Phần mềm CRM ngày càng được ứng dụng nhiều trong doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số. Vậy CRM có gì mà các công ty đang tăng cường đầu tư vào hệ thống này? Làm thế nào để Sales có thể chốt khách dễ dàng hơn với CRM, cùng tìm hiểu nhé.
Tại sao các công ty đang chuyển sang CRM?
Kinh doanh là tổng hòa của nhiều mối quan hệ. Việc tạo ra mối quan hệ với khách mới và khách hàng tiềm năng cho phép doanh nghiệp nâng cao, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Chính chất lượng của trải nghiệm sẽ quyết định liệu bạn giữ chân khách lâu dài hay không.
Khảo sát cho thấy khách hàng đánh giá cao trải nghiệm tốt. Trên 86% người mua sẽ trả nhiều hơn cho sản phẩm, dịch vụ mang lại trải nghiệm khách hàng tốt. Đến năm 2020, trải nghiệm của khách hàng sẽ vượt qua giá cả và sản phẩm để trở thành điểm khác biệt chính của thương hiệu.
Tuy nhiên, khi các công ty có lượng khách hàng giao dịch nhiều gây khó khăn trong việc theo dõi lượng tương tác. Nhất là khi các tương tác lại diễn ra ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quy trình bán hàng. Đây là thách thức mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt.
Đây chính là lý do doanh nghiệp đi tìm một công cụ có thể giúp họ quản lý khách hàng tốt hơn. Và vì vậy mà ngày càng nhiều công ty biết đến CRM – phần mềm quản trị mối quan hệ khách hàng.
>> Xem thêm: 8 lợi ích khi triển khai phần mềm CRM trong doanh nghiệp
Một nghiên cứu của Forbes và Brainshark năm 2021 cho thấy:
55% các công ty hoạt động hiệu quả hiện đang đầu tư vào công nghệ hỗ trợ bán hàng như phần mềm CRM.
Tăng cường đầu tư vào công nghệ liên quan đến CRM
Ngày càng nhiều hơn các công ty đầu tư vào phần mềm CRM. Theo Gartner (Công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông tin), thị trường CRM trên toàn thế giới hiện tại trị giá hơn 30 tỷ đô la. Dự kiến con số này sẽ tăng lên 80 tỷ đô la vào cuối năm 2025.
Sự gia tăng lượng doanh nghiệp sử dụng chứng tỏ hiệu quả tích cực của CRM trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng. Tại Việt Nam, theo thống kê của MISA – công ty top đầu về công nghệ, đang cung cấp giải pháp MISA AMIS CRM cho biết:
Hiện nay đang có tới 12.000 doanh nghiệp sử dụng MISA AMIS CRM trên cả nước. Phần mềm cung cấp giải pháp tổng thể giúp tăng 35% đơn hàng nhờ quy trình bán hàng bài bản. Ngoài ra, MISA AMIS CRM này còn giúp doanh nghiệp:
- Quản lý tập trung mọi data khách hàng
- Quản lý & giám sát sale hiệu quả
- Quản lý hàng hóa, tồn kho, danh mục hàng hóa dễ dàng
- Tối ưu các quy trình tạo báo giá, lên đơn hàng, phê duyệt
- Báo cáo hiệu quả bán hàng đa chiều
Để giúp bạn thấy CRM có giá trị có thể dành cho các nhóm bán hàng, chúng tôi đã tổng hợp năm cách để chốt được nhiều giao dịch hơn với phần mềm CRM.
5 cách để chốt sale nhiều hơn với phần mềm CRM
1. Tiết kiệm thời gian nhập dữ liệu
Khả năng lớn nhất của phần mềm CRM chính là khả năng nhập dữ liệu tự động của nó. Bằng cách này, nhân viên kinh doanh sẽ dành được nhiều thời gian hơn cho khách hàng tiềm năng. Đồng thời sẽ giảm tối đa thời gian cho các công đoạn nhập liệu mang tính chất lặp lại.
Ví dụ: Thay vì báo cáo thủ công khách hàng tiềm năng thu được tại một triển lãm thương mại hay một hội thảo online, phần mềm CRM sẽ tự động ghi lại dữ liệu đó. Nhờ vậy, nhân viên kinh doanh có nhiều thời gian để chăm sóc khách hàng và gia tăng khả năng chốt sales.
Ngoài ra, CRM còn có khả năng phân tích, thấu hiểu khách hàng 360 độ thông qua ghi nhận hành vi khách hàng. Phần mềm này cũng tự động phân bổ dữ liệu cho sale chấm điểm khách hàng tiềm năng, nâng cao cơ hội thành công. Thêm vào đó, các báo cáo tự động phân bổ dữ liệu trực quan, dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu.
2. Giảm thời gian tiếp cận khách hàng, gia tăng khả năng chốt giao dịch
Thời gian chính là cơ hội để tạo ra sự khác biệt giữa chốt sale thành công và mất khách hàng. Việc biết được ai là khách hàng tiềm năng để ưu tiên trước vô cùng quan trọng. Nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến việc thu thập thông tin và so sánh các lựa chọn. Trong khi có những khách hàng sẵn sàng nhận báo giá và ký kết hợp đồng.
Phần mềm CRM có thể giúp bạn tối ưu hóa được mặt thời gian để phát triển tệp khách hàng tiềm năng. Bằng cách minh họa quy trình bán hàng và ghi nhận hành trình của khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp chủ động được thời gian tiếp cận khách hàng.
Tại đây, bạn cũng có thể tùy chỉnh quy trình bán hàng phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Từ khách hàng quan tâm đến khách hàng tiềm năng, khách hàng đạt chuẩn để tiếp thị (MQL), khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn để bán hàng (SQL).
>> Xem thêm: Bí quyết tăng tỷ lệ chốt sale cho đội ngũ bán hàng
3. Sử dụng phân tích để cải thiện chiến lược của bạn
Phần mềm CRM không chỉ được sử dụng để lưu trữ thông tin khách hàng. Đây còn là công cụ báo cáo nâng cao để theo dõi hiệu suất bán hàng của nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến thuật để tối ưu hiệu quả.
Một số báo cáo điển hình bao gồm:
- Khả năng sinh lời và doanh thu
- Dự báo tài chính
- Báo cáo chu kỳ bán hàng
- Báo cáo thắng/thua…
Đặc biệt, như phần mềm MISA AMIS CRM cung cấp, bạn có được hơn 30 dạng báo cáo khác nhau. Nhờ đó doanh nghiệp am hiểu khách hàng 360 độ, nắm bắt khác tiềm năng, gia tăng cơ hội bán hàng.
4. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, thị trường
Với phần mềm CRM, bạn không chỉ biết thời điểm khách hàng sẵn sàng mua hàng mà còn biết cách để thu hút họ. Nhất là khi kết hợp CRM với các nền tảng tiếp thị tự động.
Ví dụ: MISA AMIS CRM có thể kết hợp với Facebook, Website, MISA AMIS aiMarketing, MISA AMIS KẾ TOÁN,… để liên thông dữ liệu. Bạn có thể biết thông tin chi tiết là khách hàng đến từ kênh nào, họ đã đọc hay tải xuống tài liệu nào hay họ đã từng mua hàng trong quá khứ chưa…
Bên cạnh đó, từ dữ liệu khách hàng mua hàng theo thời gian, khu vực, doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu của khách hàng theo biến động thị trường. Từ đây đội ngũ Marketing & Sale có thể kết hợp để thực hiện các chiến dịch phù hợp.
Từ những dữ liệu tường minh, chi tiết, nhân viên kinh doanh có thể bám sát khách hàng tiềm năng, biến họ thành khách hàng thực thụ.
5. Xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng
Phần mềm CRM là một công cụ hiệu quả cao để cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Mặc dù thế giới kinh doanh không ngừng phát triển, mở rộng các thương hiệu mới, nhưng người mua hàng sẽ có xu hướng mua hàng từ một công ty mà họ đã quen thuộc trước đó.
Theo báo cáo của tờ American Express, ba trong số bốn người tiêu dùng nói rằng họ đã chi tiêu nhiều hơn với một công ty vì có lịch sử trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt. Trong khi hơn một nửa có ý định mua hàng nhưng quyết định từ chối vì trải nghiệm dịch vụ kém.
Rõ ràng, sự hiểu biết về người mua và nhu cầu của họ là chìa khóa để bán hàng thành công cho các doanh nghiệp B2B. Điều đó đúng ngay cả với khách hàng mua mới và các chiến dịch up sale (bán chéo), cross sale (bán thêm).
Phần mềm CRM có thể chứa thông tin vô giá để doanh nghiệp hiểu người mua tường tận. Mọi hành vi, mong muốn, phản hồi của khách hàng đều là những dữ liệu quan trọng để cá nhân hóa việc chăm sóc. Nhờ đó mà cơ hội chốt sales thành công cao hơn.
Kết luận
Trước đây, những cái bắt tay là cách để chốt một giao dịch thành công. Nhưng khi doanh nghiệp của bạn phát triển, việc mở rộng công cụ là điều tất yếu.
Thấu hiểu khách hàng để biết khi nào khách hàng tiềm năng sẵn sàng và cung cấp cho nhóm kinh doanh dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh. Đây chính là hỗ trợ to lớn từ phần mềm CRM mang lại cho doanh nghiệp.
Hơn 12.000 doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng với MISA AMIS CRM. Hãy đăng ký dùng thử miễn phí để khám phá mọi tính năng của phần mềm CRM này tại đây: