Viral Marketing là gì? 5 bước xây dựng chiến dịch Viral Marketing hiệu quả

08/01/2022
4427

Với tốc độ lan truyền chóng mặt trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Youtube… các nội dung quảng cáo ngày càng cần được đổi mới, sáng tạo và tạo nên dấu ấn đặc biệt để có thể Viral Marketing. Vậy Viral Marketing là gì? Làm thế nào để xây dựng một chiến dịch Viral Marketing hiệu quả. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm vững hơn về vấn đề kể trên. 

1. Viral Marketing là gì?

Viral Marketing hay còn được gọi là tiếp thị lan truyền là chiến lược marketing có khả năng tác động đến hành vi chia sẻ và lan truyền nội dung hay một thông điệp từ người này đến người khác với tốc độ mạnh mẽ để từ đó tạo nên tiềm năng tăng trưởng bán hàng hoặc nhận thức thương hiệu đối với tập khách hàng mục tiêu.

Được ví như tốc độ lan truyền của virus, viral marketing tận dụng lợi thế của sự lan truyền nhanh chóng theo cấp số nhân nhằm lan tỏa nội dung, thông điệp mà doanh nghiệp hướng đến. 

Nội dung có thể được xây dựng ở nhiều hình thức khác nhau như video, bài viết, slogan… về vấn đề được đông đảo khách hàng quan tâm và chạm tới cảm xúc của họ. Nội dung viral đôi khi không nhất thiết được tạo từ một chiến dịch marketing có chủ đích trước mà đôi khi được xuất phát tự nhiên, ngay cả người tạo nên chiến dịch cũng không thể lường trước tốc độ lan truyền mạnh mẽ của nó.

viral marketing

Viral marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả, đồng thời tối ưu chi phí, ngân sách cho hoạt động truyền thông, quảng cáo và tiếp cận đến phạm vi đối tượng khách hàng lớn. Tuy nhiên, nhiều chiến dịch viral marketing cũng có thể gây tai tiếng tiêu cực cho sản phẩm, dịch vụ nếu không đạt được mục tiêu truyền thông.

Ví dụ về viral marketing: 

Chiến dịch truyền thông “Chuyện cũ bỏ qua” của Mirrinda dịp Tết 2019 với hashtag #chuyencuboqua đã thu hút hơn 83.615 lượt thảo luận, trở thành một trong 10 chiến dịch nổi bật mạng xã hội Tết 2019. Với giai điệu vui tươi, rộn ràng của ngày Tết, MV khắc họa chi tiết những xung đột thực tế thường gặp trong đời sống thường ngày giữa những người hàng xóm hay giữa các thế hệ với nhau. Trong vai sứ giả hòa bình, ca sĩ Bích Phương xuất hiện với concept “Cô Ba hòa giải”, mời mọi người cùng uống một ngụm Mirinda tươi mát và cùng nhau xóa bỏ mọi xích mích thường ngày, chào đón một năm mới hanh thông, vui vẻ. 

MV “Chuyện cũ bỏ qua” cũng đạt hơn 100 triệu lượt xem, 247.000 lượt like và 12.216 lượt comment trên kênh Youtube. Mirinda thành công trong việc lan tỏa thông điệp, định vị thương hiệu và doanh số bán cũng tăng vọt 41% trong suốt dịp Tết 2019.

>> Đọc thêm: Phân tích Chiến lược marketing của Mirinda 

2. Lý do Viral Marketing được nhiều doanh nghiệp lựa chọn triển khai

2.1. Tiết kiệm chi phí quảng cáo

Để các chiến dịch marketing được lan truyền rộng rãi, thời gian đầu bạn cần bỏ ra một khoản chi phí để thực hiện quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như báo chí, truyền hình, mạng xã hội… Tuy nhiên khi chiến dịch tạo được tiếng vang thì các chi phí để quảng cáo đó “dường như bằng 0” so với tệp khách hàng mà chiến dịch tiếp cận được. Khi đó, khách hàng chính là người thay thế nhãn hàng thực hiện nhiệm vụ quảng cáo và truyền tải thông điệp đến với nhiều khách hàng hơn.

Tuy nhiên không phải chiến dịch viral marketing nào cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và ngân sách vì còn phải tùy thuộc vào mục đích và việc triển khai chiến dịch đó được thực hiện như thế nào. Do đó, nếu muốn cắt giảm chi phí cho những chiến dịch marketing thì doanh nghiệp có thể tạo các chiến dịch viral marketing đơn giản với nội dung bùng nổ, ấn tượng.

Ví dụ điển hình cho việc chi phí bỏ ra thấp, thu về lợi nhuận cao trong viral marketing đó chí là dòng tweet của IHOP – chuỗi nhà hàng Pancake đa quốc gia của Mỹ.

dòng tweet của IHOP

Chỉ với câu tweet duy nhất, IHOP đã tạo nên “đại dịch trực tuyến” khi họ đề xuất đổi tên từ IHOP thành IHOB. Cả thế giới đều chia sẻ, đoán già đoán non nhận định xem chữ b được đổi kia là gì. Cuối cùng IHOP tiết lộ “b” chính là viết tắt của từ “Burgers”. Sau chiến dịch viral marketing này, IHOP đã thu về doanh thu 113 triệu USD từ việc bán burger.

2.2. Phạm vi tiếp cận khách hàng lớn

Viral marketing tạo nên sự bùng nổ trong thời gian ngắn. Với tốc độ lan truyền và chia sẻ “chóng mặt” trên các mạng xã hội, khi được phát tán thì người tạo nên chiến dịch đôi khi cũng không thể kiểm soát được việc chia sẻ đó. Thương hiệu ngay lập tức phổ biến trên các kênh truyền thông với phạm vi tiếp cận khách hàng lớn.

2.3. Gia tăng nhận thức về thương hiệu 

Nội dung mang tính viral được nhiều người chia sẻ, tạo nên sự xuất hiện với tần suất liên tục. Từ đó, khách hàng sẽ ghi nhớ về thương hiệu nhanh chóng hơn.

Đồng thời, việc chia sẻ và được nhiều người nhắc đến liên tục cũng tạo nên sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu hay sản phẩm đó. 

3. Các yếu tố tạo nên thành công của các chiến dịch viral marketing 

3.1. Hướng đến cảm xúc của khách hàng

Bản chất của Viral marketing là tập trung đến cảm xúc của khách hàng, do đó trong mỗi chiến dịch viral marketing doanh nghiệp luôn đặt điều này trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu. 

Khi khách hàng cảm nhận được nội dung chạm tới cảm xúc của mình họ sẽ sẵn sàng chia sẻ, thảo luận về nó. Neptune là một trong những thương hiệu đã thành công khi xây dựng các video quảng cáo sum họp gia đình mỗi dịp Tết đến. Sau một năm miệt mài lao động với những nỗi lo toan của cuộc sống thì việc trở về nhà, trở về nơi bình yên nhất trong ngày đoàn tụ gia đình được xem là niềm vui của bất kỳ ai.

3.2. Xây dựng nội dung mới lạ và hấp dẫn

Trong thời đại các nền tảng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc xây dựng các nội dung mới lạ và hấp dẫn là điều giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn với khách hàng. Các nội dung mới lạ, hấp dẫn sẽ luôn tạo nên sự mới mẻ và thu hút với khách hàng.

Nội dung độc đáo mang ý nghĩa văn học châm biếm về các vấn đề  nổi cộm của xã hội khiến những video của 1977 Vlog ấn tượng với người xem và mang tính viral cao.

Một ví dụ khác về việc tạo nên nội dung hấp dẫn không thể không kể đến chiến dịch “Baby Shark” của Shopee. Giai điệu vui nhộn “Cùng Shopee i i i i…” đã tiếp nối cảm xúc từ bài hát Baby Shark được mọi người trên thế giới biết đến. Kết quả thu về từ chiến dịch “Baby Shark” này đã mang về cho Shopee những con số ấn tượng: 65 triệu lượt view, số lượt truy cập website trung bình cao nhất cả nước trong quý 3/2018; lượt truy cập website tăng lên 30%.

3.3. Tạo nên dấu ấn khác biệt

Việc thương hiệu tạo nên những dấu ấn khác biệt sẽ luôn nhận được sự chú ý của khách hàng. Thành công với hình ảnh đội quân người xanh xuất hiện tại các khu vực trung tâm của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng TVC hài hước, vui vẻ đã giúp Điện Máy Xanh gia tăng nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Theo thống kê từ Buzzmetrics, chiến dịch đã tạo nên những con số ấn tượng với 167.464 lượt thích, 14.304 bình luận và hơn 15.000 lượt chia sẻ chỉ sau hơn 9 ngày ra mắt. Video quảg cáo này của Điện Máy Xanh cũng dành vị trí thứ 2 trong top 10 video có lượt xem nhiều nhất Châu Á.

4. Các bước xây dựng chiến dịch Viral Marketing cho doanh nghiệp

4.1. Khảo sát và nghiên cứu khách hàng, thị trường

Khảo sát và nghiên cứu khách hàng, thị trường dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng là điều thiết yếu khi xây dựng các chiến lược marketing. Quá trình nghiên cứu và khảo sát, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi như:

+ Khách hàng đang có nhu cầu muốn xem gì, nghe gì, đọc gì?

+ Nội dung như thế nào sẽ tác động đến chia sẻ của khách hàng

+ Làm thế nào để khách hàng có thể chia sẻ thuận tiện nhất

+ Thời điểm nào để triển khai chiến dịch phù hợp

+ Đối thủ cạnh tranh như thế nào

>> Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì & 7 bước nghiên cứu thị trường hiệu quả

4.2. Xác định mục tiêu và thông điệp

Mỗi chiến dịch Viral Marketing đều cần có mục tiêu và thông điệp xuyên suốt, tránh tạo ra sự mơ hồ cho khách hàng khi thực hiện truyền tải nội dung.

Ví dụ như Biti’s, khi muốn mở rộng đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi, thể hiện thông điệp “Đi để trở về” được truyền tải qua các MV ca nhạc của ca sĩ Soobin Hoàng Sơn, tạo nên sự gần gũi và mang đến dấu ấn đặc biệt với giới trẻ.

viral marketing là gì

4.3. Xây dựng nội dung

Nội dung đóng vai trò quan trọng đối với mỗi chiến dịch viral marketing. Nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như hình ảnh, video, bài viết… miễn sao phù hợp với định hướng và mục tiêu của từng doanh nghiệp khi triển khai chiến dịch.

Trong chiến dịch “Chuyện cũ bỏ qua” Mirinda đã khéo léo và tinh tế khi đề cập đến những mâu thuẫn, đấu đá từ cuộc sống hằng ngày thông qua dưới hình thức MV ca nhạc với giai điệu vui tươi, hài hước. Sản phẩm Mirinda trở thành thức uống hòa giải, xóa bỏ những mâu thuẫn để chào đón một năm mới vui tươi, phấn khởi.

4.4. Phân phối nội dung

Để chiến dịch viral marketing tiếp cận đến với các đối tượng khách hàng mục tiêu doanh nghiệp cần tiến hành phân phối nội dung trên các kênh truyền thông phù hợp. Đây được xem là bước quan trọng giúp nội dung được phát tán và lan truyền rộng rãi hơn, bởi nếu không thực hiện phân phối thì sẽ không ai biết đến và chia sẻ nội dung đó.

>> Đọc thêm: [Hướng dẫn] 6 bước triển khai chiến lược Social Media Marketing hiệu quả

4.5. Theo dõi và đánh giá chiến dịch

Chiến dịch viral marketing dù được chuẩn bị kỹ lưỡng thì cũng khó có thể lường trước được những phản ứng của khách hàng. Do đó trước khi xuất bản và phân phối nội dung, doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá để tối ưu cho phù hợp.

3 trường hợp có thể xảy ra khi một chiến dịch Viral Marketing được phân phối:

  • Khách hàng phản ứng tích cực và hài lòng với nội dung được tạo ra: Doanh nghiệp cần ghi lại các chỉ số viral và ghi nhận lại những phản hồi của khách hàng để phát triển các chiến dịch sau
  • Không tạo được tính viral: Cần xem lại nội dung, cách thức triển khai vì sao không thu hút được khách hàng để khắc phục ở những chiến dịch sau
  • Khách hàng phản ứng tiêu cực với nội dung được viral: Đây là điều mà không chiến dịch viral marketing mong muốn nhận được, do đó người làm marketing cần theo dõi và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế những tình huống xấu nhất có thể xảy ra như bị tẩy chay nhãn hàng, thương hiệu.

AMIS aiMarketing – Trợ thủ giúp marketers triển khai chiến dịch viral marketing hiệu quả

Khi triển khai các hoạt động viral marketing trên môi trường digital như sử dụng các kênh blog, chạy quảng cáo, email marketing, nhà tiếp thị cần có công cụ hỗ trợ để làm marketing nhanh hơn, tối ưu hơn và năng suất hơn.

AMIS AIMARKETING – Phần mềm Marketing hợp nhất trên một nền tảng bao gồm các công cụ marketing cần thiết trên một nền tảng duy nhất giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược Marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng chuyển đổi.

aiMKT
Bộ công cụ AMIS aiMarketing gồm các tính năng Email Marketing, Landing Page, CTA, Form, Quản lý liên hệ… giúp Marketers các nghiệp vụ như:

  • Thiết kế và dựng LANDING PAGE dễ dàng, chuyên nghiệp
  • Thiết kế và gửi EMAIL MARKETING
  • Thiết kế FORM, CTA
  • Quản lý khách hàng tiềm năng, thông tin liên hệ tập trung
  • Hệ thống báo cáo hiệu quả các chiến dịch marketing
  • Đồng bộ dữ liệu về khách hàng tiềm năng với bộ phận Sale

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY.

Đọc thêm các bài viết hay:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả