6 bước & 8 lưu ý để xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp nhất!

17/02/2022
3315

Một đội ngũ bán hàng quyết định nhiều đến sự tăng trưởng và phát triển ở trong doanh nghiệp. Như vậy, để thành công, trước tiên các nhà lãnh đạo cần phải xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và đem đến hiệu quả cao. Vậy xây dựng đội ngũ bán hàng như thế nào thì hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

6 bước xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp

1. Vẽ mô hình tổ chức đội ngũ bán hàng 

Tổ chức lực lượng bán hàng là việc phân bổ, sắp xếp bộ máy nhân sự bán hàng một cách hợp lý căn cứ vào khách hàng mục tiêu, sản phẩm, thị trường để thực hiện chiến lược bán hàng hiệu quả.

Để xây dụng đội ngũ bán hàng hiệu quả, nhà quản lý phải xây dựng được mô hình tổ chức đội ngũ bán hàng phù hợp với doanh nghiệp mình. Vậy làm thế nào để tổ chức lực lượng bán hàng một cách chuẩn chỉnh và hiệu quả?

Xác định các vị trí trong bộ máy bán hàng

Phân loại theo chức năng nhiệm vụ thì bộ máy bán hàng thông thường sẽ bao gồm các vị trí chính là:

  • Giám đốc bán hàng: giám đốc bán hàng của doanh nghiệp, của khu vực hoặc trưởng đại diện bán hàng.
  • Các đại diện bán hàng với các chức năng khác nhau
    • Người giao hàng: giao hàng theo hợp đồng, thường là người vận chuyển (lái xe) kiêm nhiệm.
    • Người tiếp nhận đơn hàng: người nhận đơn hàng trong nội bộ doanh nghiệp (nhân viên bán hàng sau quầy) hoặc tiếp nhận đơn đặt hàng từ bên ngoài.
    • Người chào hàng: có nhiệm vụ tiếp thị, tạo dựng hình ảnh uy tín của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho khách hàng.
    • Các kĩ thuật viên: hỗ trợ kĩ thuật cho khách hàng.
    • Nhân viên tạo nhu cầu: nhiệm vụ chủ yếu giúp khách hàng hiểu được khả năng của doanh nghiệp, các sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới của doanh nghiệp.

Xác định quy mô lực lượng bán hàng

Quy mô lực lượng bán hàng ảnh hưởng đến kết quả và chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Bởi vậy tính nhu cầu lực lượng bán hàng cần căn cứ vào các yếu tố:

  • Mục tiêu và chiến lược bán hàng của doanh nghiệp.
  • Tình hình nhu cầu về hàng hoá trên thị trường hiện tại và tương lai.
  • Tổ chức lực lượng bán hàng của các đối thủ cạnh tranh để tham khảo.
  • Các định mức về khối lượng công việc cho một nhân viên đại diện bán hàng như: tần suất gặp gỡ khách hàng cần thiết trong kỳ, tổng khối lượng công việc, số lượng khách hàng, thời gian mỗi lần gặp gỡ một khách hàng.

Trên cơ sở đó xác định quy mô nhân lực bán hàng của toàn bộ doanh nghiệp, cho từng khu vực, từng địa bàn.

Đối với doanh nghiệp thương mại, có 4 phương án tổ chức lượng bán hàng phổ biến bao gồm: theo sản phẩm; theo vùng địa lý; theo khách hàng và theo ma trận.

>Đọc thêm: Cách tổ chức lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp

Khi đã xác định đúng nhu cầu về vị trí nhân sự, quy mô bộ máy/mô hình tổ chức đội ngũ bán hàng, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch tuyển dụng đội ngũ bán hàng.

2. Tuyển dụng đội ngũ bán hàng có năng lực

Bạn có biết rằng trong đội ngũ bán hàng hùng hậu của doanh nghiệp, chỉ có 10% nhân viên kinh doanh thuộc top bestseller. Và 10% này lại là lực lượng mang về tới 70% doanh số cho doanh nghiệp. 

Chính vì vậy, để xây dựng một đội ngũ bán hàng mạnh, một điều quan trọng là nhà quản lý có thể tìm kiếm được những nhân viên bán hàng giỏi để bổ sung vào đội ngũ.

