Đặc thù của ngành du lịch là quản lý khối lượng thông tin khổng lồ và phần mềm CRM du lịch là giải pháp duy nhất giúp các doanh nghiệp quản lý được thông tin khách hàng, quản lý đối tác, quản lý nhân viên dễ dàng.
CRM cho du lịch có những đặc điểm gì, mua phần mềm CRM cho du lịch ở đâu uy tín? Tất cả những thông tin liên quan đến phần mềm CRM du lịch sẽ có trong bài viết này.
I. Phần mềm CRM du lịch là gì?
CRM cho du lịch cũng giống với bất kỳ phần mềm CRM nào khác; đó là công cụ để doanh nghiệp quản lý, chăm sóc khách hàng và quản lý công việc trong lĩnh vực du lịch.
Phần mềm CRM du lịch (Customer Relationship Management for Tourism) là một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng được thiết kế riêng cho ngành du lịch. Nó giúp các doanh nghiệp du lịch, lữ hành quản lý toàn diện thông tin khách hàng, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ..
Phần mềm chăm sóc khách hàng trong du lịch điển hình bao gồm các thành phần như: quản lý thông tin khách hàng, quản lý trước – trong và sau bán hàng, báo cáo thống kê,…Nhờ vậy mà doanh nghiệp du lịch xây dựng và chăm sóc được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để gia tăng doanh số trong tương lai.
II. Khó khăn của nhà quản lý khi không có phần mềm CRM du lịch
1. Xu hướng ngành du lịch Việt Nam
Theo dữ liệu của Cục Du lịch Quốc gia, tổng thu du lịch năm 2023 ước đạt 672.000 tỷ đồng, vượt 3,38% so với kế hoạch và bằng 93% so với năm 2019. Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển vượt bậc nhờ vào xu hướng phát triển du lịch bền vững, cùng sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ và nhu cầu du lịch tăng cao.
Bên cạnh đó, chính phủ còn ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành, như Đề án Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu đón 50 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030 và tăng tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GDP lên 14%.
Với xu hướng và tiềm năng phát triển vượt bậc, bất kể trong thời kỳ kinh tế suy thoái ngành du lịch trong tương lai sẽ là đòn bẩy kinh tế chủ chốt của những doanh nghiệp trong ngành.
2. Khó khăn của doanh nghiệp trước sự phát triển công nghệ CRM ngành du lịch
Chính vì du lịch là một mảnh đất màu mỡ, là miếng bánh hấp dẫn nên mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng trở nên khốc liệt hơn các ngành khác. Song song với những cơ hội là những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Không khó để bắt gặp những doanh nghiệp du lịch vẫn coi excel là công cụ làm việc chính thức. Và tất cả những doanh nghiệp như vậy đều có điểm chung là gặp khó khăn trong vận hành cũng như quản lý công việc.
Một số khó khăn mà doanh nghiệp du lịch gặp phải nếu không có phần mềm CRM là:
Không thể nắm bắt thông tin khách hàng
Việc nắm bắt những thông tin như sở thích, lịch sử booking, số lượng khách hàng đã booking tour, lịch sử đi tour của khách hàng để chăm sóc và chào bán các tour khác sẽ gặp khó khăn nếu không kiểm soát được.
Hay khi khách hàng muốn đặt tour mà doanh nghiệp không thể kiểm tra được lịch sử giao dịch trước đó của khách hàng mà lại coi đó là khách hàng mới thì trải nghiệm của “thượng đế” đã bị giảm đáng kể. Hậu quả là doanh nghiệp mất đi khách hàng trung thành, không thể bán chéo sản phẩm khác, càng không thể bán các tour cao cấp hơn cho khách hàng.
Không thể theo dõi tình trạng của khách hàng
Khách đang hỏi tour, đã báo giá, đặt cọc bao nhiêu hay đã thanh toán. Nhân viên sales phải đi hỏi kế toán, hỏi điều phối mới biết được những thông tin trên thì vừa tốn thời gian lại vừa giảm năng suất làm việc.
