Marketing – bán hàng Giải pháp CRM Phân tích thực trạng ứng dụng CRM tại Việt Nam

CRM là phần mềm phổ biến tại Việt Nam và toàn thế giới, vì vậy thực trạng ứng dụng CRM tại Việt Nam cũng được nhiều nhà quản lý quan tâm. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về thực trạng CRM tại Việt Nam trước khi đưa ra quyết định có nên ứng dụng CRM vào sử dụng thực tế.

I. Thực trạng ứng dụng CRM tại Việt Nam

CRM – Customer Relationship Management, được hiểu là quản trị mối quan hệ với khách hàng. Hiện nay, phần mềm CRM đã trở thành một trong những công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp trên thế giới có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Vậy trên thực tế, thực trạng ứng dụng CRM tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Phân tích thực trạng ứng dụng CRM tại Việt Nam 
Phân tích thực trạng ứng dụng CRM tại Việt Nam

1. Tiềm năng

Khi phân tích về thực trạng ứng dụng CRM tại Việt Nam, tiềm năng của phần mềm CRM tại Việt Nam là nội dung luôn được quan tâm nhất.

Khi xây dựng hệ thống CRM phù hợp và sử dụng phần mềm CRM hiệu quả, doanh nghiệp có thể phân tích chi tiết về khách hàng cùng thông tin của họ. Từ đó xác định được đối tượng khách hàng có thực sự là khách hàng mục tiêu của sản phẩm, thương hiệu hay không.

Qua đây, doanh nghiệp cũng có khả năng phân loại các nhóm khách hàng theo thị trường mục tiêu để xây dựng chính sách chăm sóc một cách phù hợp. Với nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể đưa ra chính sách để tăng tỷ lệ chốt sale hoặc với nhóm còn lại, có thể sử dụng các chính sách để biến họ thành khách hàng mục tiêu của mình.

Bên cạnh đó, phần mềm CRM cũng giúp doanh nghiệp tại Việt Nam xây dựng các chiến lược marketing – bán hàng hiệu quả. Hệ thống CRM lưu trữ thông tin xuyên suốt về dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh lại hoạt động quảng cáo của mình để hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp nhất với chân dung khách hàng của doanh nghiệp.

2. Lợi ích triển khai CRM

Khi triển khai CRM, doanh nghiệp sẽ được một số lợi ích sau:

Tiết kiệm và tối ưu chi phí

Chi phí tiếp cận khách hàng mới thường cao hơn gấp 5-10 lần chi phí xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và biến khách hàng thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng

Việc sử dụng phần mềm CRM sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng để từ đó chăm sóc họ tốt hơn

Tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàng

Theo như nghiên cứu, nếu doanh nghiệp có thể tăng 5% khách hàng trung thành thì doanh nghiệp sẽ tăng được từ 25% đến 100% lợi nhuận, tuỳ vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. 

Quy trình làm việc rõ ràng và minh bạch hơn

Nhờ hệ thống quy trình rõ ràng trong CRM, doanh nghiệp có thể xây dựng được quy trình làm việc rõ ràng hơn. Nhân viên bắt buộc phải tuân thủ quy định về các loại báo cáo của từng bộ phận.

Nhìn chung, cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn được cho là thị trường tiềm năng để hệ thống CRM phát triển. Cung-cầu đều có, đồng thời các sản phẩm CRM ở Việt Nam khá phong phú từ các sản phẩm CRM của nước ngoài đến sản phẩm CRM của Việt Nam. 

Tuy nhiên, phần mềm CRM của Việt Nam thì sẽ phù hợp hơn về chi phí cũng như khả năng đáp ứng nghiệp vụ, tư vấn & hỗ trợ triển khai thực tế.

Tham khảo phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM chi phí đầu tư chỉ từ 800,000 vnđ/10 user/tháng với 10 user sử dụng.

 

Phần mềm MISA AMIS CRM đáp ứng tốt 20+ nghiệp vụ bán hàng với các tính năng tiêu biểu:

  • Quản lý danh sách khách hàng tập trung, tránh sai sót & mất mát
  • Tự động tiếp nhận tiềm năng từ đa kênh (webform, Facebook, Zalo,…) và phân bổ cho nhân viên kinh doanh
  • Quản lý danh mục hàng hóa, chiết khấu, tồn kho, công nợ
  • Giao và quản lý tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh số
  • Quản lý và đánh giá đội ngũ kinh doanh theo thời gian thực
  • Liên thông với phần mềm kế toán – giúp công việc liên bộ phận kinh doanh – kế toán thông suốt, liền mạch.
  • Gửi email marketing, SMS brandname, Voice IP,…
  • Không giới hạn dung lượng data lưu trữ.

3. Nhu cầu sử dụng

Thực trạng ứng dụng của CRM tại Việt Nam có những tín hiệu tích cực bởi nhu cầu sử dụng lớn. Vào những năm 1995-1996, những doanh nghiệp đầu tiên tiếp cận với CRM là những công ty nước ngoài và liên doanh.

Một trong những doanh nghiệp sử dụng phần mềm CRM đầu tiên tại Việt Nam là TRV (Technology Resources Vietnam). Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải pháp phần mềm.

TRV là một trong những công ty hiếm hoi sử dụng tới 3 phần mềm CRM. Công ty cũng quan niệm CRM là một phần quan trọng không thể thiếu để xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. 

Nhu cầu sử dụng
Nhu cầu sử dụng

II. Tại sao CRM chưa thực sự phát triển nổi trội tại Việt Nam

Mặc dù các doanh nghiệp tại Việt Nam đều có nhu cầu sử dụng phần mềm CRM, thực trạng ứng dụng CRM tại Việt Nam lại chưa thực sự phát triển. Vậy tại sao CRM chưa thực sự phát triển nổi trội tại Việt Nam?

Nhìn chung, hệ thống cũng như phần mềm CRM tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa phát triển vì những lý do chính sau đây:

Tải ngay Cẩm nang triển khai crm cho doanh nghiệp tại đây

1. Khó thay đổi thói quen

Thực tế, CRM triển khai không khó, quan trọng là nhân viên khó thay đổi thói quen của mình. Phần mềm CRM thường khiến nhân viên cảm thấy khá gò bó vì họ thường xuyên cần cập nhật thông tin và cần duy trì cập nhật theo một khoảng thời gian nhất định. 

Vì vậy, mặc dù ban quản lý rất mong muốn triển khai, nhân viên thường thiếu quyết tâm và phản đối việc sử dụng những công cụ rắc rối này. Nhân viên cũng thường quen với việc làm trên sổ sách và theo từng cá nhân. Nếu áp dụng phần mềm CRM thì họ sẽ phải làm việc theo quy trình và cảm thấy gò bó, không thoải mái. 

2. CRM gắn liền với văn hoá và trình độ quản lý kinh doanh

Một lý do nữa của việc phần mềm CRM phát triển chậm ở Việt Nam là CRM gắn liền với văn hoá và trình độ kinh doanh.

Sở dĩ phần mềm CRM chưa thực sự được đón nhận trong doanh nghiệp. Khác với phần mềm kế toán mang tính chất bắt buộc, đồng thời là yêu cầu tối thiểu của doanh nghiệp thì phần mềm CRM không thực sự là bắt buộc. Áp dụng công cụ này có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào phong cách quản lý của người sử dụng. 

III. Một số lầm tưởng về CRM tại Việt Nam

Do phần mềm CRM chưa thực sự phát triển nên các nhà quản lý và nhân viên thường có một số lầm tưởng về CRM tại Việt Nam như sau:

1. CRM thực chất chỉ là phần mềm quản lý dữ liệu

Đây là một trong những lầm tưởng phổ biến đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. CRM không chỉ là phần mềm quản lý dữ liệu. Đối với phần mềm này, quản lý dữ liệu chỉ là một tính năng nhỏ.

Mục đích chính của CRM là quản lý được mối quan hệ khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh và liên quan đến kinh doanh của nội bộ doanh nghiệp. Từ đó gia tăng lượng hàng bán ra, tăng trưởng về mặt doanh thu và doanh số. 

Một số lầm tưởng về CRM tại Việt Nam
Một số lầm tưởng về CRM tại Việt Nam

2. Doanh nghiệp có thể tự triển khai CRM với mã nguồn mở

Thực tế, việc triển khai CRM mã nguồn mở là việc khá rủi ro. Nếu triển khai không phù hợp thì doanh nghiệp có thể phá hỏng quy trình kinh doanh, hoặc tệ hơn là mất dữ liệu khách hàng đã có trước đó. 

Trong trường hợp doanh nghiệp có đội ngũ một kỹ sư công nghệ thông tin, thành thạo về mã nguồn mở và có kiến thức về CRM, đồng thời hiểu được quy trình kinh doanh của doanh nghiệp thì việc triển khai CRM qua mã nguồn mở là hoàn toàn có khả năng.

Tuy nhiên, MISA AMIS vẫn khuyến khích doanh nghiệp nên lựa chọn bên thứ ba có năng lực và triển khai CRM vào thực tế tại nhiều doanh nghiệp. 

Phần mềm MISA AMIS CRM đã phục vụ hơn 12,000 khách hàng doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng CRM vào hoạt động quản lý bán hàng và thu về những hiệu quả nhất định. Nhiều khách hàng của MISA phản hồi MISA AMIS CRM thực sự giúp họ tối ưu quy trình bán hàng, quản lý tốt dữ liệu khách hàng. Và quan trọng nhất, hiệu quả khi áp dụng CRM nằm ở việc doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí và gia tăng doanh thu bán hàng.

Công ty Nông nghiệp Mai Vàng - Ứng dụng MISA AMIS CRM vào tổ chức bán hàng
Công ty Nông nghiệp Mai Vàng – Ứng dụng MISA AMIS CRM vào tổ chức bán hàng

3. Công ty nhỏ nên không cần sử dụng CRM

Công ty nhỏ thì liệu có cần sử dụng phần mềm CRM không?

Việc sử dụng phần mềm CRM sẽ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô khách hàng hơn quy mô doanh nghiệp. Cụ thể hơn, nếu doanh nghiệp chỉ có 10 khách hàng, hoặc 20-30 khách hàng thì doanh nghiệp có thể quản lý ngay bằng file Excel.

Trường hợp này, khách hàng không cần sử dụng đến CRM để tối ưu chi phí, vì số lượng khách hàng này dễ kiểm soát. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thu hút được một số lượng lớn khách hàng hơn hoặc mở rộng kinh doanh thì việc sử dụng CRM sẽ hoàn toàn phù hợp.

Phần mềm CRM sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đúng những phân khúc khách hàng tiềm năng và đánh giá, phân loại khách hàng một cách hiệu quả. Việc hiểu rõ nhu cầu và hành vi khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với họ một cách hiệu quả hơn, hay đơn giản là giúp nhà quản lý xây dựng được chiến lược Marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

MISA tặng bạn ebook triển khai cẩm nang CRM trong doanh nghiệp B2B. Ebook có 42 trang, mục lục gồm các phần:

  • Mở đầu
  • Phần mềm CRM là gì?
  • Lợi ích khi triển khai trong doanh nghiệp
  • Ai là người sử dụng phần mềm CRM
  • Hướng dẫn lựa chọn phần mềm CRM
  • Hướng dẫn triển khai phần mềm CRM
  • Hướng dẫn tối ưu dữ liệu CRM để tối ưu hoạt động kinh doanh
  • Phần kết

Ảnh chụp 1 vài trang ebook:

Tải toàn bộ ebook tại đây

IV. Tổng kết

CRM là một khái niệm khá phổ biến hiện nay. Thực trạng ứng dụng CRM tại Việt Nam vẫn còn những lý do hạn chế chính như: nhân viên khó thay đổi thói quen và CRM gắn liền với văn hoá & trình độ quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường CRM tại Việt Nam vẫn đang tràn đầy hứa hẹn do nhu cầu cao và dung lượng thị trường lớn.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]