lớn,…

Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Ở bước tiếp theo, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cần xác định được chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Khách hàng mục tiêu và tiềm năng không chỉ là nguồn doanh thu chính mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.

Từ việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu, chủ doanh nghiệp có thể xây dựng được kế hoạch kinh doanh phù hợp. Ví dụ, đối với đối tượng là học sinh, sinh viên, nhóm đối tượng này thích những sản phẩm mỹ phẩm hợp thời trang, giá cả phải chăng vì nhóm khách hàng này chưa có thu nhập ổn định,…

TẢI EBOOK: TÀI LIỆU XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG 8 LĨNH VỰC NGÀNH

Lựa chọn địa điểm bán hàng mỹ phẩm

Lựa chọn địa điểm bán hàng mỹ phẩm cũng là một trong những bước quan trọng trong kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm. Địa điểm bán hàng đóng vai trò then chốt để thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng. 

Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có tốt đến đâu, chính sách bán hàng có hấp dẫn như thế nào mà cửa hàng ở 1 nơi hẻo lánh thì doanh nghiệp vẫn khó lòng có thể tiếp cận được đến với khách hàng một cách hiệu quả.

Lựa chọn địa điểm bán hàng mỹ phẩm
Lựa chọn địa điểm bán hàng mỹ phẩm

Phân bổ ngân sách phù hợp

Ở bước tiếp theo của việc lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp cần phân bổ ngân sách phù hợp.

Việc phân bổ ngân sách phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể những rủi ro về chi phí. Xây dựng kế hoạch cho ngân sách kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp chi tiền hiệu quả vào những hoạt động thực sự quan trọng, giảm bớt chi phí cho những công việc không liên quan nhiều đến việc xây dựng thương hiệu & tăng doanh thu bán hàng. Qua đó, chủ doanh nghiệp cũng có thể tối ưu chi phí hiệu quả hơn.

Lên kế hoạch Marketing

Kế hoạch Marketing cũng là một phần quan trọng của kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm. Việc quảng cáo sản phẩm đa kênh đến khách hàng mục tiêu là công việc thiết yếu để doanh nghiệp thu hút khách hàng biết đến sản phẩm của mình.

Trong kế hoạch Marketing, doanh nghiệp cần xác định những điều quan trọng sau:

  • Kênh mà khách hàng mục tiêu xuất hiện là ở đâu?
  • Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo là gì?
  • Quảng cáo ở kênh nào? Nội dung ra sao?

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải cân đối được ngân sách Marketing và nguồn vốn nhập hàng, đo lường được tỷ suất lợi nhuận.

Tải toàn bộ mẫu kế hoạch marketing theo ngày tháng quý năm tại đây

Theo dõi kết quả & tối ưu kế hoạch

Bước cuối cùng của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là theo dõi kết quả và tối ưu kế hoạch. Sau mỗi chiến dịch, doanh nghiệp cần tổng kết lại kết quả cuối cùng. 

Nếu kết quả tốt, doanh nghiệp có thể phát triển nhờ kế hoạch đã xây dựng. Còn nếu kết quả chưa tốt, doanh nghiệp cần tối ưu kế hoạch để cho ra những con số khả quan hơn.

Để theo dõi kết quả và các hoạt động kinh doanh của nhân viên, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý công việc để dễ dàng theo dõi và có những điều chỉnh kịp thời.

[Tải miễn phí] Mẫu lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết nhất

Để quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm trở nên dễ dàng hơn, doanh nghiệp nên tham khảo những mẫu lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết và hiệu quả. Nhìn chung, nhà quản lý có thể tham khảo mẫu lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm dưới đây:

Mẫu lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm 

Giới thiệu tóm tắt thông tin về doanh nghiệp 

  • Năm thành lập: 2016
  • Giá trị cốt lõi: Giúp khách hàng cảm thấy tự tin hơn vào bản thân
  • Thị trường mục tiêu: Nhóm đối tượng là nữ giới, đặc biệt là nhân viên văn phòng
  • Đối thủ cạnh tranh: Các cửa hàng mỹ phẩm dành cho nhân viên văn phòng trên địa bàn Hà Nội
  • Cơ hội của doanh nghiệp: Nữ nhân viên văn phòng đang ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc sắc đẹp, một phần để có thể trở nên trẻ trung hơn, một phần để có thể tự tin hơn vào bản thân.
  • Thị trường mục tiêu

