10 chiến lược giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp

31/08/2022
4578

Giữ chân nhân tài là một chiến lược quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám, giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn, nơi nhân viên có thể phát triển và gắn bó lâu dài. Điều này đòi hỏi lãnh đạo cấp cao phải có tầm nhìn xa để đưa ra những quyết định sáng suốt, tạo động lực giúp người lao động thực sự muốn cống hiến cho tổ chức. MISA AMIS sẽ chia sẻ với bạn đọc những chiến lược giữ chân nhân tài hiệu quả.

1. Chiến lược giữ chân nhân tài là gì?

Chiến lược giữ chân nhân tài (Retention Strategy) là tập hợp các chính sách, biện pháp và hoạt động mà doanh nghiệp áp dụng nhằm tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn, giữ chân những nhân viên giỏi.

Để giữ chân nhân tài hiệu quả, doanh nghiệp cần tập trung vào ba yếu tố cốt lõi:

  • Môi trường làm việc tích cực: Một không gian làm việc cởi mở, tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo giúp nhân viên cảm thấy gắn kết và hài lòng. Văn hóa doanh nghiệp thân thiện, quản lý quan tâm và sự công nhận kịp thời đều góp phần giữ chân nhân tài.

  • Chính sách lương thưởng và phúc lợi: Chế độ đãi ngộ cạnh tranh là yếu tố quan trọng giúp nhân viên cảm thấy xứng đáng với công sức bỏ ra. Ngoài mức lương phù hợp, các phúc lợi như bảo hiểm, thưởng thành tích hay hỗ trợ tài chính cũng giúp gia tăng sự gắn kết.

  • Phát triển và đào tạo nhân viên: Cơ hội học hỏi, nâng cao kỹ năng và thăng tiến rõ ràng giúp nhân viên có động lực làm việc và cống hiến. Các chương trình đào tạo chuyên sâu hoặc mentoring từ lãnh đạo giúp nhân viên phát triển sự nghiệp bền vững.

2. Vì sao doạn nghiệp cần xây dựng chiến lược giữ chân nhân tài?

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trăn trở về bài toán giữ chân nhân tài, bởi mỗi trường hợp nhân viên nghỉ việc đều có thể gây xáo trộn trong tổ chức. Đặc biệt, khi những nhân sự chủ chốt rời đi, doanh nghiệp phải đối mặt với sự gián đoạn trong vận hành, chịu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và doanh thu – điều mà không nhà quản trị nào mong muốn.

Vì sao cần giữ chân nhân tài
Giữ chân nhân tài là rất quan trọng để tổ chức có thể đạt được mục tiêu kinh doanh

Phát triển công ty

Chúng ta thường nghe câu nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, và điều này cũng hoàn toàn đúng trong bối cảnh doanh nghiệp: “Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp.”

Sở hữu đội ngũ nhân tài không chỉ giúp duy trì năng suất và hiệu quả công việc mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Khi có những cá nhân xuất sắc đồng hành, doanh nghiệp sẽ triển khai các mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả hơn, thúc đẩy sự phát triển và thành công dài hạn.

Giảm chi phí tuyển dụng

Chi phí tuyển dụng, đào tạo một nhân viên mới không hề nhỏ, trong khi đó chưa chắc doanh nghiệp tìm được người thực sự phù hợp với văn hóa cũng như công việc. Bên cạnh đó, có những vị trí cần đến 1 tháng – 2 tháng, thậm chí nửa năm để tuyển được người. Do đó giữ chân nhân tài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí tuyển dụng và đào tạo.

Gắn kết nhân viên trong tổ chức

Khi những nhân viên tài năng và tâm huyết gắn bó với doanh nghiệp, họ tạo động lực và ảnh hưởng tích cực đến đồng nghiệp có cùng mục tiêu, chí hướng. Sự kết nối này giúp xây dựng văn hóa làm việc bền vững, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro chảy máu chất xám và giữ vững lợi thế cạnh tranh.

Cơ hội để thu hút thêm nhân tài

Những nhân viên tài năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp góp phần xây dựng uy tín và tạo động lực thu hút ứng viên tiềm năng. Họ trở thành minh chứng cho môi trường làm việc lý tưởng, giúp doanh nghiệp dễ dàng hấp dẫn và giữ chân nhân sự chất lượng cao. Giữ chân nhân tài vững chắc chính là nền tảng để mở rộng đội ngũ và phát triển bền vững.

Giữ chân nhân tài có thể giúp lôi kéo nhân tài
Giữ chân nhân tài có thể giúp lôi kéo nhân tài, giảm chi phí tuyển dụng

2. 10 bí quyết cực hay giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài

Nhận định nhân tài, tuyển dụng hiệu quả

Việc nhận định nhân tài được bắt đầu ngay ở khâu tuyển dụng nhân sự. Trong quá trình này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tính cách, năng lực ứng viên cũng như mức độ phù hợp với tổ chức để ra quyết định hợp lý. Những người thực sự xuất sắc nên được đưa vào Talent Pool để quản lý ứng viên hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, lãnh đạo có thể quan sát nhân tài qua kỹ năng thực tế, kết quả làm việc, thái độ trong công việc… Từ đó có thể xác định ai là thành viên chủ chốt công ty nên được trọng dụng và được hưởng chế độ bồi dưỡng, tăng lương, thăng chức phù hợp.

Tối ưu quy trình Onboarding

Trong quá trình thu hút, tuyển chọn và giữ chân nhân tài, công tác onboarding (đào tạo nhân viên mới) là rất cần thiết. Đào tạo nhân viên mới chính là ấn tượng ban đầu của nhân viên với công ty ngược lại. Nếu onboarding tốt thì doanh nghiệp đã thành công bước đầu trong việc giữ chân nhân tài. Nếu onboarding không tốt thì nhân viên sẽ chán nản, không muốn gắn bó và có thể doanh nghiệp đã mất đi một nhân tố tiềm năng.

Onbroading tốt giúp giữ chân nhân tài
Onbroading tốt giúp gây ấn tượng với nhân viên, giúp họ gắn bó với công ty

Trong thời gian onboarding, hãy hạn chế các thủ tục phức tạp, để nhân viên cảm thấy thoải mái, hòa đồng với mọi người. Bên cạnh đó, nhà quản lý và HR cũng nên hỗ trợ nhân viên hiểu về cách thức, quy trình làm việc của công ty một cách cụ thể nhất. Khi làm tốt onboarding nhân sự thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian đào tạo sau này.

Xây dựng hệ thống đánh giá phù hợp

Triển khai hệ thống đánh giá hiệu quả công việc giúp doanh nghiệp xác định rõ mức độ đóng góp của từng nhân sự, từ đó đưa ra nhận định chính xác về hiệu suất làm việc. Nhà quản lý có thể nhận diện những cá nhân xuất sắc, lập kế hoạch bồi dưỡng và xây dựng chiến lược giữ chân nhân tài phù hợp.

Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp có thể thiết kế chương trình đào tạo chuyên biệt cho từng vị trí, tạo điều kiện để nhân viên phát triển kỹ năng và nâng cao năng lực chuyên môn. Hiện nay, với sự hỗ trợ của phần mềm đánh giá hiện đại, việc theo dõi hiệu suất và đánh giá nhân sự trở nên đơn giản, minh bạch và chính xác hơn bao giờ hết.

Nâng cao hiệu quả giao tiếp với nhân viên

Giao tiếp kém có thể dẫn đến hiểu lầm, khiến nhân viên cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không được trân trọng, dẫn đến quyết định rời bỏ doanh nghiệp. Là một nhà quản lý, cần nắm bắt mong muốn, nhu cầu của nhân viên và áp dụng phương thức giao tiếp phù hợp. Khi thấu hiểu những khó khăn họ gặp phải, hãy chủ động định hướng hoặc hỗ trợ để giúp họ vượt qua.

Giao tiếp tốt với nhân viên
Giao tiếp tốt với nhân viên cũng là cách để giữ chân nhân tài trong tổ chức

Cải thiện sự hài lòng của nhân viên

Sự hài lòng của nhân viên ảnh hưởng nhiều đến khả năng giữ chân nhân tài cũng như tỷ lệ lao động nghỉ việc. Khi theo dõi mức độ hài lòng, nhà quản trị biết được những vấn đề còn tồn đọng và cách xử lý chúng. Qua đây nhà lãnh đạo cũng sẽ đưa ra biện pháp để nâng cao sự hài lòng bằng các chính sách phúc lợi, đãi ngộ tốt hơn và các hoạt động gia tăng trải nghiệm nhân viên.

Một số câu hỏi khảo sát sự hài lòng của nhân viên mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Nhân viên hài lòng với mức độ quản lý nào và mức độ hài lòng là bao nhiêu?
  • Các thử thách trong công việc thế nào, bạn có thấy khó khăn không?
  • Khi tham gia những hoạt động đào tạo, huấn luyện, bạn cảm thấy thế nào?
  • Bạn có hài lòng với mức lương cũng như chế độ đãi ngộ, phúc lợi của công ty không?

Cung cấp chế độ phúc lợi, môi trường làm việc tốt

Chế độ phúc lợi và môi trường làm việc là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp giữ chân nhân tài. Với những tổ chức có phúc lợi không rõ ràng, không tương xứng với năng lực của nhân viên thì tỷ lệ nghỉ việc cao là điều tất yếu.

Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhân viên cũng mong muốn được làm việc trong môi trường hiện đại, tự động. Chính vì vậy, thay vì giữ nguyên cách thức làm việc thủ công và các thủ tục phức tạp, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản trị nhân sự, quản lý công việc.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp giữ chân nhân tài và tạo dựng môi trường làm việc bền vững. Nếu nền tảng văn hóa không vững chắc, hình ảnh doanh nghiệp thiếu uy tín, thì ngay từ khâu tuyển dụng đã gặp nhiều khó khăn, chưa kể đến việc duy trì và phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao.

Các nghiên cứu cho thấy ứng viên và nhân viên đều mong muốn làm việc tại những tổ chức có văn hóa phù hợp với giá trị cá nhân của họ. Những ai không tìm thấy sự đồng điệu với văn hóa doanh nghiệp thường dễ cảm thấy lạc lõng, hiệu suất làm việc giảm sút và có xu hướng rời đi sớm. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng và thể hiện rõ nét văn hóa riêng, giúp cả ứng viên tiềm năng lẫn nhân viên hiện tại hiểu và gắn kết với các giá trị cốt lõi của tổ chức.

Trao cơ hội đào tạo và phát triển

Được đào tạo và phát triển thêm nhiều kỹ năng là mong muốn chính đáng của người lao động. Chính vì thế nếu doanh nghiệp không có kế hoạch đào tạo, nhân viên không nhìn thấy cơ hội phát triển bản thân thì họ có xu hướng rời đi nhiều hơn.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng vào công tác nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho nhân viên. Tuy nhiên để thực sự mang đến hiệu quả thì cần một thời gian dài, đôi khi còn cần sự tham gia của những cố vấn chuyên môn, các chuyên gia giàu kinh nghiệm để việc đào tạo đạt kết quả tốt nhất.

Chế độ khen thưởng rõ ràng

Để giữ chân nhân tài, lãnh đạo cần kịp thời ghi nhận những đóng góp của cá nhân xuất sắc và thực hiện khen thưởng xứng đáng. Nhân viên luôn mong muốn được cấp trên công nhận khi hoàn thành tốt công việc, và nhiều người rời đi vì cảm thấy sự cống hiến của họ không được đánh giá đúng mức.

Doanh nghiệp nên xây dựng chính sách khen thưởng có tính khích lệ và triển khai thường xuyên, định kỳ. Điều này không chỉ giúp nhân viên cảm thấy hài lòng, mà còn góp phần tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, công bằng và chuyên nghiệp, từ đó thúc đẩy động lực cống hiến và sự gắn kết lâu dài.

Lãnh đạo cần ghi nhận kịp thời đóng góp của cá nhân xuất sắc và tiến hành khen thưởng
Để giữ chân nhân tài, lãnh đạo cần ghi nhận kịp thời đóng góp của cá nhân xuất sắc và tiến hành khen thưởng

Lộ trình thăng tiến rõ ràng

Nhiều nhân viên cho biết họ cảm thấy không có tâm trạng làm việc, không muốn cống hiến nếu cứ làm mãi một công việc mà không thấy hướng phát triển.

Một công việc với lộ trình thăng tiến hợp lý sẽ là động lực để nhân viên chuyên tâm cống hiến hết mình. Công khai lộ trình, trao đổi với nhân viên về nguyện vọng của họ và chỉ rõ họ có thể phát triển sự nghiệp như thế nào trong 1 năm, 5 năm tới – đây là cách để tổ chức có thể giữ chân nhân tài và thúc đẩy nhân viên làm việc hết công suất.

MISA AMIS HRM – Hệ thống quản trị nguồn nhân lực toàn diện giúp giữ chân nhân tài

Việc quản lý và giữ chân nhân tài không phải chuyện “một sớm một chiều”, mà đòi hỏi cả một chiến lược toàn diện, từ lúc bắt đầu tuyển dụng cho tới cả quá trình công tác của nhân viên.

Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải có một công cụ đủ mạnh, để quản lý suốt “vòng đời” của các nhân viên. Để hỗ trợ cho công tác quản lý nhân sự toàn diện, giữ chân nhân tài, phần mềm AMIS HRM đã được phát triển với nhiều tính năng thông minh:

  • Tuyển dụng: Đăng tin, sàng lọc hồ sơ và quản lý quy trình tuyển dụng, quản lý Talent Pool hiệu quả.

  • Quản lý phúc lợi: Tính lương, bảo hiểm, trợ cấp và các chế độ đãi ngộ minh bạch.

  • Đánh giá nhân sự: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất theo KPI, OKR và phản hồi 360 độ.

  • Khen thưởng: Tạo quy trình khen thưởng linh hoạt, ghi nhận thành tích kịp thời.

MISA AMIS HRM giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, gia tăng sự gắn kết và giữ chân nhân tài hiệu quả.

tối ưu vòng đời nhân viên - phần mềm nhân sự misa amis hrm

Dùng thử miễn phí ngay

4. Kết luận

Có thể nói, con người chính là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự thành bại của một tổ chức. Vậy nên doanh nghiệp cần chú trọng vào nguồn nhân lực, xây dựng những chính sách phù hợp để giúp nhân viên gắn bó lâu dài. Hy vọng 10 chiến lược giữ chân nhân tài trên có thể giúp nhà quản trị áp dụng ngay cho tổ chức của mình.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực