CRM và ERP: So sánh chi tiết 2 phần mềm, đâu là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp?

21/01/2025
1181

CRM và ERP là hai phần mềm phổ biến để hỗ trợ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng có đặc điểm gì? Ứng dụng như thế nào? Cùng MISA giải câu hỏi này trong bài viết chi tiết này nhé!

CRM và ERP là gì?

CRM là gì?

CRM tên tiếng Anh là Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng). Phần mềm này hệ thống trung tâm để lưu trữ mọi dữ liệu như thông tin khách hàng, đơn hàng, doanh thu… để kết nối các hoạt động bán hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

Phần mềm CRM là công cụ giúp doanh nghiệp lưu trữ, phân tích và báo cáo toàn bộ thông tin khách hàng, lịch sử tương tác, lịch sử giao dịch, lịch sử tiếp cận giúp doanh nghiệp kết nối toàn diện với khách hàng, chuẩn hóa toàn bộ quy trình kinh doanh, tăng hiệu suất làm việc và cải thiện doanh thu.

Sử dụng phần mềm CRM sẽ đem lại những lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp như:

  1. Quản lý thông tin khách hàng tốt hơn
  2. Chăm sóc khách hàng tốt hơn
  3. Quản lý quy trình bán hàng hiệu quả hơn
  4. Phát huy sức mạnh cả tổ chức để gia tăng khách hàng, doanh số
  5. Nắm bắt tức thời tình hình kinh doanh
  6. Quản lý đội ngũ kinh doanh tốt hơn
  7. Nâng cao doanh số bán hàng cho doanh nghiệp
Tối ưu quản lý bán hàng Doanh nghiệp với phần mềm MISA AMIS CRM. Dùng ngay miễn phí

ERP là gì? Phần mềm ERP là gì?

ERP – Enterprise Resource Planning còn gọi là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây là giải pháp nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp thông qua việc quản lý các hoạt động của công ty. Chúng bao gồm quản lý bán hàng, kế toán, quản lý đơn hàng hay chuỗi cung ứng.

Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là một loại phần mềm quản lý doanh nghiệp được thiết kế để tích hợp và tự động hóa các chức năng chính của quá trình kinh doanh. Mục đích chính của ERP là tạo ra một hệ thống thông tin chung cho tất cả các bộ phận và quy trình trong một tổ chức, từ sản xuất, kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng, tài chính, nguồn nhân lực, đến bán hàng và quản lý khách hàng.

ERP giúp doanh nghiệp:

  • Tích hợp dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các bộ phận khác nhau vào một hệ thống duy nhất, giảm trùng lặp và không nhất quán.
  • Quy trình tự động hóa: Tự động hóa các quy trình kinh doanh, từ đơn giản đến phức tạp, giúp tăng hiệu suất làm việc.
  • Quản lý hiệu suất: Cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động kinh doanh, giúp quản lý và nhân viên đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
  • Quản lý Tài chính và Kế toán: Tích hợp chức năng kế toán và quản lý tài chính, từ lập ngân sách đến kiểm soát chi tiêu.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Tối ưu hóa quản lý kho hàng, dự báo nhu cầu, và quản lý đơn hàng.
  • Quản lý nguồn nhân lực: Quản lý thông tin nhân viên, lương bổng, tuyển dụng, và đào tạo.

So sánh CRM và ERP khác nhau như nào?

Để phân biệt rõ hơn hai phần mềm này, bạn có thể nhìn theo các tiêu chí dưới đây. Từ đó có đánh giá khái quát về những đặc trưng của hai hệ thống.

Tiêu chí CRM ERP
Mục tiêu sử dụng  Gia tăng số bán, tiết kiệm thời gian, dễ dàng quản lý dữ liệu thông qua hệ thống dữ liệu tập trung được phân quyền đến từng người.

Phần mềm CRM lược bỏ những công việc giấy tờ thủ công, huy động nguồn lực tối đa vào công việc chăm sóc khách hàng tiềm năng, gia tăng doanh số.

Giải pháp tiết kiệm thời gian, tránh sai sót và lãng phí tài chính, nhân lực. Đồng thời gia tăng năng suất.

Hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý thuế, mua bán hàng hóa, quản lý tồn kho.

Đối tượng quản lý Quản lý, phòng marketing và Sale, chăm sóc khách hàng.
  • Thông tin khách hàng: hỗ trợ tìm kiếm, quản lý
  • Chăm sóc khách hàng
  • Hỗ trợ bán hàng: hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng
  • Đánh giá mức độ tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng
  • Hỗ trợ quảng bá thương hiệu
Quản lý quy trình và hoạt động của các bộ phận:
  • Tài chính/ kế toán: Kiểm soát dòng tiền, tính lương, chạy quy trình kế toán.
  • Nhân sự: quản lý nhân viên, tuyển dụng…
  • Sản xuất: Giám sát quy trình sản xuất.  
  • Kế hoạch: Quản lý dự án, lập kế hoạch…
Quá trình chuyển đổi dữ liệu Nhanh, dễ dàng hơn do phạm vi hoạt động cụ thể.  Cần đồng bộ dữ liệu giữa các phòng ban, bộ phận của doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp Đáp ứng nhu cầu của các loại hình doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn. 

Do khả năng lưu trữ đám mây, khả năng thích ứng dễ dàng và mang lại nhiều lợi ích với khách hàng – doanh nghiệp. 

Đáp ứng nhu cầu của các loại hình doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn.

Một số bên cung cấp ERP như MISA AMIS có thể triển khai linh hoạt theo nhu cầu.

Trải nghiệm miễn phí CRM cho doanh nghiệp ViệtTạo tài khoản MISA AMIS CRM ngay

Khi nào doanh nghiệp nên triển khai CRM – ERP?

Đầu tư cho CRM hay ERP? Đây là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp khi đứng trước hai sự lựa chọn này. MISA xin phân tích một số điểm sau để bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

Trong giai đoạn đầu tăng trưởng:

Thường thì khoảng thời gian đầu của doanh nghiệp là làm thế nào để thu hút khách hàng mới, bán được nhiều hàng hơn và gia tăng doanh thu nhanh nhất có thể. Tại thời điểm này, CRM sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp.

CRM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong quy trình bán hàng và tiếp thị và chăm sóc khách hàng một cách có hiệu quả, từ đó doanh thu cũng được gia tăng và doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại và phát triển

Một trong những phần mềm hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong giai đoạn này chính là MISA AMIS CRM. Hệ thống giúp lưu trữ, cập nhật dữ liệu khách hàng, quản lý hành trình khách hàng, theo dõi doanh thu, đơn hàng nhanh chóng.

Nhờ có dữ liệu chi tiết về khách mà hệ thống giúp doanh nghiệp hiểu 360 độ về chân dung khách hàng, chấm điểm khách hàng tiềm năng. Từ đó quản lý đưa ra các chiến lược chăm sóc, thu hút khách hàng dễ dàng nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Khi doanh nghiệp hoạt động ổn định, tăng trưởng 

Khi đạt được mục tiêu doanh thu, có nghĩa là doanh nghiệp đã bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng. Lúc này, số lượng nhân viên bắt đầu tăng lên, quy trình vận hành cũng trở nên phức tạp và có nhiều vấn đề cần giải quyết hơn, các quy trình làm bằng tay không còn phù hợp, mọi hoạt động trở nên chậm trễ, thì phí thì gia tăng.

Thời điểm này là thời điểm thích hợp hơn bao giờ hết để ERP được triển khai để tối ưu các quy trình quản lý, cắt giảm chi phí và tăng doanh thu. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có quy trình nghiệp vụ phức tạp ngay từ thời điểm ban đầu thì ERP cũng có thể tích hợp sớm hơn.

Khi doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, vững chắc cũng có thể cân nhắc việc tích hợp sử dụng hai phần mềm với nhau để đồng bộ hóa thông tin và tối ưu hóa toàn bộ quá trình quản lý để từ đó gia tăng thêm hiệu quả.

Với một số công ty, CRM vẫn có thể đảm đương tốt vai trò nhờ khả năng kết nối với hệ sinh thái đa nhiệm. Như đã đề cập ở trên, nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm MISA AMIS CRM, bạn có thể kết nối với MISA AMIS KẾ TOÁN để liên thông dữ liệu hóa đơn; kết nối với MISA AMIS Công Việc để quản lý, phân công công việc; kết nối với MISA AMIS aiMarketing để chạy các chiến dịch Marketing automation cho doanh nghiệp.

Với khả năng kết nối này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể linh động, sử dụng CRM để quản lý công ty.

Đăng ký NHẬN BÁO GIÁ MISA AMIS CRM

Lưu ý khi lựa chọn phần mềm CRM – ERP cho Doanh nghiệp 

Để lựa chọn được phần mềm phù hợp, mang tính dài hạn, vận hành ổn định, thích hợp với sự phát triển và mở rộng quy mô của công ty, Doanh nghiệp cần lưu ý:

1. Xác định nhu cầu cụ thể:

Hiện tại, doanh nghiệp cần phần mềm để làm gì? Quản lý bán hàng, khách hàng, tồn kho, nhân viên, bảo hành bảo trì… Các phần mềm hiện tại tích hợp nhiều tính năng khác nhau nhưng sẽ hỗ trợ mạnh mẽ ở một số tính năng nhất định.

Mục tiêu cần dùng phần mềm để làm gì? Để đẩy nhanh tiến độ, giảm thiểu nhân sự, quản lý đơn hàng chặt chẽ hay để quản lý nhân viên hoặc chỉ cần theo dõi được tình hình bán hàng.

2. Phù hợp với ngành nghề và quy mô doanh nghiệp

Mỗi ngành nghề đều có yêu cầu khác nhau, chính vì vậy cần đảm bảo phần mềm CRM- ERP đáp ứng được những yêu cầu đặc thù. Nhất là với phần mềm đóng gói sẽ phát huy mạnh mẽ cho một số ngành trọng điểm và có thể cần custom riêng cho phù hợp với Doanh nghiệp.

Ví dụ: ngành máy móc sẽ yêu cầu tính năng kiểm soát hạn bảo hành/ bảo trì còn ngành mỹ phẩm lại muốn phát triển tính năng liên kết sàn thương mại điện tử.

banner

3. Khả năng tích hợp và tùy chỉnh

  • Kiểm tra phần mềm có tích hợp được với hệ thống hiện tại (phần mềm kế toán, quản lý nhân sự).
  • Tính linh hoạt trong việc tùy chỉnh để phù hợp với các quy trình riêng của doanh nghiệp.

Ví dụ: Phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM hiện tích hợp được phần mềm kế toán để xem hóa đơn, công nợ, kiểm soát tài chính; kết nối với phần mềm công việc để giao việc, quản lý nhân viên; tích hợp với phần mềm nhân sự để chấm công cho sale; tích hợp với phần mềm marketing để chăm sóc, tối ưu chuyển đổi. Ngoài ra MISA AMIS CRM còn dễ dàng API kêt nối các phần mềm khác như tổng tài call center…

MISA AMIS CRM có các tính năng từ đơn giản đến phức tạp, sử dụng theo user phù hợp với sự phát triển, mở rộng quy mô của Doanh nghiệp.

MISA AMIS CRM phù hợp với các giai đoạn phát triển của Doanh nghiệp
MISA AMIS CRM phù hợp với các giai đoạn phát triển của Doanh nghiệp. Thử ngay miễn phí

4. Giao diện dễ dùng

  • Phần mềm đảm bảo tính đơn giản, thân thiện, dễ dùng, giảm khả năng đào tạo nhân viên.
  • Phần mềm dùng ổn định, mượt mà, không bị lag khi dữ liệu tăng lên
  • Phần mềm có thể sử dụng trên cả phiên bản desktop và mobile

5. Khả năng báo cáo và phân tích dữ liệu

Ra quyết định dựa trên dữ liệu là từ khóa quan trọng mà các CEO quan tâm. Chính vì thế, phần mềm crm-erp cần có đầy đủ đa dạng các loại báo cáo khác nhau liên quan đến hoạt động kinh doanh để “đánh đúng, quyết trúng”.

Các báo cáo cần thiết bao gồm: báo cáo doanh số, sản phẩm bán chạy nhất, AOV, nhân viên xuất sắc, báo cáo chăm sóc khách hàng…

6. Chi phí và hỗ trợ, chăm sóc tốt

So với phần mềm ERP, chi phí sử dụng của phần mềm CRM sẽ rẻ hơn. Do đó với các doanh nghiệp SMEs, không yêu cầu các tính năng quá đặc thù cần ERP thì hoàn toàn có thể lựa chọn phần mềm CRM là lựa chọn thay thế.

Ngoài ra cần đảm bảo nhà cung cấp có đa dạng kênh hỗ trợ để phản hồi nhanh, không bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khi vận hành phần mềm.

Phần mềm MISA AMIS CRM giá chỉ từ 80.000 VND/người/tháng. MISA đã có kênh hỗ trợ hotline, live chat tại phần mềm, zalo, group facebook…

Lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM – phần mềm chuyên sâu thích hợp nhiều ngành nghề : máy móc thiết bị, dược, xây dựng, giáo dục, IT, thực phẩm…. MISA Có 30 năm phát triển phần mềm và đã được hơn 12.000.000 doanh nghiệp tin dùng. Đồng thời MISA AMISCR đã đạt nhiều danh hiệu cao quý điển hình là giải Sao Khuê dành cho Doanh nghiệp khoa học, công nghệ.

Dùng ngay miễn phí

Kết luận

Như vậy, bài viết đã giúp các bạn hiểu về CRM – ERP để có cái nhìn tổng quan nhất. Nếu còn phân vân về việc cân nhắc sử dụng hai loại phần mềm này hãy liên hệ ngay với MISA để được tư vấn giải pháp cụ thể.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả