Cold email là một dạng email marketing phổ biến để lấy được sự tương tác của người đọc. Làm sao để viết được cold email ngắn gọn mà hiệu quả giúp doanh nghiệp lấy được lòng tin của khách hàng? Hãy cùng tìm hiểu cold email là gì cũng như 6 bước viết cold email hiệu quả ở bài viết này.
1. Cold email là gì?
Để hiểu khái niệm cold email là gì, hãy lấy ví dụ về cách mà một doanh nghiệp xây dựng các mối quan hệ ngoài xã hội. Thông thường, mọi mối quan hệ luôn được bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện.
Ví dụ, các nhân viên bán hàng thường đi tới những buổi hội thảo để gặp gỡ khách hàng mới. Tại đây, họ sẽ luôn tìm kiếm cơ hội trò chuyện với khách hàng. Tuy nhiên, mục tiêu của họ không phải là để giới thiệu sản phẩm hay ba hoa về mức độ hoành tráng của công ty. Họ muốn bắt chuyện với khách hàng tiềm năng của mình là để hiểu hơn về mong muốn cũng như nhu cầu, và từ đó xây dựng mối quan hệ bền vững với đối tượng tiềm năng này.
Chiến lược bán hàng Outbound sales cũng áp dụng cách thức tương tự như vậy. Tuy nhiên với cold email thì thay vì gặp mặt trực tiếp, nhân viên kinh doanh sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện, tiếp cận khách hàng tiềm năng trên nền tảng trực tuyến (thông qua email). Những email này được gửi tới những đối tượng gần như không biết hoặc biết rất ít đến doanh nghiệp bạn. Và vì đây là lần đầu họ biết tới doanh nghiệp bạn, thế nên họ được gọi là “Cold” leads.
Tạo chuyển đổi nhanh chóng không phải là mục đích chính của cold email, mà từ những thông điệp được gửi đi, sẽ giúp doanh nghiệp biến những người lạ thành khách hàng tiềm năng. Nói cách khác là từng bước xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng tiềm năng.
>>> Bạn muốn xây dựng kế hoạch Cold email hiệu quả? Tải ebook bên dưới để có giải pháp:
2. Phân biệt email marketing, spam và cold email
Nhiều người thường gộp lẫn cold email với một loại khác của email, đó là email marketing. Tuy nhiên, cách tiếp cận và đối tượng mục tiêu của hai loại email này khá khác nhau. Trong cold email, người nhận thường là những người chưa từng tương tác với thương hiệu, họ có thể không biết về thương hiệu hoặc sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp là gì.
Trong khi đó, email marketing thường liên quan đến việc gửi email đến những người đã tương tác với thương hiệu hoặc trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Do đó, có thể nói rằng cold email là một phần nhỏ trong chiến lược email marketing, trong kế hoạch truyền thông và tiếp cận khách hàng.
Khác với hai loại trên, Spam email lại là dạng email cần tránh. Nó là email không mong muốn, không có sự đồng ý của người nhận.
Bạn có thể phân biệt email marketing, spam email và cold email qua bảng sau:
Tiêu chí | Email Marketing | Spam | Cold Email |
---|---|---|---|
Mục đích | Gửi email tiếp thị đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại nhằm duy trì mối quan hệ và thúc đẩy mua hàng. | Gửi hàng loạt email không được người nhận cho phép, thường có nội dung quảng cáo hoặc lừa đảo. | Gửi email trực tiếp đến một cá nhân hoặc doanh nghiệp chưa từng có liên hệ trước đó nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. |
Cách tiếp cận | Được gửi đến danh sách email có sự đồng ý (opt-in) từ người nhận. | Gửi hàng loạt đến nhiều người mà không có sự đồng ý. | Gửi đến đối tượng mục tiêu đã được nghiên cứu trước, không gửi hàng loạt. |
Tính hợp pháp | Hợp pháp nếu tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư (ví dụ: GDPR, CAN-SPAM). | Thường vi phạm các quy định chống spam. | Hợp pháp nếu tuân thủ quy tắc gửi email và không mang tính quấy rối. |
Mức độ cá nhân hóa | Thường có cá nhân hóa nhưng ở mức đại trà theo danh sách khách hàng. | Không cá nhân hóa, nội dung chung chung và không liên quan đến người nhận. | Được cá nhân hóa cao, thường đề cập đến thông tin cụ thể về người nhận hoặc doanh nghiệp của họ. |
Tần suất gửi | Theo lịch trình cụ thể, có thể là hàng tuần, hàng tháng. | Gửi hàng loạt với tần suất cao, gây khó chịu cho người nhận. | Thường chỉ gửi một lần hoặc có follow-up nhẹ nhàng. |
Phản hồi từ người nhận | Người nhận có thể quan tâm, phản hồi hoặc chọn không nhận email. | Bị đánh dấu là spam, không nhận được phản hồi tích cực. | Có khả năng nhận phản hồi cao nếu nội dung hữu ích và phù hợp. |
Tóm lại:
- Email Marketing: Tiếp thị bằng email với sự đồng ý của khách hàng.
- Spam: Gửi email không mong muốn, không có sự đồng ý của người nhận.
- Cold Email: Gửi email đến người chưa từng liên hệ trước đó nhưng có mục tiêu cụ thể và không gây phiền toái.
3. Tại sao cold email lại quan trọng?
Dưới đây là một số lý do được nghiên cứu xác minh tại sao cold email quan trọng đối với các chuyên viên kinh doanh cũng như các doanh nghiệp có quy mô khác nhau:
Dễ dàng tiếp cận khách hàng thông qua thiết bị di động
- Theo một báo cáo từ tháng 4/2022 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, khoảng 52% chủ sở hữu điện thoại thông minh tại Hoa Kỳ truy cập email từ điện thoại của họ.
- Tháng 7/2022, một nghiên cứu của Forrester Research tiết lộ rằng người tiêu dùng đã mở khoảng 42% email trên điện thoại thông minh, đặc biệt là các email được gửi bởi các nhà bán lẻ. Gần 17% trong số người này đã mở email trên máy tính bảng.
Email miễn phí, trong khi tin nhắn SMS có thể phải trả phí. Hơn nữa, email có thể chứa nhiều nội dung hơn so với tin nhắn văn bản, điều này cho phép email trở thành một phương tiện bán hàng tốt hơn so với tin nhắn SMS.
Kênh gửi thông báo cho khách hàng hiệu quả
Không chỉ dễ dàng triển khai, email marketing còn rất hiệu quả trong việc kết nối chủ doanh nghiệp với người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng tìm kiếm email từ các thương hiệu và cửa hàng yêu thích của họ.
- Theo báo cáo của Nielsen tháng 3 năm 2014, gần 28% người mua trực tuyến tại Hoa Kỳ đăng ký tham gia các chiến dịch email của thương hiệu và cửa hàng để cập nhật thông tin về các ưu đãi mới nhất.
- Một nghiên cứu từ Loyalty 360 tiết lộ rằng 59% phụ nữ làm mẹ tại Hoa Kỳ đăng ký nhận email từ các thương hiệu đa dạng nếu có các phần thưởng được cung cấp.
- Nghiên cứu năm 2013 từ Relevancy Group cũng cho thấy tiếp thị video thông qua các chiến dịch email đã chứng kiến mức tăng trưởng trung bình 40% trong doanh thu. Email marketing thêm giá trị thực sự cho người tiêu dùng để duy trì kết nối với các thương hiệu ưa thích của họ.
Thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua phiếu giảm giá từ email marketing
Nghiên cứu của Nielsen đã tiết lộ rằng người mua trực tuyến tại Hoa Kỳ đăng ký nhận email về sản phẩm để nhận các ưu đãi giúp tiết kiệm tiền.
- Dữ liệu mới nhất từ Deloitte cũng cho thấy 65% người tiêu dùng tin tưởng vào các phiếu giảm giá qua email để mua thực phẩm trực tuyến.
- Shop.org đã báo cáo rằng 64% người dùng đã in ra phiếu giảm giá từ email. Các phiếu giảm giá này đã giúp tăng doanh thu cho các nhà bán lẻ.
Chi phí phù hợp
Đây là lý do lớn nhất để lựa chọn gửi cold email – dễ dàng, hiệu quả và chi phí phải chăng đối với phần lớn doanh nghiệp. Những mẫu cold email này cho phép các doanh nghiệp tiếp cận các khách hàng tiềm năng ấm và nóng của họ với chi phí chỉ vài nghìn cho mỗi email.
Đối với chủ doanh nghiệp nhỏ, email cung cấp một phương pháp tốt hơn và phải chăng thay thế cho các phương tiện tiếp thị truyền thống như TV, radio, hoặc nhắn tin.
Một nghiên cứu chung từ Shop.org và Forrester Research đã đề cập rằng gần 85% những nhà bán lẻ tại Hoa Kỳ coi email marketing là một trong những phương pháp hiệu quả trong các chiến lược thu hút khách hàng.
Các chi phí liên quan đến dịch vụ email marketing như sau:
- SendGrid – Trao quyền doanh nghiệp các tính năng email marketing với giá chỉ từ 14.95 đô/ tháng (khoảng 360,000 VNĐ) bắt đầu từ gói cơ bản.
- MailChimp – 12,000 email mỗi tháng miễn phí và một số kế hoạch hàng tháng cho tới 600,000 người đăng ký. Chi phí cho tài khoản MailChimp cơ bản dao động từ 7$ đến 55$ mỗi tháng (khoảng 165,000 – 1,300,000 vnđ).
- Vertical Response – Dịch vụ email marketing miễn phí lên đến 4,000 email mỗi tháng cho 1,000 liên hệ email. VerticalResponse cung cấp các công cụ giúp các doanh nghiệp nhỏ duy trì kết nối với khách hàng qua Email. Gửi email chuyên nghiệp dưới dạng các bản tin, ưu đãi và chương trình khuyến mãi. Gói starting có giá 8.8$/tháng (khoảng 210,000 vnđ)
- Tại Việt Nam, MISA cung cấp gói email marketing MISA AMIS aiMarketing chỉ 2,900,000 vnđ/năm cho 60,000 email marketing. Đây được xem là chi phí khá hợp lý cho các doanh nghiệp sử dụng email marketing tại thị trường Việt Nam.
