Kiến thức Quản lý nhân sự Nên làm gì khi nhân viên xin nghỉ việc? Lời khuyên dành...

Dù doanh nghiệp bạn có chế độ tốt đến đâu, thì không thể tránh khỏi việc nhân viên xin nghỉ việc. Một người quản lý nên làm gì khi nhân viên xin nghỉ việc? Đâu là một lựa chọn đúng đắn? Doanh nghiệp sẽ luôn mong muốn một sự phát triển bền vững, để sự phát triển của doanh nghiệp lâu dài. Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

mindmap

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến nhân viên xin nghỉ việc

Sau khi nhân viên nộp đơn xin nghỉ việc, doanh nghiệp cần tiến hành phỏng vấn nghỉ việc, để tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao họ nghỉ. Doanh nghiệp khi lắng nghe những nguyên nhân đó sẽ đưa ra được những giải pháp giữ chân nhân viên sau này. Đôi khi, doanh nghiệp khi phỏng vấn cũng có thể giải quyết được vấn đề khúc mắc, để nhân viên tiếp tục làm việc. Có rất nhiều lý do khiến họ nghỉ việc, sau đây là những nguyên nhân phổ biến.

  • Quản lý trực tiếp không tốt.
  • Đồng nghiệp chưa hỗ trợ trong công việc.
  • Chế độ phúc lợi và đãi ngộ của doanh nghiệp chưa tốt.
  • Không có sự phù hợp văn hóa doanh nghiệp.
  • Áp lực công việc.
  • Đã có offer mới tốt hơn.
  • Thay đổi định hướng công việc.

làm gì khi nhân viên xin nghỉ việc

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan khác đã khiến họ đưa ra quyết định xin thôi việc: tình trạng sức khỏe xấu, không tốt, ốm đau, gia đình chuyển nhà hay nơi cư trú hoặc do đã có kế hoạch học tập khác (học lên cao hay học cao học, đi du học,…). Vì vậy, bạn không thể giữ chân họ tiếp tục làm việc cho công ty của mình. 

2. Trao đổi với nhân viên để có phương án giải quyết

Sau khi bạn đã tìm hiểu được nguyên nhân mà họ muốn nghỉ việc, người quản lý nên trao đổi lần nữa để đưa ra những phương án giải quyết.

Có một vài lúc, bạn có thể đoán được một nhân sự nào đó đang có ý định xin nghỉ việc trước khi người đó nộp đơn xin nghỉ chính thức. Trong tình huống này, HR sẽ phải cố gắng tìm cách giữ chân họ ở lại. Lúc này, đương nhiên bạn phải đáp ứng một số điều kiện hoặc thay đổi, nếu những điều kiện đó hợp lý để giữ người đó. Vậy ta có nên cố gắng thuyết phục nhân sự đang có ý muốn xin nghỉ việc không?

Để có có câu trả lời, bạn nên cân nhắc hai việc sau. Đó là tại sao doanh nghiệp cần phải giữ chân người đó và có thể đáp ứng được những yêu cầu mà họ đã nêu ra hay không. Nếu như ban nhân sự đã cố gắng thuyết phục họ ở lại, mà họ vẫn lựa chọn rời đi, thì công ty vẫn nên dành cho họ lời chúc mừng trên một cương vị mới. Điều đó có thể làm tăng sự thiện cảm cho họ, bởi họ có thể quay lại làm việc hoặc hợp tác với công ty trong tương lai sắp tới. Bên cạnh đó, nếu người nhân sự đó rời đi với một thái độ không hài lòng, thì có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. 

>>> Xem thêm: Định biên nhân sự là gì? Nguyên tắc định biên nhân sự hiệu quả

3. Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới

Chủ doanh nghiệp nên sẵn sàng tuyển dụng nhân sự mới cho chỗ trống của nhân sự khi nghỉ. Bạn có thể tổ chức các sự kiện kết nối doanh nghiệp, đây không chỉ là một dịp để tìm hiểu các doanh nghiệp mới, mà còn là thời điểm thích hợp để tìm kiếm những nhân lực giỏi cho công ty. Vì vậy, bạn cần có một nhân viên mới sẵn sàng và phù hợp với vị trí mà công ty đang thiếu.

Đa số các trường hợp xin nghỉ việc, các nhân viên chỉ báo trước từ một đến hai tuần, mà khoảng thời gian là không đủ để tìm kiếm một người nhân sự tiềm năng mà doanh nghiệp bạn đang cần. Cho nên, nếu bạn luôn chuẩn bị kỹ càng cho khâu tuyển dụng bằng cách có một kế hoạch chi tiết, thì bạn sẽ không đánh mất một nhân viên xuất sắc. 

4. Sắp xếp lại công việc của nhân viên xin nghỉ

Ngoải việc tuyển dụng nhân viên mới cho chỗ trống, bạn cũng cần phải sắp xếp lại các công việc của nhân viên đã nghỉ sao cho phù hợp, để đảm bảo tiến độ công việc không bị trì hoãn. Nếu công ty bạn vẫn chưa tìm được một người thích hợp cho vị trí đó. Ví dụ, người xin nghỉ việc là một người leader hay là một quản lý, thì bạn nên phân công một người làm quản lý tạm thời để giám sát và đốc thúc các công việc, hoạt động của phòng ban theo đúng kế hoạch đã đề ra. 

Ngoài ra, bạn có thể giao các project hay dự án, khách hàng của nhân sự đã nghỉ việc cho các thành viên khác cùng phòng ban, để bảo đảm sự hiệu quả của công việc. Bên cạnh đó, bạn cần san sẻ công việc một cách hợp lý và đồng đều giữa các nhân viên, giao quá nhiều có thể khiến nhân viên bị căng thẳng. 

5. Trấn an tinh thần nhân viên

Việc ai đó xin nghỉ việc thường ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý những người ở lại, nhất là một nhân viên giỏi hay nhân sự chủ chốt của công ty. Vì thế, cần có những hành động cụ thể để trấn an tinh thần. Bạn có thể chia sẻ với các nhân viên cấp dưới về các dự định hay mục tiêu phát triển trong tương lai, mở rộng thị trường hoặc các kế hoạch phát triển của các phòng ban, hay những ý định thăng chức cho những nhân viên đã gắn bó lâu năm với doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, bạn cũng có thể động viên tinh thần mọi người bằng cách tổ chức các hoạt động giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng như team building, đi liên hoan,… để tăng thêm sự đoàn kết và lấy lại tinh thần làm việc như ban đầu. Nếu bạn có những chính sách phát triển tiềm năng, đúng đắn, chăm sóc tốt cho nhân viên, thì họ có thể trở thành những nhân sự không thể thiếu trong công ty, giúp cho công ty ngày một lớn mạnh và vững chắc. 

động viên tinh thần nhân viên
Hãy trấn an tinh thần và khích lệ nhân viên để giảm bớt sự lo lắng khi có một nhân sự nghỉ việc

Là một người chủ giỏi phải biết cách giữ chân các nhân viên của mình. Trong bài viết trên, MISA AMIS đã cung cấp cho bạn những lí do chủ yếu khiến nhân viên xin nghỉ việc và đưa ra một số giải pháp giải quyết làm gì khi nhân viên xin nghỉ việc. Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề nên giữ chân hay nên để họ ra đi. Chúc bạn thành công! 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 6 Trung bình: 4.5]