Marketing Inbound Marketing CTA (Call to action) là gì? Hướng dẫn tối ưu CTA tăng...

CTA (Call to action) đóng vai trò như những biển chỉ dẫn giúp hướng người đọc thực hiện hành động theo mong muốn của Marketer và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về CTA và cách tối ưu CTA để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website.

Bất kể khách truy cập website đến từ nguồn nào thì marketer đều mong muốn làm mọi thứ để thu hút sự chú ý của họ. Không những thế, nhà tiếp thị còn muốn hướng sự chú ý của khách truy cập tới một hành động cụ thể.

Điều này được thực hiện thông qua các nút kêu gọi hành động (CTA).

CTA thường được sử dụng trên website nhằm kêu gọi người truy cập trang web thực hiện một hành động nào đó theo mong muốn của nhà tiếp thị. Nếu không có nút CTA, người truy cập có thể không biết bước tiếp theo nên làm gì và sẽ rời khỏi trang của bạn.

Để chắc chắn rằng khách truy cập website sẽ không thực hiện những cú click chuột vô nghĩa và tăng tỷ lệ chuyển đổi website của bạn, trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích chi tiết những kiến thức tổng quát nhất về CTA và hướng dẫn cách tối ưu CTA cho website hiệu quả.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong các nội dung dưới đây nhé!

Phần I. Tổng quan về CTA

1.1. CTA (call to action) là gì?

CTA (Call-to-action) là một lời nhắc yêu cầu người dùng thực hiện một số hành động cụ thể. Hiểu đơn giản CTA là bước tiếp theo mà marketer muốn người đọc thực hiện khi họ truy cập vào website, email, landing page, facebook post… Lời kêu gọi hành động thường được thể hiện dưới dạng các động từ hành động như “Đăng ký”, “Mua ngay”, “Nhận bản tin”… dạng nút, điền form, siêu liên kết hyperlink…

Lời kêu gọi hành động có thể là bất kỳ yêu cầu nào mà Marketer mong muốn người truy cập thực hiện. Do đó, CTA có thể có nhiều loại tùy thuộc vào ngữ cảnh.

Ví dụ dưới đây là một số lời kêu gọi hành động bạn sẽ thường gặp trên blog (website):

  • Đọc thêm bài viết
  • Đăng ký nhận bản tin
  • Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội

Các doanh nghiệp kinh doanh B2B thì thường hay sử dụng các lời kêu gọi hành động như:

  • Dùng thử miễn phí
  • Đăng ký tư vấn
  • Nhận demo
  • Nhận báo giá

Trong khi đó, ở các trang thương mại điện tử thì CTA thường tập trung vào mục đích thương mại, hướng người truy cập thực hiện hành động mua hàng như:

  • Thêm vào giỏ
  • Thanh toán ngay
  • Mua ngay

Một CTA hiệu quả phải truyền đạt rõ ràng những gì người dùng có thể mong đợi khi họ nhấp vào nút hoặc thực hiện hành động tiếp theo để giúp cải thiện tỷ lệ nhấp.

Trong tất cả trường hợp, CTA trên trang phải cho biết người dùng biết hành động cần thực hiện tiếp theo để tiếp tục tương tác và di chuyển sâu hơn xuống phễu chuyển đổi.

1.2. CTA được dùng phổ biến ở những kênh nào?

CTA được sử dụng ở rất nhiều kênh marketing, trong đó phổ biến như Website, Facebook, Email, Blog, Landing page

Website

CTA website thường sử dụng phổ biến với nhiều lời kêu gọi nhằm các mục đích khác nhau như:

Đối với trang chủ (Home), CTA được sử dụng khá đa dạng. Một số lời kêu gọi thường gặp bao gồm mua ngay, dùng thử, xem thêm, tìm hiểu thêm…

  • CTA đăng ký trải nghiệm/Đăng ký tư vấn

CTA website

  • CTA Tìm hiểu thêm

CTA website

  • CTA dùng thử miễn phí/Nhận demo

CTA cho website

Đối với trang giới thiệu sản phẩm (product page/landing page), CTA chủ yếu hướng tới việc kêu gọi người truy cập thực hiện hành động tạo chuyển đổi cao như mua hàng, thanh toán, nhận báo giá, dùng thử, nhận demo, đăng ký tư vấn, điền form…

CTA website
CTA trang sản phẩm của MISA AMIS
CTA trang sản phẩm
CTA trang sản phẩm của Hubspot

Đối với trang blog (kiến thức), CTA khá đa dạng nhắm tới nhiều mục đích của Marketer. Các lời kêu gọi hành động phổ biến ở trang blog bao gồm xem thêm bài viết, đăng ký nhận bản tin, tải tài liệu miễn phí, tìm hiểu thêm, đăng ký tư vấn, dùng thử miễn phí…

Hãy cùng xem một số ví dụ về cách trình bày CTA cho mục blog của Hubspot.

  • CTA đăng ký nhận bản tin

CTA đăng ký nhận bản tin

  • CTA tải tài liệu miễn phí

CTA là gì

  • Một mẫu CTA tải tài liệu khác dạng điền form

CTA

  • CTA kêu gọi đọc thêm bài viết liên quan

Mẫu CTA

Facebook

CTA cũng được sử dụng rất phổ biến trong các bài đăng Facebook. Lời kêu gọi trong các post Facebook tùy theo mục đích của người đăng. Hãy cùng xem một số lời kêu gọi hành động phổ biến trên Facebook:

CTA facebook

CTA Facebook

Email

Email là một kênh khác cũng thường xuyên sử dụng CTA để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hãy cùng xem một số ví dụ về lời kêu gọi hành động trong email:

  • CTA kêu gọi đăng ký tham gia workshop

CTA email

  • CTA kêu gọi tham gia khóa học

CTA email

CTA được sử dụng khá phổ biến trên nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên không khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích về CTA trên website.

1.3. Tại sao CTA quan trọng?

Ở mục 1&2 chúng tôi đã đưa ra định nghĩa và một số ví dụ cụ thể về các loại CTA phổ biến trên một số kênh như Website, Facebook, Email.

Tiếp theo hãy cùng trả lời câu hỏi tại sao CTA quan trọng? hay Vai trò của lời kêu gọi hành động đối với website là gì?

Dưới đây là một số lợi ích mà CTA đem lại:

CTA giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

CTA giống như một “biển chỉ dẫn” giúp người truy cập biết bước tiếp theo nên làm gì hoặc nhắc nhở họ thực hiện theo ý muốn của Marketer.

Nếu một website không có CTA rõ ràng, người truy cập có thể sẽ không biết phải làm gì tiếp theo, cần hoàn thành các thao tác gì để mua sản phẩm hoặc tệ nhất là họ sẽ rời khỏi trang mà không thực hiện bất cứ hành động nào.

Chính vì vậy, CTA là biển chỉ dẫn giúp người dùng đi đúng hướng mà doanh nghiệp muốn, tránh những cú nhấp chuột vô nghĩa. CTA hiệu quả sẽ giúp dẫn dắt người truy cập xuống phễu bán hàng, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên các kênh, thúc đẩy hoạt động bán hàng tăng trưởng.

CTA giúp tối ưu SEO

CTA trên website góp phần giúp thúc đẩy từ khóa nhanh lên top xếp hạng tìm kiếm hơn.

Cụ thể, một CTA hiệu quả sẽ thúc đẩy người truy cập thực hiện các tương tác nhờ đó giúp cải thiện tỷ lệ nhấp trên website, khiến lượt xem cao hơn và tăng thời gian trên trang.

Đây chính là những yếu tố quan trọng giúp cải thiện kết quả SEO vì Google sẽ lấy những chỉ số này để đánh giá chất lượng và mức độ uy tín của website, từ đó tác động gián tiếp đến vị trí từ khóa trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Đọc thêm: Landing page là gì? Hướng dẫn thiết kế landing page X2 chuyển đổi 

Phần II. Một số loại CTA phổ biến trên website

Có nhiều cách phân loại CTA. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại CTA phổ biến trên website được phân loại theo mục đích sử dụng.

2.1. CTA thu thập khách hàng tiềm năng

CTA thu thập khách hàng tiềm năng hướng tới mục đích thu thập thông tin của người dùng và chuyển đổi từ khách truy cập thành khách hàng tiềm năng.

CTA thu thập khách hàng tiềm năng bao gồm 2 loại chính:

  • CTA chuyển đổi cao kêu gọi Mua hàng, Đăng kí trải nghiệm, đăng kí, nhận demo, nhận báo giá…

  • CTA dạng form điền thông tin để thêm vào các chiến dịch nuôi dưỡng (số điện thoại, họ tên, email…)
CTA điền form thu thập thông tin khách hàng tiềm năng

Hãy cùng phân tích sự khác nhau giữa hai loại CTA này trong bảng dưới đây:

CTA chuyển đổi cao CTA điền form
Mục đích Kêu gọi người đọc thực hiện hành động mang tính chuyển đối cao Thu thập danh sách khách hàng tiềm năng để thêm vào chiến dịch nuôi dưỡng
Lời kêu gọi phổ biến Mua hàng, đăng ký tư vấn, đăng ký dùng thử, nhận demo, nhận báo giá, thanh toán… Điền form tải tài liệu miễn phí, đăng ký email để nhận bản tin…
Hình thức CTA thường thể hiện dưới dạng nút (button), banner, form, in-text Dạng form yêu cầu điền thông tin
Vị trí Mục home + trang sản phẩm website: Đặt ở đầu trang, cố định ở header, ngay sau đoạn giới thiệu về sản phẩm

Mục blog website: Cố định ở header, đầu bài viết chứa từ khóa chuyển đổi cao, đặt sau đoạn văn nhắc tới sản phẩm, cuối bài viết, lề trái/lề phải bài viết, pop-up 2/3 bài viết

Mục blog website: Thường đặt ở cuối bài viết, giữa bài viết, lề trái bài viết, pop-up khi lướt tới một đoạn nhất định, ngay sau nội dung liên quan (dùng cho CTA download tài liệu yêu cầu điền form).

 

2.2. CTA kêu gọi đọc thêm nội dung liên quan

CTA đọc thêm cho phép Marketer hướng người đọc khám phá thêm các nội dung liên quan khác và tăng thời gian trên trang.

CTA đọc thêm thường được sử dụng phổ biến cho các blog. Email, Facebook cũng thường xuyên sử dụng nút CTA đọc thêm để trỏ link về các bài viết blog trên website nhằm tăng lưu lượng truy cập cho các bài viết của họ.

Bảng dưới đây tóm tắt về CTA kêu gọi đọc thêm nội dung liên quan:

Loại  CTA kêu gọi đọc thêm nội dung liên quan
Mục đích Kêu gọi người đọc khám phá thêm các bài viết khác nhằm tăng số trang trên phiên và thời gian trên trang
Hình thức CTA thường dưới dạng in-text, dán link
Vị trí Blog: Đặt ngay sau nội dung liên quan


2.3. CTA kêu gọi chia sẻ bài viết trên MXH

Một trong những kiểu kêu gọi hành động đơn giản nhất là khuyến khích người truy cập chia sẻ nội dung với bạn bè của họ qua các kênh mạng xã hội.

Các nút CTA chia sẻ trên mạng xã hội là một cách dễ dàng hơn để khách truy cập tương tác với thương hiệu của bạn. Chính vì vậy hãy đảm bảo đặt những CTA này ở những vị trí có ý nghĩa trên website của bạn.

CTA là gì

Dưới đây là bảng tổng hợp về CTA kêu gọi chia sẻ bài viết trên mạng xã hội.

Mô tả CTA kêu gọi chia sẻ bài viết trên MXH
Mục đích Tăng traffic cho bài viết
Hình thức Hiển thị các icon Mạng xã hội kèm dòng chữ thúc giục
Vị trí Blog: Đặt ở đầu/cuối/ lề trái bài viết

 

Phần III. Một số hình thức CTA phổ biến

3.1. Button CTA (CTA dạng nút)

Mẫu CTAButton CTA là những lời kêu gọi hành động dưới dạng các nút bấm. Đây là hình thức CTA được sử dụng phổ biến nhất do mang lại tỷ lệ click cao. Hầu hết tất cả các kênh từ Website, Landing page, Email đến Trang thương mại điện tử đều ưa thích hình thức CTA này.

Nội dung CTA dạng nút rất đa dạng được sử dụng cho hầu hết mục đích như kêu gọi hành động đăng ký tư vấn, đăng ký trải nghiệm, mua ngay, gọi ngay, tải tài liệu….

3.2. In-text CTA

In-text

In-text CTA là lời kêu gọi hành động thể hiện dưới dạng văn bản, gắn link điều hướng người đọc tới bài viết/ trang đích khác.

Lời kêu gọi hành động này được thể hiện dưới hai dạng chính Short in-text CTA (dán link vào 4,5 từ keyword), long in-text CTA (dán link vào cả câu văn dài mô tả nội dung của trang đích).

Loại call to action này có ưu điểm là tỷ lệ click cao, cải thiện trải nghiệm người dùng thường được sử dụng phổ biến cho blog, email để kêu gọi các hành động như đọc thêm nội dung hữu ích, download tài liệu, giới thiệu sản phẩm…

3.3. Pop-up CTA

pop up

Pop up CTA là dạng CTA bất ngờ xuất hiện trên màn hình khi người đọc lướt tới một đoạn nhất định trên trang.

Ưu điểm của loại CTA này là gây sự chú ý vì nó đập thẳng vào mắt người đọc nhưng cũng có nhược điểm lớn là gây khó chịu và làm phiền người dùng.

Pop-up CTA này thường tạo trải nghiệm không tốt cho người dùng vì người dùng cần click vào nút tắt để quay trở lại nội dung đang đọc nếu họ cảm thấy CTA không hứng thú.

Lời kêu gọi hành động dạng pop up thường được sử dụng trên website, cụ thể là các trang blog, trang sản phẩm.

3.4. Slide-in CTA

Slide in

Slide-in CTAs là những lời kêu gọi hành động trượt vào từ góc màn hình khi người đọc lướt tới một đoạn nhất định trong bài viết.

Khác với pop-up, Slide-in CTA vừa thu hút người đoc và gây sự chú ý trong khi vừa cho phép người truy cập đọc tiếp nội dung mà không cần nhấn vào nút tắt. Hình thức call to action này mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng và đạt tỷ lệ click tốt.

Slide-in CTA thường được sử dụng nhiều ở blog (website) dùng để kêu gọi các hành động như tải tài liệu, banner giới thiệu sản phẩm, điền form nhận bản tin, đăng ký tư vấn/trải nghiệm sản phẩm…

3.5. Sidebar CTA

Sidebar

Sidebar CTA là loại call to action cố định ở lề phải/lề trái của trang. Sidebar CTA được dùng chủ yếu trong bố trí website.

Sidebar CTA có ưu điểm là không làm phiền người dùng, đặt ở vị trí cố định, dễ nhìn thấy. Thế nhưng nhược điểm là khi người đọc cuộn xuống sâu hơn phần nội dung ở dưới thì call to action này ít có khả năng chuyển đổi.

Lời kêu gọi hành động dạng sidebar thường được sử dụng cho các banner giới thiệu sản phẩm, form điền thông tin nhận bản tin, download tài liệu…

Đọc thêm: Hướng dẫn cách viết email marketing hiệu quả 

Phần IV. Hướng dẫn cách tối ưu CTA tăng tỷ lệ chuyển đổi

CTA là phần giúp tạo ra chuyển đổi nên Marketer cần phải có chiến lược để xây dựng CTA tạo ra hiệu quả như mong muốn.

Dưới đây là những lưu ý mà marketer cần quan tâm để tối ưu CTA giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

4.1. Nội dung CTA  

  • Chọn từ ngữ mang ý nghĩa thôi thúc: Sử dụng động từ mạnh mẽ, rõ ràng, mang tính hướng dẫn (mệnh lệnh). VD: “download”, “Đăng ký”, “Mua ngay”, “Click ngay”…
  • Sử dụng yếu tố khẩn cấp: Dùng từ ngữ chỉ giới hạn về thời gian thúc giục người đọc phản hồi tốt hơn
  • Đưa ra giá trị và lợi ích: Chỉ rõ người đọc sẽ nhận được gì
  • CTA cần rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu: Giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông điệp và hành động. Cắt giảm những từ, cụm từ không cần thiết. Nội dung không được đánh đố người đọc.
  • Lưu ý đối với in-text CTAs, phải dán link vào những keyword chính của trang đích và chọn mở trong tab mới

4.2. Thiết kế CTA

Thiết kế CTA

Lời kêu gọi hành động hiệu quả nhất cần thu hút sự chú ý của người dùng, vì vậy màu sắc và thiết kế CTA cần tương phản và nổi bật so với màu các phần còn lại.

Khi thiết kế CTA, Marketer nên sử dụng các màu sắc nổi bật, bắt mắt. Khuyến khích sử dụng các gam màu nóng như cam, đỏ sẽ kích thích người đọc click cao hơn.

Mẫu CTA

CTA

Thêm vào đó, CTA phải có khả năng hiển thị tốt. Kích thước phông chữ CTA phải đủ lớn để thu hút được sự chú ý của người truy cập.

 4.3. Vị trí đặt CTA

Cần sắp xếp các CTA theo cách tự nhiên nhất có thể. Tránh đặt những nơi vô lý, những nơi làm ngắt mạch cảm xúc của người đọc hoặc những nơi khó nhìn thấy.

Nên có ít nhất 1 CTA đầu bài viết, 1 CTA ở 1/3 bài viết và 1 CTA ở đoạn cuối bài viết.

Lưu ý các CTA đặt ở bên phải và dưới bài viết sẽ thu hút sự chú ý hơn

4.4. Kiểm tra link

Kiểm tra CTA links trước khi đăng bài để chắc chắn rằng người đọc được điều hướng tới đúng trang bạn muốn.

Broken link không chỉ khiến bạn mất cơ hội chuyển đổi mà còn ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng

4.5. Thực hiện A/B testing

A/B testing

Mỗi khán giả phản ứng khác nhau với các lời kêu gọi hành động khác nhau. Không có gì đảm bảo rằng một lời kêu gọi hành động này sẽ hoạt động tốt hơn một lời kêu gọi khác.

Thành công tổng thể của một lời kêu gọi hành động có thể được đo lường thông qua công thức tỷ lệ chuyển đổi tính số lần nhấp chia cho số lần hiển thị hoặc số lần CTA được nhìn thấy.

Để kiểm tra tính hiệu quả của các lời gọi hành động khác nhau trên trang web hoặc trang đích của bạn, bạn có thể thực hiện các thử nghiệm A/B testing.

Gắn UTM tracking để theo dõi hiệu quả của CTA. So sánh và đối chiếu hiệu quả của các kiểu CTA và liên tục thử nghiệm cách dùng từ ngữ, thiết kế, định dạng và vị trí để tìm ra loại CTA có tỉ lệ nhấp cao nhất.

Đọc thêm: Digital Marketing là gì? 8 công việc Digital Marketing bạn PHẢI BIẾT! 

Tổng kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã cố gắng phân tích những kiến thức về CTA một cách tổng quát và dễ hiểu nhất. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về CTA là gì, cách loại CTA phổ biến và cách tối ưu CTA cho website để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu bạn đang tìm kiếm các bài viết hay và chuyên sâu về Marketing/Inbound Marketing hãy truy cập trang blog của chúng tôi để tìm đọc các nội dung hữu ích. Đừng quên đăng ký nhận bản tin để cập nhật các bài viết mới thường xuyên!

Hãy chia sẻ bài viết này lên Facebook của bạn nếu thấy nó hữu ích nhé! Cảm ơn bạn đã ủng hộ chúng tôi!

Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]