Dân văn phòng, người lớn từ x tuổi trở lên, cư trú và / hoặc làm việc trong khắp thành phố Hà Nội, là những người quan tâm đến chăm sóc sắc đẹp, đặc biệt là chăm sóc da

  • Chân dung khách hàng

Tuổi: từ x tuổi đến y tuổi

Giới tính: Nữ

Mức thu nhập: trên x triệu đồng/tháng

  • Đối thủ cạnh tranh

Các cửa hàng mỹ phẩm tại Hà Nội

  • Kế hoạch triển khai 
  • Marketing & sales:

Tận dụng và triển khai hoạt động quảng cáo đa kênh, đặc biệt là những kênh marketing online như: Facebook, Youtube, Tiktok, Instagram,… Ngoài ra, xác định được đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp là gì.

  • Định giá sản phẩm

Giá cả phải chăng so với hàng chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

  • Phân phối sản phẩm

Bán sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng ở trung tâm thành phố Hà Nội hoặc bán hàng trên các kênh online như Facebook, Instagram hoặc các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…

  • Giới thiệu về nguồn lực 

Ban lãnh đạo gồm có chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng, khối nhân viên văn phòng,…

Cơ cấu tổ chức bao gồm: chủ cửa hàng đứng đầu, bên dưới là quản lý và cuối cùng là nhân viên

  • Phân bổ ngân sách

Ngân sách cho chạy quảng cáo trên các kênh online như Facebook, Google, Zalo,…

Quý 1: x triệu đồng / tháng

Quý 2: y triệu đồng / tháng

Ngân sách cho quảng cáo offline

Quý 1: x triệu đồng / tháng

Quý 2: y triệu đồng / tháng

Ngân sách dành cho nhân sự làm việc chính thức, dành cho cộng tác viên:

Quý 1: x triệu đồng / tháng

Quý 2: y triệu đồng / tháng

  • Phụ lục

Phụ lục A là biểu đồ tăng trưởng doanh số. Phụ lục B là biểu đồ về chi phí

Download mẫu lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm

Mời anh chị xem trước mẫu kế hoạch dưới đây.

Anh/chị có thể download mẫu lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết nhất tại đây:

Nếu là Doanh nghiệp phân phối Mỹ phẩm, đừng quên quản lý nhà phân phối

Khác với những cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm nhỏ lẻ, công ty sản xuất mỹ phẩm hay chuyên phân phối cần quản lý chặt chẽ hơn tình hình kinh doanh của mình. Bên cạnh kế hoạch kinh doanh thông thường, có một phần quan trọng đó là quản lý nhà phân phối. Việc này đặc biệt quan trọng vì đây sẽ là kênh bán hàng hiệu quả, số lượng lớn cho Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công việc quản lý không thể thủ công như trước đây nhất là khi Doanh nghiệp đã phát triển quy mô lớn với danh sách nhiều sản phẩm và có hệ thống đại lý phân phối tương đối lớn. Lúc này, nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý đặc biệt cần thiết.

MISA AMIS CRM là giải pháp đang được hàng nghìn Doanh nghiệp phân phối sử dụng. Phần mềm có thể quản lý khách hàng, hàng hoá và đặc biệt là nhà phân phối hiệu quả. Giúp chủ doanh nghiệp nắm được tình hình doanh số từ các đại lý, lên kế hoạch phát triển, tạo ra các chương trình trả thưởng, kích thích doanh thu từ đại lý…

Dùng ngay miễn phí

Nhờ nhiều tính năng vượt trội, phần mềm MISA AMIS CRM được hơn 12.000 doanh nghiệp tin dùng. Trong đó phải kể đến CTCP Công nghệ Novatek, CTCP Hóa chất thực phẩm Châu Á AFChem, công ty TNHH Quà tặng doanh nghiệp EPVINA… Ngoài ra mỗi năm, MISA AMIS CRM vinh hạnh đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp lớn trên con đường chuyển đổi số.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến tính năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, giải pháp AMIS CRM của MISA đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như Giải nhất Sao Khuê 2022, giải Sao Vàng Đất Việt, giải thưởng APICTA, giải ASOCIO…..

Tổng kết

Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là điều quan trọng mà các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm nên đầu tư và chú trọng xây dựng. Hy vọng rằng mẫu kế hoạch lập kinh doanh mỹ phẩm có thể giúp chủ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dễ dàng hơn. Ghé thăm blog của MISA AMIS để tìm hiểu thêm về các kế hoạch kinh doanh ở đa dạng các lĩnh vực nhé!


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 4]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả