Đo lường hiệu quả Marketing: 10+ chỉ số kèm công thức mà doanh nghiệp cần biết

14/04/2025
4928

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, ngân sách Marketing khoản chi “mù mờ” mà phải là khoản đầu tư có cơ sở. Kết quả từ việc đo lường marketing là nền tảng giúp doanh nghiệp ra quyết định đầu tư hiệu quả, tránh lãng phí ngân sách vào những hoạt động không mang lại giá trị thực. Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ cung cấp hơn 10 chỉ số quan trọng kèm công thức, giúp doanh nghiệp “bắt mạch” hoạt động marketing của công ty mình một cách chính xác nhất.

I. Tại sao phải đo lường hiệu quả Marketing?

tại sao doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả Marketing

Đo lường hiệu quả Marketing là bước cuối cùng – nhưng cũng là bước quyết định trong bất kỳ chiến lược tiếp thị nào. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp nhìn lại hiệu suất của các chiến dịch đã triển khai, mà còn đóng vai trò như kim chỉ nam cho các hoạt động trong tương lai.

Thông qua các chỉ số đo lường cụ thể, doanh nghiệp có thể:

  • Tối ưu ngân sách: Đo lường giúp doanh nghiệp phân bổ chi phí Marketing hiệu quả, đầu tư đúng kênh, đúng thời điểm và loại bỏ các hoạt động không sinh lời.
  • Điều chỉnh và cải tiến liên tục: Việc theo dõi hiệu suất chiến dịch theo thời gian thực cho phép điều chỉnh nhanh, tối ưu từng điểm chạm trong hành trình khách hàng.
  • Ra quyết định dựa trên dữ liệu: Thay vì cảm tính, lãnh đạo có thể căn cứ vào số liệu cụ thể để đưa ra các quyết định chiến lược chính xác và có kiểm soát.

​Trong kỷ nguyên số, việc ra quyết định dựa trên dữ liệu không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố sống còn để doanh nghiệp bứt phá. Bộ giải pháp “Quản trị Marketing” của MISA AMIS – bao gồm MISA AMIS CRM và MISA AMIS aiMarketing – chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp hiện thực hóa điều đó một cách toàn diện và hiệu quả.

Do-luong-hieu-qua-marketing-Bo-giai-phap

MISA AMIS CRM

  • Phân tích doanh số và hiệu quả chương trình khuyến mại: Giúp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch bán hàng và điều chỉnh chiến lược kịp thời.
  • Theo dõi số lượng cơ hội và lý do cơ hội thắng/thua: Cung cấp cái nhìn sâu sắc về quy trình bán hàng và điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ kinh doanh.​
  • Báo cáo theo thời gian thực: Cho phép nhà quản lý xem báo cáo theo từng giờ, ngày, tuần, tháng hoặc quý, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng và chính xác. ​

MISA AMIS aiMarketing:

  • Tự động thu thập và phân loại khách hàng tiềm năng: Giúp doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng chất lượng cao.​
  • Cá nhân hóa hành trình khách hàng: Tăng cường trải nghiệm khách hàng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.​
  • Đo lường hiệu quả marketing chính xác: Cung cấp báo cáo chi tiết về ROI, chi phí, doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi theo từng kênh. ​

Khi kết hợp sử dụng MISA AMIS CRM và MISA AMIS aiMarketing, doanh nghiệp có thể đồng bộ dữ liệu giữa marketing và bán hàng, theo dõi hành vi khách hàng xuyên suốt và ra quyết định nhanh chóng dựa trên dữ liệu thời gian thực.​

Khám phá bộ giải pháp “Quản trị Marketing” của MISA AMIS ngay tại đây:

TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ

II. Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing

1. Nhóm chỉ số về hiệu quả tài chính

1.1. ROI (Return on Investment)

công thức tính chỉ số ROI

ROI là một chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư, cho biết lợi nhuận doanh nghiệp thu được so với chi phí bỏ ra cho một chiến dịch marketing. ROI giúp đánh giá xem chiến dịch marketing có mang lại giá trị kinh tế hay không. Nếu ROI > 0 (chiến dịch sinh lời), nếu ROI < 0 (chiến dịch lỗ).

Công thức tính: ROI = [(lợi nhuận – chi phí)/chi phí]x100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận: Doanh thu thuần từ chiến dịch.
  • Chi phí: Tổng chi phí đầu tư cho chiến dịch (bao gồm chi phí quảng cáo, nhân sự, công cụ, v.v.).

Ví dụ: Doanh nghiệp chi 100 triệu cho chiến dịch, thu về 160 triệu doanh thu, lợi nhuận là 60 triệu → ROI = (60/100) x 100% = 60%.

1.2. ROAS (Return on Ad Spend)

ROAS là chỉ số đo lường lợi nhuận thu về từ mỗi đồng chi tiêu cho quảng cáo trả phí. ROAS là chỉ số chuyên sâu hơn về ROI. ROAS giúp đánh giá hiệu quả quảng cáo trên các kênh như Google ADS, Facebook ADS,…

Công thức tính: ROAS = Doanh thu từ quảng cáo/ Chi phí quảng cáo

Ví dụ: Chi 50 triệu chạy Facebook Ads, thu về 200 triệu → ROAS = 200/50 = 4 (tức 1 đồng chi ra thu về 4 đồng).

1.3. CAC (Customer Acquisition Cost)

CAC là chi phí trung bình để thu hút một khách hàng mới. CAC cho biết hiệu quả của chiến lược marketing trong việc thu hút khách hàng mới. CAC càng thấp thì chiến dịch càng có hiệu quả.

Công thức tính: CAC = Tổng chi phí thu hút khách hàng / Tổng số khách hàng mới

Ví dụ: Một chiến dịch tốn 120 triệu và mang về 60 khách hàng → CAC = 120/60 = 2 triệu đồng/khách hàng.

1.4. LTV (Lifetime Value)

công thức tính chỉ số LTV

LTV là tổng giá trị doanh thu mà một khách hàng mang lại trong suốt thời gian họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. LTV giúp doanh nghiệp xác định giá trị lâu dài của khách hàng để tối ưu hóa chiến lược chăm sóc và giữ chân khách hàng. LTV được sử dụng kết hợp với CAC để đánh giá tính bền vững của chiến lược kinh doanh: Nếu LTV > CAC, chiến lược có lợi nhuận.

Công thức tính: LTV = Giá trị trung bình đơn hàng x Tần suất mua hàng x thời gian duy trì khách hàng.

Ví dụ: Một khách hàng mua hàng trị giá 2 triệu/lần, 4 lần/năm, trong 3 năm → LTV = 2 triệu x 4 x 3 = 24 triệu.

2. Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing về nhận diện và tiếp cận thương hiệu

2.1. Impressions (số lần hiển thị) và Reach (phạm vi tiếp cận)

Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing trên Social
Chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch marketing trên Social
  • Impressions: số lần nội dung (bài đăng, quảng cáo) được hiển thị trên màn hình của người dùng, bất kể họ có tương tác hay không. Chỉ số này phản ánh mức độ phủ sóng của nội dung hoặc chiến dịch.
  • Reach: số lượng người dùng duy nhất đã xem nội dung hoặc quảng cáo ít nhất một lần. Chỉ số Reach cho biết số người thực tế bị ảnh hưởng bởi chiến dịch.

Ví dụ: Một quảng cáo có Reach là 20.000 (người dùng duy nhất), nhưng Impressions là 60.000 (do nhiều người thấy lặp lại), điều này cho thấy nội dung có khả năng lặp lại và duy trì nhận diện thương hiệu.

2.2. Traffic Website

Traffic website là số lượng người dùng truy cập trang web của bạn thông qua các nguồn khác nhau. Traffic Website có thể theo dõi qua Google Analytics hoặc các công cụ khác như Semrush hoặc Ahrefs.

Các loại Traffic phổ biến gồm: Organic Traffic, Paid Traffic, Referral Traffic, Direct Traffic,…

Ví dụ: Một landing page nhận 5.000 lượt truy cập từ Google Ads, 3.000 từ SEO và 1.000 từ social media → tổng traffic là 9.000, từ đó đánh giá hiệu quả từng kênh.

2.3. Social Media Engagement

Social media engagement là chỉ số đo mức độ tương tác của người dùng với nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như: Like, Share, Comment, Click,…

Mỗi nền tảng Social đều thường có công cụ hỗ trợ quản lý và đo lường hiệu quả như: Facebook Insights, Instagram Analytics,… hoặc các công cụ thứ ba như: Hootsuite, Sprout Social, Buffer,…

Ví dụ: Một bài post có 1.200 lượt thích, 300 chia sẻ và 150 bình luận. Engagement rate cao cho thấy nội dung thu hút và có sức lan tỏa.

3. Các chỉ số về hành vi khách hàng

3.1. CTR (Click Through Rate)

chỉ số CTR

CTR (tỷ lệ nhấp chuột) là tỷ lệ phần trăm số người nhấp vào liên kết hoặc quảng cáo so với tổng số lần liên kết hoặc quảng cáo đó được hiển thị. Chỉ số CTR giúp đo lường mức độ hấp dẫn và hiệu quả của tiêu đề, nội dung và hình ảnh trong quảng cáo hoặc bài đăng.

Công thức tính: CTR = (số luần nhấp chuột/số lần hiển thị) x 100%

Ví dụ: Quảng cáo hiển thị 10.000 lần, có 500 lượt nhấp → CTR = (500 / 10.000) x 100% = 5%.

3.2. Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)

Bounce Rate (tỷ lệ thoát) là phần trăm số người dùng rời khỏi trang web ngay sau khi truy cập vào một trang mà không thực hiện bất kỳ hành động nào (như nhấp chuột hoặc chuyển sang trang khác). Bounce Rate cao thường là tín hiệu tiêu cực, cho thấy nội dung hoặc trải nghiệm người dùng chưa đủ hấp dẫn.

Ví dụ: Nếu 1.000 người truy cập landing page và 600 người rời đi ngay, Bounce Rate = 60% → cần xem lại nội dung, tốc độ tải hoặc thông điệp.

3.3. Time on Site và Pages per Session

  • Time on site: thời gian trung bình mà một người dùng dành để truy cập website của bạn. Chỉ số này cao cho thấy nội dung hữu ích và giữ chân người dùng hiệu quả.
  • Pages per Session: số trang trung bình mà một người dùng truy cập trong một phiên duyệt web. Chỉ số này cho biết khả năng điều hướng của website và mức độ hấp dẫn của nội dung.

Ví dụ: Time on Site trung bình 3 phút, Pages/Session là 4 trang → cho thấy người dùng đang tìm hiểu kỹ, nội dung có chiều sâu và hấp dẫn.

4. Các chỉ số đo lường hiệu quả chuyển đổi của Marketing

4.1. Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

tỷ lệ chuyển đổi

Conversion Rate là tỷ lệ phần trăm số người thực hiện một hành động cụ thể (như mua hàng, đăng ký, tải ứng dụng) so với tổng số người truy cập vào trang web hoặc chiến dịch. Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số phản ánh rõ nét nhất hiệu quả của các chiến dịch marketing, chất lượng nội dung trang đích (landing page), và trải nghiệm khách hàng.

Công thức tính: Conversion Rate = (Số chuyển đổi / Số lượt truy cập) x 100%

Ví dụ: Có 200 chuyển đổi trên 4.000 lượt truy cập → CR = (200/4.000) x 100% = 5%.

4.2. Lead-to-Customer Rate

Lead-to-Customer Rate là tỷ lệ khách hàng tiềm năng (leads) chuyển đổi thành khách hàng thực tế (customers). Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả của các giai đoạn trong phễu bán hàng (sales funnel), đặc biệt là từ khi thu thập thông tin khách hàng đến khi chốt giao dịch.

Công thức tính: Lead-to-Customer Rate = (Số khách hàng thực tế / Khách hàng tiềm năng) x 100%

Ví dụ: Có 500 lead thu về từ form đăng ký, 100 người mua hàng → Lead-to-Customer Rate = (100/500) x 100% = 20%.

4.3. Cost per Lead (CPL)

Cost per Lead (CPL) là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo ra một khách hàng tiềm năng (lead). CPL cho biết hiệu quả chi phí của các chiến dịch marketing trong việc thu hút khách hàng tiềm năng.

Công thức tính: CPL = Tổng chi phí chiến dịch Marketing / Số khách hàng tiềm năng thu được.

Ví dụ: Chi 80 triệu cho chiến dịch, thu về 400 lead → CPL = 80 triệu / 400 = 200.000 đồng/lead.

III. Các công cụ hỗ trợ đo lường hiệu quả Marketing

  • Google Analytics (GA4): Công cụ đo lường hành vi người dùng theo thời gian thực, giúp phân tích hiệu suất của website, nguồn traffic, tỷ lệ chuyển đổi và hành trình khách hàng trên nền tảng số.
  • Google Tag Manager (GTM): Nền tảng quản lý mã đo lường linh hoạt cho phép theo dõi các hành vi cụ thể như nhấp nút, điền form mà không cần can thiệp vào mã nguồn website.
  • Google Ads, Facebook Ads, LinkedIn Ads: Các nền tảng quảng cáo tích hợp công cụ đo lường hiệu quả từng đồng chi tiêu, theo dõi chỉ số như CPA, ROAS, CTR và tỷ lệ chuyển đổi của từng nhóm quảng cáo.
  • Hotjar, Microsoft Clarity: Công cụ heatmap và session recording giúp ghi lại hành vi người dùng thực tế trên website, từ đó phát hiện các điểm ma sát trong quá trình chuyển đổi mà số liệu định lượng không thể hiện được.
  • Google Looker Studio (trước đây là Data Studio): Nền tảng trực quan hóa dữ liệu cho phép xây dựng dashboard tuỳ chỉnh, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và hiển thị tức thời phục vụ ra quyết định cấp quản trị.
  • Phần mềm CRM (như MISA AMIS CRM, HubSpot, Salesforce,…): Hệ thống theo dõi và phân tích hiệu quả toàn bộ hành trình khách hàng – từ lead đến doanh thu, giúp đánh giá chất lượng chuyển đổi và đo lường giá trị thực của từng chiến dịch.
  • Phần mềm Marketing Automation (như MISA AMIS aiMarketing, ActiveCampaign GetResponse,…): Phần mềm tự động hóa quy trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, đồng thời cung cấp dữ liệu đo lường hiệu suất của email, lead scoring và hành vi người dùng.

Các công cụ hỗ trợ đo lường hiệu quả Marketing

IV. Cách lựa chọn các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing

Cách lựa chọn các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing
Cách lựa chọn các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing
  • Xác định mục tiêu chiến dịch: Mục tiêu là kim chỉ nam cho việc chọn chỉ số. Ví dụ nếu mục tiêu là tăng nhận diện thương hiệu, chỉ số ưu tiên sẽ là Reach, Impressions, Social Media Engagement; còn nếu mục tiêu là tăng doanh thu, cần tập trung vào ROI, ROAS và Conversion Rate.
  • Phân nhóm theo kênh Marketing: Mỗi kênh có hệ chỉ số riêng biệt – như SEO gắn với Organic Traffic, CTR và thứ hạng từ khóa; Paid Ads thường đo bằng ROAS, CAC, CTR; còn Social Media cần theo dõi Reach, Engagement, Follower Growth và Share.
  • Ưu tiên các chỉ số có khả năng hành động: Nên tập trung vào các chỉ số có thể dẫn đến hành động cải thiện cụ thể. Ví dụ Bounce Rate cao yêu cầu tối ưu nội dung hoặc tốc độ tải trang, CTR thấp có thể được cải thiện bằng cách đổi tiêu đề, hình ảnh hoặc lời kêu gọi hành động.

V. Lưu ý khi sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing

Lưu ý khi sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing
Lưu ý khi sử dụng các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing
  • So sánh các chỉ số theo thời gian: Để thấy được xu hướng và đánh giá sự phát triển hoặc suy giảm, doanh nghiệp cần đặt các chỉ số trong bối cảnh thời gian – theo tuần, tháng, quý hoặc năm – để xác định chu kỳ, mùa vụ hoặc biến động hành vi khách hàng.
  • So sánh chỉ số với chuẩn ngành: Không chỉ nhìn vào nội bộ, việc đối chiếu các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing với trung bình ngành giúp doanh nghiệp biết mình đang ở đâu trong thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh.
  • Kết hợp phân tích định lượng và định tính: Các chỉ số như CTR, ROAS hay Conversion Rate phản ánh “cái gì đang xảy ra”. Nhưng để hiểu “tại sao nó xảy ra”, doanh nghiệp cần phân tích định tính thông qua khảo sát khách hàng, phản hồi trên mạng xã hội, hoặc đánh giá cảm nhận thương hiệu.

VI. Kết luận

Trên đây là các chia sẻ chi tiết về các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đặc biệt là các Marketer hay doanh nghiệp nắm được các chỉ số cần thiết trong đo lường sự hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, marketing và biết cách lựa chọn các chỉ số một cách phù hợp!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 4.5]
  yasr-loader
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA