Thuật ngữ SaaS ngày càng phổ biến và không ít người trong chúng ta đang tự hỏi SaaS là gì và bao gồm các loại hình SaaS Platform nào? Trong bài viết sau đây, MISA AMIS sẽ cung cấp các thông tin cơ bản nhất về SaaS và một số ví dụ về SaaS để bạn đọc có thể nắm bắt được một cách dễ dàng.
1. SaaS là gì?
SaaS viết tắt của từ Software as a Service, là phần mềm được ra đời và đưa vào sử dụng dựa trên công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing). Và nó được định nghĩa là một dạng mô hình cung cấp, phân phối các dịch vụ ứng dụng tới người dùng thông qua phần mềm.
Các ứng dụng SaaS hoạt động khá đa dạng. Nó có thể là một ứng dụng web, có thể là một phần mềm được phát triển theo yêu cầu và cũng có thể là phần mềm được lưu trữ.
Hầu hết các ứng dụng SaaS đều sẽ chạy trên máy chủ của các đơn vị cung cấp SaaS. Nhà cung cấp này có thể có toàn quyền quản lý quyền truy cập vào ứng dụng của người dùng. Và họ cũng đảm bảo tính bảo mật trong việc lưu trữ thông tin người dùng của mình.
SaaS thường được truy cập khi người dùng sử dụng máy Client. Ví dụ như họ có thể truy cập thông qua trình duyệt web mà họ đã đăng ký thông tin của mình. Với tính tiện dụng này, SaaS đã và đang dần trở thành mô hình phân phối phổ biến cho các ứng dụng kinh doanh của doanh nghiệp như: phần mềm xử lý bảng lương nhân viên, quản trị hệ cơ sở dữ liệu DBMS, phần mềm doanh nghiệp…
2. Cách SaaS hoạt động?
SaaS hoạt động thông qua mô hình phân phối đám mây. Nhà cung cấp đám mây sẽ lưu trữ ứng dụng và các dữ liệu liên quan hoặc cũng có thể ký hợp đồng với một nhà cung cấp phần mềm để lưu trữ những dữ liệu quan trọng kể trên. Ứng dụng này có thể truy cập được trên tất cả các thiết bị có kết nối mạng. Các ứng dụng này sẽ thường được truy cập thông qua các trình duyệt web trên thiết bị đó.
Ví dụ: Liên quan đến quản lý data khách hàng, các nhà cung cấp tạo ra các phần mềm CRM cloud base để quản trị data tập trung trên hệ thống đám mây, tránh thất thoát dữ liệu và tận dụng tối đa tài nguyên dữ liệu hiện có.
Khi các công ty sử dụng ứng dụng SaaS sẽ không phải thiết lập và bảo trì các phần mềm này. Thay vào đó, người dùng chỉ cần trả phí đăng ký để có quyền truy cập vào phần mềm – đây là giải pháp đã được tạo sẵn trong mỗi phần mềm SaaS.
Các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP) và mô hình phân phối On – Demand Computing Software luôn có mối quan hệ mật thiết với SaaS. Đây là nơi các nhà cung cấp lưu trữ phần mềm của khách hàng và phân phối các phần mềm đó tới người dùng cuối dùng thông qua Internet.
Khi đăng nhập vào ứng dụng, nhà cung cấp cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào một bản sao của ứng dụng mà nhà cung cấp đã tạo riêng cho phân phối SaaS. Tất cả người dùng đều có mã nguồn ứng dụng giống nhau và sẽ thay đổi khi có tính năng mới được phát hành. Dữ liệu của người dùng có thể được lưu trữ cục bộ, trên đám mây hoặc cả hai tuỳ thuộc vào Service Level Agreement (SLA).
3. Ưu điểm của SAAS
Khả năng truy cập
Khả năng truy cập của SaaS sẽ khiến bạn ngạc nhiên khi bạn không cần phải tải và cài đặt ứng dụng mà chỉ cần một thiết bị có kết nối Internet là có thể sử dụng nó một cách dễ dàng.
SaaS ngoài việc sử dụng được trên máy tính để bàn, laptop mà mà chúng còn có thể sử dụng dễ dàng trên các thiết bị di động. Ngày nay các ứng dụng này được thiết kế thân thiện với thiết bị di động để đáp ứng nhu cầu làm việc trong nhiều trường hợp và hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt điều này hướng tới đối tượng người dùng là những người thường xuyên di chuyển.
Thực sự, điều này giúp các doanh nghiệp B2B giải tỏa lo lắng trong các hoạt động doanh nghiệp. Như đã giới thiệu về CRM cloud base ở phần trên, bạn có thể tìm hiểu tiếp về MISA AMIS CRM để rõ hơn về khả năng này. Phần mềm cho phép người dùng truy cập trên cả giao diện web thông qua đăng nhập tài khoản và mobile app.
Các doanh nghiệp B2B đặc biệt quan tâm đến tính năng này khi cần quản lý đội ngũ Sale đi thị trường cũng như quản lý thường xuyên theo dõi hoạt động doanh số của công ty thông qua app điện thoại.
Khả năng cập nhật
Ưu điểm thứ 2 chúng tôi muốn nhắc đến là khả năng cập nhật tức thời của các ứng dụng SaaS. Các ứng dụng này chạy trên đám mây nên các nhà cung cấp có thể phát hành các bản cập nhật phần mềm của họ một cách liên tục mà không gây quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của người dùng. Nếu so sánh với các phần mềm truyền thống, điều này chính là sự khác biệt rõ rệt nhất.
Phần cứng
Phần cứng là yếu tố chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn khi tìm hiểu về SaaS. Các phần mềm truyền thống ngoài mức độ cấu hình yêu cầu tối thiểu để có thể hoạt động còn phải xem xem nó có tương thích với phần cứng của thiết bị hay không.
Đối với một số trường hợp đặc biệt, các phần mềm còn yêu cầu là các máy chủ và thiết bị chuyên dụng để đáp ứng nhu cầu vận hành. Đây là phần chi phí rất lớn để đầu tư ban đầu đối với nhiều doanh nghiệp. Khi sử dụng SaaS, các công ty này có thể tiết kiệm được phần chi phí này và chuyển nó thành chi phí vận hành để hoạt động hiệu quả hơn.
Lưu trữ
Việc lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Khả năng lưu trữ của hô hình SaaS chính là điểm mạnh mà không phải phần mềm nào cũng đáp ứng được. Trong doanh nghiệp, phần mềm kế toán luôn đứng trước nguy cơ bị mã hoá ổ cứng. Khi đối mặt với việc không may này, có thể vẫn có cách để khôi phục dữ liệu nhưng rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt là không hề nhỏ.
Với SaaS, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ liên tục được lưu trữ trên đám mây. Mọi sự thay đổi đều được cập nhật liên tục và lưu trữ kịp thời. Và đối với rủi ro một trong các máy tính trong hệ thống bị mã hoá thì cũng không phải là vấn đề gì quá lớn khi chỉ cần một vài thao tác đơn giản. Một bản sao mới nhất của dữ liệu sẽ được lưu mới trên đám mây và được cập nhật lại gần như là ngay lập tức trên máy tính đó.
Dữ liệu và phân tích
Những báo cáo hiện trạng sử dụng phần mềm là điều mà các doanh nghiệp luôn quan tâm. Khi đó chủ doanh nghiệp có thể biết được việc sử dụng phần mềm có mang lại hiệu quả hay không? Với phần mềm truyền thống, việc đo lường này là cả một vấn đề. Ngược lại với SaaS lại thể hiện sức mạnh của mình trong việc phân tích dữ liệu của nó.
Các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng SaaS thường có quyền truy cập vào các công cụ báo cáo trực quan bằng hình ảnh. Các hình ảnh trực quan này cung cấp đầy đủ thông tin có giá trị về hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể sắp xếp hợp lý, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả làm việc.
4. Ví dụ về SaaS
Các sản phẩm của SaaS ngày càng đa dạng, từ dịch vụ phát video trực tuyến đến các công cụ ứng dụng trong phân tích kinh doanh. Các ứng dụng SaaS được ứng dụng trong kinh doanh cơ bản có thể kể đến như email. quản lý bán hàng, CRM, quản lý tài chính, HRM…
Thị trường B2B, B2C hoặc cả 2 là nơi mà các sản phẩm SaaS được tiếp thị chủ yếu. Liên quan đến quản lý bán hàng, bài viết sẽ lấy ví dụ về Saas là phần mềm MISA AMIS CRM để bạn hiểu rõ hơn về khả năng của SaaS trong tối ưu hoạt động.
MISA AMIS CRM hiện là phần mềm phổ biến tại Việt Nam được hơn 12.000 doanh nghiệp triển khai áp dụng. Đây là ví dụ điển hình khi ứng dụng những ưu điểm của Saas:
Khả năng lưu trữ siêu data
Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây của Saas, MISA AMIS CRM cho phép doanh nghiệp quản trị dữ liệu tập trung với lượng data khổng lồ mà không lo dung lượng. Các dạng data bao gồm cơ hội bán hàng – dữ liệu khách hàng; các loại hàng hóa – dữ liệu kho hàng… đều được lưu trữ, cập nhật liên tục.
Khả năng sao lưu chính là điểm mạnh giúp doanh nghiệp không phải lo mất mát, thất thoát dữ liệu. Phần mềm luôn được nhà phát hành nghiên cứu để cập nhật, bổ sung những tính năng mới phù hợp với từng thời điểm thị trường.
Khả năng phân tích, báo cáo
Liên quan đến bán hàng, MISA AMIS CRM xuất ra hơn 30 mẫu báo cáo để doanh nghiệp sử dụng:
- Báo cáo bán hàng, cập nhật doanh số theo loại hàng hóa
- Báo cáo hiệu quả nhân viên
- Phân tích báo cáo cơ hội
- Phân tích dữ liệu, dự báo doanh thu…
Các loại báo cáo phân quyền theo từng cấp độ quản lý để doanh nghiệp cập nhật liên tục hiệu quả doanh nghiệp.
Đăng ký dùng thử MISA AMIS CRM để khám phá kho báo cáo bán hàng và các tính năng quản lý bán hàng hiệu quả
Ngoài CRM, một số các ví dụ về Saas ứng dụng trong doanh nghiệp có thể kể đến như: Google Workspace apps; Microsoft 365; HubSpot; Trello; Zoom; Slack; Adobe Creative Cloud; Mailchimp…
Tổng kết
Để tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp, SaaS đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Với những ưu điểm của SaaS, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và chi phí để quản lý kinh doanh cũng như quản lý khách hàng một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công trong việc ứng dụng SaaS vào hoạt động quản lý doanh nghiệp của mình!