Marketing – bán hàng Bán hàng kênh bán hàng online miễn phí cho doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh khốc liệt, việc lựa chọn kênh bán hàng phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc nhiều kênh bán khác nhau để tiếp cận được với khách hàng mục tiêu. Vậy các kênh bán hàng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là gì? Doanh nghiệp nên lựa chọn những kênh bán nào để mang về doanh thu cao nhất? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I. Kênh bán hàng là gì?

Kênh bán hàng là tập hợp các hệ thống từ các kênh truyền thống, online, offline để tham gia vào quy trình vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới khách hàng cuối cùng. Kênh bán hàng được xây dựng với mục đích giúp người mua hàng tiếp cận được với sản phẩm phù hợp.

Kênh bán hàng được tạo ra nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng có nhu cầu một cách hiệu quả nhất. Qua các kênh bán hàng, doanh nghiệp sẽ tập hợp được các hệ thống, các chuỗi cửa hàng tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người sử dụng. 

Hệ thống các kênh bán hàng sẽ bao gồm nhiều kênh khác nhau, được lựa chọn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hay phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.

II. Phân loại kênh bán hàng

Nhìn chung, các kênh bán hàng được phân chia thành nhiều loại. Tùy thuộc vào mô hình cũng như quy mô, doanh nghiệp sẽ có cách lựa chọn các loại kênh bán khác nhau.

1. Kênh GT (General Trade)

Kênh GT hay còn gọi là kênh truyền thống, là phương pháp phân phối hàng hóa theo một hệ thống nhiều cấp. Vì tính chất lâu đời nên GT là kênh được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Một số điểm bán hàng nổi bật ở kênh GT có thể kể đến cửa hàng tạp hoá, chợ truyền thống, điểm rửa xe, siêu thị mini…

Ưu điểm

  • Đội ngũ nhân viên đông đảo
  • Giá thành rẻ hơn so với bán hàng tại các kênh bán hàng khác hoặc showroom
  • Dễ dàng tiếp cận người ứng dụng

Nhược điểm

  • Khó kiểm soát sản phẩm về chiết khấu và giá cả trên thị trường qua từng cấp phân phối gây ra tình trạng xung đột giá. 
  • Đội ngũ quản lý có từ lâu nên dễ xảy ra các tranh chấp, cạnh tranh giữa các nhà phân phối trong cùng hệ thống.
Kênh GT là gì
Kênh GT

2. Kênh MT (Modern Trade)

Kênh MT hay còn gọi là kênh hiện đại, so với kiểu bán hàng truyền thống thì kênh bán hàng này đã được tinh gọn, cắt giảm các khâu bán hàng nhỏ lẻ, để tập trung bán hàng phân phối hàng hóa lớn giúp tiết kiệm chi phí. 

Kênh MT tập trung hàng hóa đa dạng với nhiều loại hàng hóa tại một địa điểm với các quản lý chuyên nghiệp giúp đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp bằng các phương tiện như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa.

Ưu điểm

  • Nhà sản xuất hay doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý, xác định và tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng.  
  • Kênh thương mại điện tử có thể sử dụng các kênh, các địa điểm bán lẻ chuyên nghiệp với thương hiệu riêng biệt.

Nhược điểm

  • Phù hợp tại những tỉnh và thành phố dẫn đến tình trạng phân bố không đồng đều.
  • Bỏ ra ngân sách lớn cho hoạt động marketing bởi đây là kênh bán hàng mới được hình thành.
  • Khó khăn trong việc kiểm soát, chiếu khâu và mức giá giữa các nhà phân phối với nhau.

3. Bán hàng offline

Kênh bán hàng offline có thể bao gồm cả các kênh truyền thống hay hiện đại đã kể ở trên. Hình thức bán hàng offline có thể được kể đến như: Chợ truyền thống, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá, các cửa hàng thông thường ngoài trời,…

Cụ thể hơn, những kênh bán hàng truyền thống thường được đặt trong những địa điểm cụ thể. Những địa điểm này cần được xác định phù hợp và gần với địa điểm của khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Đối với các kênh bán này thì địa điểm phù hợp và nổi bật sẽ là yếu tố quyết định việc khách hàng mục tiêu có bị thu hút bởi cửa hàng hay không.

4. Kênh bán hàng online

Kênh bán hàng online được cho là các kênh phổ biến nhất hiện nay trong thời đại kỹ thuật số 4.0. Đây là nơi để các hoạt động kinh doanh, buôn bán và trao đổi hàng hoá với khách hàng có nhu cầu diễn ra trên Internet.

Đối với khách hàng, việc đi lại mua hàng tại các kênh bán truyền thống có thể gây bất tiện bởi điều này không giúp họ tiết kiệm thời gian. Vì vậy, việc mua hàng online sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Các kênh bán hàng hiệu quả hiện nay có thể được kể đến như: Facebook, Tiktok, Instagram cùng các kênh thương mại điện tử nổi tiếng như Shopee, Lazada, Tiki,…

5. Kênh bán key account

Các kênh bán hàng key account có thể được kể đến như các điểm bán hàng tại bệnh viện, khu vui chơi giải trí và các căng tin tại trường học. Đặc điểm chính của kênh này là được bán trong các địa điểm mang tính đặc thù như bệnh viện, trường học,… Kênh key account được xây dựng nhằm hướng tới đối tượng khách hàng cụ thể nhất định.

III. 12+ kênh bán hàng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Ngày nay có lẽ các doanh nghiệp không còn xa lạ với thuật ngữ “bán hàng đa kênh“. Kinh doanh trên nhiều kênh bán hàng chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bán hàng.

Việc hiểu biết và vận dụng tốt các kênh không chỉ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

1. Tiktok shop

Khi nhắc tới một trong những kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay thì ta không thể không nhắc tới kênh Tiktok Shop.

Với Tiktok shop, khách hàng có thể mua hàng ngay trực tiếp trên app mà không cần phải thoát khỏi ứng dụng. Người dùng vừa có thể vừa xem video, vừa mua hàng trên nền tảng này.

Tiktok hiện là một trong những kênh mạng xã hội phổ biến và nổi tiếng nhất hiện nay. Vì vậy, nếu tích hợp thêm tính năng mua bán trên Tiktok thì chắc chắn Tiktok shop cũng là một trong những kênh bán hàng phát triển hiện nay và có tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai. Ngoài ra, người dùng Tiktok thường là những người trẻ với độ tuổi từ 12-30 với sức mua lớn. Vì vậy, Tiktok shop có thể phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới đây.

Tik Tok cho phép người dùng sử dụng các bản nhạc, quay các video ngắn (15 – 60 giây mỗi video với tài khoản thường) và chỉnh sửa chúng. Đồng thời, bạn có thể thêm các hiệu ứng đặc biệt rất độc đáo vào video nhằm làm người xem cảm thấy hấp dẫn, bắt mắt và bị lôi cuốn.

Nền tảng này đã từng bỏ qua Instagram, YouTube và Snapchat để vươn lên là ứng dụng miễn phí hàng đầu trong App Store.

bán hàng qua tiktok shop
Bán hàng qua tiktok shop

Một số lợi ích có thể kể đến khi bán hàng trên Tiktok:

  • Chi phí quảng cáo rẻ: Chi phí quảng cáo bán hàng trên Tik Tok Ads đang rẻ hơn rất nhiều so với Facebook, chỉ bằng khoảng 1/5  – 1/10.
  • Dễ dàng thanh toán: Tik Tok được tích hợp cổng thanh toán online như Momo, Viettel Pay giúp người mua – bán thanh toán một cách dễ dàng.
  • Liên kết đến Landing Page: Tik Tok cho phép doanh nghiệp liên kết tài khoản của mình đến trang Landing Page giúp khách hàng có thể tìm hiểu và mua sắm sản phẩm.

Để đo lường hiệu quả bán hàng kênh Tiktok Shop, mời anh chị tham khảo phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM – Đo từng LEAD, đếm từng đơn, soi doanh số theo từng giờ.

DÙNG THỬ AMIS CRM TẠI ĐÂY

2. Bán hàng qua Zalo

Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên di động và máy tính, được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Zalo vượt qua Facebook Messenger trở thành ứng dụng nhắn tin và gọi điện phổ biến nhất tại Việt Nam. 

Zalo hiện nay cũng là một trong những kênh mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam. Với số lượng người dùng lớn, nhiều doanh nghiệp cũng đã triển khai những chiến dịch quảng cáo và bán hàng trên Zalo. Bằng tỷ lệ tiếp cận lớn lên tới 100% thì Zalo chính là kênh bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tiếp cận đến với khách hàng.

Bán hàng qua Zalo
Bán hàng qua Zalo Shop

Một số lợi ích có thể kể đến khi bán hàng trên Zalo:

  • Zalo sở hữu lượng khách tiềm năng lớn: Hiện nay số lượng người sử dụng Zalo tại Việt Nam lên tới 64 triệu người (tính đến quý I năm 2021), chiếm hơn 50% dân số của cả nước. Đây được coi là một môi trường tiềm năng để các doanh nghiệp tiếp cận các khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng.
  • Tiếp cận với khách hàng hiệu quả: Các kênh khác như Facebook hay Email Marketing sẽ khó để tìm kiếm chính xác người dùng, nhưng với Zalo điều đó lại dễ dàng hơn. Mỗi số điện thoại sẽ được thiết lập tương ứng với một tài khoản Zalo, chính vì vậy nếu có được số điện thoại của khách hàng thì bạn có thể nhanh chóng kết nối với họ qua Zalo và chăm sóc trực tiếp.
  • Tỷ lệ tiếp cận bài đăng/tin nhắn cao nhất: So với các nền tảng mạng xã hội khác hay so với email thì các bài đăng và tin nhắn được gửi đi trên Zalo đạt được tỷ lệ tiếp cận cao nhất. Theo thống kê, khi đăng một bài viết trên Zalo thì cứ 10 người sẽ có tối thiểu 4 người nhìn thấy bài đăng, tương ứng với tỉ lệ 40%. Trong khi đó đối với mạng xã hội Facebook thì tỉ lệ này chỉ đạt từ 5 -10%.
  • Tiết kiệm chi phí tối đa: Các hoạt động như gửi tin nhắn, gọi điện, trao đổi tệp miễn phí giúp tiết kiệm chi phí một cách tối đa so với các hình thức trả phí khác như SMS hay tổng đài.

Để đo lường hiệu quả bán hàng kênh Zalo Shop, mời anh chị tham khảo phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM – Đo từng LEAD, đếm từng đơn, soi doanh số theo từng giờ.

DÙNG THỬ AMIS CRM TẠI ĐÂY

3. Kênh bán hàng Facebook

Facebook vẫn luôn là cái tên quen thuộc trong danh sách các kênh bán hàng online phổ biến. Với hơn 40% dân số sử dụng Facebook hàng tháng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận được với một lượng khách hàng tiềm năng cực khủng. Ngoài ra, với đặc tính của Facebook là giúp mọi người tương tác với nhau thì khách hàng cũng có thể tương tác trực tiếp trên fanpage hoặc các hội nhóm.

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược nội dung dài hạn để đăng trên fanpage, group, hướng tới mục tiêu thu hút khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể kết hợp chạy quảng cáo để giúp sản phẩm của mình tiếp cận được đến nhiều khách hàng nhất có thể.

Theo như trang Statista.com, Facebook là trang Web social media lớn nhất thế giới với hơn 2,32 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Nền tảng này có hơn 65 triệu doanh nghiệp sử dụng Facebook Pages và hơn 6 triệu nhà quảng cáo tích cực quảng bá doanh nghiệp của họ.

bán hàng qua facebook
Bán hàng qua Marketplace facebook

Tại Việt Nam, số lượng người hoạt động hàng tháng ước tính khoảng 50 – 60 triệu. Con số này được ước lượng dựa trên vị trí quảng cáo, các tiêu chí nhắm mục tiêu mà bạn đã chọn, dữ liệu về vị trí, các thông tin về hành vi và nhân khẩu học của người dùng Facebook.

Một số lợi ích có thể kể đến khi bán hàng trên Facebook:

  • Thu hút khách hàng tiềm năng: Tổ chức các mini game và give away giúp trang bán hàng của bạn thu về lượng theo dõi cũng như tương tác cực lớn. Qua đó, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Số liệu thống kê chi tiết: Dựa vào dữ liệu thu thập được từ Facebook Insight, bạn có thể nắm rõ được xu hướng hiện nay, từ đó lên kế hoạch cho bài đăng trong tương lai. 
  • Thu nhận phản hồi: Có thể nói Facebook là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, các chủ doanh nghiệp có thể nói chuyện cũng như tương tác trực tiếp với khách hàng. Qua đó, giúp thu nhận được nhiều ý kiến phản hồi để có thể cải thiện kịp thời những điểm còn thiếu sót.

Để đo lường hiệu quả bán hàng kênh Facebook, mời anh chị tham khảo phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM – Đo từng LEAD, đếm từng đơn, soi doanh số theo từng giờ.

DÙNG THỬ AMIS CRM TẠI ĐÂY

4. Bán hàng trên Instagram

Instagram là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video trên mạng xã hội. Nó cho phép mọi người chia sẻ các nội dung như ảnh, video, stories và livestream. Với hiển thị ở định dạng rõ nét và trải nghiệm liền mạch, bán hàng trên Instagram có thể giúp thương hiệu của doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn.

Thông thường, mọi người thường sử dụng Instagram để chia sẻ ảnh và các khoảnh khắc hàng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là một trong các kênh bán hàng phổ biến. Thay vì Facebook quá cạnh tranh, việc lựa chọn Instagram cũng là một giải pháp an toàn vừa có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều khách hàng vừa có thể tiết kiệm được chi phí quảng cáo.

bán hàng qua ins
Bán hàng qua Instagram

Một số lợi ích có thể kể đến khi bán hàng trên Instagram:

  • Hiển thị trực quan: Như đã đề cập, Instagram là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video trên mạng xã hội, vậy nên các hình ảnh sản phẩm là thứ sẽ được hiển thị đầu tiên đến người tiêu dùng. Điều này giúp họ có được cái nhìn trực quan về sản phẩm, tác động tích cực đến việc ra quyết định mua hàng của khách hàng.
  • Hiểu được Customer Insight: Thông qua kênh Popular Page, chủ doanh nghiệp có thể tìm hiểu chân dung khách hàng của mình là ai, phong cách, sở thích như thế nào, và những bài post nào được họ quan tâm. Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt Customer Insight.
  • Tiết kiệm chi phí quảng cáo: Bên cạnh chi phí quảng cáo tiết kiệm hơn rất nhiều so với Facebook, tại Instagram, các chủ shop thường sử dụng các hashtag liên quan đến sản phẩm, hay những hashtag đang thịnh hành và được nhiều người theo dõi. Bằng cách đó, khi người dùng click vào những hashtag này sẽ giúp hình ảnh của sản phẩm hiện lên mà không cần tốn thêm khoản chi phí quảng cáo nào.

Để đo lường hiệu quả bán hàng kênh Instagram, mời anh chị tham khảo phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM – Đo từng LEAD, đếm từng đơn, soi doanh số theo từng giờ.

DÙNG THỬ AMIS CRM TẠI ĐÂY

5. Youtube

Youtube cũng là một trong các kênh bán hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận được với số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Với Youtube, doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo trên nền tảng này thông qua các video thịnh hành. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý cần liên kết với website để điều hướng người mua hàng, đồng thời cung cấp thông tin sản phẩm một cách chính xác nhất.

6. Website bán hàng

Website bán hàng là một trong những kênh bán hàng hiệu quả mà vẫn có thể tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.

Chỉ cần đầu tư công sức xây dựng từ 3 đến 6 tháng, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình trên website. Qua kênh bán hàng này, doanh nghiệp còn có thể xây dựng thương hiệu một cách bền vững. Với website bán hàng, doanh nghiệp có thể cho khách hàng thấy được toàn bộ sản phẩm của mình và giải thích được tại sao sản phẩm của doanh nghiệp lại đặc biệt.

bán hàng qua website
Bán hàng qua website

Để đo lường hiệu quả bán hàng kênh Wesbite, mời anh chị tham khảo phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM – Đo từng LEAD, đếm từng đơn, soi doanh số theo từng giờ.

DÙNG THỬ AMIS CRM TẠI ĐÂY

7. Kênh bán hàng Google Ads

Google Ads cũng là một trong những kênh bán hàng online nổi tiếng, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đến với số lượng lớn khách hàng. Khi sử dụng Google Ads, doanh nghiệp cần trả phí cho Google để hiển thị quảng cáo hay chạy những chiến dịch nhất định về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tối ưu sản phẩm hay những bài viết chuyển đổi cao trên thanh công cụ tìm kiếm (SEO) để tăng traffic và tỷ lệ chuyển đổi qua nguồn organic hoàn toàn miễn phí thông qua Google.

bán hàng qua Google ADS
Bán hàng qua Google ADS, Google Shopping

Để đo lường hiệu quả bán hàng kênh Google ADS, mời anh chị tham khảo phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM – Đo từng LEAD, đếm từng đơn, soi doanh số theo từng giờ.

DÙNG THỬ AMIS CRM TẠI ĐÂY

8. Bán hàng trên kênh thương mại điện tử

Kênh thương mại điện tử là một Website cho phép các doanh nghiệp, cá nhân có thể tiến hành toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên Website đó. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đang vô cùng thành công khi triển khai hình thức này.

bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử shoppe

Các lợi ích chính của sàn thương mại điện tử có thể kể tới như:

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Các sàn thương mại điện tử hiện nay đều được tích hợp công nghệ tiên tiến như Big Data hay trí tuệ thông minh nhân tạo AI nhằm phân tích dữ liệu nâng cao để thấu hiểu khách hàng. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các trải nghiệm trực tuyến cho người tiêu dùng.
  • Tiết kiệm chi phí: Bằng việc mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể cắt giảm được lượng lớn chi phí vận hành như thuê mặt bằng, nhân viên.
  • Tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn: Thông qua quảng cáo trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tăng khả năng kết nối với khách hàng tiềm năng.

Các hình thức thương mại điện tử phổ biến:

  • B2B (business to business): là một hình thức giao dịch kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
  • B2C (business to consumer): là mô hình bán hàng giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (khách hàng cuối cùng)
  • C2C (consumer to consumer): là giao dịch thương mại trực tuyến giữa những người tiêu dùng với nhau thông qua một bên thứ ba
  • C2B (consumer to business): là mô hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và bán lại giá trị đó cho doanh nghiệp.

9. Chương trình Affiliate Marketing

Affiliate Marketing hay tiếp thị liên kết là một thỏa thuận trong đó một Nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ (Advertisers) trả hoa hồng cho một Đối tác bên ngoài (Publishers) để thu được lưu lượng truy cập hoặc doanh số bán hàng được tạo ra từ các lượt giới thiệu của những publishers này.

Đóng vai trò như một mô hình trả tiền cho mỗi hiệu suất, Affiliate Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho các hoạt động Marketing và tăng doanh thu nhờ tận dụng lợi thế, danh tiếng của các đối tác.

Đối với hình thức này, các đối tác sẽ có thể kiếm tiền online bằng cách nhận những khoản hoa hồng khi người dùng ghé thăm trang mạng của đối tác quản lý, và thực hiện những hành động mà nhà cung cấp mong muốn từ người dùng cuối cùng như: Mua hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ, điền thông tin, …

Các lợi ích chính của Affiliate Marketing có thể kể tới như:

Đối với Advertisers:

  • Không phải chi trả quá nhiều vì chỉ khi Publishers đem về đơn hàng và chốt giao dịch, Advertisers mới phải trả hoa hồng cho Publishers.
  • Có thể kiểm soát, đánh giá hiệu quả bán hàng dễ dàng nhờ nền tảng Affiliate minh bạch, rõ ràng.
  • Nhờ vào Publishers có tiếng tăm và năng lực, Advertisers cũng có thể tăng hiệu suất bán hàng và tối ưu doanh thu.

Đối với Publishers:

  • Có cơ hội sở hữu những nguồn thu nhập đa dạng từ việc hợp tác với nhiều Advertisers cũng như nhận được mức hoa hồng hấp dẫn.
  • Các nền tảng Affiliate Networks có đầy đủ công cụ dễ dàng theo dõi, nắm bắt hiệu quả chiến dịch nên Publishers không mất nhiều thời gian và công sức.

Có 2 chương trình Affiliate Marketing phổ biến:

  • Chương trình tiếp thị liên kết nội bộ (Private Affiliate Program): Các chương trình tiếp thị liên kết nội bộ thường được một số doanh nghiệp lớn phát triển riêng. Đối với chương trình này, các Publishers sẽ nhận được hoa hồng cao hơn vì doanh nghiệp không phải chi trả các khoản phí khác cho bên trung gian nào mà sẽ làm việc trực tiếp với Publishers.
  • Chương trình tiếp thị liên kết công khai (Affiliate Public Networks): Khác với chương trình tiếp thị liên kết nội bộ, chương trình tiếp thị liên kết công khai sẽ được quảng cáo rộng rãi nhằm thu hút nhiều Publishers biết đến chương trình. Đối với chương trình này, các doanh nghiệp sẽ thuê một bên trung gian (Affiliate Network) để quản lý các chiến dịch Affiliate Marketing.

>> Đọc thêm: 9 cách tối ưu Landing Page giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng

10. Kênh rao vặt

Kênh rao vặt nổi tiếng hiện nay có thể kể đến vatgia.com, chotot.vn hay otofun.net. Người dùng sau khi đăng ký tài khoản là có thể rao bán hàng trên các trang này với một hay nhiều sản phẩm cụ thể.

Bán hàng trên kênh rảo vặt
Bán hàng trên kênh rao vặt Chợ Tốt

11. KOL, KOC hoặc influencer

Việc thuê KOL, KOC hoặc influencer (những người nổi tiếng hoặc có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực nhất định) cũng là một trong các kênh bán hàng được ưa chuộng. Qua cách này, doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả và tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

bán hàng qua KOL
Innisfree có chiến dịch bán hàng qua KOL Giang ơi

12. Bán hàng qua Email (Email Marketing)

Email Marketing là hình thức tiếp thị thông qua email (thư điện tử) nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng và khách hàng để quảng bá, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ. 

Tiếp thị qua email đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng tiềm năng, nhận thức về thương hiệu cũng như xây dựng mối quan hệ và giữ chân khách hàng.

Các lợi ích chính của Email Marketing có thể kể tới như:

  • Tạo ra khách hàng tiềm năng
  • Thu hút traffic về Website
  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
  • Xây dựng nhận diện thương hiệu
  • Tăng doanh số bán hàng
  • Tiết kiệm chi phí, ROI cao

Có 5 loại Email Marketing phổ biến:

  • Email chào mừng (Welcome email): là email được gửi tới khách hàng khi họ thực hiện hành động đăng ký trên Website với mong muốn nhận được thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay các chương trình khuyến mãi. 
  • Email bản tin (Email Newsletters): là hình thức sử dụng thư điện tử để gửi đến khách hàng những tin tức, sự kiện, thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp nhằm giáo dục và nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng.
  • Email nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead Nurturing Email): là một trong các loại Email Marketing phổ biến nhằm gửi tới khách hàng những nội dung đã được nhắm mục tiêu theo từng giai đoạn trong hành trình mua hàng. Mục tiêu chính của các email này nhằm giữ liên lạc và kích thích đăng ký mua hàng bằng cách cho khách hàng thấy được lợi ích của sản phẩm, dịch vụ của bạn.
  • Email bán hàng (Email sale): là loại email nhằm tăng hoạt động mua bán hàng hóa và tăng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm theo hình thức gián tiếp một cách nhanh chóng nhất.
  • Email tài trợ (Sponsorship Email): Chiến dịch email tài trợ giúp bạn tiếp cận đối tượng khác và có được các khách hàng tiềm năng mới. Đây là một phần trong chiến lược truyền thông có trả phí, doanh nghiệp sẽ phải chi trả tiền cho mỗi cú nhấp chuột (PPC) hay quảng cáo liên kết, quảng cáo hình ảnh, quảng cáo trên điện thoại di động…


> Đọc thêm: 5 bước triển khai Email Marketing hiệu quả

IV. Tổng kết

Trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về các kênh bán hàng hiệu quả. Để tối đa hóa hiệu quả bán hàng, các doanh nghiệp nên phát triển song song và đa dạng các kênh, cũng như xây dựng chiến lược Marketing và bán hàng phù hợp trên từng kênh. Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 4]