Mẫu bảng lương là biểu mẫu thống kê quan trọng giúp bộ phận nhân sự kiểm soát lương và chế độ phúc lợi toàn diện cho người lao động. Việc xây dựng một bảng thanh toán tiền lương chuyên nghiệp còn giúp doanh nghiệp quản lý chính sách lương – thưởng hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây MISA AMIS HRM sẽ cung cấp cho nhà quản trị nhân sự 9 file bảng lương công ty cho nhân viên đầy đủ và phổ biến nhất.
1. Tầm quan trọng của xây dựng mẫu bảng lương nhân viên
Mẫu bảng tính lương nhân viên là văn bản hành chính mang ý nghĩa quan trọng với cả người lao động và người sử dụng lao động.
1.1 Đối với người lao động
- Đảm bảo các quyền lợi tài chính: Bảng lương là kết quả đánh giá và công nhận công sức, nỗ lực của doanh nghiệp với người lao động. Bảng lương giúp nhân viên nắm rõ mức lương, các khoản khấu trừ, phụ cấp và tổng thu nhập của mình
- Tăng động lực và cam kết với công việc: Nếu bảng lương thể hiện chính sách lương thưởng hấp dẫn, đây sẽ là động lực để người lao động nỗ lực nhiều hơn, có trách nhiệm với kết quả công việc và mong muốn đóng góp nhiều hơn vào sự thành công của tập thể.
- Đảm bảo công bằng – minh bạch: Một bảng lương với thông tin đầy đủ, rõ ràng góp phần xây dựng môi trường làm việc công bằng, tích cực. Người lao động dễ dàng theo dõi chính xác các khoản thưởng, khấu trừ cũng như thu nhập thực nhận. Điều này giúp gia tăng lòng tin của cán bộ nhân viên dành cho ban lãnh đạo.
1.2 Đối với doanh nghiệp
- Quản lý tài chính và hiệu suất công việc: Bảng lương thể hiện mức độ đóng góp của nhân viên trong một tháng. Nhà quản trị có thể dựa trên bảng lương để đánh giá hiệu suất làm việc nội bộ. Từ đó, xây dựng chính sách phân bổ nguồn lực và quỹ lương hợp lý. Điều này giúp tổ chức tránh các như trả chậm lương và mất cân bằng tài chính.
- Thu hút nhân tài, gia tăng mức độ cạnh tranh: Một bảng lương thể hiện rõ thu nhập theo năng lực, các khoản thưởng và phụ cấp hấp dẫn là công cụ giúp doanh nghiệp duy trì đội ngũ nhân tài. Khi được trả mức lương khá hơn so với mức chung trên thị trường lao động, người lao động sẽ gắn bó với tổ chức lâu dài. Tổ chức sẽ sở hữu lợi thế cạnh tranh về nhân lực so với đối thủ trong ngành.
- Đảm bảo tuân thủ quy định của luật lao động: Bảng lương chuẩn theo quy định pháp luật sẽ hạn chế các rắc rối pháp lý giữa người lao động và doanh nghiệp.
- Đảm bảo tính chính xác và minh bạch: Một bảng lương chi tiết, rõ ràng giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình tính lương, tránh tranh chấp nhân viên và đảm bảo tính công bằng
- Quản lý chi phí nhân sự hiệu quả: Bảng lương giúp doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ các khoản chi trả đến lương, từ đó tối ưu hóa chi phí nhân sự
2. Nội dung của mẫu bảng lương nhân viên
Tùy theo cách thức quản lý lương của doanh nghiệp, các thành phần trong bảng lương sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên dưới đây là những nội dung cơ bản, thường gặp nhất trong mẫu bảng lương nhân viên bằng Excel:
Thông tin của nhân viên:
Họ và tên của nhân viên, mã số nhân viên, phòng ban, chức vụ, thông tin miễn trừ thuế, số điện thoại, email…
Thông tin về lương chính (lương cơ bản):
Thông tin về lương bao gồm lương cơ bản và ngày công thực tế, chưa bao gồm thưởng hiệu quả, phụ cấp và các khoản khác. Đây cũng chính là mức lương mà công ty đã thỏa thuận với nhân viên.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 1/7/2024 tăng 6% so với mức điều chỉnh năm 2023, cụ thể như sau:
Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng, 23.800 đồng/giờ
Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng, 21.200 đồng/giờ
Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng, 18.600 đồng/giờ
Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng, 16.600 đồng/giờ
Khoản phụ cấp:
Có hai loại phụ cấp thường gặp trong mẫu bảng lương cá nhân là phụ cấp cần đóng bảo hiểm và phụ cấp không cần đóng bảo hiểm. Những khoản chi phí này thường để động viên, hỗ trợ cho cán bộ nhân viên.
- Phụ cấp cần đóng bảo hiểm: bao gồm các loại phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp vùng.
- Phụ cấp không cần đóng bảo hiểm: bao gồm phụ cấp ăn ở, đi lại, xăng xe, điện thoại, nuôi con nhỏ… Loại phụ cấp này thường được công ty thỏa thuận với nhân viên trong quá trình tuyển dụng.
Thu nhập danh nghĩa:
Khoản thu nhập người lao động sẽ được hưởng theo lý thuyết, bằng tổng lương cơ bản và khoản phụ cấp khác nếu có.
Số ngày công thực tế:
Chỉ số quan trọng nhằm xác định số giờ làm thực tế được hưởng lương của người lao động.
Tổng lương thực nhận:
Lương thực nhận chưa tính kèm các khoản khấu trừ bảo hiểm hoặc tạm ứng. Khoản thu nhập này chưa bao gồm phát sinh và được tính theo 2 cách phổ biến như sau:
Cách 1: Tính theo số ngày công mỗi tháng
Lương thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/ Tổng ngày công làm trong tháng) x Số ngày công thực tế |
Cách 2: Tính theo số ngày công được quy định tại doanh nghiệp
Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa / Số ngày công quy định) x Số ngày công thực tế |
Bảo hiểm:
Là khoản khấu trừ trực tiếp vào lương của nhân viên. Có nhiều loại bảo hiểm khác nhau như BHXH, BHYT, BHTN, mức khấu trừ mỗi người có thể khác nhau.
Thuế thu nhập cá nhân:
Nếu người lao động ký hợp đồng trên 3 tháng trở lên với doanh nghiệp, phòng nhân sự thường trích 1 khoản từ lương của người lao động để đóng hộ thuế TNCN.
Thực lĩnh:
Đây là khoản tiền cuối cùng mà người lao động nhận được. Lương thực lĩnh của nhân viên bằng tổng lương trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, tạm ứng cộng thêm phụ cấp.
Ví dụ về bảng lương cơ bản:
Họ và tên | Mã NV | Phòng ban | Chức vụ | Lương cơ bản | Phụ cấp | Thưởng | Thuế TNCN | Bảo hiểm | Tổng nhận |
Nguyễn Văn A | NV007 | Nhân sự | Trường phòng | 15.000.000 | 2.000.000 | 3.000.000 | 1.500.000 | 1.000.000 | 18.500.000 |
3. 9 Mẫu bảng lương nhân viên chi tiết nhất
Dưới đây là tổng hợp 9 mẫu bảng lương nhân viên chi tiết, phổ biến nhất trong doanh nghiệp
3.1 Mẫu bảng tính lương cơ bản theo công
Bảng lương nhân viên bằng Excel cơ bản phù hợp với doanh nghiệp tính lương theo công hoặc theo ca. Bảng thanh toán lương gồm đầy đủ các thông tin cần thiết như: Số công chuẩn, lương ngày công, bảo hiểm người lao động đóng, bảo hiểm công ty đóng, thuế TNCN… Tuy nhiên mẫu bảng này không phù hợp với những tổ chức quy mô nhân sự lớn và cấu trúc phòng ban phức tạp.
>>> Tải miễn phí bảng lương cá nhân cơ bản TẠI ĐÂY
3.2 Mẫu bảng lương nhân viên tổng hợp theo tháng
Bảng thanh toán tiền lương tổng hợp theo tháng chia theo đơn vị công tác, vị trí và bộ phận sẽ phù hợp với những doanh nghiệp quy mô lớn. Bảng tổng hợp mỗi tháng một lần với đầy đủ nội dung: mã nhân viên, họ và tên, đơn vị công tác, các khoản khấu trừ và tạm ứng.
>>> Tải miễn phí mẫu bảng tính lương nhân viên theo tháng TẠI ĐÂY
3.3 Mẫu bảng thanh toán lương dành cho doanh nghiệp
Để theo dõi chính xác và hiệu quả tiền lương của toàn bộ doanh nghiệp, nhà quản trị có thể sử dụng Mẫu bảng lương nhân viên bằng Excel dành cho doanh nghiệp dưới đây. Mẫu bảng thanh toán tiền lương cung cấp đầy đủ thông tin lương theo bộ phận. File còn gồm các khoản thưởng, làm thêm ngoài giờ, phụ cấp, giảm trừ gia cảnh,… cho người lao động tiện theo dõi.
>>> Tải miễn phí bảng lương cho doanh nghiệp TẠI ĐÂY
3.4 Mẫu bảng lương theo hệ thống Lương 3P
Bảng lương 3P Excel đánh giá cán bộ nhân viên và tổng hợp lương cuối tháng dựa trên 3 tiêu chí:
P1 Position – Vị trí đảm nhiệm
P2 Person – Năng lực chuyên môn
P3 Performance – Kết quả công việc
Hệ thống lương 3P được đánh giá công bằng – minh bạch theo hướng trọng dụng người tài nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Dựa vào các tiêu chí cốt lõi của 3P, nhà quản trị sẽ phân bổ quỹ lương đúng đắn và chính xác.
>>> Tải miễn phí file bảng lương 3p Excel TẠI ĐÂY
3.5 Mẫu bảng lương cá nhân
Mẫu phiếu lương cá nhân ghi lại chi tiết các khoản khấu trừ, phụ cấp cũng như thông tin cơ bản của từng thành viên trong doanh nghiệp. Bảng thường được xây dưới dạng Word hoặc Excel.
>>> Tải miễn phí mẫu bảng tính lương cá nhân đơn giản TẠI ĐÂY
3.6 Mẫu bảng lương theo bậc
Bảng lương theo bậc căn cứ theo hệ số lương và bậc lương của người lao động để tính ra khoản thu nhập cuối tháng mà người lao động được nhận. Bảng nên có cột thực lĩnh, tạm ứng và trạng thái hoàn thành để kế toán lương và nhà quản trị nhân sự dễ kiểm soát.
>>> Tải miễn phí mẫu bảng thanh toán lương theo bậc TẠI ĐÂY
3.7 Mẫu bảng lương nhân viên theo sản phẩm
Với những doanh nghiệp tính lương theo sản phẩm, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, nhà quản trị nên tham khảo mẫu này.
Bảng thanh toán lương lưu lại chi tiết số lượng sản phẩm mà người lao động hoàn thành trong một tháng cũng như đơn giá mỗi sản phẩm. Các khoản phí thưởng, phạt theo nội quy lao động cũng có trong bảng tính lương nhân viên này.
>>> Tải miễn phí mẫu bảng thanh toán tiền lương nhân viên theo sản phẩm TẠI ĐÂY
3.8 Mẫu bảng lương cho nhân viên kinh doanh theo doanh số
Bảng lương theo doanh số được sử dụng nhiều cho nhân viên phòng kinh doanh và phòng marketing. Nội dung bảng tính lương bao gồm lương cứng, doanh số, thưởng doanh số và tổng lương. Ngoài ra dựa vào chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp sẽ có thêm lương phụ cấp, thưởng trách nhiệm và phạt.
>>> Tải miễn phí bảng lương nhân viên theo doanh số TẠI ĐÂY
3.9 Mẫu bảng tính lương cộng tác viên
Nhiều công ty thuê CTV đảm nhận công việc để tối ưu nguồn lực và thanh toán cho họ hàng tháng. Trong trường hợp đó, HR có thể dùng bảng lương này gửi cho CTV để họ nắm được thu nhập của mình, đồng thời sử dụng để làm việc với kế toán.
>>> Tải miễn phí mẫu bảng lương công tác viên TẠI ĐÂY
4. Tính lương tự động với AMIS Tiền Lương
Khi quy mô nhân sự gia tăng đến một số lượng nhất định, việc làm lương trên Excel có nhiều hạn chế và rủi ro:
- Tốn thời gian xử lý dữ liệu thủ công, dễ bị thất thoát dữ liệu do bảo mật yếu.
- Tổng hợp bảng lương dễ lệch dữ liệu, sai số, tốn thời gian xác nhận với từng nhân viên.
- Giảm năng suất và hiệu quả phòng nhân sự, ảnh hưởng đặc biệt lớn với doanh nghiệp từ 100 nhân sự trở lên.
Nếu HR tốn tới 3-4 ngày chỉ để làm bảng lương, thường xuyên gặp tình trạng chốt lương chậm trễ thì hãy áp dụng ngay AMIS Tiền Lương – phần mềm tự động tính lương được phát triển bởi MISA.
- Dễ dàng thiết lập tính lương theo KPI / Doanh số / Ca kíp / Sản phẩm.
- Làm lương theo từng vị trí, cấp bậc, hệ số.
- Chỉ cần thiết lập 1 lần ban đầu, hàng tháng phần mềm tự tổng hợp bảng lương.
- Gửi phiếu lương tự động, nhanh chóng cho tất cả nhân viên xác nhận.
- Kết nối dữ liệu trực tiếp với phần mềm kế toán MISA chỉ với 1 nhấp chuột đơn giản.
5. Câu hỏi thường gặp
5.1 Các mẫu bảng lương có sẵn có thể tùy chỉnh được không?
File bảng lương đơn giản có thể tải xuống và tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng. Các biểu mẫu được lưu dưới dạng file Doc và Excel. HR dễ dàng thêm hoặc xóa cột, thay đổi nội dung các ô sao cho phù hợp với quy định tính lương của doanh nghiệp.
5.2 Các mẫu bảng lương nhân viên đơn giản nêu trên phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào?
Nhà quản trị có thể ứng dụng các bảng lương cá nhân vào nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tùy theo tính chất là công ty mới thành lập, công ty nhỏ hay công ty lớn, người dùng lựa chọn mẫu phù hợp.
5.4 Có tính được thuế và khoản khấu trừ theo các mẫu bảng lương nhân viên ở trên không?
Có, trong một số mẫu bảng thanh toán lương đã xây dựng cả phần khấu trừ. Người dùng cần thêm hàm tính theo quy định của doanh nghiệp là có thể khấu trừ chính xác các khoản cho người lao động.
6. Kết luận
Xây dựng được một mẫu bảng lương nhân viên chuẩn không chỉ tối ưu quy trình làm việc của bộ phận nhân sự, mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty. Hy vọng qua những thông tin trên HR đã nắm được cách xây dựng bảng lương phù hợp cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh Excel, đừng quên tham khảo thêm những công cụ tính lương tự động để tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình tính lương hàng tháng.