Để tuyển dụng được đội ngũ bán hàng hùng mạnh nhà quản lý cần phải xác định đặc điểm của nhân viên bán hàng giỏi từ đó thêm vào bộ tiêu chí tuyển dụng.

Các nhân viên bán hàng có năng lực tốt thường là những người giỏi thuyết phục người khác, có các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đàm phán và hợp tác cao. Người quản lý có thể tuyển dụng “đa màu sắc” với các nhân sự có phong cách làm việc và lối tư duy khác nhau trong đội nhóm của mình.

>>Đọc thêm: 11 đặc điểm của nhân viên bán hàng giỏi (bestseller) nhà quản lý nên tìm kiếm

3. Xây dựng quy trình bán hàng chuẩn và chuyên nghiệp

Quy trình bán hàng là một chuỗi những hoạt động cụ thể mà nhân viên kinh doanh cần thực hiện để tăng tỉ lệ chuyển đổi một đối tượng từ dạng tiềm năng thành khách hàng.

Một doanh nghiệp muốn hoạt động trơn tru và bán được hàng thì cần phải có sơ đồ quy trình bán hàng chuyên nghiệp và bài bản phù hợp với lĩnh vực, quy mô, sản phẩm và cơ cấu tổ chức của công ty.

Có một quy trình rõ ràng giống như việc vẽ ra một con đường để đội ngũ bán hàng biết được mình phải làm gì, phải đi đâu và đích đến sẽ là gì để rút ngắn thời gian bán hàng và nâng cao tỷ lệ thắng.

Nhiều doanh nghiệp tổ chức bán hàng nhưng thiếu đi một quy trình bài bản dẫn tới việc nhân viên sale chăm sóc khách hàng theo kinh nghiệm cá nhân. Kết quả là có khách hàng bán được trong vòng một tuần, có những khách thì vòng đời cơ hội kéo dài tới 3-4 tháng, có khách hàng thì bán theo bước này trước, khách hàng khác lại bán bước kia trước dẫn tới hiệu quả bán hàng không cao.

Về cơ bản, quy trình bán hàng phổ biến bao gồm 5 bước:

  • Bước 1: Tìm kiếm và phân loại khách hàng
  • Bước 2: Tiếp cận khách hàng
  • Bước 3: Demo sản phẩm
  • Bước 4: Đàm phán và thương lượng
  • Bước 5: Chốt hợp đồng và bàn giao 

4. Thiết lập KPI để đo lường hiệu quả làm việc của đội ngũ bán hàng

Để xây dựng đội ngũ bán hàng làm việc năng suất cao, nhà quản lý cần thiết lập KPI cho đội ngũ bán hàng và có cơ chế đo lường và giám sát tình hình thực hiện KPI.

Việc thiết lập KPI cho đội ngũ bán hàng sẽ giúp nhân viên sẽ biết mình cần phải làm gì, mình phải cố gắng như thế nào, kết quả cuối cùng mà mình cần đạt được là gì. Chúng tôi khuyến khích nhà quản lý nên đặt KPI theo mô hình SMART đáp ứng được Tính cụ thể-Đo lường được-Khả thi-Liên quan-Có mốc thời gian rõ ràng.

>>Đọc thêm: Hướng dẫn xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART

Thêm vào đó, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu cũng rất quan trọng. Đánh giá giúp đo lường hiệu suất làm việc của đội ngũ bán hàng cũng như đo lường tăng trưởng doanh số, hiệu quả của mục tiêu chiến lược bán hàng. Thông qua KPI, nhà quản lý có thể đo lường hiệu quả tiếp cận khách hàng, ngân sách chi cho việc bán hàng cũng như tỷ lệ khách hàng mới, tỷ lệ khách hàng rời đi, tỷ lệ chốt đơn,… của từng nhân viên sales, từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp.

Tải EBook: Tổ chức đào tạo đội ngũ bán hàng và CSKH TẠI ĐÂY

 

Việc không nắm bắt được KPI và tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của các bộ phận/nhân viên sẽ khiến cho nhà quản lý bị động, không nắm bắt được tình hình kinh doanh hiện tại để đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời.

Đầu tư sử dụng MISA AMIS CRM đã giúp cho hàng chục nghìn doanh nghiệp giải quyết bài toán giao mục tiêu và theo dõi tình hình thực hiện mục tiêu của đội ngũ sale. 

Với phần mềm AMIS CRM, nhà quản lý có thể dễ dàng:

  • Giao mục tiêu từ cấp Giám đốc xuống các bộ phận phòng ban và tới từng nhân viên theo ngày/tháng/quý/năm.AMIS CRM
  • theo sát hiệu quả làm việc của đội ngũ với các báo cáo tự động về tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của từng phòng ban/cá nhânAMIS CRM

>>Đọc thêm: MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp QUẢN LÝ SALE hiệu quả thế nào?

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM TÍNH NĂNG CRM

5. Tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng bán hàng cho đội ngũ

Không chỉ tuyển dụng những người giỏi về đội ngũ, để xây dựng đội ngũ bán hàng hùng mạnh, nhà quản lý cần đánh giá những kỹ năng còn yếu và tổ chức đào tạo để nâng cao năng lực cho đội ngũ bán hàng.

Đây được xem là chìa khóa giúp nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ, từ đó nâng cao hiệu suất bán hàng. Chính vì vậy hãy xây dựng một kế hoạch đào tạo bài bản cho đội ngũ của mình.

Đọc thêm các bài viết hướng dẫn nâng cao kỹ năng bán hàng cho sale:

Một tính năng rất hữu ích của MISA AMIS CRM giúp nhà quản lý tìm ra kỹ năng còn yếu của đội ngũ bán hàng để tổ chức đào tạo là tính năng khai báo lý do thắng/thua.

MISA AMIS CRM cho phép nhà quản lý yêu cầu nhân viên khai báo danh mục lý do cơ hội thua trong các giao dịch với khách hàng như giá cao, dịch vụ khách hàng không tốt, chưa đáp ứng nhu cầu, phần mềm không phù hợp, kỹ năng thuyết phục của NVKD chưa tốt…

Khi đã có dữ liệu về các lý do cơ hội thua nhà quản lý có thể tổ chức họp đội ngũ để tìm ra lý do, điều chỉnh chiến lược, nâng cao năng lực cho đội ngũ và cải thiện tỷ lệ thắng. Ví dụ nếu tỷ lệ cơ hội thua do lý do khách hàng chê giá cao thì nhà quản lý cần có phương án thay đổi giá hoặc xây dựng tài liệu hướng dẫn nhân viên kinh doanh chào giá, báo giá và kịch bản thuyết phục để cải thiện cơ hội.

>>Đọc thêm: MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp QUẢN LÝ SALE hiệu quả thế nào?

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM TÍNH NĂNG CRM

6. Sử dụng công cụ Quản lý đội ngũ bán hàng hiệu quả và tăng năng suất làm việc của sale

Nhà quản lý sẽ không thể giám sát và theo dõi sát sao được từng bộ phận/nhân viên nếu đội ngũ bán hàng lớn. Khi ấy việc áp dụng công cụ Quản lý đội ngũ bán hàng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp nhà quản lý kinh doanh giải quyết bài quản lý đội ngũ sale hiệu quả, nâng cao hiệu suất làm việc để gia tăng doanh số.

AMIS CRM

Phần mềm quản lý sale MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp giải bài toán về:

  • Giao mục tiêu và theo dõi tình hình thực hiện mục tiêu doanh số

AMIS CRM

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM TÍNH NĂNG CRM

  • Đánh giá hiệu suất bán hàng của đội ngũ để khen thưởng kịp thời

Không chỉ giúp theo dõi tình hình thực hiện mục tiêu doanh số của các bộ phận/cá nhân, phần mềm chăm sóc khách hàng nàycòn giúp các cấp quản lý theo dõi, giám sát và kịp thời khen thưởng cho các cá nhân có kết quả thực hiện doanh số cao nhất theo Đơn vị và thời gian cụ thể nhờ tính năng ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NHÂN VIÊN/NHÂN VIÊN XUẤT SẮC.

Không cần phải chờ các phòng ban nộp danh sách cá nhân nào đang hoàn thành kế hoạch doanh số tốt, nhà quản lý dễ dàng theo dõi trên hệ thống hiệu suất của từng nhân viên theo thời gian thực. Ngoài ra, anh chị có thể lưu trữ thông tin nhân viên và  thông tin nhân sự có thành tích tốt trong công việc thông qua MISA AMIS HRM.

AMIS CRM

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM TÍNH NĂNG CRM

  • Giám sát hoạt động chăm sóc khách hàng của đội ngũ sale

Với MISA AMIS CRM, mọi hoạt động chăm sóc, tiếp cận khách hàng đều được lưu trữ tập trung. Nhà quản lý có thể dễ dàng tra cứu lịch sử chăm sóc khách hàng của sale (xem lại các cuộc trao đổi, nghe lại cuộc gọi tới khách hàng, tra cứu lại các email chăm sóc đã được gửi đi…). Tính năng này sẽ giúp nhà quản lý giám sát chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng của sale và điều chỉnh lại tác phong/cách làm việc/cách chăm sóc khách hàng nếu thấy chưa hiệu quả.

AMIS CRM AMIS CRM

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ NHẬN DEMO TÍNH NĂNG AMIS CRM


Theo dõi lộ trình đi tuyến của nhân viên

Đối với các Doanh nghiệp có NVKD thường xuyên phải đi thị trường, nhà quản lý có thể theo dõi được quá trình đi tuyến của NVKD, đồng thời nắm được vị trí hiện tại của NVKD, theo dõi các thông tin của khách hàng mà NVKD đó đã ghé thăm như tồn kho, đơn hàng, cơ hội.

AMIS CRM

  • Tăng năng suất làm việc của đội ngũ sale

MISA AMIS CRM không chỉ là trợ thủ đắc lực của nhà quản lý kinh doanh mà còn là công cụ hỗ trợ nhân viên kinh doanh giảm tải công việc nhập liệu mất thời gian, tra cứu dữ liệu dễ dàng, tự động quy trình giúp tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả hơn.

Ví dụ, MISA AMIS CRM giúp lưu trữ mọi dữ liệu khách hàng tập trung. Nhờ vậy, sale dễ dàng nắm bắt mọi thông tin về khách hàng từ đó thấu hiểu khách hàng và có kịch bản chăm sóc khách hàng phù hợp. Nhân viên mới vào có thể nhận bàn giao dữ liệu và nắm bắt toàn bộ lịch sử giao dịch với khách hàng trước đó để tiếp tục chăm sóc.

AMIS CRM

Với MISA AMIS CRM, các quy trình như lập báo giá, phê duyệt được tự động hóa. Sale dễ dàng tạo các mẫu báo giá và gửi cho sếp phê duyệt, gửi cho khách hàng ngay trên phần mềm giúp tiết kiệm thời gian.AMIS CRM

MISA MISA CRM cũng liên thông, đồng nhất dữ liệu về khách hàng tiềm năng với Marketing, dữ liệu về khách hàng, đơn hàng, báo giá, công nợ với Kế toán. Dữ liệu được liên thông giúp giảm thiểu các công việc nhập liệu thủ công mất thời gian. Sale cũng dễ dàng tra cứu thông tin về tồn kho, công nợ để chủ động trong giao dịch với khách hàng mà không cần hỏi lại Kế toán.AMIS CRM

>>Đọc thêm: MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp QUẢN LÝ SALE hiệu quả thế nào?

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ NHẬN DEMO TÍNH NĂNG AMIS CRM


8 lưu ý để xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp

Để có thể xây dựng được đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, cần phải dựa vào nhiều những yếu tố khác nhau. Dưới đây là những lưu ý để xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và hùng mạnh cho doanh nghiệp.

1. Thực hiện đa dạng hóa đội ngũ bán hàng

Có thể nhiều nhà lãnh đạo sẽ nghĩ rằng, lựa chọn nhân viên có cùng tính cách cũng như sở thích sẽ tăng hiệu quả làm việc nhóm. Nhưng thực tế lại ngược lại. Các nhà lãnh đạo vẫn nên cân nhắc hơn trong việc lựa chọn nhân viên của mình.

Lựa chọn các nhân viên khác sở trường và cả tính cách nên được ưu tiên hàng đầu. Điều này sẽ giúp bạn cân bằng tốt hơn công việc của mình. Bởi vì trong một môi trường làm việc, sẽ có nhiều mảng công việc khác nhau. Điều này đồng nghĩa mỗi công việc phù hợp với mỗi tính cách khác nhau.

>>Đọc thêm: Xây dựng đội ngũ sales máu lửa cần có những chiến thuật này! 

2. Tạo dựng niềm tin với những thành viên sale ở trong đội

Trong tất cả mọi công việc, khía cạnh ở trong cuộc sống. Việc tạo dựng nên được động lực, sự cố gắng đó chính là dựa vào niềm tin. Như vậy mới nói, sự tin tưởng với đối phương vô cùng quan trọng. Nếu như người lãnh đạo không thể tạo dựng được niềm tin đối với đội sale của mình. Và đội sale của bạn lại không tin rằng người lãnh đạo của mình có thể đưa ra những quyết định cuối cùng dựa trên những mối quan tâm của họ. Như vậy chắc chắn đội ngũ sale sẽ không có cảm hứng cũng như không có động lực làm việc. Suy ra, việc xây dựng một đội ngũ sales của bạn coi như không thành công.

Và xuyên suốt cả quá trình làm việc, không thể tránh khỏi việc đội sale rơi vào trong trạng thái bị uể oải và không có năng lượng để tiếp tục công việc. Người lãnh đạo cảm giác không thể kích tinh thần làm việc họ lên được. Như vậy, người lãnh đạo hoàn toàn có thể chủ động thăm hỏi và trò chuyện một cách thoải mái với sale của mình. Cụ thể, bạn có thể bàn về những mục tiêu và cả thử thách trước mắt mà chúng ta cần phải vượt qua. Nếu như không có niềm tin, cái chúng ta nhận lại chỉ là sự thất bại.

Một người lãnh đạo giỏi cần phải biết cách tạo ra được sự tin tưởng. Tiếp theo, cần phải biết cách nuôi dưỡng và duy trì lòng tin của mình với đội sale.

3. Nắm rõ về thông tin và cả mong muốn của nhân viên bán hàng

Để công việc có thể hoàn thiện một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo rằng đạt hiệu quả cao. Luôn cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nhân viên bán hàng và cả người lãnh đạo. Người lãnh đạo cần biết nhân viên của mình có nguyện vọng làm công việc như thế nào, ở vị trí nào sẽ làm tốt. Như vậy hiệu quả công việc sẽ tăng cao hơn. Đây cũng là cách xây dựng đội ngũ bán hàng được áp dụng nhiều hiện nay.

  • Luôn luôn ghi nhận sự phản hồi của nhân viên bán hàng

Người quản lý, lãnh đạo không phải lúc nào cũng đúng. Ở trong quá trình làm việc, nên có sự bình đẳng trong việc nhận xét và phản hồi ý kiến của mỗi cá nhân. Việc vui vẻ tiếp nhận những nhận xét, phản hồi của nhân viên sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn và công việc cũng sẽ trở nên tiến triển hơn.

  • Luôn luôn tìm cách khơi dậy tinh thần làm việc

Những người bán hàng giỏi đều là những người năng động và sáng tạo trong chính công việc của họ. Vì thế mà người lãnh đạo cần nắm được những điểm mạnh của nhân viên, sau đó khô dậy hơn nữa những điểm mạnh này. Điều này sẽ rất tốt trong việc xây dựng đội ngũ bán hàng thành công. Hơn nữa nó cũng là một trong những yếu tố tốt cho công việc bán hàng của bạn.

AMIS cách xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp

4. Người lãnh đạo cần phải xác định rõ mục tiêu bán hàng

Không chỉ riêng công việc bán hàng, dù làm công việc gì cũng cần có mục tiêu rõ ràng. Cần biết rõ điểm đến của mình để có động lực cố gắng hoàn thiện công việc hơn. Trong một môi trường làm việc, mỗi một nhân viên sẽ đều có một công việc riêng biệt của mình. Nhưng mục đích chính của toàn bộ nhân viên đều là bán hàng và đem lại doanh thu cho doanh nghiệp của mình.

Khi người lãnh đạo chủ động thiết lập nên mục tiêu làm việc. Điều này sẽ giúp cho người bán hàng hiểu được rõ mục tiêu và họ cũng sẽ biết rõ mình cần phải làm gì. Đây cũng là một trong những cách xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng mà nhà lãnh đạo nên ghi nhớ.

Việc tạo nên mục tiêu làm việc, vừa giúp cả nhóm làm rõ định hướng của mình và giúp cả nhóm bán hàng có thể cân đối được mục tiêu của chính mình. Điều này đảm bảo được rằng các nhân viên đang đi đúng hướng.

Và trong môi trường làm việc, chắc chắn có những người làm tốt, những người chưa. Người lãnh đạo cần phải có sự khuyến khích cho những nhân viên làm việc tốt. Điều này cũng gián tiếp để những nhân viên mới làm gương và noi theo.