MISA AMIS aiMarketing được nhiều khách hàng tại Việt Nam lựa chọn với các điểm ưu việt như:
- Gửi email marketing hàng loạt tự động với số lượng lớn.
- Tự động lọc email không tồn tại, kém tương tác giúp nâng cao hiệu quả chiến dịch với tỷ lệ gửi thành công lên tới 99%.
- Thiết kế email chuyên nghiệp, dễ dàng chỉ trong 3 phút với tính năng kéo – thả và kho template không giới hạn.
- Cá nhân hóa nội dung giúp tăng tỷ lệ mở, tỷ lệ click.
- Báo cáo hiệu quả gửi email đầy đủ, chi tiết giúp theo dõi hành vi tương tác của khách hàng để đánh giá chiến dịch gửi email.
>> Trải nghiệm 2000 email marketing miễn phí từ MISA AMIS aiMarketing <<
4. Những sai lầm có thể gặp phải trong quá trình xử lý cold email
- Gửi email mà không nghiên cứu đối tượng mục tiêu: Sai lầm của các doanh nghiệp là không có chiến lược, được bằng nào hay bằng đó nên “vã thẳng” tệp data để gửi hàng loạt. Điều đó dẫn đến tỷ lệ phản hồi thấp hoặc bị đánh dấu là spam.
- Tiêu đề email không hấp dẫn hoặc gây hiểu nhầm: Tiêu đề mail là lý do quyết định việc khách hàng có mở email hay không. Nhiều email không chú ý đến điều này, gửi chung chung, không thu hút hoặc quá quảng cáo, khiến người nhận bỏ qua email.
- Nội dung email quá dài, thiếu trọng tâm: Email rất dễ bị đọc lướt, nhất làm mail quảng cáo. Chính vì thế mà các email dài, lan man hay tập trung quá nhiều vào công ty của bạn thay vì giá trị cho người nhận đều bị lướt qua. Nặng hơn còn bị đánh dấu spam và hủy đăng ký.
- Không có lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng: Một sai lầm nữa là Cold eamail lần đầu gửi đến nhưng mục đích không rõ ràng, CTA kêu gọi hành động chưa quyết liệt, chèn quá nhiều CTA khiến người xem rối mắt.
- Không cá nhân hóa nội dung email: Sai lầm của nhiều người là gửi nội dung chung chung, không cá nhân hóa nội dung, không phân chia tệp để viết nội dung đúng ngách. Kết quả dẫn đến email bị bỏ quên.
- Địa chỉ gửi email không chuyên nghiệp: Sử dụng email cá nhân (VD: @gmail.com, @yahoo.com) thay vì email doanh nghiệp, làm giảm sự tin cậy. Chính vì thế, hãy bắt đầu từ một địa chỉ email uy tín trước khi tạo cold email bạn nhé!
- Không kiểm tra trước khi gửi: Việc không kiểm tra lại sẽ mất điểm khi email kém chuyên nghiệp với các lỗi văn bản như lỗi chính tả, font chữ hoặc đính link, tệp đính kèm… Hãy gửi thử cho chính mình để xem với tư cách khách hàng xem email đã thực sự hoàn chỉnh trước khi gửi hàng loạt nhé.
- Không theo dõi hoặc gửi follow-up email: Sai lầm hay mắc phải là không follow-up sau email đầu tiên, bỏ lỡ cơ hội chuyển đổi. Hãy tạo kịch bản follow-up để tự động gửi mail chăm sóc đỡ tốn thời gian mà lại hiệu quả. Bạn có thể tạo ngay miễn phí trên MISA AMIS aiMarketing.
- Không tối ưu tần suất gửi email: Nhiều người lạm dụng spam khách hàng bằng cách gửi email với tần suất dày đặc khiến khách khó chịu. Cũng có một số doanh nghiệp chào một lần rồi bỏ bẵng khiến khách “mất trí nhớ”. Hãy duy trì với tần suất 1-2 email/tuần với nội dung hợp lý để duy trìn mối quan hệ đều đặn.
- Không tuân thủ các quy định về email marketing: Các quy định về email marketing ngày càng ngặt nghèo tại Việt Nam và quốc tế. Các sai lầm như không có tùy chọn hủy đăng ký (unsubscribe), vi phạm luật chống spam (CAN-SPAM, GDPR) sẽ nhanh chóng bị “ăn gậy”.
>> Tải bộ: Cẩm nang triển khai Email Marketing A-Z cho marketer để biết cách khắc phục lỗi khi gửi email marketing.
5. Nẵm vững 6 bước tạo ra cold email
Sau khi đã hiểu được cold email là gì, vậy làm thế nào để tạo ra thông điệp hiệu quả? Nhìn chung, có 6 bước để viết cold email hiệu quả như sau:
Bước 1: Thay đổi thông tin ở phần “From” – Người gửi
Thông thường đây là phần mà người gửi chủ quan nhất, hầu hết chúng ta chỉ để ý thông tin này khi bắt đầu lập tài khoản email và sau đó không còn để ý tới nó nữa.
Tuy nhiên, thông tin này cũng đóng vai trò rất quan trọng như phần nội dung chính, bởi nó cho người nhận biết rằng ai là người gửi email tới họ. Ngay từ ấn tượng ban đầu này sẽ quyết định liệu người nhận có mở thư và đọc nội dung, hay họ sẽ xóa ngay lập tức.
Luôn nhớ rằng người gửi chưa biết bạn là ai!
Tất nhiên là vì chúng ta đều là những người lạ đối với họ, vậy nên việc họ đề cao cảnh giác khi tiếp nhận một email không rõ nguồn gốc là hoàn toàn dễ hiểu. Và thông tin chạm vào mắt họ đầu tiên chính là thông tin người gửi. Đây cũng là phần thông tin có thể khiến họ tin cậy, hoặc sẽ xóa email ngay tức khắc mà không cần mở ra nếu thông tin người gửi làm họ cảm thấy nghi ngờ.
Chính vì vậy, bạn cần phải xem xét cũng như kiểm tra lại thông tin phần này trước khi gửi bất kỳ một chiến dịch cold email nào.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể chỉnh sửa mục “From” bất cứ lúc nào chúng ta muốn mà không cần bó buộc vào một tên duy nhất. Từ đó, có thể thử kết hợp một số “công thức” mỗi khi đưa ra một chiến dịch mới.
Một số “công thức” cho thông tin người gửi
Bạn có thể tham khảo 5 “công thức” phổ biến như sau:
- Tên
- Họ + Tên
- Họ + Tên, Chức danh
- Tên + Công ty
- Họ + Tên + Công ty
Thông tin người gửi này phụ thuộc vào bối cảnh của thông điệp, nhóm mục tiêu cũng như mục đích muốn đạt được từ chiến dịch của bạn, có thể là hợp tác tiếp thị, tiếp cận tới những influencer, hay những thỏa thuận bán hàng.
Ngoài ra, trước khi thay đổi thông tin người gửi nhằm đáp ứng mục tiêu của bạn và phù hợp với ngữ cảnh của email, cũng như danh sách người nhận cần tuân theo một số quy tắc như sau:
- Tính nhất quán: Dùng chung một giọng văn cho toàn bộ email là rất cần thiết. Ví dụ, nội dung email mang tính chất thân mật, gần gũi thì thông tin phù hợp sẽ là Tên + Công ty.
- Đứng từ góc độ người nhận: Nếu là người nhận, thông tin nào bạn mong muốn hiển thị trong hộp thư đến. Phong cách giao tiếp của họ sẽ như thế nào và cố gắng bắt chước lại.
- Tự tìm ra “công thức” riêng cho bản thân: Đừng nghe theo bất kỳ “công thức” nào mà bạn tìm thấy trên mạng một cách mù quáng. Hãy tự tìm ra “công thức” cho bản thân mình, vì chỉ có bạn mới hiểu rõ nhất về khách hàng của mình, và những gì họ mong đợi.
- Đoán xem khách hàng tiềm năng muốn nói chuyện với ai nhất: Hiểu được khách hàng mong muốn ai trò chuyện cùng, từ đó chọn tên người gửi phù hợp để nói chuyện với họ.
>>Đọc thêm: 8 điều nên và không nên khi gửi cold email.
? Tải Ebook Hướng dẫn viết Cold Email hiệu quả TẠI ĐÂY |
Bước 2: Viết tiêu đề hấp dẫn
Giống như tên người gửi, tiêu đề cũng là phần đầu tiên mà người nhận quan tâm đến, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mở thư hay không, thậm chí tệ hơn là cold email của bạn có thể bị đánh dấu là thư rác. Vì vậy, một tiêu đề thu hút, lôi cuốn sẽ gây thiện cảm cho người nhận.
Để chọn một tiêu đề lôi cuốn, cần tuân theo một số quy tắc sau:
- Đứng từ góc độ người nhận: Cần nghĩ xem liệu tiêu đề như thế này đã mang tới thông tin bổ ích cho người nhận hay chưa. Nó đã giải quyết được nhu cầu, hoặc làm cho họ tò mò hay không? Lưu ý rằng tiêu đề cần xoay quanh người nhận chứ không phải là bạn hay sản phẩm của bạn.
- Cá nhân hóa: Như đã đề cập ở trên, tiêu đề không phải là chỗ để quảng bá sản phẩm. Ngược lại, đây là nơi bạn cho người nhận thấy rằng bạn đã lên kế hoạch cẩn thận như nào khi liên hệ tới họ. Bạn cũng cần phải chắc chắn rằng họ không nghĩ bạn là kẻ gửi thư rác.
- Khơi gợi hứng thú: Hãy thu hút sự chú ý của người nhận bằng cách khiến họ tự nhìn nhận các vấn đề mà bản thân gặp phải, hoặc có thể dành những lời khen ngợi cho họ.
- Giọng văn tự nhiên: Đây là điều cơ bản khi viết bất kỳ một email nào, nhưng vẫn rất nhiều người mắc phải những lỗi gượng ép trong văn phong. Trước hết, bạn cần tránh những câu văn quá trang trọng, hoặc mang tính chất chào hàng. Câu tiêu đề cần phải tự nhiên và gần gũi với người nhận. Nếu bạn vẫn chưa tìm được một câu tiêu đề gần gũi, bạn có thể liên tưởng tới những người mà bạn quen biết, ví dụ như đồng nghiệp.
- Liên kết với phần nội dung email: Một câu tiêu đề tốt cần đảm bảo tính kết nối với phần còn lại của email. Đừng cố gắng áp dụng chiến lược clickbait lên tiêu đề của mình, rất có thể khách hàng tiềm năng sẽ xóa thư của bạn hoặc thậm chí là gắn nhãn spam.
Một số ví dụ về tiêu đề cold email gây hứng thú
Hãy cùng tham khảo một số ví dụ về tiêu đề hay sau:
- [Tên], giải pháp hiệu quả để X
- Tôi có ý tưởng về cách cải thiện X
- Đã bao giờ bạn nghĩ tới về việc X
Một điều có thể dễ dàng nhận thấy rằng một tiêu đề hấp dẫn luôn tuân theo 3 nhu cầu của khách hàng: nhu cầu về cải thiện, nhu cầu về thay đổi, và nhu cầu về đổi mới. Việc chạm đúng vào “chỗ ngứa” của khách hàng cùng với cá nhân hóa sẽ giúp tiêu đề của bạn cuốn hút hơn.
>Đọc thêm: Cách viết tiêu đề email hấp dẫn.
? Tải Ebook Hướng dẫn viết Cold Email hiệu quả TẠI ĐÂY |
Bước 3: Viết nội dung mở đầu hấp dẫn
Ngay khi thuyết phục được khách hàng tiềm năng mở thư đọc, bạn sẽ có 3 giây để thu hút sự chú ý của họ, khoảng thời gian này sẽ quyết định họ có đọc tiếp sau 2 dòng đầu hay không.
Chính vì vậy, để viết phần mở đầu khiến người đọc hứng thú là điều cực kỳ khó khăn. Hầu hết, chúng ta đều có xu hướng giới thiệu về bản thân và công ty của mình, một phần là do chúng ta chưa biết bắt đầu như thế nào hoặc mong muốn nhanh chóng chốt đơn ngay trong email đầu tiên. Tuy nhiên điều này chỉ khiến cho người đọc nhàm chán trước khi đi tới nội dung chính.
Vậy làm thế nào để viết phần mở đầu đúng cách?
Phần mở đầu của cold email chỉ nên gói gọn trong khoảng từ 2-3 dòng, tất nhiên là không phải để giới thiệu về bản thân hoặc công ty tới khách hàng. Thay vào đó, tập trung vào một số thông tin của người nhận như lĩnh vực, thành tựu, công việc của họ.
Dành một số lời khen ngợi cũng là một cách hiệu quả, tuy nhiên đừng quá lạm dụng nó như việc liệt kê các hoạt động, thành tựu của họ.
Bên cạnh đó, không nên tọc mạch vào những vấn đề cá nhân của họ như gia đình, hãy luôn tỏ ra chuyên nghiệp và giới hạn trong các vấn đề về công việc.
Bạn có thể sử dụng phần giới thiệu để thăm dò những vấn đề mà họ đang gặp phải, hoặc nếu có thể, hãy nói về những khó khăn mà bạn nhận thấy cũng như đưa ra giải pháp giúp khách hàng của mình.
? Tải Ebook Hướng dẫn viết Cold Email hiệu quả TẠI ĐÂY |
Bước 4: Làm nổi bật giá trị của sản phẩm
Có thể nói đây là thông điệp chính mà bạn muốn gửi tới khách hàng tiềm năng, nói cách khác, đây chính là thời điểm bạn giới thiệu sản phẩm của mình.
Chúng ta đều biết rằng mỗi cuộc pitching đều có mẫu để áp dụng nhanh chóng khi giới thiệu về sản phẩm mà bạn cung cấp. Bạn có thể tạo sự hứng thú cho khách hàng bằng cách nêu những chức năng, lợi mà sản phẩm của bạn mang lại. Tuy nhiên liệu điều này có giúp cold email trở nên hiệu quả hơn?
Tránh tiếp cận theo hướng chào bán quá mức!
Trong email bán hàng B2B, giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế là điều cần thiết. Như đã đề cập ở trên, mục đích chính của cold email là tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng tiềm năng, chứ không phải là để chốt sale.
Nếu quá sa đà vào việc giới thiệu sản phẩm, cold email của bạn sẽ không còn tác dụng nữa, mà đơn giản bạn chỉ mới đang tìm ra khách hàng tiềm năng của mình. Bởi lẽ vì lý do gì mà họ cần phải quan tâm đến sản phẩm cũng như doanh nghiệp của bạn?
Thay vào đó, hãy đưa ra càng nhiều giá trị cho họ càng tốt, tìm ra những vấn đề họ đang đối mặt và bạn có thể giúp họ giải quyết được vấn đề đó, cho họ thấy bạn ở đây để giúp đỡ và học hỏi.
Đề cập tới lợi ích thay vì tính năng!
Đừng chỉ tập trung nêu ra những tính năng của sản phẩm, mà làm nổi bật lên những lợi ích mà khách hàng sẽ có được khi sử dụng sản phẩm của bạn. Hãy nhớ rằng những lợi ích của bạn phải thật cụ thể. Lợi ích quá chung chung hay mơ hồ sẽ không khiến khách hàng chú ý đến sản phẩm của bạn.
Ngoài ra, khi giới thiệu sản phẩm bạn cũng cần chú ý kết nối với các phần trước một cách liền mạch, tránh trường hợp gượng ép, không tự nhiên.
>>Đọc thêm: 9 Lý do cold email của bạn không nhận được phản hồi
? Tải Ebook Hướng dẫn viết Cold Email hiệu quả TẠI ĐÂY |
Bước 5: Thêm các nút Call-to-action vào cuối email
Đến bước này là cold email của bạn đã gần như sẵn sàng để gửi đến cho nhóm khách hàng tiềm năng. Tại bước này, việc bạn cần làm là gắn thêm các nút kêu gọi hành động Call-to-action (CTA) để hướng khách hàng thực hiện hành động mà bạn mong muốn như lên lịch gặp mặt trên Skype, add Zalo, gửi thêm thông tin, đặt lịch demo, gửi feedback… Nói cách khác là tất cả những gì mà bạn mong muốn họ thực hiện.
Để đảm bảo người nhận sẽ thực hiện hành động, CTA của bạn cần phải:
- Nêu rõ mục đích của email: CTA cần phải làm rõ mục đích email của bạn chỉ với một câu duy nhất. Nói cách khác, nó phản ánh những gì mà bạn muốn người nhận thực hiện.
- Ngắn gọn và đi vào trọng tâm: CTA chỉ nên gói gọn trong một câu, nội dung cần phải cô đọng và rõ ràng.
Hãy yêu cầu điều gì đó mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể làm ngay lập tức!
Đừng đòi hỏi quá nhiều – một yêu cầu ngắn gọn như hành động đơn giản, hay phản hồi nhanh cho thấy hiệu quả cao hơn lời mời tham gia cuộc gọi điện kéo dài 30 phút. Hay bắt đầu một cách chậm rãi, ngay cả khi mục đích cuối cùng của bạn là mời họ tham gia cuộc họp thì đây vẫn chưa phải là cách tiếp cận với email đầu tiên.
>>Đọc thêm: Cách viết CTA giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
Bước 6: Tạo chữ ký ấn tượng
Bước cuối cùng chính là thêm chữ ký, đây cũng là phần thường vị mọi người bỏ qua. Chữ ký là phần giúp người nhận biết bạn là ai và thông tin mà họ có thể liên lạc với bạn hay công ty mà bạn làm việc ở đâu.
Một chữ ký truyền tải đầy đủ thông tin sẽ giúp bạn rút ngắn nội dung email, cũng như giúp người đọc có thể tiếp nhận thông tin chậm rãi hơn.
Một số mẹo cần ghi nhớ khi tạo chữ ký:
- Đảm bảo rằng nó khiến bạn trông đáng tin cậy – Quá ít thông tin và không có bất kỳ chỉ dẫn về nơi người nhận có thể tìm thấy bạn, chắc chắn sẽ làm giảm cơ hội nhận được phản hồi email.
- Chỉ thêm những thông tin cần thiết: Loại bỏ những thông tin không mang lại nhiều giá trị sẽ giúp tiết kiệm chỗ dành cho những thông tin khác quan trọng hơn. Hãy luôn nghĩ về tính hữu ích của từng thông tin trong chữ ký của bạn, và loại bỏ những thông tin thừa thãi, vô ích.
- Nếu bạn tạo chữ ký bằng HTML, hãy chắc chắn rằng chúng trông gọn gàng: Trong trường hợp thông điệp của bạn ngắn gọn, nếu chữ ký chứa quá nhiều HTML, nó có thể làm rối tỉ lệ văn bản trên HTML. Vì vậy, một chữ ký văn bản thông thường sẽ an toàn hơn nếu bạn không nhờ được ai kiểm tra giúp chữ ký HTML.
? Tải Ebook Hướng dẫn viết Cold Email hiệu quả TẠI ĐÂY |
6. Nguyên tắc tạo ra một chiến dịch cold email hiệu quả
Từ những sai lầm thường gặp khi triển khai chiến dịch cold email, ta có thể rút ra những nguyên tắc tạo cold email hiệu quả như sau:
- Xác định đúng đối tượng mục tiêu: Hãy xác định đúng chân dung khách hàng tiềm năng; lọc danh sách email chất lượng và sử dụng công cụ để xác minh email hợp lệ. (Bạn có thể dùng MISA AMIS aiMarketing, khi upload danh sách email lên công cụ, nó sẽ tự động xác minh email tồn tại, không tồn tại trước khi gửi).
- Cá nhân hóa email: Sử dụng công cụ để cá nhân hóa người nhận, nhắc tên công ty/người nhận. Phân chia tệp để cá nhân hóa nội dung, nâng cao khả năng phản hồi.
- Viết tiêu đề email hấp dẫn: Email ngắn gọn, đánh trúng tâm lý, kích thích sự tò mò, mang lại giá trị. Hãy tránh quảng cáo như: giảm giá sốc, ưu đãi, miễn phí.
Ví dụ: “Vừa lười vừa bận [Tên người nhận] vẫn học 10 từ mới mỗi ngày nhờ phương pháp này”
- Nội dung email đơn giản, dễ đọc, dễ nắm bắt: Độ dài tối ưu từ 100-150 từ, dễ đọc, tập trung vào giá trị. Hãy sử dụng cấu trúc email rõ ràng: mở đầu – nội dung chính – CTA (kêu gọi hành động). Hãy viết các câu đơn, gãy gọn, dễ hiệu. Sử dụng 1 hình ảnh đẹp mắt, dung lượng nhẹ dễ tải.
- Lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng: Nên sử dụng 1 lời kêu gọi hành động để tập trung người đọc, tránh sao nhãng. Lời kêu gọi hành động cần rõ ràng, kích thích.
- Địa chỉ gửi email chuyên nghiệp: Vì Cold email là lần đầu gặp gỡ, làm quen nên địa chỉ email tin cậy rất quan trọng. Hãy dùng email theo tên miền công ty và thử gửi xem trước khi gửi cho khách.
- Đo lường và tối ưu chiến dịch: Để tối ưu hiệu quả chiến dịch cold email, nhất định không được bỏ qua bước này. Một số các chỉ số cần theo dõi gồm:
Theo dõi tỷ lệ mở (Open Rate): Nếu thấp, cần cải thiện tiêu đề email.
Theo dõi tỷ lệ phản hồi (Reply Rate): Nếu thấp, xem lại nội dung email.
A/B Testing: Thử nghiệm nhiều phiên bản tiêu đề, nội dung để xem cái nào hiệu quả hơn.
Sử dụng các công cụ MISA AMIS aiMarketing để theo dõi các chỉ số trên..
7. Một số tips để thực hiện cold email tăng tỷ lệ thu hút, phản hồi
Giúp bạn gia tăng hiệu quả từ các chiến dịch cold email, dưới đây là một số tips hay ho để bạn tham khảo:
1. Tránh các từ ngữ spam
Kể cả ở tiêu đề hay trong nội dung chính của email, bạn cũng cần tránh các từ ngữ spam nếu không muốn email bị đánh dấu spam và “ăn gậy”. Dưới đây là các từ ngữ cần tránh:
Dưới đây là bảng tổng hợp các từ ngữ dễ bị đánh dấu spam trong cold email và cách thay thế phù hợp:
Danh mục | Từ ngữ dễ bị đánh dấu spam | Cách thay thế phù hợp |
---|---|---|
Khuyến mãi, ưu đãi | Miễn phí, Giảm giá, Ưu đãi đặc biệt, Chỉ hôm nay, Cơ hội duy nhất | “Giải pháp giúp tối ưu chi phí cho bạn” |
Tính cấp bách, ép buộc | Nhanh tay, Đừng bỏ lỡ, Hạn chót, Cơ hội cuối cùng, Ngay lập tức | “Bạn có thể tìm hiểu thêm trước ngày XX/XX” |
Tài chính, đầu tư | Kiếm tiền nhanh, Lợi nhuận cao, Đầu tư không rủi ro, Thu nhập thụ động | “Chiến lược giúp tối ưu lợi nhuận một cách bền vững” |
Bảo mật, thông tin cá nhân | Tài khoản gặp vấn đề, Nhấp vào đây để xác minh, Yêu cầu cập nhật ngay | “Chúng tôi có thông tin hữu ích về tài khoản của bạn” |
Lừa đảo, không trung thực | 100% đảm bảo, Bí mật đã được tiết lộ, Không rủi ro, Đây không phải là lừa đảo | “Giải pháp giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững” |
Sức khỏe, y tế | Giảm cân nhanh, Thuốc chữa bệnh, Chứng minh hiệu quả ngay lập tức | “Chương trình hỗ trợ cải thiện sức khỏe an toàn” |
Dấu câu, viết hoa, ký tự đặc biệt | !!!, 🔥🔥🔥, CHỈ HÔM NAY, GIA NHẬP NGAY, 💰💰💰 | “Chúng tôi có một chương trình đặc biệt dành cho bạn” |
Chứa quá nhiều link, hình ảnh | Chèn quá nhiều liên kết hoặc hình ảnh | Giới hạn ≤2 link, tối ưu ảnh, tập trung vào nội dung chính |
💡 Mẹo tránh bị đánh dấu spam:
- Viết email tự nhiên, có tính cá nhân hóa.
- Tránh từ ngữ mang tính quảng cáo mạnh hoặc gây áp lực.
- Giới hạn số lượng link và hình ảnh trong email.
- Luôn cung cấp tùy chọn “Hủy đăng ký” (Unsubscribe).
Áp dụng những nguyên tắc này sẽ giúp cold email vào hộp thư chính thay vì bị đánh dấu spam!
2. Đừng chỉ nói về bạn – tập trung vào vấn đề của người nhận
Dù pr hay đến mấy mà không đúng nỗi đau của khách hàng thì email cũng không có tác dụng. Một tips cho bạn là hãy tập trung giải quyết khó khăn của người nhận.
Ví dụ, thay vì viết: “Chúng tôi là công ty hàng đầu về giải pháp phần mềm…”
Hãy viết: “Tôi thấy bạn đang gặp khó khăn trong việc tối ưu quy trình bán hàng. Chúng tôi đã giúp [Công ty X] tăng 30% hiệu suất – tôi có thể chia sẻ cách làm này với bạn không?”
Công thức “You – Problem – Solution” thay vì “I – Me – We”
3. Theo dõi và gửi email follow-up
Đối với các chiến dịch cold email, đừng chỉ gửi 1 lần duy nhất. Hãy theo dõi và gửi email follow-up sau 3-7 ngày nếu chưa nhận phản hồi. Mỗi follow-up email cần mang lại thêm giá trị, không chỉ nhắc lại email trước đó:
- Lần 1: nhắc lại email trước, hỏi xem họ có quan tâm không.
- Lần 2: Chia sẻ thêm tài liệu hữu ích, case study.
- Lần 3: Đề nghị cuộc gọi tư vấn nhanh.
Lưu ý: Để tránh gây phiền toái, hãy gửi tối đa 3-4 email.
Tải Ebook Hướng dẫn nâng cao hiệu quả chiến dịch Cold Email
Trong cuốn Ebook này, bạn đọc sẽ tìm hiểu về những khía cạnh quan trọng của cold email khi áp dụng vào hoạt động marketing – bán hàng, từ việc tạo nội dung email cuốn hút đến những cách để email tránh bị đánh spam.
BẤM VÀO ẢNH để tải ebook
Thiết kế và gửi Cold Email chuyên nghiệp với phần mềm AMIS aiMarketing
Để triển khai chiến dịch cold email hiệu quả, marketers nên sử dụng các phần mềm email marketing để thiết kế email đẹp hơn và gửi email hiệu quả hơn.
Công cụ gửi email marketing thuộc bộ giải pháp AMIS aiMarketing có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu gửi cold email của marketers từ thiết kế email tới cá nhân hóa nội dung và đo đếm hiệu quả các chiến dịch.
Thiết kế email chuyên nghiệp, dễ dàng
Phần mềm email marketing AMIS aiMarketing cung cấp các công cụ giúp Marketer thiết kế cold email một cách chuyên nghiệp với thao tác hết sức đơn giản, dễ dàng. Marketer có thể dễ dàng thiết kế các cold email, thêm hình ảnh, nút kêu gọi hành động, chỉnh sửa bố cục sao cho đẹp mắt và kích thích người đọc thực hiện hành động chuyển đổi mong muốn.
Bên cạnh đó, để giúp người dùng thiết kế email nhanh chóng, AMIS aiMarketing có kho mẫu email với hơn 100+ template đa dạng cho nhiều ngành nghề/lĩnh vực/sản phẩm/mục đích.
Nhờ aiMarketing, Marketers chỉ cần chọn template yêu thích sau đó chỉnh sửa nội dung và hình ảnh phù hợp. Với kho mẫu có sẵn, marketers sẽ chỉ mất 15 phút là đã có mẫu email chuyên nghiêp và đẹp mắt.
Gửi email cá nhân hóa tới từng khách hàng
AMIS aiMarketing cung cấp công cụ giúp Marketer cá nhân hóa email với các nội dung như họ tên, giới tính, quốc gia… một cách dễ dàng, từ đó giúp tăng tỷ lệ vào Inbox, tạo ấn tượng và trải nghiệm gần gũi với khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ mở email và nâng cao hiệu quả chuyển đổi.
Theo dõi, thống kê hiệu quả chiến dịch Email Marketing
Trong marketing, dữ liệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Khi thực hiện bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào, marketer cần phải có số liệu báo cáo để có thể đo đếm được hiệu quả của hoạt động đang triển khai từ đó có phương án tối ưu và điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
AMIS aiMarketing cung cấp hệ thống báo cáo hiệu quả chiến dịch email marketing với các chỉ số về tỷ lệ gửi thành công, tỷ lệ mở email, tỷ lệ email không gửi được, tỷ lệ truy cập link trong email… Các số liệu báo cáo được cập nhật theo thời gian thực, đa chiều từ đó giúp Marketer có thể đo đếm được hiệu quả các chiến dịch email đang triển khai nhanh chóng, tức thì từ đó có phương án tối ưu và khai thác hiệu quả.
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ email marketing TẠI ĐÂY.
Đọc thêm các bài viết hay liên quan