Marketing – bán hàng Giải pháp CRM Các phần mềm SaaS – Công nghệ đón đầu xu hướng toàn...

Trong những năm gần đây sự trỗi dậy của các phần mềm SaaS như một làn gió mới, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp, nhằm mang đến cho doanh nghiệp sự trải nghiệm tốt nhất. Sự ra đời của các phần mềm dần thay thế cho những mô hình cũ truyền thống. Vậy SaaS là gì? Các phần mềm SaaS mang lại những lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu tổng quan về mô hình SaaS thông qua bài viết dưới đây.

Phần mềm SaaS - Loại hình phần mềm dẫn đầu công nghệ
Phần mềm SaaS – Loại hình phần mềm dẫn đầu công nghệ

I. Khái niệm SaaS là gì?

SaaS là gì? SaaS được định nghĩa là một dạng phần mềm dịch vụ được phân phối dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Các phần mềm SaaS thường chạy trên nền web, mọi thông tin dữ liệu thường được lưu trữ trên điện toán đám mây.

Khác với phần mềm On-Premises thường được lưu trữ tại chỗ thì các phần mềm SaaS sẽ được chạy trên server của nhà cung cấp. Tức là nhà cung cấp sẽ không trực tiếp bán các loại phần mềm như thông thường mà họ chỉ lập trình phần mềm và duy trì ổn định chúng trên nền tảng web. Cũng có thể hiểu khi sử dụng phần mềm SaaS nhà cung cấp sẽ quản lý quyền truy cập cũng như đảm bảo tính bảo mật và hiệu suất làm việc.

Khái niệm SaaS là gì?
Khái niệm SaaS là gì?

II. Ưu điểm của các phần mềm SaaS

So với các mô hình phân phối dịch vụ truyền thống, thì SaaS có nhiều ưu điểm vượt trội và tạo ra được nhiều lợi thế hơn hẳn. Giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Vậy những ưu điểm của phần mềm SaaS là gì?

1.Tối ưu quá trình đổi mới các ứng dụng

Trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số, công nghệ số thì việc áp dụng những phần mềm có tính năng mới nhất sẽ tạo được nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Các phần mềm SaaS được thiết kế đám mây giúp tối ưu các quá trình đổi mới, điều này giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với các ứng dụng được đổi mới một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó phần mềm SaaS có tính năng nổi trội và hữu dụng hơn rất nhiều so với các phần mềm khác. Thường xuyên được bảo trì cập nhật và nâng cấp tính năng, để cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tối ưu nhất.

2. Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Sở dĩ các phần mềm SaaS được ưa chuộng trên thị trường phần mềm hiện nay đó là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa nguồn nhân lực, chi phí và thời gian. Đồng thời còn giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, hỗ trợ quá trình vận hành các hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Đối với SaaS doanh nghiệp sẽ không mất quá nhiều chi phí để thiết kế, cài đặt và chạy các phần mềm trên hệ thống. Bên cạnh đó khi sử dụng SaaS doanh nghiệp sẽ không phải chi trả thêm chi phí bảo trì, hỗ trợ giống như những phần mềm khác, nhưng vẫn có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí như phí lắp đặt, phí mua giấy phép cấp quyền,…

3. Dễ dàng thực hiện ở mọi lúc mọi nơi

So với các phần mềm truyền thống khác, các phần mềm SaaS có tính năng ưu việt hơn đó là có thể dễ dàng thực hiện làm việc từ xa và có khả năng truy cập phần mềm trên mọi thiết bị. Chỉ cần có kết nối mạng internet, thì doanh nghiệp có thể thực hiện các nghiệp vụ trên phần mềm SaaS bằng các thiết bị điện tử thông minh ở bất cứ nơi nào.

Ưu điểm của các phần mềm SaaS
Ưu điểm của các phần mềm SaaS

4. Khả năng tích hợp cao

So với các phần mềm truyền thống thì phần mềm SaaS có khả năng tích hợp liền mạch cực kỳ lớn, mang lại nhiều lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp. Đa phần các phần mềm SaaS hiện nay đều được tối ưu hóa hệ thống API, tích hợp đồng nhất các ứng dụng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, cho phép các ứng dụng này trao đổi dữ liệu qua lại với nhau, nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của doanh nghiệp và tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như công sức.

Nhờ tính năng tích hợp tối ưu mà phần mềm SaaS mà doanh nghiệp có nhiều cơ hội để hội nhập với các công nghệ mới hiện đại ngay trên hệ thống của mình. Điển hình như khi sử dụng phần mềm SaaS, doanh nghiệp có thể kết hợp cùng với hệ thống CRM hay các hệ thống quản lý khách hàng khác, tùy theo tính chất công việc hay nhu cầu của mỗi doanh nghiệp.

Bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý thông tin khách hàngDùng thử miễn phí MISA AMIS CRM

5. Tối ưu hóa việc lưu trữ dữ liệu và sử dụng thông tin

Khi sử dụng các phần mềm SaaS doanh nghiệp sẽ không bị giới hạn về lưu lượng, phần mềm SaaS hỗ trợ việc lưu trữ mọi dữ liệu thông tin lại một cách thống nhất với nhiều định dạng khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa việc lưu trữ thông tin từ nhiều nguồn gây mất thời gian tìm kiếm, hay hạn chế dung lượng lưu trữ gây phiền toái không đáng có. Sử dụng các phần mềm SaaS giúp doanh nghiệp đạt được tối đa lợi ích.

Bên cạnh đó việc sử dụng phần mềm SaaS doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng các thông tin thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ với một vài thao tác cơ bản là các thông tin đã được chia sẻ một cách chính xác, nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ làm việc, cho hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn.

III. Nhược điểm của các phần mềm SaaS

Dù sở hữu nhiều lợi ích vượt trội là thế, nhưng các phần mềm SaaS vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được khắc phục. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu kỹ hơn về những nhược điểm của các phần mềm SaaS.

1. Hạn chế tính bảo mật thông tin

So với các phần mềm khác thì server được đặt tại công ty, tuy nhiên đối với các phần mềm SaaS thì server được đặt tại nhà cung cấp, thế cho nên vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu còn hạn chế. Mặt khác việc toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên điện toán đám mây mang lại cảm giác không an toàn đối với doanh nghiệp. Hiện nay các nhà cung cấp đã chú trọng hơn trong vấn đề mã hóa dữ liệu để nâng cao tính bảo mật thông tin và cam kết cải thiện phần mềm để các doanh nghiệp, công ty có được những trải nghiệm tốt nhất.

2. Phụ thuộc vào kết nối mạng internet

Một vấn đề hạn chế khác của các phần mềm SaaS đó là phụ thuộc vào kết nối mạng internet. Tức là khi người dùng truy cập và sử dụng phần mềm SaaS, thì buộc phải có kết nối mạng internet. Trong trường hợp người dùng ở xa nhưng tại đó không có mạng internet thì việc sử dụng phần mềm sẽ bị gián đoạn.

Mặc dù có thể sử dụng từ xa và tương thích với mọi thiết bị điện tử thông minh, nhưng các phần mềm SaaS lại bắt buộc kết nối với mạng internet, nếu mạng internet yếu cũng có thể làm gián đoạn quá trình sử dụng. Có thể đây sẽ là điểm trừ của phần mềm SaaS trong đánh giá của các doanh nghiệp khó tính.

SaaS không thể hoạt động khi không có kết nối mạng internet
SaaS không thể hoạt động khi không có kết nối mạng internet

IV. Các phần mềm SaaS phổ biến nhất, đâu là phần mềm tốt?

Các phần mềm SaaS phổ biến

Hiện nay trên thị trường phần mềm thì SaaS được xem là một trong những ứng dụng có độ phủ sóng rộng rãi, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Các phần mềm SaaS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là: Phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý quán cà phê, phần mềm quản lý dự án. Và một số phần mềm quản lý dịch vụ SaaS được tin dùng nhất hiện nay phải kể đến MISA AMIS CRM, MBI… Đây là những đơn vị được đánh giá cao về sự uy tín, chuyên nghiệp và tính bảo mật cao.

Những lợi ích khi sử dụng phần mềm SaaS CRM

SaaS CRM là phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng trên nền tảng đám mây và được sử dụng khi có kết nối mạng internet. Phần mềm SaaS thường có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư. Việc sử dụng phần mềm SaaS CRM mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, điển hình như rút ngắn thời gian triển khai các dự án mà không cần phải cài đặt phần mềm. Và lợi ích khác đó là linh hoạt chuyển đổi số lượng người dùng trên các phần mềm theo nhu cầu sử dụng.

Phần mềm SaaS CRM ưa chuộng nhất

Một trong những phần mềm SaaS CRM được ưa chuộng nhất hiện nay đó là phần mềm MISA AMIS CRM – Đây là nền tảng CRM tối ưu hóa các tiện ích cho doanh nghiệp. MISA AMIS CRM là hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng chuyên nghiệp, uy tín số 1 hiện nay nhờ hệ sinh thái sản phẩm đồ sộ mà MISA phát triển đều mang lại độ tin cậy cho doanh nghiệp.

MISA AMIS CRM hóa giải mối lo ngại về tính bảo mật thông tin cho các công ty bởi khả năng quản trị dữ liệu tập trung, an toàn trên hệ thống đám mây và liên tục sao lưu, tránh mất mát. Hàng rào bảo mật cũng được trú trọng vì data chính là “vàng” của mỗi doanh nghiệp.

Ngoài các tính năng chung của các sản phẩm CRM như quản lý hàng hóa ( quản lý tồn kho, quản lý hóa đơn, công nợ, doanh số); báo cáo real time… MISA AMIS CRM còn ghi điểm với tính năng liên thông dữ liệu. Trong cùng hệ sinh thái, MISA AMIS CRM có thể kết nối dữ liệu với phần mềm MISA KẾ TOÁN để lên đơn, duyệt chi phí, xử lý chứng từ nhanh chóng; liên thông dữ liệu với các phần mềm AMIS Khuyến Mại; MISA AMIS aiMarketing để thực hiện các chiến dịch Marketing tổng thể, đo lượng chính xác.

Có thể nói MISA AMIS CRM tích hợp những ưu điểm của phần mềm SaaS và khắc phục những nhược điểm của SaaS trong quản lý dữ liệu. Chính vì vậy, phần mềm này đang là giải pháp của hơn 12.000 doanh nghiệp khắp Việt Nam tin dùng.

SaaS CRM tối ưu hóa lợi ích thiết thực cho người dùng
SaaS CRM tối ưu hóa lợi ích thiết thực cho người dùng

VI. Tổng kết

Các phần mềm SaaS được xây dựng và phát triển dựa trên tiến bộ trong ngành công nghệ dịch vụ. Chính vì thế mà SaaS được đánh giá là mô hình phần mềm tối ưu nhất hiện nay, dẫn đầu xu hướng công nghệ toàn cầu.

Bài viết trên MISA AMIS đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin toàn diện về các phần mềm SaaS. Hy vọng với những thông tin chia sẻ đó sẽ giúp bạn đọc nhìn ra được những lợi ích mà các phần mềm SaaS mang lại. Để tìm hiểu thêm về phần mềm SaaS CRM, bạn hãy truy cập website MISA AMIS để cập nhật những thông tin hữu ích tại đây nhé.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]