Chatbot là gì? Những ứng dụng thực tế của chatbot trong công việc bán hàng

24/11/2022
1038

Với thời đại công nghệ 5.0 phát triển thì chatbot ngày càng phổ biến hơn đối với các doanh nghiệp, những người kinh doanh bán hàng online. Chatbot trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích khi sử dụng. 

Vậy chatbot là gì? Những ứng dụng của chatbot trong kinh doanh như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết mà MISA AMIS chia sẻ ở dưới đây nhé!

Chatbot là gì? Những ứng dụng thực tế của chatbot trong công việc bán hàng
Chatbot là gì? Những ứng dụng thực tế của chatbot trong công việc bán hàng

I. Chatbot là gì?

Chatbot là một phần mềm trên máy tính có khả năng mô phỏng và xử lý những gì có trong cuộc trò chuyện của con người. Chatbot có thể thay các nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng để tương tác với khách hàng bằng văn bản hoặc giọng nói. 

Chatbot có thể được kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) một cách tinh vi, khéo léo để thiết lập chương trình tự động, nhằm thay thế các nhân viên có thể trả lời một số câu hỏi, những thắc mắc của khách hàng. Sử dụng phần mềm chatbot giúp doanh nghiệp phản hồi kịp thời tin nhắn, feedback của khách hàng 24/7.

Chatbot được hiểu như một trợ lý ảo giúp phản hồi những tin nhắn, bình luận của khách hàng
Chatbot được hiểu như một trợ lý ảo giúp phản hồi những tin nhắn, bình luận của khách hàng

Đọc thêm: Đánh giá hiệu quả quảng cáo Facebook bằng chỉ số nào?

II. Chatbot được sử dụng như thế nào?

Khái niệm chatbot là gì đã được MISA AMIS đề cập đến ở nội dung trên. Tiếp theo, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về nội dung chatbot được sử dụng như thế nào.

Hiện nay, chatbot thường được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh và những người bán hàng online. Chatbot làm tăng tính trải nghiệm khách hàng khi trong hành trình mua hàng của mình. 

Phần mềm chatbot hướng đến quy trình phục vụ tự động, giúp tối ưu hóa tiện ích cho doanh nghiệp. Với phần mềm chatbot thông minh được cài đặt tinh vi có thể tự động cập nhật mật khẩu, các trạng thái hoạt động của hệ thống bao gồm cảnh báo ngưng hoạt động và tự động hóa sẵn sàng 24/7.

Đối với các doanh nghiệp, phần mềm chatbot được sử dụng phổ biến vào hệ thống chăm sóc khách hàng, vừa giúp quản lý thông tin liên lạc của khách hàng, vừa hướng khách hàng đến nguồn tài nguyên phù hợp. 

Bên cạnh đó phần mềm chatbot cũng được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, dùng để giới thiệu về thông tin nhân viên mới và giúp các thành viên trong công ty lên lịch nghỉ, đặt mua hàng hóa hay các hoạt động khác mà không cần sự can thiệp của con người.

III. Phần mềm chatbot gì là miễn phí

1. Phần mềm chatbot Ahachat

Đây là phần mềm chatbot miễn phí hỗ trợ tạo ra những gì trong nội dung văn bản trả lời tự động các tin nhắn và các comment trên trang cá nhân. 

Ưu điểm vượt trội của phần mềm này là không tốn phí và không giới hạn số lượng người nhắn tin, comment trên trang. Bên cạnh đó Ahachat còn có khả năng quét và dò tìm các thông tin về email của khách hàng đã từng tương tác.

2. Phần mềm chatbot Chatfuel

Đây là phần mềm chatbot miễn phí được tích hợp nhiều tính năng thông minh được ứng dụng cho Messenger. Chatfuel hỗ trợ thiết lập chatbot miễn phí có thể kết nối dễ dàng đến fanpage trên facebook, giúp người dùng sử dụng một cách dễ dàng và tiện ích. Với hơn 50 ngôn ngữ trên toàn cầu, Chatfuel có thể dễ dàng kết nối với tất cả người dùng quan tâm.

3. Phần mềm chatbot Bottr

Bottr là một trong những phần mềm chatbot miễn phí được nhiều người sử dụng, khi có thể tự động cập nhật những đoạn hội thoại có nghĩa từ những ứng dụng trò chuyện, thay bạn trả lời những tin nhắn của khách hàng. Bottr ứng dụng trên các nền tảng Facebook, Instagram, WordPress,…

Các phần mềm chatbot miễn phí
Các phần mềm chatbot miễn phí

IV. Các loại chatbot

1. Chatbot Facebook

Chatbot Facebook là một trong những phần mềm được nhiều người lựa chọn để tối đa hóa các tiện ích và lợi ích đi kèm. Với thời đại công nghệ số không ngừng phát triển thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy phần mềm chatbot facebook được ứng dụng rộng rãi. 

Đối với những fanpage có nhiều lượt theo dõi hay những trang Facebook bán hàng đều sử dụng phần mềm chatbot Facebook để hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Chatbot Facebook được thiết lập sẵn các nội dung, các câu trả lời có sẵn để có thể tương tác với khách hàng. Sử dụng phần mềm chatbot giúp người bán hàng tiếp cận được với nhiều khách hàng vừa có thể tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên trực tư vấn và hỗ trợ chăm sóc khách hàng.

2. Chatbot Zalo

Bên cạnh sử dụng phần mềm chatbot Facebook thì phần mềm chatbot Zalo cũng là một trong những giải pháp hữu ích được nhiều đơn vị kinh doanh lựa chọn để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.

Cũng giống như chatbot facebook, chatbot Zalo cũng được tích hợp các chức năng trả lời tự động, để có thể tương tác với khách hàng. Chatbot Zalo hỗ trợ bạn trao đổi các thông tin với người dùng thông qua tin nhắn hoặc bằng giọng nói. Từ đó giúp bạn có thể dễ dàng được nhiều khách hàng mục tiêu.

Chatbot Zalo có thể trả lời tự động các tin nhắn của khách hàng
Chatbot Zalo có thể trả lời tự động các tin nhắn của khách hàng

3. Tích hợp chatbot vào website

Tích hợp chatbot vào website là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được một trang web đầy chuyên nghiệp để kinh doanh online. Sử dụng chatbot vào website giúp doanh nghiệp có thể thu thập được thông tin khách hàng hiệu quả nhất, từ đó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

Khi khách hàng truy cập vào website, phần mềm chatbot sẽ tự động tương tác với khách hàng, bằng cách để lại tin nhắn và lời nhắn sau đó sẽ chuyển đến fanpage của doanh nghiệp.

Đa phần khi sử dụng chatbot các doanh nghiệp sẽ cài đặt kịch bản câu trả lời sẵn như giới thiệu thông tin sản phẩm đến khách hàng, để họ có thể tham khảo về sản phẩm trước khi bạn trả lời khách hàng.

V. Các thuật ngữ trong chatbot

Để có thể sử dụng chatbot một cách hiệu quả và tăng khả năng chốt đơn thì bạn cần nắm được những thuật ngữ trong chatbot. Các thuật ngữ trong chatbot là gì? Dưới đây là một số thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong chatbot.

  • Chatbot: Đây là phần mềm thông minh, tự động tương tác với khách hàng.
  • Khách hàng: Đây là người tiêu dùng sử dụng ứng dụng chatbot của doanh nghiệp.
  • Kịch bản: Doanh nghiệp sẽ thiết lập các kịch bản có câu trả lời sẵn để tương tác với khách hàng, khi họ nhấn vào mục chatbot của doanh nghiệp.
  • Live chat: Khi khách hàng nhấn vào mục live chat sẽ tương tác trực tiếp với bot.
  • Chăm sóc: Phần mềm chatbot được tích hợp chức năng chăm sóc khách hàng, theo đó vào một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể sử dụng phần mềm chatbot để gửi các kịch bản chăm sóc khách hàng được thiết lập sẵn.
  • Auto Inbox: Có thể cài đặt chatbot ở chế độ tự động trả lời comment, tin nhắn của khách hàng.
  • Thống kê: Là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của khách hàng qua từng giai đoạn mua hàng.
Các thuật ngữ chatbot phổ biến thường được sử dụng trong kinh doanh
Các thuật ngữ chatbot phổ biến thường được sử dụng trong kinh doanh

VI. Kịch bản chatbot bán hàng

Nắm được những kịch bản chatbot bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiếp cận được khách hàng và tạo dựng được sự thành công trong kinh doanh. Tạo chatbot trên phần mềm khá đơn giản nhưng tạo một kích bản chatbot bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả không phải là điều dễ dàng. 

Kịch bản chatbot bán hàng
Kịch bản chatbot bán hàng

Dưới đây là một số kịch bản chatbot bán hàng hiệu quả mà MISA AMIS tổng hợp được.

1. Kịch bản chatbot tiếp cận khách hàng tiềm năng

Để có thể bán được nhiều hàng, đòi hỏi người kinh doanh phải có những chiến lược thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng qua tâm đến sản phẩm của mình. Khi khách hàng quan tâm đến các dịch vụ bên bạn họ sẽ có nhu cầu tìm hiểu về các thông tin sản phẩm. 

Vì thế bạn có thể dựa vào một số yếu tố sau để soạn thảo kịch bản chatbot bán hàng hiệu quả:

  • Khái quát thông tin về sản phẩm, dịch vụ bao gồm giá cả và số lượng.
  • Những lợi ích khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay giá trị, chất lượng của sản phẩm.
  • Một số hình ảnh hoặc video thực về sản phẩm.

2. Kịch bản chatbot chào mừng khách hàng mới

Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh mà sẽ có những nội dung kịch bản chào mừng khác nhau. Tuy nhiên để thu hút được khách hàng thì nội dung văn bản phải hấp dẫn, độc đáo và ngắn gọn súc tích. Tránh tạo dựng các kịch bản dài dòng, lan man khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. 

Nội dung kịch bản chào mừng khách hàng mới xoay quanh các vấn đề sau:

  • Soạn thảo kịch bản yêu cầu sự hỗ trợ tư vấn từ nhân viên.
  • Kịch bản về thông tin các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Kịch bản chatbot xin thông tin liên hệ của khách hàng và yêu cầu liên hệ lại để tư vấn hỗ trợ kỹ hơn.

3. Kịch bản chatbot tư vấn khách hàng và kỹ năng chốt sale

Hầu hết các doanh nghiệp khi sử dụng các phần mềm chatbot đều xây dựng một kịch bản tư vấn hỗ trợ khách hàng. Một kịch bản tư vấn khách hàng chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí và nguồn nhân lực. Kịch bản chatbot tư vấn khách hàng và chốt sale sẽ bao gồm:

  • Thông tin đầy đủ về sản phẩm.
  • Menu đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
  • Xin thông tin đầy đủ về khách hàng.
  • Xác nhận đơn hàng tự động.

VII. Tổng kết

Qua những thông tin chia sẻ trên, chúng ta có thể thấy rằng chatbot là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc kinh doanh bán hàng, giúp bạn tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận nhưng vẫn tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí thuê nhân sự.

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chatbot là gì? Và có thể ứng dụng chatbot vào doanh nghiệp mình.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả