Marketing – bán hàng Bán hàng ROS là gì? Công thức & Cách tính chỉ số ROS chuẩn...

Chỉ số Return on Sales Ratio (ROS) là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát được chi phí hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chỉ số Return on Sales Ratio là gì cũng như cách tính chỉ số Return on Ratio chuẩn trong bài viết này. 

return on sales là gì

Return on Sales Ratio (ROS) là gì?

Return on Sales Ratio (ROS) – Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, là chỉ số giúp doanh nghiệp xác định được với một số tiền doanh thu thuần nhất định từ việc bán sản phẩm / dịch vụ mà mình cung cấp sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Hay nói cách khác, Return on Sales Ratio nói lên lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu.

Chỉ số Return on Sales Ratio được tính theo tỷ lệ %. Ví dụ như Return on Sales Ratio = 50% có nghĩa là với 1 đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp sở hữu sẽ thu về được 1 đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ số Return on Sales Ratio còn thể hiện hiệu quả của việc liệu các nhà quản lý có đang kiểm soát chi phí tốt của doanh nghiệp hay không. Chỉ số Return on Sales Ratio càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng có khả năng sinh lời cao.

Cách tính ROS chuẩn nhất

Làm thế nào để doanh nghiệp có thể tính chỉ số Return on Sales Ratio? Cách tính chính xác nhất của Return on Sales Ratio là gì?

Theo như Hubspot, doanh nghiệp có thể đo lường chỉ số Return on Sales Ratio dựa vào công thức sau:

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales Ratio) = Tổng doanh thu (Revenue) – Tổng chi phí (Expenses) / Tổng doanh thu (Revenue)

Ta có thể lấy ví dụ như sau để có thể hiểu rõ hơn về cách tính Return on Sales Ratio. Một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ẩm thực có tổng doanh thu 1 quý là 700 triệu. Tuy nhiên, tổng chi phí mà doanh nghiệp này đầu tư cho nguyên vật liệu, mặt bằng để thuê nhà hàng, tiền trả lương cho nhân viên,… hết 400 triệu. Vậy tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp này sẽ là: (700-500) / 700 = 28%

Phân biệt chỉ số Return on Sales Ratio (ROS) với chỉ số Return on Investment (ROI)

2 chỉ số Return on Sales Ratio (ROS) và chỉ số Return on Investment (ROI) vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Vậy đâu là sự khác biệt giữa 2 chỉ số này?

Nhìn chung, chỉ số Return on Sales Ratio và chỉ số Return on Investment (ROI) có một số sự khác biệt như sau.

Tiêu chí Return on Sales Ratio (ROS) Return on Investment (ROI)
Khái niệm Chỉ số Return on Sales Ratio là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, giúp doanh nghiệp xác định được lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu ROI là viết tắt của Return On Investment. ROI là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm doanh thu trên tổng chi phí đầu tư. Nói cách khác, ROI là kết quả đo hiệu suất lợi nhuận do đầu tư mang lại.
Mục đích đo lường Mục đích đo lường của chỉ số Return on Sales Ratio là xác định được với một số tiền doanh thu thuần nhất định từ việc bán sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận Mục đích của việc đo lường chỉ số Return on Investment là xác định được hiệu suất của các chiến dịch marketing hay các hoạt động bán hàng khi doanh nghiệp đầu tư và dùng nguồn vốn đề chi trả cho những chi phí liên quan đến những chiến dịch và hoạt động này. 
Ý nghĩa 
  • Nếu chỉ số ROS dương, thì doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn.
  • Nếu chỉ số ROS âm, chi phí của doanh nghiệp đang có dấu hiệu vượt ngoài tầm kiểm soát (giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng…), dẫn đến việc lợi nhuận trên doanh thu thấp
  • Nếu chỉ số ROI dương, doanh nghiệp đang đạt được lợi nhuận từ một khoản vốn đầu tư nhất định bởi tổng doanh thu bán hàng lúc này sẽ lớn hơn tổng chi phí đầu tư. 
  • Nếu chỉ số ROI của doanh nghiệp âm, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng lỗ vốn vì trong trường hợp này, tổng doanh thu bán hàng đang thấp hơn tổng chi phí đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra. 

Đọc chi tiết hơn về chỉ số ROI tại bài viết: Chỉ số ROI là gì? 2 công thức tính ROI chuẩn nhất 

Mối quan hệ giữa chỉ số ROS – ROE – ROA

3 chỉ số Return on Sales (ROS), Return on Equity (ROE) và Return on Asset (ROA) có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Vậy mối quan hệ giữa 3 chỉ số ROS – ROE – ROA là gì?

Chỉ số ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, thể hiện mối quan hệ giữa mức sinh lợi của doanh nghiệp so với chính tài sản mà doanh nghiệp sở hữu.

Chỉ số ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi tắt là lợi nhuận trên vốn. Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp.

Chỉ số ROS, ROE và ROA đều là những chỉ số đánh giá liệu doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không hay các kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng có thật sự phù hợp hay không. 

Trong đó, chỉ số Return on Sales Ratio được tính dựa trên hoạt động kinh doanh còn chỉ số Return on Equity và Return on Asset sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán. Những chỉ số này có mối quan hệ tương đồng về mặt xu hướng đối với nhau.

Cụ thể hơn, chỉ số Return on Sales Ratio tỷ lệ thuận với chỉ số Return on Asset. Nếu chỉ số Return on Sales Ratio tăng sẽ giúp cho chỉ số Return on Asset tăng tương ứng. Khi đó doanh nghiệp có thể nhận biết được mình có quản lý tốt chi phí trong kỳ hay không.

Mặt khác, nếu như chỉ số ROS giảm thì chỉ số ROA cũng giảm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp quản lý chi phí chưa đạt hiệu quả.

Lợi ích của việc đo lường chỉ số ROS là gì?

Sao khi tìm hiểu định nghĩa về Return on Sales Ratio là gì cũng như phân biệt được chỉ số Return on Sales Ratio với các chỉ số khác thì câu hỏi đặt ra tiếp theo là: Doanh nghiệp có cần đo lường chỉ số Return on Sales Ratio không? Lợi ích của việc đo lường chỉ số Return on Sales Ratio là gì?

ROS là một trong số những chỉ số đo lường hiệu suất kinh doanh quan trọng. Về cơ bản, khi đo lường chỉ số Return on Sales Ratio, doanh nghiệp có thể sở hữu 3 lợi ích chính như sau.

  • Thứ nhất, khi đo lường Return on Sales Ratio, doanh nghiệp có thể nắm bắt được hiệu quả của hoạt động kinh doanh. 

Một trong những lợi ích chính của việc đo lường chỉ số Return on Sales Ratio đó là giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Nếu chỉ số ROS dương chứng tỏ doanh nghiệp đang triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ số ROS âm, doanh nghiệp cần có kế hoạch kinh doanh mới phù hợp hơn để tiết kiệm chi phí và tối đa lợi nhuận của mình.

  • Thứ hai, khi đo lường Return on Sales Ratio, doanh nghiệp có thể kiểm soát được chi phí hiệu quả.

Lợi ích chính tiếp theo của việc đo lường chỉ số Return on Sales Ratio là giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được chi phí. 

Nếu xác định được chỉ số Return on Sales Ratio, việc nhận biết được chi phí mà doanh nghiệp đang bỏ ra có quá cao hay không sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi chỉ số ROS âm, chi phí của doanh nghiệp đang có dấu hiệu vượt ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến lợi nhuận trên doanh thu thấp. Mặt khác, nếu chỉ số ROS dương, doanh nghiệp đang kiểm soát chi phí khá ổn định và kinh doanh có lãi. 

  • Cuối cùng, khi đo lường chỉ số Return on Sales Ratio, doanh nghiệp có thể thu hút nhà đầu tư.

Lợi ích quan trọng khác của việc đo lường chỉ số Return on Sales Ratio chính là giúp doanh nghiệp có thể thu hút nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư thường quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vì chỉ số này cung cấp bức tranh chính xác và toàn cảnh về khả năng hoàn trả các khoản vay, khả năng tái đầu tư và cổ tức tiềm năng của một doanh nghiệp. 

Vì vậy, việc đo lường kỹ lưỡng chỉ số ROS sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thu hút nhà đầu tư hiệu quả hơn. 

lợi ích của return on sales

Thế nào là một chỉ số ROS tốt?

Doanh nghiệp có thể đánh giá một chỉ số Return on Sales Ratio như thế nào? Làm thế nào để biết một chỉ số Return on Sales Ratio có tốt hay không?

Một số cách chính mà doanh nghiệp có thể đánh giá được chỉ số Return on Sales Ratio bao gồm:

So sánh chỉ số Return on Sales Ratio của doanh nghiệp với chỉ số Return on Sales Ratio trung bình của ngành / lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Mỗi ngành nghề thì sẽ có chỉ số ROS trung bình ngành khác nhau, do đó, một cách hiệu quả để đánh giá chỉ số ROS có tốt hay không đó là so sánh chỉ số ROS của doanh nghiệp với chỉ số ROS trung bình của ngành.

Nếu ROS của doanh nghiệp lớn hơn thì doanh nghiệp đang hoạt động tốt trong ngành. Và ngược lại nếu chỉ số ROS nhỏ hơn thì doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả trong ngành.

Đánh giá chỉ số Return on Sales Ratio khi doanh nghiệp đứng độc lập.

Khi đứng độc lập và không so sánh với ai, nếu doanh nghiệp đạt được chỉ số Return on Sales Ratio lớn hơn 10% thì chứng tỏ chỉ số Return on Sales Ratio của doanh nghiệp là một chỉ số tốt. 

Đánh giá chỉ số Return on Sales Ratio dựa vào chiến lược của doanh nghiệp.

Đôi khi, chỉ số ROS âm cũng hay không cũng một phần phụ thuộc vào các chiến lược hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược của các quản lý cấp cao nhằm phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, dựa vào các chiến lược của doanh nghiệp, việc đánh giá chỉ số ROS tốt hay không sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ như mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là chiếm lĩnh thị trường thì giá trị chỉ số ROS khó mà có thể dương được. Còn nếu doanh nghiệp hướng tới mục tiêu là lợi nhuận, các nhà quản lý sẽ làm mọi cách để thúc đẩy doanh thu, tối giản chi phí để giá trị ROS cao nhất.

Đánh giá chỉ số Return on Sales Ratio dựa trên thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp cũng là một trong những phương thức để đánh giá tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp đó. Dấu hiệu của một doanh nghiệp tăng trưởng bền vững là lợi nhuận thuần của doanh nghiệp phải luôn trên đà tăng trưởng ổn định.

Trước tiên, doanh nghiệp cần đánh giá chỉ số ROS trong từng năm, từng quý của mình. Nếu doanh nghiệp không có sự gia tăng theo thời gian thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang hoạt động không ổn định. Đặc biệt, nên kiểm tra thật kỹ giá trị chỉ số ROS trong thời gian từ 3 đến 5 năm gần nhất.

đánh giá hiệu quả

3 cách cải thiện chỉ số ROS hiệu quả nhất 

Sau khi đã tìm hiểu công thức tính chỉ số Return on Sales Ratio cũng như đánh giá được thế nào là chỉ số Return on Sales Ratio tốt, vậy làm thế nào để cải thiện tỷ số lợi nhuận trên doanh thu hiệu quả? 

Nhìn chung, doanh nghiệp có thể áp dụng 3 cách để cải thiện chỉ số Return on Sales Ratio như sau. 

Cách 1: Định giá sản phẩm cao hơn

Cách đầu tiên để doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số Return on Sales Ratio đó là định giá sản phẩm cao hơn. 

Việc định giá sản phẩm hay dịch vụ thường không phải là điều dễ dàng đối với nhiều doanh nghiệp. Khi định giá sản phẩm quá cao, doanh nghiệp sẽ bỏ qua những cơ hội bán hàng và những khách hàng tiềm năng có giá trị. Nhưng khi định giá sản phẩm quá thấp, doanh nghiệp sẽ mất đi những khoản doanh thu bán hàng quan trọng. Vì vậy, việc lên chiến lược định giá sản phẩm phù hợp là điều mà các nhà quản lý cần chú trọng.

Định giá sản phẩm là quy trình mà doanh nghiệp áp dụng để có thể lên được giá bán cho sản phẩm. Định giá sản phẩm cũng là một phần quan trọng trong các bản kế hoạch marketing của doanh nghiệp.

Việc định giá phụ thuộc vào chi phí trung bình, giá trị của sản phẩm đối với khách hàng và giá trị của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, trong khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như: chi phí mua hàng, chi phí sản xuất, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm.

Nếu doanh nghiệp muốn tăng tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, việc định giá sản phẩm cao hơn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận tới cho doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, khi định giá sản phẩm cao, doanh nghiệp cũng cần đầu tư hơn cho chất lượng sản phẩm / dịch vụ mà mình cung cấp để có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp với giá cao hơn.

Đọc chi tiết hơn về các cách định giá sản phẩm tại bài viết: Định giá sản phẩm là gì? 10 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến trong marketing

Cách 2: Giảm chi phí sản xuất 

Nếu không thể định giá sản phẩm cao hơn, doanh nghiệp có thể áp dụng cách khác đó là giảm chi phí sản xuất.

Lợi nhuận là hiệu số giữa giá thành sản phẩm và chi phí đầu vào. Nếu chi phí đầu vào cao, doanh nghiệp lại không thể đẩy giá thành lên mức cho phép thì sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận mục tiêu ước tính của doanh nghiệp, thậm chí gây thâm hụt và thua lỗ về tài chính. Nếu không có các biện pháp giảm thiểu chi phí sản xuất, mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể.

Để giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể đàm phán với nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào về giá cả cũng như yêu cầu họ cung cấp chiết khấu bán hàng nếu mua với số lượng lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên xây dựng danh mục các loại chi phí cần thiết cho các hoạt động này theo ngày, tháng năm để theo dõi và kiểm tra hiệu quả sử dụng.

Cách 3: Xây dựng quy trình bán hàng chuẩn

Cách thứ 3 để cải thiện tỷ số lợi nhuận trên doanh thu đó là xây dựng quy trình bán hàng chuẩn.

Quy trình bán hàng (Sales process) là một chuỗi các hành động cụ thể, trực quan mà một đại diện bán hàng cần phải thực hiện trong quá trình mua hàng để chuyển một đối tượng từ dạng tiềm năng sang khách hàng.

Khi xây dựng quy trình bán hàng chuẩn, doanh nghiệp có thể kiểm soát cơ hội và nguồn lực để tối ưu chi phí và tận dụng nguồn lực phù hợp để tăng lợi nhuận. Đồng thời, việc xây dựng quy trình bán hàng bài bản giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi cơ hội thành khách hàng.

Về cơ bản, để xây dựng quy trình bán hàng chuẩn, doanh nghiệp có thể áp dụng 10 bước tương ứng với 3 giai đoạn của quy trình như sau:

Giai đoạn 1: Phát triển cơ hội bán hàng

Bước 1: Tìm kiếm cơ hội

Bước 2. Lập kế hoạch, nghiên cứu và chuẩn bị

Bước 3. Khám phá bán hàng

Bước 4. Cung cấp giải pháp

Giai đoạn 2: Bán hàng

Bước 5. Thuyết trình và bán hàng

Bước 6: Xử lý kiến nghị/câu hỏi của khách hàng

Hiểu về khách hàng

Bước 7: Chốt sale

Giai đoạn 3: Chăm sóc sau bán hàng

Bước 8: Đảm bảo lời hứa với khách hàng

Bước 9: Đồng hành cùng khách hàng

Bước 10: Báo cáo

Đọc chi tiết hơn về cách xây dựng quy trình bán hàng chuẩn tại bài viết: 10 bước xây dựng quy trình bán hàng chuẩn cho doanh nghiệp

Tổng kết

Chỉ số Return on Sales Ratio là chỉ số đo lường hiệu suất kinh doanh quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát được chi phí hiệu quả.

Hiểu được tầm quan trọng của chỉ số Return on Sales Ratio, trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến anh/chị những thông tin chi tiết về chỉ số ROS như:

  • Return on Sales Ratio là gì
  • Lợi ích của việc đo lường chỉ số Return on Sales Ratio
  • Công thức tính Return on Sales Ratio là gì
  • 3 cách cải thiện tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Hy vọng thông qua bài viết này, anh/chị đã tìm thấy những nội dung hữu ích để tổ chức bán hàng hiệu quả. 

Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]