Cách làm Email Marketing hiệu quả!

24/07/2021
8328

Nhiều người nghĩ rằng email marketing đã quá lỗi thời trong bối cảnh internet phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của những hình thức marketing mới, sự thay đổi hành vị người tiêu dùng cũng như các quy định chặt chẽ về hoạt động quảng cáo.

Thế nhưng trên thực tế Email marketing vẫn là một kênh tiếp thị rất hiệu quả nếu được triển khai đúng cách. Email marketing giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng tiềm năng, nhận thức về thương hiệu cũng như xây dựng mối quan hệ và giữ chân khách hàng.

Bài viết này giới thiệu trọn bộ tất tần tất kiến thức căn bản về tiếp thị qua email giúp marketer tự tin triển khai chiến dịch hiệu quả.

I. Email marketing là gì?

Email marketing là một hình thức tiếp thị thông qua email (thư điện tử) nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng & khách hàng để quảng bá, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ. Hay có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng email marketing là sử dụng email để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Email marketing được xem là một hình thức tiếp thị trực tiếp (direct marketing) và tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) giúp doanh nghiệp quảng bá dịch vụ và sản phẩm của mình.

Tiếp thị qua email đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược marketing giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng tiềm năng, nhận thức về thương hiệu cũng như xây dựng mối quan hệ và giữ chân khách hàng.

II. Lịch sử ra đời và phát triển của Email marketing

Hình thức tiếp thị qua email đã ra đời và được áp dụng từ lâu.

Email đầu tiên được gửi vào năm 1971 bởi một kỹ sư máy tính tên là Ray Tomlinson. Tin nhắn anh gửi đi chỉ là một chuỗi số và chữ cái, nhưng nó là sự khởi đầu của một kỷ nguyên giao tiếp mới.

Năm 1978, Gary Thuerk – giám đốc Marketing tại Digital Equipment Corp đã sử dụng phương pháp giao tiếp trực tiếp mới này để gửi những email thương mại đầu tiên để giới thiệu về sản phẩm mới của công ty.

Danh sách email lúc bấy giờ của ông chỉ có 400 địa chỉ, nhưng đã mang lại doanh thu khoảng 13 triệu USD.

Vào những năm 90, Internet đã trở nên phổ biến và email marketing trở thành một trong những hình thức tiếp thị phổ biến và mang lại hiệu quả cao.

Vậy hiện nay thì sao? Liệu email marketing có còn là một hình thức tiếp thị hiệu quả hay không?

III. Email marketing có còn hiệu quả?

Nhiều người nghĩ rằng email marketing đã quá lỗi thời trong bối cảnh internet phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của những hình thức marketing mới, sự thay đổi hành vị người tiêu dùng cũng như các quy định chặt chẽ về hoạt động quảng cáo.

Thế nhưng liệu điều này có đúng? Hãy cùng phân tích các số liệu thống kê sau đây:

Số liệu thống kê vào năm 2018 cho thấy, có hơn 3.8 tỷ người dùng email trên toàn cầu và được dự đoán sẽ tăng lên 4.3 tỷ vào năm 2023  (tức là khoảng một nửa dân số thế giới).

Số người dùng email trên toàn thế giới

Cũng trong năm 2018, có khoảng 281 tỷ email được gửi và nhận mỗi ngày trên toàn thế giới; và con số này được đự đoán sẽ tăng tới 347 tỷ vào năm 2023.

Số email được gửi mỗi ngày trên thế giới

Nghiên cứu của VentureBeat insight chỉ ra rằng, với 1 USD chi tiêu, lợi tức đầu tư (ROI) của email marketing là 38 USD. Báo cáo cũng thống kê có tới 84% các marketer (nhà tiếp thị) tin rằng email marketing là hình thức tiếp thị quan trọng giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Hiệu quả của email marketing
Báo cáo về đánh giá của các marketer về hiệu quả của cách kênh marketing

Khảo sát vào năm 2016 của Direct Marketing Association và Demand Metric chỉ ra tằng email có ROI trung bình là 122%, cao gấp 4 lần so với các hình thức marketing khác như thư trục tiếp, tìm kiếm có trả tiền (paid search), phương tiện truyền thông xã hội (social media).

Tại Việt Nam, tỷ lệ mở email trung bình là 25,41% và tỷ lệ nhấp trung bình là 3,24%. Các tỉ lệ này so với Facebook Messenger hay Chatbot thì thấp hơn thế nhưng đây cũng không phải là một chỉ số thấp so với các nước khác trong báo cáo của Getresponse.

Những số liệu từ các nghiên cứu kể trên đã chứng minh rằng email marketing không lỗi thời mà nó vẫn là một trong những hình thức tiếp thị mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp nếu biết cách tận dụng và tối ưu.

IV. 7 lợi ích chính của Email marketing

Nếu bạn đang làm email marketing bằng cách mua một tệp danh sách khách hàng sau đó gửi mẫu email hàng loạt cho tất cả danh sách đó thì bạn sẽ chẳng thấy lợi ích nào của việc tiếp thị qua email; và rồi vội vã kết luận rằng hình thức email marketing này không hiệu quả.

Trên thực tế, email marketing là một trong những kênh Marketing tốt nhất nếu bạn hiểu rõ khách hàng tiềm năng và có các chiến lược triển khai hiệu quả.

Dưới đây là 7 lợi ích chính của việc tiếp thị qua email được phân tích trong báo cáo của GetResponse và Smart Insights.

7 lợi ích của Email Marketing theo báo cáo của GetResponse
7 lợi ích của Email Marketing theo báo cáo của GetResponse & Smart Insight

Tạo thêm khách hàng tiềm năng 

Xây dựng các chiến lược email marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

Cải thiện doanh số 

Các chiến dịch email như bản tin, chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm… sẽ giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng danh sách khách hàng tiềm năng bằng cách gửi những nội dung cho đúng khách hàng vào đúng thời điểm. Cuối cùng chuyển những tiềm năng này qua phễu bán hàng (sale funnel) để trở thành khách hàng.

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

Email marketing là kênh mang lại tỷ lệ chuyển đổi tương đối tốt so với các hình thức marketing khác.

Giảm chi phí Marketing

Chi phí cho email marketing tiết kiệm hơn nhiều so với các hình thức khác như chạy quảng cáo Google, Facebook…

Xác định khách hàng tiềm năng chất lượng tốt hơn

 Với email marketing, bạn dễ dàng phân đoạn khách hàng và xác định được khách hàng tiềm năng chất lượng tốt hơn.

Tích hợp với các phương tiện khác để tăng cường phản hồi

Dễ dàng tích hợp với các công cụ khác để tăng hiệu quả marketing. Ví dụ thêm các nút chia sẻ mạng xã hội vào email, phát triển danh sách email thông qua kênh social media…

Rút ngắn chu kỳ bán hàng

Thúc đẩy khách hàng tiềm năng rút ngắn thời gian cân nhắc và sớm ra quyết định mua hàng khi được nhận email nhắc nhở thường xuyên.

>>Đọc thêm: 12 lợi ích tuyệt vời của Email Marketing có thể bạn không ngờ tới

V. Hướng dẫn cách làm Email marketing hiệu quả

Email Marketing sẽ là một kênh marketing đem lại nhiều hiệu quả nếu được triển khai đúng cách.

Dưới đây là các bước hướng dẫn nhà tiếp thị cách làm email marketing hiệu quả.

1. Xác định mục tiêu chiến dịch

Thiết lập mục tiêu chiến dịch tiếp thị email

Tất cả các hoạt động Marketing thành công đều cần có những mục tiêu rõ ràng. Các chiến dịch email marketing cũng không ngoại lệ.

Để triển khai thành công chiến dịch tiếp thị qua email, các marketer nên đặt ra các mục tiêu mong muốn đạt được.

Các mục tiêu điển hình cho một chiến dịch tiếp thị qua email bao gồm:

  • Chào đón những người đăng ký mới và nói với họ về doanh nghiệp và các giá trị của công ty để bắt đầu xây dựng mối quan hệ với họ.
  • Tăng cường sự tương tác với nội dung, các hoạt động của doanh nghiệp (như event, webinar, hội thảo…) hay những nỗ lực bán sản phẩm
  • Nuôi dưỡng người đăng ký hiện tại bằng cách cung cấp thứ gì đó mà họ sẽ đánh giá cao.
  • Thu hút lại những người đăng ký không tương tác thường xuyên
  • Phân đoạn những người đăng ký để có thể gửi các chiến dịch tiếp thị qua email nhắm tới tệp mục tiêu hơn.

Đọc thêm: Hướng dẫn xây dựng mục tiêu Marketing theo mô hình SMART

2. Xây dựng danh sách địa chỉ email chất lượng

Danh sách địa chỉ nhận email

Các chiến dịch email marketing thành công nhất đều bắt đầu bằng việc có một danh sách email chất lượng bao gồm những người thực sự quan tâm tới điều mà bạn đang cung cấp.

Danh sách email là tập hợp các địa chỉ email mà doanh nghiệp có được do khách hàng đã đăng ký email và chọn nhận nội dung cũng như những thông tin cập nhật về công ty của bạn qua email.

Để xây dựng danh sách địa chỉ email, bạn cần cung cấp cho mọi người lý do để họ đăng ký bởi họ sẽ không bao giờ cho bạn thông tin của họ nếu không nhận được một giá trị nào đó.

Có một số cách bạn có thể thực hiện để xây dựng danh sách email như:

  • Xây dựng các nội dung hữu ích trên blog và khuyến khích người đọc điền thông tin vào form đăng ký theo dõi Email (subscribe Email form).
  • Chạy quảng cáo Facebook thu thập subscribe Email qua form đăng ký
  • Tặng ebook, tài liệu, khóa học miễn phí
  • Tổ chức các buổi hội thảo, webinar, talk show, mini game và thu thập email của người tham dự
  • Tặng các mã giảm giá, khuyến mãi

Một lưu ý ở đây đó là doanh nghiệp nên hạn chế vấn đề mua data, danh sách email. Một chiến dịch email marketing chỉ thực sử hiệu quả khi các thông điệp được gửi tới đúng người nhận. Việc mua data sẽ khiến doanh nghiệp tốn kém chi phí và nguồn lực.

>>Đọc thêm: Cách thu thập email khách hàng

3. Xây dựng nội dung/thông điệp email

Để làm email marketing hiệu quả, bạn nên phân loại danh sách email ở trên thành từng nhóm khách hàng để xây dựng các nội dung với thông điệp phù hợp với từng nhóm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tương tác tốt hơn với khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Thêm vào đó, bạn cũng cần xây dựng các luồng thông điệp dựa trên mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và gửi các email phù hợp theo vòng đời của khách hàng.

Ví dụ trong bảng dưới đây liệt kê cách loại chiến dịch email bạn có thể triển khai tương ứng với vòng đời khách hàng.

Lifecycle email marketing Đặc điểm Các loại chiến dịch email có thể triển khai
On boarding emails Email được thiết kế để giúp khách hàng mới sử dụng và nhận được giá trị từ sản phẩm hoặc dịch vụ; educate khách hàng về những lợi ích họ có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ –       Welcome email

–       Personal onboarding email

–       Getting started emails

–       Free trial ending emails

–       Activation emails

–       Nudge emails

–       Complete your profile email

–       Upsell emails

Subscirber emails Là những email cho phép bạn duy trì cuộc đối thoại tích cực với khách hàng tiềm năng và khách hàng của mình, vì họ đã chọn tham gia để nhận và đọc các cập nhật của bạn. –       New feature emails

–       New blog post emails

–       Thank you emails

–       Newsletter emails

–       Roundup emails

Promotional emails Là các email được dùng để tăng cường nhận thức, tạo doanh thu hoặc cải thiện sự duy trì / lòng trung thành của khách hàng –       Special offer emails

–       Sale emails

–       Holiday offer emails

–       Event announcement emails

–       Upgrade emails

–       ‘Did you know?’ emails

–       Invitation emails

Transactional emails Email giao dịch được gửi để tạo điều kiện cho giao dịch được thỏa thuận giữa người gửi và người nhận, như tạo tài khoản hoặc email nhận hóa đơn mua hàng. –       Order confirmation emails

–       Shipping notification emails

–       Delivery confirmation emails

–       Double opt-in emails

–       Password reset emails

–       Legal update email

–       Invoice emails

Sau khi chọn được luồng email, bạn cần phải biết cách viết những mẫu email marketing chuyên nghiệp và ấn tượng nhất.

Có một số điều bạn cần lưu ý để viết được mẫu email marketing hiệu quả được áp dụng cho tất cả loại nội dung email trong chiến lược tiếp thị bao gồm:

  • Cách đặt tiêu đề email
  • Cách viết nội dung email
  • CTA (nút kêu gọi hành động)

4. Gửi chiến dịch email marketing

Gửi chiến dịch email Sau khi xây dựng được nội dung email marketing, bạn cần tìm cách để gửi email này tới danh sách địa chỉ người nhận đã có.

Bạn có thể tìm hướng dẫn về cách gửi email hàng loạt trong bài viết này:

Tuy nhiên để gửi đi một số lượng lớn email với dung lượng không nhỏ bạn sẽ cần một phần mềm hỗ trợ gửi email marketing hàng loạt.

Một số phần mềm hỗ trợ gửi email marketing tốt nhất hiện nay với các tính năng đa dạng bạn có thể cân nhắc như:

5. 07 chỉ số đo lường chiến dịch email marketing

7 chỉ số đo lường email marketing cơ bản
7 chỉ số đo lường email marketing bạn phải biết

Email marketing không dừng lại ở việc gửi các email tới địa chỉ người nhận là xong.

Sau khi gửi đi các thông điệp qua email, các marketer cần phải phân tích chiến dịch email để hiểu được những người đăng ký trong danh sách email của bạn đang kỳ vọng điều gì, email có được khách hàng đón nhận không, chiến dịch có đang hoạt động tốt hay không, có đạt được mục tiêu đề ra không.

Việc xem xét các chỉ số cũng giúp các marketer đánh giá những sai sót trong thiết kế, nội dung, cách gửi email để có sự điều chỉnh phù hợp.

Thêm vào đó, việc phân tích chiến dịch email cũng giúp marketer phân khúc danh sách người đăng ký thành các nhóm đối tượng khác nhau để điều chỉnh các thông điệp phù hợp với từng nhu cầu của người đăng ký.

7 chỉ số marketer cần phải quan tâm

Dưới đây là 7 chỉ số marketer cần phải quan tâm khi phân tích chiến dịch email marketing.

Tỷ lệ gửi (Delivered rated)

Tỉ lệ gửi

Tỷ lệ gửi là phần trăm số lượng người đăng ký thực tế nhận được email mà bạn gửi. Thư đó phải nằm trong hộp thư đến hoặc các thư mục khác (như quảng cáo, nội dung cập nhật) chứ không phải nằm trong mục spam (thư rác).

Khi theo dõi tỷ lệ gửi, nếu marketer nhận thấy chỉ số này đang bị thấp theo thời gian thì có thể bạn đã gặp sự có với ISP.

Tỷ lệ mở (open rate)

Tỷ lệ mở

Tỷ lệ mở là phần trăm người được nhận email thực hiện hành động mở email trên tổng số email đã gửi thành công. Tỷ lệ mở email là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng tới những chỉ số khác sau đó như tỷ lệ nhấp, tỷ lệ chuyển đổi.

Tỷ lệ mở bao gồm 2 chỉ số nhỏ hơn là Unique Open và Open Times. Trong đó:

  • Unique open là phần trăm số địa chỉ mở email trên tổng số email gửi thành công
  • Open times là phần trăm số lần người nhận mở email trên tổng số email được gửi thành công.

Chỉ số open times có thể sẽ lớn hơn Unique open vì đơn giản là một địa chỉ email có thể mở một email nhiều lần.

Nếu tỷ lệ mở email của bạn đang thấp, hãy xem lại cách đặt tiêu đề thư và điều chỉnh nó sao cho thu hút sự quan tâm của người nhận.

Tỷ lệ nhấp (Click-through-rate)

Tỷ lệ nhấp

Tỷ lệ nhấp là phần trăm số lượt nhấp vào liên kết trong email trên tổng số email được mở.

Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá chiến dịch email marketing. Tỷ lệ click (CTR) cho thấy việc tiếp cận khách hàng tiềm năng có đang hiệu quả hay không đồng thời cho biết nội dung email của bạn có thu hút và thuyết phục khách hàng thực hiện hành động tiếp theo hay không.

Nếu tỷ lệ nhấp thấp, markter cần xem lại email có gửi tới đúng tệp khách hàng chưa, nội dung email đã tối ưu chưa.

Tỷ lệ nhấp trung bình của chiến dịch email marketing thành công dao động từ 3-4%.

Tỷ lệ thoát (bounce rate)

Tỷ lệ thoát (bounce rate)

Tỷ lệ thoát hay còn gọi là tỷ lệ email hỏng là tỷ lệ phần trăm số email bị trả về trên tổng số email đã gửi.

Hiểu đơn giản thì tỷ lệ thoát là số email gửi không thành công đến người nhận và bị hệ thống trả lại.

Có nhiều lý do khiến email không được gửi đi như sự cố tạm thời, địa chỉ nhận email sai…

Một lưu ý marketer cần quan tâm đó là tỷ lệ email hỏng càng cao thì càng dễ bị hệ thống liệt vào danh sách đen spammer. Cho nên nhà tiếp thì cần chú ý chỉ số này. Tỷ lệ thoát trên 2% chứng tỏ chiến dịch email của bạn đang gặp vấn đề, hãy kiểm tra ngay.

Tỷ lệ hủy đăng ký

Tỷ lệ hủy đăng ký

Tỷ lệ hủy đăng ký là phần trăm số lượt hủy đăng ký trên tổng số email gửi thành công. Hiểu đơn giản thì tỷ lệ hủy đăng ký cho thấy người nhận thư ngừng đăng ký theo dõi email của bạn.

Tỷ lệ hủy đăng ký cao chứng tỏ bạn đang gửi những thông điệp không phù hợp, không có sức hút và ít giá trị với người nhận.

Tỷ lệ hủy email có thể chấp nhận được đối với chiến dịch email marketing là 2%. Nếu con số lớn hơn 2% hãy kiểm tra lại chiến dịch tiếp thị của mình.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)

Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm số người hoàn thành hành động bạn mong muốn trên tổng số email được mở.

Giải thích đơn giản thì tỷ lệ chuyển đổi cho biết có bao nhiêu người đã thực hiện một hành động cụ thể (theo mong muốn của marketer) sau khi nhấp vào liên kết nào đó trong email.

Hành động chuyển đổi có thể là đăng ký tài khoản, tải ebook, truy cập vào trang sản phẩm, mua hàng…

Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ thành công của chiến dịch tiếp thị qua email và để tính toán lợi tức đầu tư ROI.

Tỷ lệ chuyển đổi được gắn với lời kêu gọi hành động (CTA) do đó bạn cần quan tâm tới việc thiết kế CTA sao cho thu hút.

Nếu conversion rate lớn hơn 2% thì chiến dịch email marketing của bạn đang có dấu hiệu tích cực.

Tỷ suất sinh lời ROI

Tỷ suất sinh lời ROI

Tỷ suất sinh lời ROI là lợi tức đầu tư tổng thể cho chiến dịch email marketing, được tính bằng công thức:

ROI= [(doanh số bán hàng –  khoản đầu tư vào chiến dịch) ÷ Khoản đầu tư vào chiến dịch] * 100%

Ví dụ chiến dịch email mang về 100 triệu đồng doanh thu trong khi chi phí bạn bỏ ra cho chiến dịch này là 10 triệu thì ROI= [(100-10)/10]*100% = 900%

Nghĩa là với 1 triệu đầu tư cho chiến dịch tiếp thị email giúp mang lại 9 triệu doanh thu. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng và ưu điểm của hình thức marketing qua emal so với các kênh khác.

>>Đọc thêm: Các chỉ số đo lường hiệu quả email marketing

6. Tối ưu chiến dịch email marketing

Nâng cao khả năng inbox

Xác minh địa chỉ gửi

Trước khi gửi email tiếp thị, bạn cần xác minh địa chỉ email để chứng minh rằng địa chỉ gửi không phải giả mạo nếu không email của bạn sẽ bị ESP phân loại là rủi ro hoặc spam. Hiện nay các phần mềm email marketing như Aimarketing đều hỗ trợ xác minh địa chỉ email gửi rất đon giản và nhanh chóng.

Danh sách đen (blacklist)

blacklist emailDanh sách đen là danh sách các địa chỉ IP của người gửi spam và người cho phép gửi spam. Người cho phép gửi spam là những người đã tắt bộ lọc thư rác, cho phép tất cả các email vào hòm thư chính. Nếu bạn gửi email vào một danh sách này, bạn rất có thể sẽ bị nhà cung cấp dịch vụ email (ESP- nhà cung cấp dịch vụ email) chú ý tới.

Để kiểm tra liệu địa chỉ email của bạn có nằm trong blacklist hay không, bạn có thể truy cập  http://www.openrbl.org.

Giảm tỷ lệ email hỏng (bounce rate)

Nếu tỷ lệ email hỏng cao sẽ khiến nhà cung cấp dịch vụ email nghi ngờ bạn là spammer. Vì vậy, để loại bỏ các địa chỉ email sai tránh email bị trả lại thì bạn nên sử dụng dịch vụ xác thực email.

Tránh sử dụng từ ngữ bị đánh spam

Spam email

Việc sử dụng các từ ngữ bị nhận diện là spam sẽ khiến thư của bạn bị chuyển vào mục thư Spam từ đó giảm hiệu quả chiến dịch email marketing.

Các từ ngữ spam như:

  • Từ ngữ đưa ra từ ngữ tuyên bố và hứa hẹn thái quá (100% miễn phí, 100% hài lòng, giá tốt nhất, không rủi ro, giá thấp nhất…)
  • Từ ngữ tạo ra sự khẩn cấp và áp lực không cần thiết (hành động ngay, thanh toán ngay, ngay bây giờ, mua ngay…)
  • Từ ngữ hoa mỹ, phóng đại (bất ngờm kinh ngạc, khủng, siêu hấp dẫn, hoàn hảo…)

>>Đọc thêm: Các từ ngữ bị đánh spam khi gửi email

Ngoài ra có một số lưu ý khác để tránh bị đánh spam như:

  • Không viết hoa tất cả các từ trong tiêu đề
  • Không sử dụng video/Flash/JavaScript
  • Dòng chủ đề không dùng dấu chấm than
  • Không chèn quá nhiều liên kết trong email

>>Đọc thêm: Làm thế nào để email không vào spam?

A/B testing

Email A/B testing

Thuật ngữ A/B testing khá quen thuộc với Marketer. Hiểu đơn giản thì A/B tesing là việc chạy thử nghiệm giữa hai phiên bản khác nhau được đặt chung một điều kiện nhằm tìm ra phiên bản hiệu quả hơn trước khi triển khai phiên bản này với quy mô lớn hơn.

A/B testing được áp dụng khá phổ biến trong hoạt động tiếp thị qua email để kiểm tra hiệu quả của tiêu đề, nội dung email, CTA…

Để áp dụng A/B testing cho chiến dịch email, bạn chọn một tệp danh sách email và chia danh sách này thành hai nhóm.

Sau đó, điều chỉnh một biến thể (Ví dụ như tiêu đề, nút CTA, nội dung thư…). Sau khi gửi thử nghiệm, hãy tiến hành phân tích các chỉ số đã nêu ở trên để xem biến thể nào có kết quả tốt nhất thì chọn để áp dụng cho chiến dịch gửi email số lượng lớn của mình.

Đọc thêm: Cách tối ưu hiệu quả email marketing

VI. Một số nguyên tắc khi làm email marketing

Email marketing không đơn giản là việc có một danh sách địa chỉ email rồi gửi nội dung tới danh sách đó. Có những nguyên tắc mà các markter cần phải biết và tuân thủ.

1. Tuân thủ quy định pháp luật

Trước khi thực hiện các chiến dịch email marketing, các marketer cần phải nắm rõ các quy định pháp luật để tránh các hành động vi phạm pháp luật.

Nghị định 90, 91

Tại Việt Nam, Nghị định 90/2008 và 91/2020 ban hành bởi chính phủ Việt Nam có những quy định liên quan tới hoạt động gửi thư điện tử. Cụ thể như sau:

Nghị định 90/2008 được ban hành nhằm quản lý thư quảng cáo và chống thư rác.

Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2020 quy định thêm về mức xử phạt hành chính từ 5 triệu đến 100 triệu đồng đối với các hành vi gửi thư điện tử rác.

Một số quy định chính Marketer cần lưu ý trong Nghị định 91/2020 bao gồm:

  • Không được phép gửi thư quảng cáo cho danh sách những người đã đăng ký không nhận quảng cáo
  • Chỉ được phép gửi thư quảng cáo cho danh sách người đã đăng ký đồng ý nhận tin quảng cáo.
  • Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo.
  • Thư điện tử quảng cáo phải được gắn nhãn. Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần chủ đề. Nhãn có dạng [QC] hoặc [AD].
  • Có thông tin về Người quảng cáo. Thông tin về Người quảng cáo bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ địa lý, địa chỉ Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội (nếu có).Thông tin về Người quảng cáo bằng thư điện tử phải được thể hiện một cách rõ ràng và đặt liền trước phần lựa chọn cho phép Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo.
  • Có chức năng từ chối. Phần thông tin cho phép Người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau:a) Đặt ở cuối thư điện tử quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng;b) Phải có phần khẳng định Người sử dụng có quyền từ chối tất cả sản phẩm từ người quảng cáo;

2. Gửi email có liên quan

Sự liên quan là vũ khí bí mật của nhà tiếp thị và là con đường nhanh nhất dẫn đến doanh thu. — Campaign Monitor.

Người đăng ký email chỉ mong muốn nhận những nội dung có giá trị với họ cho nên Marketer cần gửi những email có nội dung liên quan tới người nhận.

Nếu bạn gửi những email không liên quan tới người nhận họ sẽ chẳng quan tâm và bỏ nó vào thùng rác thậm chí đánh dấu vào thư rác và dẫn tới giảm khả năng gửi email của bạn.

Vậy làm thế nào để gửi những email liên quan tới người nhận?

Lời khuyên là các marketer hãy phân khúc danh sách khách hàng thành các nhóm và xây dựng các loại nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cá nhân hóa nội dung email gửi đi sẽ giúp nâng cao hiệu quả chiến dịch email marketing.

MISA gửi tặng anh chị bộ checklist email marketing. Mời anh chị xem trước vài trang tài liệu để xem có phù hợp với doanh nghiệp hay không?

Tổng kết

Trong bài viết này chúng tôi đã cố gắng phân tích và tóm tắt những thông tin quan trọng và cô đọng nhất về những điều bạn cần quan tâm khi triển khai chiến dịch email marketing.

Nhằm giúp bạn tổng hợp kiến thức trong bài viết, dưới đây là một số tóm tắt các ý chính cần nhớ.

1, Email marketing không hề lỗi thời. Ngược lại đây là một kênh marketing mang lại hiệu quả cao nếu biết triển khai đúng cách.

2, Các bước để triển khai chiến dịch email marketing bao gồm: Xác định mục tiêu chiến dịch; Xây dựng danh sách địa chỉ nhận email; Xây dựng nội dung/thông điệp email;Chọn phần mềm gửi emai; Phân tích các chỉ số trong chiến dịch; Tối ưu chiến dịch.

3, Các quy định pháp luật về gửi email marketing cần nghiên cứu: Nghị định 90/2008; Nghị định 91/2020.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một vài kiến thức hữu ích. Chúc bạn thành công!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả