Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks

03/08/2022
5946

Starbucks là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất hiện nay với 23.000 chi nhánh ở 64 quốc gia và vùng lãnh thủ trên toàn thế giới. Để đạt được thành công này, Starbucks đã phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh và rút ra bài học kinh doanh cho mình. Vậy mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks có gì đặc biệt? Cùng AMIS MISA tham khảo ngay bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu tổng quan về Starbucks

Thương hiệu cà phê Starbucks được thành lập vào năm 1971 bởi Jerry Baldwin, Zev Siegl và Gordon Bowker tại Seattle, Washington. Starbucks ra đời lấy cảm hứng từ Alfred Peet – một người sáng lập hãng Peet’s Coffee & Tea lỗi lạc.

Hoạt động tại cơ sở ban đầu chưa được bao lâu, Starbucks được chuyển về số 1912 Pike Place. Tại đây, họ bắt đầu mua cà phê hạt trực tiếp từ các nông trại để sản xuất ra hương vị cà phê mang đặc trưng riêng của thương hiệu.

mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Starbucks

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển vượt bậc, hiện nay Starbucks có mặt ở hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới. Tại Việt Nam, thương hiệu Starbucks xâm nhập thị trường từ năm 2013 với cửa hàng đầu tiên đặt tại TP.HCM, sau đó tiếp tục ở rộng chi nhánh tại một số tỉnh thành lớn. So với các thương hiệu cà phê Việt, Starbucks dù chỉ mới du nhập vào thị trường Việt nam nhưng đã mang đến hương vị cà phê mới lạ, mang phong cách mới lạ. Quý độc giả xem thêm thông tin về thương hiệu Starbucks tại wikipedia.

phần mềm quản lý sale

II. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks chi tiết

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một công cụ đơn giản được sử dụng để phân tích mức độ cạnh tranh trong một lĩnh vực nhât định. Thông qua mô hình này của Michael Porter, doanh nghiệp có khả năng phân tích sức mạnh của đối thủ và vị trí của mình so với các đối thủ như thế nào.

Dưới đây là mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks trong ngành cà phê trên thị trường hiện nay.

1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh của Starbucks trong ngành

Thực tế, Starbucks đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều đối thủ trong ngành dịch vụ ăn uống, giải khát. Trong đó, áp lực mạnh nhất đến từ số lượng lớn các doanh nghiệp và chi phí chuyển đổi thấp. Đối thủ cạnh tranh trong ngành cà phê ngày càng nhiều là yếu tốt làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt đối với Starbucks.

Tại thị trường Hoa Kì, thị phần của Starbucks chiếm vị trí lớn lớn nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi các đối thủ cạnh tranh tiêu biểu như: Dunkin ‘Donuts, McCafe, McDonald’s, Maxwell House and Folgers,… Mặc dù vậy, Starbucks vẫn có một vị thế nhất định so với các đối thủ vì sự khác biệt và chất lượng sản phẩm cà phê cao cấp.

mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Starbucks
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Starbucks từ đối thủ

Đối thủ cạnh tranh của Starbucks trong ngành cà phê luôn tạo một áp lực rất lớn bằng những chiến lược Marketing rầm rộ thu hút khách hàng. Và nhìn chung, thị trường luôn chào đón những doanh nghiệp mới tham gia, điều này làm tăng thêm mức độ cạnh tranh cho ngành vốn dĩ đã rất khốc liệt.

Để kiểm soát mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh, Starbucks luôn đề cao chất lượng cao cấp của sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng cực kỳ tốt. Hơn nữa, thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang quản lý các chuỗi cung ứng hiệu quả, giảm vị thế thương lượng và buộc họ phải nghe theo sự chỉ đạo của Starbucks. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh với yếu tố đối thủ cạnh canh Starbucks cho thấy sự mạnh mẽ chống lại các mối đe dọa cạnh tranh nhờ vào giá trị cốt lõi của mình.

>> Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh của Starbucks

2. Khả năng thương lượng của khách hàng

Quyền thương lượng của khách hàng là một yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến Starbucks. Điển hình, chi phí chuyển đổi thấp giữa các loại đồ uống giúp khách hàng dễ dàng thay thế loại đồ uống của Starbucks bằng loại đồ uống đến từ thương hiệu khác.

Ngoài ra, khách hàng có thể chọn các đồ uống đóng chai từ cây bán hàng tự động hoặc những địa điểm bán hàng gần với vị trí của họ khi họ muốn đáp ứng nhanh nhu cầu giải khát. Do đó, những yếu tố này có thể làm giảm thi phần và tổng doanh thu của Starbucks.

mô hình five fores của Starbucks
Mô hình five fores của Starbucks

Thương hiệu cà phê Starbucks sở hữu đa dạng nhóm đối tượng khách hàng. Họ là những người nhạy cảm về chất lượng và sẵn sàng trả giá cao nếu sản phẩm chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, Starbucks không thể bán với giá cao quá mức vì khách hàng sẽ bắt đầu so sánh, lựa chọn những thương hiệu khác có giá rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn như vậy. Hơn nữa, thương hiệu còn đa dạng các loại sản phẩm đồ uống phù hợp với nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Dựa vào tất cả các yếu tố này, có thể nhìn nhận khả năng thương lượng của khách hàng ảnh hưởng đến Starbucks là thấp.

phần mềm quản lý bán hàng misa amis crm

3. Quyền thương lượng từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp hợp tác với Starbucks thuộc mô hình 5 áp lực cạnh tranh chỉ có thể tạo ra áp lực ở mức thấp đến trung bình. Với quy mô hơn 23.000 cửa hàng trên toàn cầu, Starbucks có chính sách riêng để lựa chọn nhà cung cấp theo yêu cầu của thương hiệu. Vì yêu cầu cung cấp lượng lớn hàng hóa cũng như làm việc với vô số nhà cung cấp trên toàn thế giới, Starbucks còn là một nhân tố quan trọng đối với các nhà cung cấp.

Tìm nguồn cung ứng tốt, chất lượng là tiêu chí Starbucks đặt lên hàng đầu. Do đó, thương hiệu nhập cà phê chuẩn từ một số nơi uy tín trên thế giới. Bằng chứng, Starbucks đang trực tiếp hợp tác và phát triển cùng với người nông dân trồng cà phê sạch, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng. Nhờ vậy, Starbucks đã có quyền kiểm soát, quản lý chặt chẽ đối với chuỗi cung ứng của mình.

Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Starbucks
Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Starbucks

Bỏ qua mô hình trung gian và bắt đầu tìm nguồn cung ứng trực tiếp từ những người nông dân trồng cà phê, Starbucks ngày càng có ảnh hưởng lớn đến nhà cung ứng. Bên cạnh đó, thương hiệu còn phát triển mối quan hệ với người nông dân trồng chè và ca cao với việc giúp đỡ và đào tạo họ sử dụng phương pháp canh tác tốt hơn để thu về lợi nhuận tối đa.

Tất cả những điều này đã làm giảm ảnh hưởng đến khả năng thương lượng và hạn chế tình trạng mặc cả giá cung cấp nguyên vật liệu cho Starbucks. Đặc biệt, số lượng nhà cung cấp nhiều mang lại Starbucks nhiều sự lựa chọn chất lượng. Vì vậy, việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, Starbucks làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp và đưa nó xuống mức thấp nhất.

>>Đọc thêm: [Case Study] Trải nghiệm khách hàng của Starbucks

4. Nguy cơ đến từ các sản phẩm thay thế

Thị trường cà phê, nước giải khát ngày càng được mở rộng và đầu tư phát triển. Do đó, số lượng các sản phẩm như trà, cà phê, nước trái cây,… có nguy cơ thay thế cho Starbucks rất cao. Từ khi cà phê xuất hiện thì các loại nước trái cây, trà, các loại đồ uống có cồn và một số sản phẩm tương tự đã có sẵn trên thị trường. Các quán rượu, nhà hàng cung cấp không gian đẹp kèm theo sản phẩm đồ uống có hương vị mới lạ, chất lượng. Những sản phẩm thay thế này đều là mối đe dọa lớn đến Starbucks.

mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks

Thêm một nguồn đe dọa đến từ các sản phẩm đồ uống mà người tiêu dùng có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên, khi đã có danh tiếng trên thị trường, Starbucks làm giảm các mối đe dọa này xuống mức thấp. Đó chính là yếu tố về sản phẩm cà phê chất lượng cao, không gian tuyệt vời, dịch vụ tốt, cùng với lượng khách hàng trung thành của thương hiệu Starbucks khá lớn.

CRM Salesforce

5. Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia

Áp lực cuối cùng mà Starbucks phải đối mặt trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh là từ những doanh nghiệp mới tham gia. Hiện nay, rào cản gia nhập, vốn đầu tư ban đầu để xây dựng một thương hiệu cà phê không cao. Cùng với đó, mức độ bão hòa trong ngành cao vừa phải. Cho nên, những doanh nghiệp mới tham gia chỉ có thể cạnh tranh với thương hiệu như Starbucks ở cấp địa phương. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của những thương hiệu đó dừng lại ở mức trung bình.

mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Starbucks
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Starbucks

Là một thương hiệu cà phê đình đám, Starbucks đã chiếm phần lớn thị trường và khách hàng thượng lưu nhờ vào cơ sở hạ tầng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mặc khác, chi phí chuyển đổi thấp, các doanh nghiệp mới có thể thu hút khách hàng bằng cách áp dụng giá thấp hơn.

Yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu Starbucks so với các doanh nghiệp mới tham gia là khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu và nhà cung cấp. Starbucks còn có nền tảng tiềm lực tài chính vững mạnh, khả năng tiếp cận cà phê chất lượng cao và sở hữu lượng lớn hơn nhà cung cấp uy tín trên toàn cầu. Những yếu tố này góp phần kiểm soát áp lực của các doanh nghiệp mới tham gia đối với Starbucks không đáng kể.

>> Đọc thêm: Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple

III. Tổng kết

Cho đến nay, thương hiệu “Cô tiên xanh” vẫn luôn mạnh mẽ chống lại 5 áp lực cạnh tranh bằng giá trị cốt lõi của mình. Việc kiểm soát tốt mối đe dọa từ các lực lượng canh tranh đã giúp Starbucks có được vị thế như hôm nay. Bài viết trên đã phân tích rõ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan và rút ra bài học riêng cho mình.CRM Salesforce

Tìm kiếm liên quan: 

  • mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Starbucks
  • mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks
  • mô hình five forces của Starbucks

Tin bài liên quan:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả