Newsletter là gì? Làm thế nào để triển khai email newsletter tối ưu cho doanh nghiệp

08/02/2025
1605

Newsletter là một dạng email marketing được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp. Bạn đã có bí quyết sử dụng newsletter thế nào cho hiệu quả, tối ưu? Trong bài viết hôm nay MISA AMIS sẽ phân tích chi tiết về Newsletter và nhiều tips hay khi triển khai dạng emai này. Hãy theo dõi nhé!

1. Tổng quan về newsletter

1.1 Newsletter là gì?

Newsletter là một dạng tiếp thị nội dung qua email được thể hiện dưới hình thức các bản tin điện tử, catalogue điện tử hoặc thư điện tử. Thông thường, newsletter là các email chứa tin tức, nội dung được cập nhật mỗi ngày về các chủ đề mà khách hàng quan tâm đăng ký để nhận tin từ doanh nghiệp.

Điểm đặc trưng của newsletter là thường chỉ được gửi khi khách hàng đã để lại email và đồng ý nhận các bản tin từ doanh nghiệp. Nếu gửi newsletter khi chưa được sự cho phép của khách hàng, các nội dung gửi sẽ thường ít được đọc và có thể gây cảm xúc tiêu cực cho người dùng.

Ví dụ, bạn truy cập một website về kiến thức tài chính, kinh doanh và để lại thông tin địa chỉ email đăng ký nhận các bản tin liên quan. Theo ngày hoặc theo tuần, doanh nghiệp sẽ đều đặn gửi cho bạn các newsletter khi có các nội dung mới như tin tức cập nhật của thị trường, bản tin chứng khoán, các thay đổi trên thị trường đầu tư…

Nguồn: newsletter của Payoneer
Nguồn: newsletter của Payoneer

Nếu như các email quảng bá sản phẩm thường chú trọng vào mục đích bán hàng ngay trong nội dung, thì email newsletter tập trung vào nâng cao trải nghiệm khách hàng. Chúng sẽ cung cấp các nội dung hữu ích, giá trị cho người đọc, hướng tới việc xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Thay vì gửi các email kích thích bán ngay từ đầu (như các email giảm giá, voucher mua hàng, chính sách khuyến mại…), các doanh nghiệp giờ đây lựa chọn gửi newsletter nhiều content thu hút như một cách tối ưu hơn để tiếp cận và tương tác liên tục với khách hàng. Các website sẽ đặt các pop-up, biểu mẫu hấp dẫn nhằm kích thích người truy cập để lại thông tin. Từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng email newsletter để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, phân loại và kích thích nhu cầu mua hàng, triển khai các chiến dịch bán hàng tốt hơn.

1.2. Ai là người tạo ra Newsletter?

Bất kỳ ai, Website hoặc doanh nghiệp có một danh sách Email và một chiến lược nội dung hữu ích đều có thể tạo và gửi Newsletter. Hiện nay, dạng email này sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt các cá nhân xây dựng nhân hiệu cũng dùng Newsletter để tiếp cận đến những người theo dõi họ một cách thường xuyên.

Về lịch sử phát triển, Newsletter ban đầu xuất hiện ở dạng tin tức báo in vào thế kỷ 16 -17. Trong thế kỷ 18 – 19, nhiều báo chí lớn bắt đầu xuất bản các bản tin định kỳ để cập nhật thông tin cho độc giả. Sang thế kỷ 20, Newsletter dưới dạng Email Marketing. GaryThuerk, một nhân viên của Digital Equipment Corporation (DEC), được xem là người gửi email marketing đầu tiên vào năm 1978, mở ra tiền đề cho newsletter hiện đại.

Đến đầu những năm 2000, các công cụ như Mailchimp (2001), Constant Contact (1995), HubSpot (2006) giúp newsletter qua email trở thành một phần quan trọng của tiếp thị kỹ thuật số.

1.3. Lí do doanh nghiệp nên sử dụng newsletter

Newsletter có mặt từ thế kỷ 16 và vẫn được sử dụng phổ biến cho đến ngay nay. Đó là minh chứng cho tầm quan trọng của phương thức truyền thông này. Một vài lý do chính khiến doanh nghiệp sử dụng newsletter là:

  • Dễ làm, content vô hạn: Những bản tin cập nhật không đòi hỏi quá kỳ công doanh nghiệp nào cũng có thể làm mà không sợ cạn ý tưởng.
  • Khả năng giữ chân khách hàng cao: Khác với email quảng cáo, newsletter cung cấp giá trị giải quyết nỗi đau, nhu cầu của khách. Từ đó tạo dựng lòng tin và định vị thương hiệu đối với khách hàng hiệu quả.
  • Chi phí siêu thấp: Chỉ với một nội dung, một nút bấm, bạn có thể gửi cho hàng chục ngàn người. Chi phí này quá rẻ so với việc tiếp cận qua quảng cáo Facebook, Google.
Bạn cần xây dựng Newsletter cho Doanh nghiệpBắt đầu ngay với công cụ MISA AMIS aiMarketing

2. Vai trò của Newsletter trong kinh doanh

Sử dụng newsletter sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng, tiêu biểu như:

  • Giữ kết nối và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Newsletter giúp doanh nghiệp luôn xuất hiện trong tâm trí khách hàng. Gửi email thường xuyên giúp tạo sự gắn kết, duy trì lòng trung thành của khách hàng. Doanh nghiệp có thể cập nhật tin tức mới, bài viết hữu ích, khuyến mãi đến khách hàng một cách cá nhân hóa.

📌 Ví dụ: MISA AMIS thường sử dụng Newsletter để gửi các tính năng cập nhật về phần mềm hoặc những tài liệu mới phát hành để quý khách tham khảo.

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng

Newsletter có thể thúc đẩy khách hàng quay lại mua hàng bằng cách cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi độc quyền. Theo thống kê, Email có tỷ lệ ROI (Return on Investment) cao nhất trong các kênh tiếp thị. Trung bình 36 USD thu về cho mỗi 1 USD chi tiêu. Một khi khách hàng đã tin tưởng vào thương hiệu, họ có xu hướng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn mà không cần đắn đo.

📌 Ví dụ: Khách hàng đã quan tâm đến shop của bạn lâu, đến dịp lễ bạn gửi tặng voucher cá nhân hóa qua email thôi thúc họ mua hàng.

  • Tạo dựng thương hiệu và tăng độ nhận diện

Newsletter giúp doanh nghiệp thể hiện sự chuyên nghiệp thông qua tính định kỳ, cập nhật, hữu ích. Thay vì chỉ tập trung quảng cáo, các bản tin nhằm xây dựng lòng tin, sự yêu thích của khách hàng. Giống như việc bạn yêu thích một trang báo, bạn có xu hướng ngay lập tức vào web để đọc tin tức thay vì xem trên các nguồn khác. Một khi độc giả yêu mến newsletter từ doanh nghiệp, họ sẽ mở thường xuyên hơn.

📌 Ví dụ: Một doanh nghiệp công nghệ, đồ điện tử có thể gửi email hàng tuần cập nhật xu hướng mới/ đánh giá về sản phẩm đang hot trên thị trường.

  • Tiết kiệm chi phí hơn so với các kênh quảng cáo khác

Email chỉ mất chi phí nhỏ để duy trì công cụ gửi mail nhưng hiệu quả lại rất cao. Nếu có tệp data chất lượng cùng chiến dịch email hợp lý, doanh nghiệp sẽ không cần tốn quá nhiều ngân sách cho quảng cáo mà lại có khách ổn định từ việc duy trì email. Đặc biệt, email có thể tự động hóa nên rất tiện cho việc tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

  • Cá nhân hóa nội dung và tăng sự tương tác

Phân loại data email (Segmentation) để gửi email phù hợp với từng nhóm đối tượng là cách làm hiệu để giúp tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

📌 Ví dụ:

Khách hàng mới: Gửi email chào mừng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Khách hàng trung thành: Gửi ưu đãi đặc biệt, chương trình khách hàng thân thiết.

Khách hàng chưa mua hàng: Gửi email nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên.

cá nhân hóa tiêu đề email marketing
Cá nhân hóa tiêu đề email marketing trên MISA AMIS aiMarketing. Thử ngay miễn phí
  • Tăng lưu lượng truy cập (Traffic) vào website hoặc blog

Email có thể là mỏ neo dẫn khách hàng qua website hoặc blog để tăng lượng truy cập. Đây là cách nhiều doanh nghiệp/ trang tin tức đang triển khai. Email dẫn ra trích dẫn thông tin hay, kéo thu hút khiến khách hàng nhấp vào bài đọc chi tiết trên blog để đọc. Cách này có thể áp dụng nhiều ngành nghề đặc biệt là doanh nghiệp làm du lịch, đào tạo.

📌 Ví dụ:
Một công ty du lịch có thể gửi newsletter hàng tháng với tiêu đề :“Top 5 địa điểm du lịch đáng trải nghiệm năm nay”, kéo khách hàng quay lại đọc bài viết và đặt tour.

3. Phân loại newsletter

Có 6 loại newsletter phổ biến được áp dụng như sau:

Tóm tắt phân loại Newsletter

Loại Newsletter Mục đích Phù hợp với doanh nghiệp
Content Newsletter Cung cấp kiến thức, thông tin hữu ích SaaS, giáo dục, tài chính, blog
Promotional Newsletter Quảng cáo, khuyến mãi, thúc đẩy doanh số Bán lẻ, thương mại điện tử, thời trang
Engagement Newsletter Tăng tương tác, chăm sóc khách hàng SaaS, ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ
Automated Newsletter Gửi email tự động theo hành vi khách hàng Thương mại điện tử, bán hàng online
Event Newsletter Quảng bá sự kiện, hội thảo Công ty tổ chức sự kiện, SaaS, truyền thông
Digest Newsletter Tổng hợp tin tức, xu hướng quan trọng Báo chí, blog chuyên ngành, công nghệ

 

  • Newsletter nội dung (Content Newsletter): Cung cấp thông tin hữu ích, giúp khách hàng cập nhật tin tức, kiến thức chuyên ngành hoặc xu hướng mới. Loại này thường tập trung vào giá trị thay vì quảng cáo nhằm tạo niềm tin, tăng lượng truy cập vào website.

📌 Ví dụ: HubSpot gửi newsletter hàng tuần về marketing và sales.

  • Newsletter quảng cáo & khuyến mãi (Promotional Newsletter): Thúc đẩy doanh số bằng cách giới thiệu sản phẩm mới, chương trình giảm giá, ưu đãi độc quyền. Loại này thường chứa các ưu đãi, giảm giá để kích thích mua hàng. Đặc biệt các thiết kế đẹp mắt, CTA mạnh mẽ, tập trung vào lợi ích.

📌 Ví dụ: Shopee, Lazada gửi email thông báo Flash Sale, mã giảm giá.

  • Newsletter chăm sóc khách hàng (Engagement Newsletter): Email này nhằm tăng tương tác và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện có. Mục đích của loại này không nhằm bán hàng mà hướng đến gắn kết khách hàng như chào mừng, cảm ơn, tri ấn, chúc mừng, khảo sát y kiến.

📌 Ví dụ: Spotify gửi email “Your Year in Review” tổng kết bài hát yêu thích của khách hàng.

  • Newsletter tự động theo hành vi khách hàng (Automated Newsletter): Gửi email tự động dựa trên hành vi của khách hàng để tối ưu chuyển đổi. Dựa trên hành vi của khách như click chuột, mở mail trước… sẽ có các email tiếp theo gửi đến.

📌 Ví dụ: Amazon gửi email nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên.

  • Newsletter sự kiện (Event Newsletter): Mục đích quảng bá và thu hút người tham gia sự kiện, webinar, hội thảo. Loại newsletter này cần chi tiết thông báo về thời gian, địa điểm, hình thức, diễn giả, nội dung chủ đề… giống như một thư mời tham gia. Bạn nên tạo luồng gửi bao gồm: email mời tham gia => email đăng ký thành công => email cảm ơn, gửi tài liệu.
Mẫu email marketing mời tham gia sự kiện được tạo trên công cụ MISA AMIS aiMarketing. Thử dùng ngay!
  • Newsletter tổng hợp (Digest Newsletter): dạng email gửi bản tin tổng hợp nhiều nội dung, thường là bài viết, tin tức hoặc xu hướng quan trọng. Loại email này phù hợp cho báo chí hoặc các trang tin chuyên ngành cập nhật nội dung định kỳ.

📌 Ví dụ: Forbes, Harvard Business Review gửi bản tin hàng tuần về kinh tế, tài chính.

Bạn cần xây dựng Newsletter cho Doanh nghiệpBắt đầu ngay với công cụ MISA AMIS aiMarketing

4. Các thành phần cơ bản của newsletter

4.1.  Tiêu đề email

Không chỉ riêng newsletter mà với mọi email, tiêu đề là yếu tố quan trọng quyết định việc khách hàng có quan tâm đọc tiếp nội dung bạn gửi hay không. Hàng ngày người dùng nhận được vô số email. Nếu tiêu đề newsletter của bạn không hấp dẫn, họ sẽ có thể bỏ qua luôn thư của bạn, bất kể nội dung bạn xây dựng có thú vị thế nào.

Nguồn: Payoneer
Nguồn: Payoneer

Có đến 47% người dùng mở email dựa vào nội dung tiêu đề, và có đến 69% người dùng nói rằng họ báo cáo một email là thư rác chỉ dựa vào việc đọc qua tiêu đề. Những con số này chứng minh tầm quan trọng của một tiêu đề lôi cuốn nếu bạn muốn chinh phục khách hàng bằng việc gửi các newsletter.

Để xây dựng tiêu đề email newsletter hấp dẫn, bạn nên viết sao cho:

  • Ngắn gọn: tiêu đề email lý tưởng nên dưới 50 ký tự, theo một nghiên cứu, các tiêu đề dưới 50 ký tự sẽ có tỷ lệ mở email cao hơn đến 12,5% so với các tiêu đề dài hơn
  • Thể hiện rõ ràng các ưu đãi giá trị hoặc nhu cầu của khách hàng trong tiêu đề
  • Tránh sử dụng các từ ngữ spam: một số từ ngữ như bán hàng, quảng cáo, click, bấm vào đây… có thể khiến newsletter của bạn dễ rơi vào Spam hơn, bạn nên lưu ý khi sử dụng từ ngữ trong tiêu đề.

>>> Tham khảo: Các từ khóa dễ bị đánh spam khi gửi email marketing

4.2. Thiết kế và độ nhận diện thương hiệu của newsletter

Một newsletter có thiết kế thu hút, bắt mắt đồng thời thể hiện được đặc trưng thương hiệu (ví dụ như logo doanh nghiệp, màu sắc nhận diện chủ đạo…) thường sẽ khiến người dùng dễ dàng nắm bắt được thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải.

Các phần mềm, nền tảng gửi email marketing đều có sẵn các mẫu thiết kế newsletter để có thể sử dụng nhanh. Bạn có thể tận dụng các mẫu này hoặc tự tạo mẫu thiết kế riêng. Ngoài ra bạn cũng có thể tùy ý sáng tạo như chèn thêm hình ảnh, gif, điều chỉnh màu sắc khác nhau giúp cho newsletter nổi bật.

Nguồn: Newsletter của VPBank
Nguồn: Newsletter của VPBank
Nguồn: newsletter của Google Ads
Nguồn: newsletter của Google Ads
Nguồn: newsletter của Z.com
Nguồn: newsletter của Z.com

>> Xem thêm: [Hướng dẫn] Chi tiết từ A-Z cách viết Email Marketing chuyên nghiệp và hiệu quả

4.3.  Header và Footer

Header và footer của newsletter thường cung cấp các hình ảnh về thương hiệu, các thông tin liên hệ của doanh nghiệp. Header là phần trên cùng của email newsletter. Đây cũng là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy khi mở email của bạn. Phần header thường dùng để đặt logo của thương hiệu, chứa đựng các thiết kế màu sắc, phông chữ, biểu tượng độc đáo đặc trưng của thương hiệu giúp người đọc dễ dàng nhận ra.

Nguồn: Header trên newsletter của TCBS
Nguồn: Header trên newsletter của TCBS

Footer hay còn gọi là chân trang, là phần mục cuối cùng trong email newsletter. Footer thường đặt các thông tin liên hệ của doanh nghiệp như địa chỉ website, đường dẫn tải App, link fanpage, kênh Youtube… Phần này cũng đặt các liên kết bắt buộc như phần tùy chọn “hủy đăng ký” dành cho khách hàng, hoặc các nội dung như chính sách bảo mật, bản quyền.

Nguồn: footer trên newsletter của TCBS
Nguồn: footer trên newsletter của TCBS

Các doanh nghiệp lớn thường quy định rất chặt chẽ về header và footer trong từng newsletter được gửi đi, đảm bảo phải có sự đồng nhất về thiết kế, màu sắc thương hiệu. Ví dụ bạn có thể tham khảo các newsletter của VPBank, ngân hàng này sử dụng màu xanh đặc trưng cho toàn bộ các thiết kế, rất lôi cuốn và bắt mắt, khiến người dùng ấn tượng và dễ dàng ghi nhớ thương hiệu.

5. Các bước để triển khai sử dụng newsletter

5.1. Chuẩn bị danh sách email cần tiếp thị

Đây là bước bạn cần chuẩn bị một danh sách thông tin khách hàng tiềm năng để gửi email newsletter. Các thông tin cơ bản cần có là tên và địa chỉ email của khách hàng. Vậy làm thế nào để thu thập danh sách email hiệu quả? Bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Tận dụng danh sách khách hàng đang có để tiếp tục gửi email newsletter: hầu hết các doanh nghiệp đều có data khách đã mua hàng, hoặc data khách hàng tiềm năng quan tâm sản phẩm/dịch vụ nhưng chưa phát sinh nhu cầu mua. Bạn có thể tận dụng những tệp dữ liệu này để triển khai gửi newsletter tiếp tục chăm sóc.
  • Xây dựng các lead magnet (mồi câu, nam châm thu hút khách hàng) để kích thích người dùng để lại thông tin, từ đó triển khai các chiến dịch email newsletter. Đây là cách phổ biến được rất nhiều blogger, doanh nghiệp sử dụng.

Ví dụ như bạn có thể tạo các phần quà giá trị, ưu đãi hấp dẫn và kích thích người dùng để lại thông tin (tên, email…).

Nguồn: Amis.misa.vn
Nguồn: Amis.misa.vn

5.2. Chuẩn bị Phần mềm/công cụ gửi email marketing

Với các chiến dịch email newsletter, bạn không thể sử dụng những nền tảng gửi email cá nhân như Google mail hay hotmail… .Bởi vì những nền tảng này chỉ được thiết kế cho việc gửi mail số lượng ít. Không phù hợp nếu bạn gửi đến danh sách hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn địa chỉ email.

Để tối ưu hơn, trên thị trường có rất nhiều nền tảng phần mềm/công cụ gửi email marketing để phục vụ hoạt động này. Bạn có thể tham khảo những công cụ phổ biến trên thế giới như Getresponse, Active Campaign, Infusionsoft… MISA cung cấp nền tảng AMIS aiMarketing giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược email marketing hiệu quả và thuận tiện.

Nguồn: ActiveCampaign
Nguồn: ActiveCampaign
Nguồn: AMIS aiMarketing
Nguồn: AMIS aiMarketing

Lợi ích khi sử dụng nền tảng email marketing để gửi newsletter:

  • Xây dựng được những nội dung email newsletter hấp dẫn với thiết kế bắt mắt, có thể tùy chỉnh, tùy biến linh hoạt phù hợp với thị hiếu khách hàng
  • Theo dõi được kết quả của các email đã gửi đi một cách chi tiết thông qua các báo cáo về số lượng mở email, tỷ lệ click chuột, tỷ lệ mở email…. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác chiến dịch và có những điều chỉnh phù hợp hơn.
  • Có thể xây dựng các chiến dịch email newsletter tự động hóa và cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng cụ thể. Điều đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Làm thế nào để tối ưu hiệu quả hoạt động email marketing?

5.3. Chuẩn bị địa chỉ email mang thương hiệu doanh nghiệp

Sử dụng địa chỉ email doanh nghiệp là cách tuyệt vời để thể hiện uy tín thương hiệu của bạn với khách hàng. Nếu bạn sử dụng địa chỉ gửi newsletter là email có đuôi phổ biến như @gmail hay @hotmail, người dùng sẽ có thể nghi ngờ tính chính xác của thông tin sản phẩm/dịch vụ được gửi. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng địa chỉ email với tên miền riêng của công ty (ví dụ như email dạng đuôi @tencongty.com) thì newsletter sẽ có thể được khách hàng tin tưởng và thiện cảm hơn nhiều vì đây là email từ 1 doanh nghiệp uy tín.

Nguồn: Email Newsletter của Grab
Nguồn: Email Newsletter của Grab

Bên cạnh đó việc gửi email từ tên miền riêng cũng được các nền tảng khuyên dùng vì sẽ tăng khả năng vào hộp thư chính của khách hàng, giảm tỷ lệ vào mục Spam. Từ đó, tăng tỷ lệ người dùng đọc email newsletter.

6. Bí quyết sáng tạo newsletter thu hút

6.1. Nội dung hữu ích, hấp dẫn

Nội dung newsletter hấp dẫn, cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng là điều kiện quan trọng quyết định khách hàng có tiếp tục gắn bó, quan tâm đến doanh nghiệp của bạn hay không, trước khi tính đến việc triển khai các chiến dịch kích thích mua hàng. Theo thống kê, 90% khách hàng nhận email hầu như không muốn nghe về việc bán hàng, thậm chí rất nhiều người còn chưa biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vì vậy khi triển khai các chiến dịch email newsletter, bạn nên hạn chế tối đa các nội dung có tính quảng cáo, lôi kéo khách hàng mua sản phẩm.

Hãy xây dựng các content phù hợp với nhu cầu, mang đến giá trị cho khách hàng trước để khách hàng cảm thấy thoải mái và hứng thú khi nhận email, hoặc ít nhất đồng ý cho bạn tiếp tục gửi newsletter, từ đó bạn có thể tiếp tục xây dựng mối liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Ví dụ bạn là 1 agency chuyên cung cấp các dịch vụ triển khai marketing cho doanh nghiệp, bạn có thể xây dựng các email newsletter chia sẻ nội dung hữu ích về kiến thức kinh doanh, tin tức thị trường, kinh nghiệm marketing, các case study thú vị, … Một số công ty chứng khoán uy tín hàng tuần đều đặn gửi các newsletter các bản tin thị trường, các danh mục khuyến nghị đầu tư… đây là những nội dung mà khách hàng rất quan tâm và còn có thể phân loại được những tệp khách hàng tiềm năng cao sử dụng dịch vụ, sản phẩm mà công ty cung cấp.

Nguồn: newsletter tin tức đầu tư của TCBS
Nguồn: newsletter tin tức đầu tư của TCBS

Đổi mới, sáng tạo và đa dạng chủ đề email newsletter Ngay cả khi khách hàng đã mở và theo dõi nội dung newsletter của bạn một cách đều đặn, bạn cũng nên chú ý đến tính sáng tạo, đổi mới trong các nội dung, thiết kế để đảm bảo người đọc không cảm thấy nhàm chán với các thông tin bạn chia sẻ.

Doanh nghiệp nên liên tục cập nhật các loại nội dung mới, các xu hướng mới trên thị trường để đa dạng các newsletter gửi cho khách hàng. Điều này sẽ tạo hứng thú cho khách hàng, khiến họ tò mò chờ đón các email tiếp theo. Tỷ lệ đọc, tỷ lệ chuyển đổi mua hàng từ đó cũng sẽ gia tăng đáng kể.

6.2. Duy trì việc chăm sóc khách hàng qua email thường xuyên

Đa phần những người dùng nhận email newsletter đều đặn đều là tệp khách hàng thân thiết của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn nên thiết kế riêng các chiến dịch chăm sóc, ưu đãi dành riêng cho tệp khách hàng này nhằm tối ưu doanh thu.

Doanh nghiệp có thể tạo các khuyến mãi, phần quà hấp dẫn cho các khách hàng thân thiết qua newsletter được cá nhân hóa cho từng người cụ thể. Khách hàng sẽ cảm thấy được coi trọng đặc biệt, từ đó gia tăng thiện cảm của họ với thương hiệu và tăng khả năng mua hàng, thậm chí giới thiệu sản phẩm cho người quen, bạn bè.

6.3. Chú ý về thiết kế, giao diện

Một newsletter có thiết kế bắt mắt và giao diện được bố cục hợp lý sẽ thu hút người đọc chú ý hơn đến nội dung mà bạn muốn truyền tải. Việc sắp xếp các thông tin trên email phù hợp chia thành các khối, có sự phân bổ đều giữa hình ảnh và nội dung sẽ giúp cho newsletter dễ dàng truyền đạt thông điệp đến khách hàng. Các nội dung được chia nhỏ hợp lý sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tiếp nhận các thông tin quan trọng hơn.

Các yếu tố như logo, màu sắc thương hiệu, phông chữ nếu có thể kết hợp khéo léo có thể khiến khách hàng ấn tượng về hình ảnh doanh nghiệp của bạn. Xây dựng được đặc trưng thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Nguồn: newsletter của Grab
Nguồn: newsletter của Grab

Bạn cũng nên chú ý đến tính thân thiện của email newsletter trên các thiết bị, nền tảng, đảm bảo thiết kế phù hợp và hiển thị đẹp nhất trên máy tính, điện thoại. Số lượng hình ảnh, link đính kèm bạn cũng cần để lưu ý để newsletter gửi đi không vào mục Spam.

>>Đọc thêm: Cách thiết kế email marketing chuyên nghiệp hiệu quả

6.4. Lên lịch gửi thư thường xuyên

Việc gửi newsletter đều đặn, định kỳ sẽ giúp tạo thói quen nhận email và đọc nội dung của khách hàng, từ đó, giúp doanh nghiệp có thể tăng độ phủ sóng, tiếp cận liên tục với các tệp đối tượng tiềm năng. Bên cạnh đó, thương hiệu gửi newsletter chăm sóc thường xuyên sẽ tạo được sự tin tưởng, uy tín trong mắt khách hàng, hỗ trợ cho các chiến dịch quảng bá trong tương lai.

Doanh nghiệp nên xây dựng sẵn một kế hoạch chi tiết gửi email newsletter theo từng tháng, lên lịch trình cụ thể về việc gửi email tự động để tiết kiệm và tối ưu nguồn lực. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến tính cá nhân hóa, đo lường hành vi mở email, click… của người dùng để điều tiết tần suất gửi newsletter hợp lý, không làm khách hàng cảm thấy bị làm phiền.

7. Công cụ gửi newsletter hiệu quả cho khách hàng

Để việc gửi newsletter thường xuyên và hiệu quả cho khách hàng thì việc sử dụng phần mềm phục vụ công việc này là cần thiết. Khi triển khai các chiến dịch gửi newsletter thì sử dụng phần mềm email marketing hoặc SMS marketing sẽ tăng hiệu quả khi marketer có thể gửi tin hàng loạt tới những tệp data lớn. Để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, các marketer sẽ thường mong muốn cá nhân hóa nội dung email gửi tới khách hàng và thiết lập những kịch bản chăm sóc khách hàng (workflow).

Công cụ gửi email hàng loạt thuộc bộ giải pháp AMIS aiMarketing có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu trên của marketers từ thiết kế email tới cá nhân hóa nội dung, xây dựng luồng email chăm sóc và đo đếm hiệu quả các chiến dịch.

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên aiMarketing bao gồm:

  • Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  • Gửi email marketing hàng loạt
  • Dựng landing page
  • Workflow
  • Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

6. Tổng kết

Với chi phí tối ưu và khả năng tiếp cận khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược email newsletter tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, kinh doanh, giúp gia tăng doanh số hiệu quả. Các doanh nghiệp có thể tham khảo các nội dung hữu ích trong bài viết và sáng tạo các newsletter thu hút riêng, phù hợp với khách hàng tiềm năng. Chúc các doanh nghiệp triển khai thành công.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA