Marketing – bán hàng Bán hàng SaaS là gì? Ưu điểm và cách thức SaaS vận hành như...

Thuật ngữ SaaS là một thuật ngữ quen thuộc với người làm trong ngành công nghệ. Nhưng thuật ngữ SaaS là gì chưa được biết đến rộng rãi? Vậy, SaaS là gì và cách thức SaaS vận hành ra sao? Đừng lo lắng, cùng MISA AMIS tham khảo nhanh tất cả những thông tin về SASS qua những thông tin dưới đây nhé!

SaaS là gì

I. Khái niệm SaaS là gì

SaaS – Software as a Service được hiểu đơn giản là dịch vụ cung cấp phần mềm. Ở đây, phần mềm không được bán mà được lưu trữ trên đám mây và chạy trên máy chủ của bên cung cấp. Bên sử dụng sẽ trả phí sử dụng phần mềm định kỳ cho bên cung cấp.

Ví dụ đơn giản nhất: phần mềm MISA AMIS CRM do Công ty Cổ phần MISA cung cấp có thể được xem là SaaS. Bên cung cấp dịch vụ là MISA. Bên sử dụng dịch vụ là doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số hoạt động quản lý bán hàng.

Định kỳ hàng năm, các doanh nghiệp trả chi phí sử dụng phần mềm MISA AMIS CRM cho MISA. Đồng thời, nhân viên của các doanh nghiệp này có thể sử dụng MISA AMIS CRM dưới dạng nền tảng website hoặc mobile từ bất cứ đâu chỉ cần có mạng internet.

Phần mềm MISA AMIS CRM giúp số hóa hoạt động quản lý bán hàng với các tính năng nổi bật:

  • Quản lý dữ liệu tập trung, an toàn, bảo mật
  • Hỗ trợ thiết lập quy trình bán hàng bài bản, chuyên nghiệp
  • Giao mục tiêu doanh số đến từng cá nhân, bộ phận
  • Theo dõi tình hình thực hiện mục tiêu
  • Quản lý báo giá, tồn kho, công nợ, đơn hàng,…
  • 30+ mẫu báo cáo & phân tích giúp nhà quản trị ra quyết định kịp thời
  • Liên thông dữ liệu với phần mềm kế toán, giúp bộ phận kế toán – kinh doanh phối hợp nhịp nhàng
  • Không giới hạn data lưu trữ

SaaS cùng với IaaS (Infrastructure as a Service – dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng) và PaaS (Platform as a Service – dịch vụ cung cấp nền tảng) là ba lĩnh vực dịch vụ chính của điện toán đám mây cloud computing.

Theo một báo cáo gần đây của McKinsey and Company, các nhà phân tích ngành công nghệ đang dự báo, những con số về tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ phần mềm ngày càng tăng. Dự kiến con số kỳ vọng về SASS đạt gần 200 tỷ USD vào cuối năm 2024.

II. Cách thức hoạt động của SaaS là gì?

SaaS hoạt động với công nghệ điện toán đám mây. Toàn bộ tài nguyên và dữ liệu phần mềm do nhà cung cấp phân phối đều được lưu trữ trên đám mây. Các phần mềm này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu có internet.

Với SaaS, bên cung cấp sẽ tạo tài khoản cho bên sử dụng để truy cập và sử dụng cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này sẽ được bên cung cấp bảo đảm về mặt an toàn thông tin. Các công ty chỉ phải trả tiền để truy cập và không cần phải thiết lập phần mềm để cấu hình hoặc duy trì đám mây này.

SaaS là gì
SaaS hỗ trợ nhiều trong quản lý dữ liệu

Một cách dễ hiểu: dữ liệu của bên sử dụng được bên cung cấp SaaS lưu trữ tại một không gian mạng. Bên cung cấp trao cho bên sử dụng chìa khóa để sử dụng không gian này là những tài khoản gồm tên miền, tên đăng nhập và mật khẩu. Bên cung cấp đảm bảo rằng toàn bộ dữ liệu bên trong đều được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh rò rỉ, mất mát dữ liệu hay hacker tấn công .

Đồng thời, cấu trúc của không gian mạng này là gần như giống nhau với đa số khách hàng. Khi cập nhật tính năng cũ hoặc phát hành tính năng mới, toàn bộ khách hàng đều được đồng bộ nhanh chóng.

III. Ưu điểm của mô hình SaaS là gì?

SaaS không yêu cầu cài đặt và chạy các ứng dụng trên máy tính của một cá nhân riêng biệt hay lưu trữ dữ liệu một cách riêng lẻ ở từng thiết bị. Điều này giúp giảm chi phí mua hay triển khai và bảo trì phần cứng, cũng như cấp phép, cài đặt, hỗ trợ thiết lập phần mềm. Chi tiết về những lợi ích của SaaS cụ thể như sau:

1. Tiết kiệm chi phí

Ngành công nghệ thường có đặc thù công nghệ thay đổi nhanh chóng và thiếu nhân lực thường xuyên. Việc tự nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện phần mềm có thể đưa vào sử dụng cũng vì thế sẽ có chi phí khá cao.

So với việc tự R&D phần mềm thì việc sử dụng mô hình SaaS sẽ có nhiều lợi ích về mặt chi phí hơn cả. Sử dụng SaaS là một trong những cách giúp tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tốn chi phí cho dịch vụ này hàng tháng hoặc hàng năm dựa trên nhu cầu sử dụng.

Các khoản chi phí này được chuyển thành chi phí hoạt động định kỳ cho phép nhiều công ty lập ngân sách và khả năng dự toán tốt hơn. Bên cạnh đó, người dùng có thể huỷ dịch vụ SaaS bất kỳ lúc nào để tránh những chi phí phát sinh.

SaaS là gì
Saas giúp giảm chi phí đầu tư hạ tầng, nhân sự một cách đáng kể.

2. Tính phát triển, kế thừa và tự động cập nhật

Điểm cộng lớn của mô hình SaaS là các phiên bản có tính phát triển và kế thừa. Các bản phát hành sau thường sẽ là bản cập nhật của phiên bản trước đó. Điều này giúp khách hàng không phải thay thế phần mềm thường xuyên mà luôn được sử dụng phiên bản phần mềm mới nhất.

Cùng với đó, do hoạt động trên đám mây nên mô hình SaaS có khả năng tự động cập nhật và đồng bộ phiên bản mới với tất cả người dùng gần như cùng lúc. Điều này giúp giải tỏa áp lực cho các nhân viên công nghệ thông tin và quản trị hệ thống nội bộ.

SaaS là gì
Mô hình SaaS có thể tự động cập nhật lên phiên bản mới

3. Tính linh hoạt

Thay vì phải lưu trữ thông tin trên ổ cứng, giờ đây, tất cả dữ liệu đều được lưu trực tuyến. Việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây sẽ giải quyết được tình trạng cúp điện đột ngột hay xảy ra một sự cố với thiết bị của bạn.

Đồng thời do dữ liệu được lưu trên các đám mây nên rất linh hoạt đối với người dùng. Nhân viên trong doanh nghiệp có thể làm việc với các hình thức linh hoạt: tại cơ quan, tại nhà hay hybrid mà không bị gián đoạn bởi việc thiếu dữ liệu.

4. Khả năng tích hợp cao

Các dịch vụ đám mây như SaaS được viết ra theo nhu cầu chung của đa số khách hàng. Chính vì vậy, các phần mềm SaaS cũng thường được tích hợp với nhau để giải quyết các nhu cầu lớn và tổng thể.

Đơn cử, phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM bên cạnh khả năng tự tích hợp với các phần mềm khác trong hệ sinh thái MISA AMIS mà còn có thể tích hợp với các phần mềm bên ngoài như: Zalo, Facebook, SMS brand name, Voice IP,…

đăng ký dùng thử misa amis crm

III. SaaS có nhược điểm là gì?

Bất kỳ một giải pháp công nghệ nào cũng đều sẽ tồn tại những ưu và nhược điểm. SaaS cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số hạn chế mà các nhà cung cấp SaaS đang cải thiện.

1. Tính bảo mật

Do tập trung vào tính linh hoạt nên tính bảo mật của mô hình SaaS thường là yếu tố gây tranh cãi của các chuyên gia công nghệ. Đây cũng là vấn đề chung của công nghệ điện toán đám mây.

Với SaaS, máy chủ phần mềm thuộc về phía nhà cung cấp chứ không phải của doanh nghiệp. Dữ liệu được đặt trên “đám mây” nên các doanh nghiệp sẽ cảm thấy không an toàn và lo ngại về việc thông tin bị lộ hoặc bị đánh cắp bất kỳ lúc nào, miễn là có tài khoản để truy cập.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề này không còn quá quan trọng. Thực tế cho thấy các nhà cung cấp SaaS đã đảm bảo tốt về tính bảo mật cho người dùng.

Các báo cáo về vấn đề rò rỉ, mất mát thông tin hiện nay gần như rất ít. Điều này là do các nhà cung cấp tập trung nhiều hơn vào hoạt động mã hóa dữ liệu. Nhưng trước khi triển khai SaaS, doanh nghiệp cũng cần xem kỹ các điều khoản và cơ chế bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp mình.

SaaS là gì
SaaS gây tranh cãi về tính bảo mật

2. Yêu cầu kết nối Internet

Điểm bất tiện thứ hai đó là người dùng phải kết nối Internet để sử dụng SaaS. Trong trường hợp không có internet, mọi thao tác và hành động liên quan đến SaaS đều bị tạm hoãn hoặc dừng lại. Đây có thể coi là điểm yếu của SASS khi muốn thuyết phục những nhà lãnh đạo khó tính của doanh nghiệp.

3. SaaS còn gây khó khăn khi nâng cấp lên phiên bản mới

Ưu điểm của việc tự động nâng cấp lên phiên bản mới của một phần mềm cũng có thể là một nhược điểm. Người sử dụng phần mềm có thể sẽ hơi bối rối, khó khăn trước những thay đổi về giao diện hoặc tính năng mới của phần mềm.

IV. Tổng kết

Trên đó là tổng hợp tất cả thông tin để giúp bạn giải đáp thắc mắc SaaS là gì. Hy vọng rằng MISA AMIS đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích về một phần mềm hỗ trợ quản lý doanh nghiệp.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]