Thông tin khách hàng lưu trữ rải rác
Sự thiếu đồng bộ trong việc lưu trữ thông tin khách hàng, cộng với việc nhân sự sales thường xuyên thay đổi, dẫn đến gián đoạn trong chăm sóc khách hàng. Hậu quả là khách hàng ít quay lại mua tour, gây mất khách, giảm thị phần và doanh thu của doanh nghiệp.
Khó khăn trong quản lý và báo cáo dữ liệu
Thông tin khách hàng bị phân tán trong nhiều file Excel của từng nhân viên, khiến việc tổng hợp dữ liệu để báo cáo doanh thu hay tỷ lệ chuyển đổi tốn rất nhiều thời gian. Giả sử cả ngày nhân viên chỉ loay hoay tìm, lọc, xóa… thông tin để làm báo cáo thì thời gian đâu để bán hàng mang về doanh số cho công ty?
Thông tin khách hàng bị trùng lặp và thiếu đồng nhất
Dữ liệu khách hàng không được thống nhất giữa các phòng ban, dẫn đến khó khăn trong việc truy vết thông tin khi xảy ra mâu thuẫn. Điều này khiến quy trình hoạt động thiếu đồng bộ, giống như một chiếc xe mà bánh trước và bánh sau không cùng hướng, doanh nghiệp khó có thể tiến xa.
Những khó khăn này đang âm thầm cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch hàng ngày. Câu hỏi đặt ra là: các doanh nghiệp sẽ tìm cách khắc phục, hay chấp nhận “sống chung với lũ”?
Phần mềm CRM du lịch là lời giải hoàn hảo cho bài toán này!
>> Đọc thêm: Giải pháp CRM cho doanh nghiệp giúp tăng 10 lần doanh số
3. Phần mềm CRM du lịch mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Áp dụng phần mềm CRM vào công việc đồng nghĩa với các doanh nghiệp du lịch đã thực hiện một cuộc cách mạng lớn đem lại nhiều lợi ích cho chính công việc của mình.
Thứ nhất: Lưu trữ thông tin khách hàng
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, thông tin khách hàng đều là “kho báu” vô giá. Để quản lý được “kho báu” ấy, phần mềm CRM du lịch giúp doanh nghiệp tự động nhập liệu, tự động phân bổ cho sales theo các trường thuộc tính định sẵn, theo dõi, quản lý và truy xuất chỉ trong vài giây. Không chỉ thông tin của khách hàng mua tour, sử dụng sản phẩm mà thông tin của các đại lý, đối tác cũng được quản lý thông minh trên phần mềm CRM.
Thứ hai: Quản lý công việc nhân viên.
Nhờ có phần mềm CRM du lịch mà người quản lý dễ dàng biết được số lượng khách hàng mỗi nhân viên sales đang phụ trách, năng suất làm việc của nhân viên thể hiện qua các cuộc gọi, lịch hẹn, doanh số mang về. Không những thế, nhân viên cũng tự mình quản lý công việc khoa học để tối ưu mỗi lần giao tiếp với khách hàng.
Thứ ba: Chăm sóc khách hàng du lịch hiệu quả hơn. Nếu nắm bắt rõ các nhu cầu, đánh giá, nhận xét khiếu nại cũng như thông tin khách hàng. Phần mềm quản lý CRM lưu trữ toàn bộ nội dung chăm sóc khách hàng trước đó nên khi khách hàng liên hệ lại với doanh nghiệp, nhân viên chăm sóc sẽ nhanh chóng “đọc vị” được khách hàng để phục vụ tốt hơn. Chẳng thế mà tỷ lệ khách hàng hài lòng tăng lên 27% đối với những doanh nghiệp có sử dụng phần mềm CRM du lịch.
Thứ tư: Hệ thống báo cáo, chỉ số thống kê chi tiết. Chỉ cần thao tác trên phần mềm CRM vài giây, người quản lý dễ dàng xem đượ báo cáo thống kê doanh số theo tour, theo thị trường, theo nhân viên…Nhờ đó, nhanh chóng dự báo được xu hướng để đón đầu thị trường du lịch. Không những phần, các phần mềm CRM du lịch còn cung cấp nhiều báo cáo khác như: báo cáo năng lực nhân viên, báo cáo tỷ lệ chuyển đổi cơ hội, báo cáo vòng đời cơ hội…
- Xem thêm: CRM là gì?
4. Ba lưu ý khi chọn phần mềm CRM du lịch
Như đã phân tích ở trên, miếng bánh du lịch rất màu mỡ không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mà còn với cả những nhà phát triển phần mềm CRM du lịch. Thế nên, trên thị trường có hàng vô số các phần mềm CRM dành cho doanh nghiệp du lịch.
Dưới đây là 3 lưu ý để các doanh nghiệp du lịch lựa chọn được phần mềm CRM hợp túi tiền và đúng nhu cầu nhất. Chỉ cần các nhà cung cấp trả lời được 5 câu hỏi này, thì chắc chắn đó là phần mềm CRM tốt nhất dành cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, lộ trình phát triển phần mềm CRM của nhà cung cấp trong tương lai như thế nào để sản phẩm không bị lỗi thời?
Câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ khỏi danh sách những nhà cung cấp chỉ muốn bán cho nhanh mà không nỗ lực cải tiến sản phẩm trong tương lai. Chắc chắn bạn không muốn chi tiền ra để mua một phần mềm có niên hiệu từ những năm 1900s để giải quyết những vấn đề của những năm 2000s chứ?
Thứ hai, hỗ trợ sau bán như thế nào?
Câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ khỏi danh sách những nhà cung cấp “đem con bỏ chợ”, để mặc khách hàng tự xoay sở với những vấn đề phát sinh sau khi chuyển giao tài khoản. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp bất cứ khi nào bạn gặp khó khăn trong quá trình sử dụng.
Thứ ba, ba khách hàng tiêu biểu là ai?
Câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp biết chắn chắn phần mềm CRM du lịch của nhà cung cấp đã được chứng minh hiệu quả sử dụng trong thực tế. Ngoài ra, nếu có mối quan hệ rộng, bạn cũng có thể liên hệ với những doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm CRM của nhà cung cấp để tham khảo về mức độ hiệu quả.
5. Top phần mềm CRM du lịch – MISA AMIS CRM
AMIS CRM là một trong những phần mềm CRM du lịch tốt nhất hiện nay vì khả năng đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp du lịch. Không những thế, AMIS CRM còn được phát triển thường xuyên để giải quyết các yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp du lịch.
- Quản lý hợp đồng chưa đặt cọc để nhắc khách hàng đặc cọc tiền
- Lập báo giá theo nhu cầu của từng khách hàng và theo dõi được báo giá đã chốt với khách hàng
- Biết được các khách hàng nào sắp đi các tour để chào bán thêm dịch vụ như bảo hiểm, sim thẻ, thuê xe,…
- NVKD biết được các chương trình khuyến mãi trong thời điểm hiện tại để tư vấn cho khách hàng
- NVKD biết được tour/ phòng nào còn chỗ trống để tiến hành đặt hàng cho khách
- NVKD biết được tour có quà tặng gì, còn quà tặng hay không để cập nhật đơn hàng cho khách
- NVKD tra soát booking bất kỳ lúc nào để tư vấn cho khách hàng lịch trình, thời gian, các dịch vụ đi kèm
- Tra cứu tình trạng của tour (đơn hàng) để thực hiện các thủ tục đổi tour, hủy tour cho khách hàng
Để trải nghiệm phần mềm AMIS CRM và nhận được tư vấn tính năng chuyên sâu hơn đối với doanh nghiệp du lịch, mời anh/ chị để lại thông tin bên dưới!
Tóm lại, phần mềm CRM du lịch là công cụ không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào muốn xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng và gia tăng doanh số. Lựa chọn đúng phần mềm CRM tốt nhất, doanh nghiệp du lịch đã chắc chắn nắm trong tay phần lớn miếng bánh thị phần ngành du lịch.
Tham khảo thêm một số nội dung hay khác:
- CRM là gì? Vai trò, chức năng & Quy trình CRM Marketing của Doanh Nghiệp
- Top 15 phần mềm CRM tốt nhất 2021 tại Việt Nam và Thế Giới
- So sánh các phần mềm CRM phổ biến nhất hiện nay
![yasr-loader yasr-loader](/wp-content/plugins/yet-another-stars-rating/includes/img/loader.gif)