Kiến thức nhân sự Chiến lược nhân sự 20 Kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả nhất hiện nay

Quản lý nhân sự giỏi đòi hỏi nhiều kĩ năng về chuyên môn và kĩ năng lãnh đạo. Vậy những kỹ năng quản lý nhân sự nào để điều hành doanh nghiệp hiệu quả, chuyên nghiệp? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu ngay 10+ kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết để thành công trong bối cảnh 4.0.

Tải miễn phí – Trọn bộ biểu mẫu quy trình quản lý nhân sự

1. Kỹ năng chuyên môn cao

Đầy đủ kỹ năng nhân sự của nhà quản trị
Nhà quản trị nhân sự giỏi cần có đầy đủ kĩ năng chuyên môn cao

Một người quản lý nhân sự có kinh nghiệm cần phải linh hoạt và có đầy đủ những kỹ năng nhân sự của nhà quản trị hiệu quả như:

  • Dự đoán được nhu cầu nhân sự, dựa theo tình hình tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Biết cách hoạch định và cơ cấu lại nhân sự doanh nghiệp, đảm bảo rằng nhóm nhân sự tiềm năng được trọng dụng ở những vị trí phù hợp.
  • Phân tích và vẽ được chân dung nhân sự tiềm năng cần tuyển dụng.
  • Chịu trách nhiệm thúc đẩy các bên đưa thông tin về số lượng nhân sự cần thiết và bản miêu tả, công việc và vị trí yêu cầu.
  • Xây dựng và triển khai các buổi phỏng vấn nhân sự thành công và hiệu quả.
  • Chuẩn bị được những câu hỏi và trả lời cần thiết cho một buổi phỏng vấn để tìm ra nhân sự tài năng.
  • Phát triển được hệ thống liên lạc và cung cấp thông tin nội bộ hai chiều (quản lý và nhân viên).
  • Xây dựng được các chương trình hội nhập nhân viên mới, và các chương trình đào tạo nhân sự doanh nghiệp cần thiết.
  • Quản trị mục tiêu, để xây dựng khung năng lực, khung đánh giá mục tiêu, đảm bảo định hướng phát triển của nhân sự khi làm việc trong tổ chức.

Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý nhân sự, bạn vui lòng để lại thông tin dưới đây, đội ngũ nhân viên MISA sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bạn:


2. Kỹ năng quản lý đội nhóm

Công việc nhân sự cần tính ổn định và đều đặn với số lượng đầu công việc không quá cao. Tuy nhiên, một nhà quản lý nhân sự giỏi sẽ cần có các nhiệm vụ:

  • Xây dựng chiến lược và quản lý nhân sự hiệu quả.
  • Phát triển các kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
  • Xây dựng, thiết lập hoặc cơ cấu hóa bộ máy doanh nghiệp.
  • Biết cách lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đưa ra các phương án nâng cao chất lượng doanh nghiệp hiệu quả.
  • Xây dựng chính sách và các phúc lợi cho nhân viên (lương bổng, thưởng, phụ cấp,..).

3. Kỹ năng giao tiếp

Làm quản lý nhân sự cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với một hoặc một nhóm người. Do vậy, nhân viên nhân sự cần nhạy bén và khéo léo trong giao tiếp, tránh mâu thuẫn không cần thiết. Họ cũng là một “chuyên gia hòa giải” để hiểu rõ tính chất từng công việc cũng như sẵn sàng hỗ trợ nhân viên đưa ra những lời khuyên thích hợp nhất.

Đặc điểm nhận biết nhân viên nhân sự có kỹ năng giao tiếp tốt là:

  • Cư xử lịch sự đúng đắn, hài hoà với mọi người và biết tự kiềm chế mình.
  • Có phong thái và giọng nói phải thật tự tin và thuyết phục.
  • Có hiểu biết rộng về xã hội và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh.
  • Tinh ý, thông minh, biết tiếp thu lời khuyên thích hợp trong mọi tình huống.
  • Học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, rèn luyện khả năng truyền đạt tốt yêu cầu và chính sách tới mọi người
Nhân sự có khả năng ăn nói lưu loát
Nhân sự có khả năng ăn nói lưu loát


Nâng cao kĩ năng quản lý nhân sự với phần mềm nhân sựThử ngay phần mềm – Xu hướng quản trị nhân sự 4.0

4. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Nhà quản trị nhân sự cần có kỹ năng đàm phán và thuyết phục nhân viên để có thể thu hút người tài về làm việc với tổ chức:

  • Thương lượng với nhân viên mới, cũ về lương, thưởng.
  • Thuyết phục cấp trên phê duyệt những kế hoạch nhân sự do bộ phận HR đề xuất với doanh nghiệp.
  • Thương lượng mức lương, chế độ với người lao động khi tuyển dụng.

>>> Xem thêm: Mẫu báo cáo nhân sự mới nhất cho bộ phận HR

5. Kỹ năng xử lý tình huống

Về bản chất, quản lý nhân sự chính là làm việc với con người. Do vậy, một người làm nhân sự cần có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

Trong quá trình làm việc, bộ phận quản lý nhân sự sẽ đóng vai trò trung gian, hóa giải mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Người làm nhân sự cần có một “cái đầu lạnh và một trái tim nóng”. Đó là lý do những người làm nhân sự, đặc biệt với nhóm quản lý trực tiếp, cần phải có kĩ năng xử lý tình huống linh hoạt. 

Có thể phát hiện giải quyết vấn đề hợp tình hợp lý
Có thể phát hiện và giải quyết vấn đề hợp tình hợp lý

6. Khả năng chịu áp lực cao

Chịu áp lực công việc là yêu cầu tối thiểu mà người quản lý nhân sự cần có, bởi bộ phận quản lý nhân sự chính là phòng ban đứng giữa tất cả các bộ phận trong tổ chức.

Hàng ngày một người quản lý nhân sự cần đối mặt với rất nhiều công việc khác nhau, giải quyết gần như cùng lúc với nhau. Nếu nhân viên nhân sự không luyện tập được kỹ năng trên sẽ dễ căng thẳng trong khi áp lực từ công việc ngày một tăng.

>>> Xem thêm: Top phần mềm chấm công miễn phí tốt nhất hiện nay

7. Kỹ năng làm việc nhóm

Đối với những công ty lớn có quy trình quản lý nhân sự bài bản, một nhân viên nhân sự không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần. Điều này đặc biệt quan trọng ở nhóm doanh nghiệp có số lượng từ 200 nhân sự trở lên. 

Vì thế, trong công việc, bộ phận quản lý nhân sự cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng để hoàn thành công việc. Nếu bạn là một thành viên của nhóm, thành công hay thất bại của nhóm cũng chính là thành công hay thất bại của bạn. Vì thế, nhân viên HR cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của bạn để công việc được tiến hành thuận lợi.

Nhân viên cần hoà đồng với mọi người trong doanh nghiệp

8. Kỹ năng lắng nghe

Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình, người làm nghề nhân sự cần biết “lắng nghe”. Đi sâu đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh kịp thời trong mọi tình huống.

Hơn nữa, giám đốc nhân sự giỏi còn phải biến mình thành một thuyết khách, nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng “lái con thuyền doanh nghiệp” đi lên. 

9. Kỹ năng đọc vị người đối diện

Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp nhà quản trị nhân sự rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Tính cách này sẽ giúp ích trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng nhảy việc.

Trong bất cứ công ty nào thì bộ phận quản lý nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là công ty phải tuân thủ theo các yêu cầu về luật pháp. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của cá nhân.

Nói cách khác, đây chính là cách đọc ngôn ngữ cơ thể để hiểu được mong muốn và nhu cầu của người đối diện. Để thực hành kỹ năng này khá khó, cần đến kinh nghiệm lâu năm và sự thấu hiểu thị trường sâu sắc.

10. Kỹ năng tạo động lực

Khi phải làm việc từ xa, bản thân HR hay nhân viên cũng đều gặp khó khăn trong việc tạo động lực làm việc. Lý do bởi xung quanh họ có rất nhiều thứ làm xao nhãng công việc. Bởi vậy, kỹ năng tạo động lực là một kỹ năng quản lý nhân sự.

Động lực giúp nhân viên có hứng thú làm việc hơn. Bên cạnh đó, nó giúp nhân viên làm việc năng suất hơn và tập trung hơn. Một người lãnh đạo tốt sẽ biết tạo động lực cho nhân viên ở mọi thời điểm phát triển của doanh nghiệp.

Có nhiều cách để tạo động lực cho nhân viên: tăng lương, thưởng cá nhân, cung cấp chế độ phúc lợi phù hợp, nghỉ phép, giao tiếp,… Việc tạo động lực chính là đánh vào tinh thần của nhân viên và làm họ hưng phấn hơn khi làm việc.

11. Kỹ năng quản lý thời gian

Đây là kỹ năng quan trọng khi HR phải làm việc từ xa. Như đã nói ở trên, có rất nhiều yếu tố làm giảm hiệu quả lao động khi làm việc tại nhà. Do đó, HR cần quản lý thời gian cá nhân thật tốt để hoàn thành công việc cũng như đảm bảo mức độ hài lòng của nhân viên.

Các nghiệp vụ nhân sự, công việc lặp lại cần được tự động hóa. Quy trình làm việc nên được hệ thống bài bản, khoa học. Quản lý hồ sơ nhân sự và lập báo cáo cần nhanh chóng và tức thời.

Ở MISA, phần mềm AMIS HRM có thể đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên. Doanh nghiệp và HR có thể tiết kiệm tối đa thời gian và tăng năng suất làm việc khi không ở công ty.

Cách quản lý thời gian khoa học

12. Kỹ năng lãnh đạo

Trên môi trường số, công việc được trao đổi qua lại trên các nền tảng và khó tập trung. Chưa kể việc giao tiếp thông qua email, tin nhắn, skype, Zalo hay các nền tảng khác khiến công việc bị phân tán. Việc lưu trữ công việc cũng nằm ở nhiều file, link khác nhau. 

Do đó, HR cần kỹ năng tổng hợp thông tin để nắm bắt được tình hình nhân sự của công ty. Đây là một kỹ năng của người quản lý nhân sự then chốt khi phải làm việc từ xa.

Bởi vậy, nếu như có một phần mềm tập hợp mọi thông tin nhân sự trên cùng một nền tảng như AMIS HRM thì người làm nhân sự sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

13. Kỹ năng đọc vị tâm lý

Như đã nói ở trên, kỹ năng mềm là kỹ năng quản lý nhân sự quan trọng nhất mà HR cần. Do đó, để có thể thấu hiểu và thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên, HR cần đọc vị được tâm lý của người lao động.

Điều này sẽ dễ dàng hơn nếu như HR được trao đổi trực tiếp với nhân viên. Tuy nhiên, trong môi trường số, việc này dường như rất khó khăn. Một số kênh giao tiếp bằng văn bản rất khó để HR có thể đọc vị được tâm lý của người đối diện.

Do vậy, lời khuyên cho HR trong những trường hợp phải làm việc từ xa là thường xuyên tổ chức các cuộc họp để tăng tương tác với nhân viên. Các cuộc họp này có thể là cuộc gọi hình ảnh hoặc giọng nói. Qua đó, HR có thể dễ dàng phán đoán tâm lý và cảm xúc của người đối diện hơn, từ đó vận dụng các kỹ năng quản lý nhân sự khác của mình.

14. Kỹ năng ra quyết định

Đôi lúc, HR sẽ phải đối mặt với những quyết định khó khăn mà không có sếp ở cạnh. Việc này càng rõ ràng hơn khi công ty cho nhân viên làm việc từ xa. Kỹ năng ra quyết định trở thành một trong số những kỹ năng quản lý nhân sự quan trọng đối với HR.

Lời khuyên cho những người gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định là: Hãy tự tin vào bản thân. Bên cạnh đó, đây chính là lúc để bạn học hỏi và trau dồi thêm kiến thức. Lý do bởi, kiến thức chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn quyết định mọi thứ có căn cứ và chuẩn xác hơn.

Tự tin trước các quyết định của bản thân
Tự tin trước các quyết định của bản thân

15. Kỹ năng đào tạo

Đào tạo được coi là một kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự quan trọng của HR. Việc đào tạo giúp duy trì chất lượng và phát triển nhân tài cho doanh nghiệp. 

Việc sử dụng các công nghệ để hỗ trợ đào tạo nhân sự là rất cần thiết đối với HR khi phải làm việc từ xa. Các chương trình đào tạo trong khoảng thời gian này cần được chuyển thành online.

Do đó, HR cũng cần cải thiện kỹ năng đào tạo nhân viên từ xa. Ngoài ra, HR cũng cần xây dựng lại nội dung và quy trình đào tạo từ xa bài bản. Những nội dung đào tạo cũng cần được cá nhân hóa và đảm bảo trải nghiệm của người học khi được thực hiện trên môi trường số.

Cuối cùng, HR cần đánh giá mức độ hiệu quả của quy trình đào tạo nhân sự từ xa và đưa ra phương pháp phù hợp để vừa phát triển kỹ năng quản lý nhân sự của bản thân cũng như cải tiến quy trình của doanh nghiệp.

16. Kỹ năng học hỏi

Đối với các doanh nghiệp nói chung, kỹ năng tự học hỏi là kỹ năng được chú trọng đặc biệt khi tuyển dụng nhân viên mới. Với nhiều thay đổi trong quản lý và vận hành doanh nghiệp, HR cũng cần tự học hỏi rất nhiều để đáp ứng với những thay đổi của công ty.

Kỹ năng học hỏi này bao gồm: học hỏi các công nghệ, công cụ làm việc mới; học hỏi kiến thức quản trị doanh nghiệp tổng thể; học hỏi kỹ năng làm việc từ đồng nghiệp; hoặc rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm mắc phải trong quá trình làm việc.

17. Kỹ năng thích ứng

Đây là kỹ năng mềm trong quản lý nhân sự giúp nhân viên duy trì mức độ hiệu quả công việc cũng như làm quen nhanh chóng với môi trường làm việc mới. 

Đối với HR, họ phải thay đổi cách để giao tiếp với nhân viên và đồng nghiệp – những nghiệp vụ cốt lõi của quản trị nhân sự. Vì thế, kỹ năng thích ứng là một kỹ năng quan trọng giúp HR duy trì kênh giao tiếp với nhân viên và xác nhận những yêu cầu của người lao động khi làm việc từ xa. Đây là một kỹ năng quản lý nhân sự mà HR cần biết.

18. Kỹ năng làm việc đa nhiệm

Đa nhiệm là kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết tiếp theo với các nhà quản trị nhân sự. Ngày nay, người làm quản lý nhân sự phải đối mặt với nhiều vấn đề, câu hỏi và yêu cầu phải xử lý hàng ngày. Các vấn đề và yêu cầu này có thể phát sinh liên tục trong quá trình làm việc khiến HR không thể tập trung vào công việc của mình.

Do đó, việc quản lý công việc và làm nhiều công việc cùng lúc là một kỹ năng quan trọng đối với HR. Rèn luyện kỹ năng này trên môi trường số càng trở nên quan trọng hơn. Lý do bởi các vấn đề và yêu cầu của nhân viên có thể phát sinh trên các nền tảng và quy trình làm việc khác nhau.

19. Kỹ năng tổ chức công việc

Một kỹ năng quản lý quan trọng khác là tổ chức công việc. Kỹ năng này thể hiện ở việc tổ chức quy trình công việc phù hợp, không chồng chéo công việc lên nhau. Bên cạnh đó, HR cũng cần biết phân chia và ưu tiên công việc hợp lý để hoàn thành trong khoảng thời gian tối thiểu. 

Điều đầu tiên HR có thể làm là giữ cho văn phòng hoặc nơi làm việc của họ ở trong tình trạng gọn gàng nhất. Trên môi trường số, dữ liệu hoặc file công việc nên được tổ chức khoa học, thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin.

Một cách khác là người làm nhân sự có thể đề xuất sử dụng phần mềm quản lý nhân sự để tối ưu việc lưu trữ hồ sơ nhân viên, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cán bộ nhân sự.

Kỹ năng tổ chức công việc theo thứ tự ưu tiên
Kỹ năng tổ chức công việc theo thứ tự ưu tiên

20. Kỹ năng sử dụng công nghệ

Trong kỉ nguyên số 4.0, nhà quản trị nhân sự cần có kỹ năng sử dụng công nghệ. Có thể nói, đây là kỹ năng quan trọng nhất mà HR cần cải thiện khi làm việc từ xa. Việc nắm bắt cơ chế hoạt động và thích nghi nhanh với công nghệ giúp HR làm việc và giao tiếp hiệu quả với nhân viên hơn.

Ngoài ra, công nghệ cũng hỗ trợ HR rất nhiều trong vấn đề quản lý thông tin nhân sự. Với phần mềm quản lý nhân sự toàn diện như AMIS HRM, nhân viên HR hoàn toàn có thể chủ động cập nhật biến động nhân sự, xử lý yêu cầu của nhân viên kịp thời, báo cáo nhanh chóng cho lãnh đạo hay giảm thiểu những công việc/nghiệp vụ lặp lại tốn thời gian. Hiệu quả của phần mềm quản lý nhân sự AMIS HRM đối với bộ phận C&B:

  • Giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho những công việc thủ công lặp lại, bạn có thời gian dành cho những công việc quan trọng hơn.
  • Quản trị hiệu suất nhân sự, tăng 200% hiệu suất công việc.
  • Giảm tối đa những sai sót do hoạt động quản lý thủ công.
  • Số hóa toàn bộ hệ thống thông tin nhân sự công ty.
  • Số hóa quy trình tuyển dụng – đào tạo – kết nối nhân sự.
  • Số hóa quản lý chấm công – tính công – tính lương nhân sự.
  • Tự động hóa đánh giá KPI nhân sự.
  • Quản lý thông tin, hồ sơ nhân sự.
  • Quản lý tuyển dụng.
  • Quản lý, đánh giá KPI.
  • Chấm công online, quản lý bảng công.
  • Quản lý cấp phát trang thiết bị.
  • Tính lương và quản lý bảng lương.
  • Truyền thông & thông báo nội bộ.
  • Quản lý nhân sự chuỗi cửa hàng.

Kỹ năng nhân sự của nhà quản trị nhân sự cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vui lòng để lại thông tin, đội ngũ tư vấn tại AMIS HRM sẽ liên hệ với anh chị để hỗ trợ tốt nhất.Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Trong đó phải kể đến Tập đoàn Thái SơnXuân Cương và IVY moda,…. Ngoài ra mỗi năm, MISA AMIS HRM vinh hạnh đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp với quy mô nhân sự khác nhau trên con đường chuyển đổi số.

Trên đây là những kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết cho nhà quản lý nhân sự cần có để có thể phát triển lâu hơn trên con đường sự nghiệp và điều hành doanh nghiệp hiệu quả.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 6 Trung bình: 4.3]
Câu hỏi thường gặp
  • Quản lý nhân sự cần kỹ năng gì?
  • Quản lý nhân sự giỏi cần rất nhiều kỹ năng. Một số kỹ năng có thể kể đến như kỹ năng chuyên môn, ký năng lãnh đạo, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức công việc.....
    Để cải thiện kỹ năng quản trị nhân sự trung bình mất thời gian khoảng từ 3-6 tháng hoặc lâu hơn tùy vào khả năng của mỗi cá nhân.