Marketing – bán hàng Bán hàng Phân phối, bán buôn và quy trình để bắt đầu kinh doanh...

Mua sỉ là một phương thức quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào trong ngành thực phẩm và đồ uống cũng như ngành khách sạn và nhà hàng. Các công ty trong lĩnh vực này phụ thuộc vào nguồn cung cấp thực phẩm bán buôn tươi ngon và ổn định để duy trì hoạt động của họ.

Để bắt đầu kinh doanh thực phẩm đòi hỏi bạn phải quản lý tốt mối quan hệ với các nhà sản xuất thực phẩm và các công ty phục vụ người dùng cuối. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh bạn có thể lựa chọn vận hành theo mô hình B2B (business to business), mô hình DTC (direct to consumer) hoặc mô hình kinh doanh O2O (online to offline).

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước cần thực hiện và các lưu ý quan trọng trước khi bạn muốn trở thành nhà phân phối và bán buôn thực phẩm.

Phân phối, bán buôn và quy trình để bắt đầu kinh doanh thực phẩm
Phân phối, bán buôn và quy trình để bắt đầu kinh doanh thực phẩm

I. Làm thế nào để bắt đầu phân phối, bán buôn thực phẩm: 4 điều cần cân nhắc trước khi bắt đầu công việc kinh doanh. 

1. Lựa chọn loại thực phẩm và cách thức quản lý hàng tồn kho

Đầu tiên, bạn cần lựa chọn loại thực phẩm phù hợp để kinh doanh, phân phối. Theo đó, lúc này thách thức lớn nhất mà bạn cần quan tâm và có giải pháp để giải quyết là quản lý hàng tồn kho, do hạn sử dụng của thực phẩm thường khá ngắn hạn.

Cụ thể, bạn cần chú ý đến tình trạng dễ hư hỏng của thực phẩm. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ có thể giúp kéo dài thời hạn sử dụng. Do đó, yêu cầu về thiết kế và cấu trúc nhà kho của bạn phải phù hợp với từng loại thực phẩm mà bạn phân phối.

2. Logistics và Chi phí chung (Overhead Cost)

Bạn cũng cần dự đoán và có sẵn các biện pháp cho những vấn đề và các gián đoạn có thể xảy ra về hậu cần mà bạn sẽ phải đối mặt, bao gồm cả kế hoạch phân phối cũng như quá trình giao hàng từ nhà kho hoặc trung tâm dự trữ hàng hóa đến tay đối tác/khách hàng. 

Logistics và Chi phí chung (Overhead Cost)
Logistics và Chi phí chung (Overhead Cost)

>> Xem thêm: Tổ chức bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp phân phối

3. Vận chuyển và giao hàng

Vận chuyển thực phẩm và thực hiện các đơn đặt hàng là một điều quan trọng khác cần được tính toán kỹ lưỡng khi bắt đầu công việc kinh doanh/phân phối thực phẩm. Việc tối ưu quy trình vận chuyển/giao hàng là điều cần thiết để tránh làm sản phẩm hư hỏng hoặc gặp phải vấn đề không đáng có khác. 

Theo đó, khi mới bắt đầu bạn nên cân nhắc để tiến hành hợp tác với các nhà sản xuất và doanh nghiệp địa phương trước tiên, điều này sẽ giúp việc nhận và giao các loại thực phẩm tươi sống trở nên dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo hơn. 

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp của bạn mở rộng, bạn có thể cần tìm hiểu cách để vận chuyển các loại thực phẩm tươi sống, dễ hư hỏng qua nhiều vùng/miền khác nhau.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là phương án tối ưu để theo dõi hàng hóa, quá trình vận chuyển và giao hàng. Phần mềm quản lý bán hàng MISA AMIS CRM với những tính năng nổi bật là lựa chọn hữu ích trong trường hợp này.

Tính năng hữu ích của MISA AMIS CRM trong theo dõi vận chuyển và giao hàng:

– Tình trạng xử lý đơn hàng được cập nhật theo thời gian thực

– Phân loại và lọc đơn hàng theo trạng thái duyệt, xử lý, vận chuyển

– Phân loại trạng thái: tồn kho, đóng gói hàng, vận chuyển qua nhiều kênh, giao hàng tới tay khách hàng, thanh toán…

– Theo dõi tình trạng xử lý đơn hàng để chăm sóc khách hàng, tránh bỏ sót đơn hàng hoặc thực hiện khiếu nại đơn vị vận chuyển,…

4. Thiết kế đóng gói và tem nhãn vận chuyển

Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu riêng cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm của mình, bạn sẽ cần phải xem xét ý tưởng thiết kế bao bì và cách tiếp thị sản phẩm. Bạn cũng sẽ cần tìm cách in nhãn dán vận chuyển sản phẩm một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất.

II. 10 lưu ý để bắt đầu công việc kinh doanh phân phối, bán buôn thực phẩm 

Dưới đây là mười lưu ý để bắt đầu kinh doanh phân phối thực phẩm bán buôn của bạn:

1. Kế hoạch kinh doanh và quy trình phân phối, bán buôn

Trước tiên, bạn cần lên một kế hoạch kinh doanh chi tiết bao gồm toàn bộ các hoạt động và quy trình kinh doanh, vận hành. Đây sẽ cơ sở giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng, dễ dàng bắt đầu và xác định được những việc cần phải làm. 

Kế hoạch kinh doanh và quy trình phân phối, bán buôn
Kế hoạch kinh doanh và quy trình phân phối, bán buôn

Một số điểm mà bạn nên đưa vào kế hoạch kinh doanh:

  • Tóm tắt chung: Tổng quan về sản phẩm, thị trường và các khu vực tiềm năng để phát triển.
  • Tổng quan và Mục tiêu: Mô tả về doanh nghiệp của bạn, thị trường mục tiêu và các nguồn lực bạn cần để bắt đầu kinh doanh.
  • Sản phẩm và Dịch vụ: Thông tin về các loại thực phẩm cụ thể mà công ty của bạn sẽ cung cấp.
  • Cơ hội thị trường: Đánh giá nhân khẩu học của khách hàng, cách thức và thói quen mua hàng cũng như nhu cầu đối với sản phẩm của bạn.
  • Chiến lược tiếp thị: Mô tả chiến lược tiếp cận người tiêu dùng và cách bạn lên kế hoạch để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích cạnh tranh: Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
  • Vận hành: Cơ cấu tổ chức của công ty và các yêu cầu đối với hiệu suất công việc hàng ngày.
  • Nhóm lãnh đạo: Xây dựng và xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của từng quản lý. 
  • Đánh giá tài chính: Đưa ra ngân sách hoạt động, ước tính chi phí trong tương lai và tất cả các chi phí cần thiết.

>> Xem thêm: Chia sẻ 6 kinh nghiệm tìm nguồn hàng thực phẩm chất lượng giá tốt

2. Chọn ngân hàng phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Một sai lầm bạn cần tránh đó là sử dụng tài khoản ngân hàng cá nhân cho các công việc kinh doanh. Thay vì đó, để bắt đầu hãy mở một tài khoản doanh nghiệp với những ngân hàng có ưu đãi tốt nhất sẽ giúp quá trình giao dịch và mua bán dễ dàng hơn.

Bạn cũng có thể xem xét tích hợp cổng thanh toán trực tuyến vào doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đa dạng cách thức thanh toán, mang đến sự thuận tiện cho khách hàng đồng thời có thể thanh toán xuyên biên giới, gỡ bỏ được các hạn chế về giao dịch thường xảy ra. 

3. Giấy phép kinh doanh và các giấy tờ cần thiết

Một trong những điều quan trọng mà bạn phải chú ý khi bắt đầu việc kinh doanh đó là bạn cần sớm hoàn thiện tất cả các yêu cầu pháp lý của doanh nghiệp. Ví dụ, việc xin giấy phép bán buôn cho phép bạn được hợp pháp mua thực phẩm bán buôn với số lượng lớn và bán lại với số lượng nhỏ hơn cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm.

Cách tốt nhất là bạn nên chọn xem mình muốn trở thành LLC (Công ty TNHH), S-Corp hay C-Corp (Công ty cổ phần). Với tư cách là nhà phân phối bán buôn dịch vụ thực phẩm, ba lựa chọn này giúp bảo toàn tài sản của bạn và cho phép bạn tiếp cận một số lợi thế thuế cụ thể.

Tổng quan về từng mô hình doanh nghiệp:

  • LLC: Công ty TNHH (LLC) được sử dụng để tiết lộ tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu liên quan đến kinh doanh.
  • S-Corp: Chủ sở hữu thu cổ tức từ lợi nhuận và tự trả lương.
  • C-Corp: C-Corp là một pháp nhân chịu thuế riêng. Bất kỳ khoản thuế nào còn nợ đều do chủ sở hữu đích thân thanh toán; không phải nộp thuế thu nhập ở cấp công ty.

4. Lựa chọn mô hình kinh doanh phân phối thực phẩm 

Có nhiều mô hình kinh doanh khác nhau mà bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu nhu cầu của thị trường mục tiêu mà bạn hướng đến để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Bạn có thể tham khảo một số mô hình sau đây:

Mô hình thanh toán theo gói và thanh toán định kỳ (Subscription billing and recurring payments model)

Đây là mô hình mà trong đó doanh nghiệp tự động tính phí khách hàng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ theo lịch thanh toán thông thường.

Mô hình Dropshipping

Là mô hình bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Bạn không cần lo lắng về chi phí vận chuyển hàng tồn kho, lưu kho và vận chuyển số lượng lớn. Khách hàng đặt hàng và thanh toán trên trang web của bạn, và bạn sẽ gửi tất cả các yêu cầu đặt hàng cho nhà sản xuất sản phẩm. Sau đó nhà sản xuất sẽ xử lý đơn hàng và giao cho khách hàng.

Mô hình xây dựng thương hiệu riêng (Private label model)

Là một nhãn hiệu riêng biệt, bạn có thể thay đổi thương hiệu độc quyền trên các sản phẩm đã được sản xuất và bán chúng như của riêng doanh nghiệp bạn. Các nhà sản xuất sẽ chỉ chịu trách nhiệm sản xuất và thiết kế các sản phẩm, còn bạn sẽ gắn nhãn lại, bán và thu lợi nhuận từ chúng.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc khách hàng toàn diện cho doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

5. Thiết kế danh mục sản phẩm và nhãn hiệu

Nếu bạn chọn xây dựng một hiệu riêng, thì điều cần chú ý là bạn sẽ phải thiết kế tem nhãn vận chuyển và bao bì thực phẩm. Một máy in nhãn vận chuyển sẽ giúp bạn việc này, nhưng cũng sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ. Và việc đóng gói cũng cần phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và ngăn ngừa hư hỏng.

Đồng thời, hãy thiết kế một danh mục kỹ thuật số để giới thiệu sản phẩm, điều này sẽ có ích cho giai đoạn bán hàng của bạn và hỗ trợ khách hàng trong quá trình tìm hiểu sản phẩm. Bạn có thể sử dụng các trình tạo trang web hoặc phần mềm tạo danh mục sản phẩm.

6. Hợp tác với một nhà sản xuất thực phẩm quy mô lớn

Hợp tác với một nhà sản xuất thực phẩm quy mô lớn là yếu tố rất quan trọng cho sự thành công của việc kinh doanh thực phẩm bán buôn. Bạn có thể kết nối với nhiều nhà sản xuất khác nhau nếu bạn dự định xây dựng một danh mục hàng lớn và cung cấp nhiều loại thực phẩm giá sỉ khác nhau.

Tuy nhiên, bạn nên xem xét một số điều trước khi chọn nhà cung cấp cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là một số câu hỏi để bạn tự đánh giá tình hình:

  • Bạn muốn làm việc với các nhà cung cấp trong nước hay các nhà cung cấp quốc tế?
  • Bạn có thể thương lượng để trở thành nhà phân phối độc quyền của nhà sản xuất đó không?
  • Bạn sẽ ký một thỏa thuận mua bán buôn?
  • Bạn có thể làm việc hiệu quả với chính sách vận chuyển của họ không?
Hợp tác với một nhà sản xuất thực phẩm quy mô lớn
Hợp tác với một nhà sản xuất thực phẩm quy mô lớn

7. Định giá bán buôn

Bạn sẽ áp dụng chiến lược giá như thế nào? 

Điều cần thiết lúc này là bạn phải nghiên cứu các yếu tố cạnh tranh, mức giá thị trường hiện tại và giá bán buôn cho các sản phẩm mà bạn dự định phân phối.

Định giá là một trong những khía cạnh thách thức nhất khi bắt đầu một doanh nghiệp mới. Khách hàng có thể coi sản phẩm của bạn là không đạt tiêu chuẩn nếu bạn định giá quá thấp, đặc biệt là so với các công ty phân phối bán buôn dịch vụ thực phẩm tương tự. 

Mặt khác, nếu các sản phẩm được định giá quá cao sẽ khiến khách hàng lựa chọn đối thủ của bạn. Điều này sẽ làm tổn hại đến danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Top 10 chiến lược định giá sản phẩm mới phổ biến trong marketing

Trước khi khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, họ có xu hướng kiểm tra các cửa hàng bán lẻ trực tuyến và chợ đầu mối để biết giá của hàng hóa bán buôn. Bạn cũng có thể làm như vậy trước khi khi định giá bán buôn.

Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi định giá sản phẩm:

  • Hiểu khách hàng của bạn, biết khoảng giá họ sẵn sàng trả cho một sản phẩm sẽ giúp bạn đặt ra mức giá phù hợp.
  • Đánh giá sự cạnh tranh, kiểm tra giá của đối thủ và tìm cách để “chiến thắng” mức giá đó.
  • Thống kê được chi phí chung, bao gồm phí vận chuyển hàng tồn kho, chi phí vận chuyển và chi phí hoạt động kinh doanh.
  • Xây dựng mục tiêu doanh thu cho từng sản phẩm để theo dõi hiệu suất của sản phẩm và cách khách hàng phản ứng với các mức giá đã đặt.

8. Tìm kiếm khách hàng

Đây là phần quan trọng của việc bắt đầu kinh doanh. Việc biết tìm kiếm khách hàng mục tiêu ở đâu sẽ giúp bạn tiếp thị sản phẩm của mình và bán hàng dễ dàng hơn, từ đó dẫn đến ROI cao.

Bạn có thể khởi động các chiến dịch tiếp thị bán buôn khác nhau và theo dõi các chỉ số Thương mại điện tử của doanh nghiệp. Sử dụng các chiến lược tiếp thị phổ biến như tiếp thị qua email, tiếp thị nội dung và các công cụ tự động hóa tiếp thị sẽ giúp bạn nhận được kết quả nhanh chóng hơn.

9. Xây dựng đội ngũ nhân sự

Bạn sẽ không thể bắt đầu công việc kinh doanh nếu chỉ có một mình. Bạn có thể bắt đầu với một nhóm nhỏ và thuê thêm người khi doanh nghiệp của bạn dần phát triển. Dưới đây là một số bộ phận và vai trò chính cần có trong bất kỳ doanh nghiệp phân phối thực phẩm nào:

  • Quản lý kho
  • Quản lý kiểm soát hàng tồn kho
  • Nhân viên quản lý đơn hàng
  • Đội tiếp thị bán buôn
  • Đội vận chuyển và hậu cần
  • Đội bán hàng
  • Đội quản lý và phát triển sản phẩm

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xây dựng cơ chế tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh

10. Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cần thiết

Bên cạnh một đội ngũ nhân sự hiệu quả, việc tích hợp các công cụ tốt nhất vào hoạt động kinh doanh của bạn sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn diễn ra hiệu quả và trơn tru hơn. Hãy nhớ tích hợp cả các công cụ giúp tính toán hàng hoá, chẳng hạn như số vòng quay hàng tồn kho,…

Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cần thiết
Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cần thiết

Dưới đây là danh sách các công cụ và nguồn lực bạn cần cho doanh nghiệp của mình:

  • Các công cụ quản lý phân phối kho
  • Công cụ quản lý hàng tồn kho
  • Công cụ quản lý nhà cung cấp
  • Các công cụ xử lý việc thanh toán
  • Công cụ xử lý đơn hàng

III. Các câu hỏi thường gặp về việc bắt đầu phân phối thực phẩm

Để bắt đầu kinh doanh bán buôn và phân phối thực phẩm cần có kế hoạch đầy đủ và các nguồn lực phù hợp. Hãy điểm qua các câu hỏi thường gặp khi bắt đầu công việc kinh doanh này.

1. Phân phối thực phẩm là gì?

Phân phối thực phẩm là quá trình cung cấp các mặt hàng thực phẩm từ nhà sản xuất đến những người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Để thực hiện được việc phân phối thực phẩm, các kênh phân phối thực phẩm phải hoạt động đồng đều với nhau.

Phân phối thực phẩm là gì?
Phân phối thực phẩm là gì?

Nhà phân phối bán buôn là gì?

Nhà phân phối bán buôn đóng vai trò trung gian giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Nhà phân phối bán buôn mua sản phẩm với số lượng lớn từ các nhà sản xuất và bán lại với số lượng nhỏ cho các doanh nghiệp hướng tới người tiêu dùng.

2. 5 kỹ thuật định giá phổ biến

Dưới đây là năm kỹ thuật định giá giúp bạn thu hút nhiều khách hàng hơn cho doanh nghiệp của mình:

  1. Định giá hớt váng: Niêm yết giá sản phẩm càng cao càng tốt và sau đó giảm dần cho đến khi đáp ứng mức giá trung bình của thị trường.
  2. Định giá thâm nhập: Đưa ra mức giá thấp hơn giá thị trường vào thời điểm bắt đầu gia nhập thị trường.
  3. Định giá cao cấp: Giữ mức giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh để tạo ra cảm nhận về cao cấp và sang trọng.
  4. Định giá tiết kiệm: Hạ giá sản phẩm xuống thấp do chi phí sản xuất thấp.
  5. Định giá theo gói: Đặt giá sản phẩm thấp hơn khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng một lúc.

IV. Tổng kết

Bắt đầu kinh doanh phân phối thực phẩm giá sỉ sẽ mang lại nhiều lợi ích và lợi nhuận. Với một đội ngũ tuyệt vời và một hệ thống quản lý bán buôn, bạn có thể nhận được ROI nhanh chóng.

Hy vọng rằng các hướng dẫn và lưu ý của bài viết này sẽ giúp bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình thuận lợi hơn. Hãy nhớ thực hiện các nghiên cứu của bạn trước khi bắt đầu kinh doanh phân phối và bán buôn thực phẩm. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị phương án cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Dịch giả: Nguyễn Hải Phong


Đăng xong nhớ lấy url gắn vào banner + pop up ebook 7 nhé Ly ơi 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]