5. Lãnh đạo cần hiểu rõ về mục tiêu của các cá nhân trong doanh nghiệp của mình

Trước khi người lãnh đạo mong muốn xây dựng đội ngũ sale của mình lớn mạnh. Người lãnh đạo cần phải hiểu được rõ về mục tiêu cá của từng cá nhân và cả mục tiêu của tổ chức.

Tất cả toàn bộ nhân viên sale đều cần có động lực làm việc. Và người lãnh đạo nếu không hiểu được mục tiêu và mong muốn của các cá nhân. Tuyệt nhiên sẽ không thể xác định được phương hướng rõ ràng và tạo dựng nên được động lực làm việc.

Vậy nên mới nói rằng, khi đã thu lại được toàn bộ các báo cáo của sale trong team của mình. Lãnh đạo cần phải đọc kỹ lại từng báo cáo. Đó là cách nhanh gọn nhất để bạn có thể thấu hiểu được nhân viên của mình. Theo đó, việc tạo ra được những yếu tố kích thích nhân viên làm việc sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Khi mà nhà lãnh đạo đã cảm thấy mình nắm bắt và thấu hiểu được hết mục tiêu của các thành viên. Lãnh đạo có thể hỏi nhân viên của mình một số những vấn đề như sau:

  • Hiện tại bạn đã có động lực làm việc chưa?
  • Động lực trong tương lai của bạn
  • Cách mà bạn tự tạo nên động lực cho chính bản thân mình
  • Bạn có cần tôi giúp đỡ trong việc tạo nên động lực hay không?

6. Cần phải xây dựng động lực làm việc 24/7 cho đội ngũ sale

Trong quá trình xây dựng đội ngũ sale, người lãnh đạo cần nắm được những nguyên tắc cơ bản nhất. Mỗi thành viên đều sẽ có những tính cách khác nhau. Theo đó, nhà lãnh đạo cũng cần hiểu, việc tạo động lực cho từng cá nhân cũng khác nhau. Và một trong những cách mà nhà lãnh đạo có thể tạo dựng động lực cho nhân viên của mình hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Đó chính là đặt ra chỉ tiêu hoàn thành công việc của toàn đội (KPI)

Việc đặt ra mục tiêu hoàn thành và có kèm những mức thưởng phạt nhất định dành cho những người hoàn thành hoặc không hoàn thành mục tiêu. Điều này sẽ tạo động lực làm việc hơn cho các đội nhóm. Đây còn được xem như một cuộc chạy đua giữa các đội ở trong công ty.

7. Cần có chính sách hoa hồng rõ ràng cho nhân viên

Bất cứ ai đi làm việc, dù là công việc gì, điều mà họ quan tâm đó chính là cơ cấu lương thưởng ở trong công ty mà mình đang làm. Nếu như bạn có một mức lương hấp dẫn, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nhân lực về phía công ty của mình. Nhưng các mức lương vẫn cần phù hợp với tính chất công việc của nhân viên.

Ngoài mức lương cơ bản, chắc chắn cần phải có hoa hồng, lương kinh doanh và thưởng nóng. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng để xem các nhân viên có tiếp tục đồng hành cùng bạn hay không. Còn đối với hoa hồng, nhà lãnh đạo cũng cần phải đưa ra những bài toán doanh thu. Sao cho thực sự phù hợp với nhân viên của mình. Sao cho vừa có lợi cho nhân viên bán hàng mà lại vừa có lợi cho bên phía doanh nghiệp của mình.

>>Đọc thêm: Cách tính hoa hồng cho sale, công thức tính hoa hồng

8. Luôn đào tạo đội ngũ bán hàng hiệu quả trong doanh nghiệp

Trong quá trình làm việc, người lãnh đạo không ngừng đào tạo và trau dồi kĩ năng bán hàng của nhân viên. Có thể mở những buổi họp chung để các nhân viên chia sẻ kinh nghiệm bán hàng cho nhau. Hoặc người lãnh đạo có thể đăng ký các lớn học bán hàng cho nhân viên. Đây được xem như là một khoản đầu tư có lãi về sau dành cho doanh nghiệp

Chúc các nhà lãnh đạo thành công trong quá trình xây dựng đội ngũ bán hàng của mình!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả