Marketing Inbound Marketing Chỉ số ROAS là gì? 5 cách tối ưu chỉ số Return...

ROAS là gì? Chỉ số ROAS là chỉ số quan trọng, giúp doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo để từ đó xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về chỉ số ROAS và cách tối ưu chỉ số này qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số ROAS (Return on Ad Spend) là gì?

ROAS (Return on Advertising Spend) hay tỷ lệ hoàn vốn chi tiêu quảng cáo là thước đo hiệu quả trong các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số để doanh nghiệp dễ dàng phân tích và điều chỉnh trong việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị của mình.

Chỉ số ROAS (Return on Ad Spend) là gì?
Chỉ số ROAS (Return on Ad Spend) là gì?

Nói một cách đơn giản hơn, chỉ số ROAS là lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo, có nghĩa là bạn thu về được bao nhiêu đồng cho mỗi đồng bạn chi cho quảng cáo.

Khi đo lường chỉ số ROAS, doanh nghiệp có thể đo lường được kết quả của các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng kênh online như mạng xã hội hay website một cách hiệu quả nhất.

Nếu doanh nghiệp đang sử dụng các kênh hoặc chiến lược marketing online thì chỉ số ROAS sẽ giúp chủ doanh nghiệp hay trưởng bộ phận tính toán được đâu là phương pháp hiệu quả hoặc làm sao để tiếp tục cải thiện và tối ưu hoạt động quảng cáo trong thời gian tới.

Sự khác biệt giữa chỉ số ROAS và chỉ số ROI là gì?

Sự khác biệt giữa chỉ số ROAS và chỉ số ROI
Sự khác biệt giữa chỉ số ROAS và chỉ số ROI

Chỉ số ROAS và chỉ số ROI đều được doanh nghiệp sử dụng để đo lường tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp so với chi phí đã bỏ ra. Tuy nhiên, 2 chỉ số này vẫn còn nhiều điểm khác biệt nhất định như sau:

Chỉ số ROAS Chỉ số ROI
ROAS tính dựa trên chi phí quảng cáo, giúp doanh nghiệp đo lường được doanh thu trên mỗi đồng mà doanh nghiệp chi cho quảng cáo là bao nhiêu ROI chỉ tính dựa trên lợi nhuận thuần và đã trừ đi các chi phí phát sinh khác
ROAS mang tính chất đo lường trong dài hạn ROI mang tính chất đo lường trong ngắn hạn
ROAS không phổ biến trong các chiến dịch quảng cáo như ROI ROI thường được đề cập và đo lường thường xuyên hơn trong các chiến dịch quảng cáo
Bạn gặp khó khăn trong việc đo lường hiệu quả chiến dịch marketing online?Tham khảo ngay bộ công cụ marketing hợp nhất AMIS CRM

Tầm quan trọng của chỉ số ROAS

Vậy sau khi đã hiệu được định nghĩa của chỉ số ROAS cũng như sự khác biệt giữa ROAS và ROI, câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: Tầm quan trọng của chỉ số ROAS là gì? Về cơ bản, việc đo lường chỉ số ROAS đem lại 3 lợi ích sau.

Giúp doanh nghiệp điều chỉnh ngân sách hợp lý

Dựa vào chỉ số ROAS, doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh các ngân sách cho các chiến dịch quảng bá có tỷ lệ chuyển hoá Roas cao nhất và cải thiện website có tỷ lệ chuyển hoá Roas thấp một cách hợp lý.

Tối ưu doanh thu một cách hiệu quả nhất

Khi đo lường hiệu quả của quảng cáo, doanh nghiệp cần đánh giá 1 cách chính xác chỉ số ROAS để có thể kịp thời đưa ra chiến lược marketing hoặc chiến lược kinh doanh phù hợp, từ đó tối ưu doanh thu nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Xây dựng chiến lược phù hợp

ROAS là thước đo quan trọng nhất cho các nhà tiếp thị. Ngay cả khi một chiến dịch mang lại nhiều khách hàng chất lượng, tạo ra doanh thu đáng kể trong ứng dụng – nhưng bạn phải chi trả nhiều hơn so với doanh thu kiếm được thì chiến dịch này không được coi là thành công.

Tầm quan trọng của chỉ số ROAS
Tầm quan trọng của chỉ số ROAS

Thông qua chỉ số ROAS, các Advertisers có thể phân tích sâu hơn và đưa ra nhiều dự đoán liên quan.

Ví dụ: Phần mềm của doanh nghiệp bạn đang kinh doanh thu được 60% doanh thu hoặc cao hơn vào cuối tuần. Trong trường hợp này, tối ưu hóa chiến dịch sớm sẽ đảm bảo ROAS lâu dài bằng cách tăng gấp đôi hoặc cắt giảm các bộ quảng cáo kém hiệu quả dựa trên thông tin trên.

Công thức tính chỉ số ROAS

Về cách tính ROAS, công thức tính chỉ số ROAS chuẩn nhất như sau:

Chỉ số ROAS (Return on Advertising Spend) = Tổng số doanh thu từ chiến dịch quảng cáo/Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho cho chiến dịch chạy quảng cáo

Ví dụ, một công ty dành 700 triệu cho các chiến dịch chạy quảng cáo trên Facebook trong vòng 4 tháng. Sau 3 tháng, doanh thu đến từ Facebook mà doanh nghiệp thu được là 3 tỷ. Do đó, ROAS là 3 tỷ / 700 triệu = 4.3

Điều này có nghĩa là với mỗi 1 đồng doanh nghiệp bỏ ra cho các chiến dịch quảng cáo thì sẽ thu lại được 4.3 đồng.

5 cách tối ưu chỉ số ROAS hiệu quả nhất

Vậy làm thế nào để tối ưu chỉ số ROAS?

Nhìn chung, doanh nghiệp có thể tham khảo 5 cách tối ưu chỉ số ROAS hiệu quả nhất dưới đây.

Tập trung vào tối ưu chất lượng quảng cáo

Cách để tối ưu chỉ số ROAS đầu tiên là tập trung vào chất lượng quảng cáo.

Tất nhiên, khách hàng của doanh nghiệp sẽ bị thu hút hơn bởi những mẫu quảng cáo hấp dẫn và sáng tạo. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể trích ra một số lời nhận xét, đánh giá về các sản phẩm để tạo tính chân thực và xây dựng được niềm tin nơi khách hàng.

Ngoài ra, đừng quên khi viết quảng cáo, hãy nêu ra lợi ích của sản phẩm và đừng quá tập trung vào tính năng của sản phẩm. Khách hàng luôn muốn thấy họ sẽ nhận được gì khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, và nhiều khi có những mặt hàng mà không phải khách hàng phổ thông nào cũng hiểu rõ được hết tính năng của nó.

Hạn chế sử dụng những từ khóa không đem lại hiệu quả

Trong quá trình chạy quảng cáo và đọc báo cáo, có thể doanh nghiệp sẽ nhận thấy một số từ khoá tạo ra được rất nhiều click/traffic, nhưng lại không tạo ra lượt chuyển đổi, không tạo ra đơn hàng. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc tiếp tục sử dụng những từ khóa không hiệu quả. Chúng ta không muốn trả tiền cho những từ khóa này.

Hãy đưa chúng vào danh sách những từ khoá tiêu cực “negative keyword”, và doanh nghiệp sẽ không phải tốn tiền cho những từ khóa không đem lại hiệu quả.

Tối ưu landing page (Trang đích)

Landing page là thuật ngữ phổ biến trong hoạt động digital marketing. Trong digital marketing, landing page là một công cụ phổ biến và đắc lực để chuyển đổi những người truy cập thành lead (khách hàng tiềm năng).

Landing page (hay còn gọi là trang đích) là một trang web độc lập, được tạo riêng cho một chiến dịch tiếp thị hoặc quảng cáo có nội dung tập trung nhằm thu hút và dẫn dắt người đọc thực hiện mục tiêu chuyển đổi cụ thể theo ý muốn của marketer.

>> Đọc thêm: Landing page là gì? 3 loại Landing page phổ biến nhất hiện nay

Khi khách hàng click để vào landing page của doanh nghiệp, việc đem tới trải nghiệm khách hàng tuyệt vời sẽ là yếu tố quan trọng để khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng rằng liệu họ có trở thành 1 khách hàng chính thức với doanh nghiệp không.

Do đó, đừng có chung một landing page cho các mẫu quảng cáo khác nhau. Các khách hàng thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, trong nhiều chiến dịch khác nhau chắc chắn sẽ có những yêu cầu riêng.

Tối ưu landing page
Tối ưu landing page

Tối ưu hiển thị trên điện thoại và tốc độ tải trang

Ngày nay, hầu hết người dùng đều sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm và mua hàng online. Do đó, việc tối ưu website cho thiết bị di động là rất quan trọng.

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, nếu nội dung bị cắt mất hoặc hình ảnh bị nhòe, lỗi hiển thị thì bạn có muốn mua hàng nữa không? Chắc chắn câu trả lời là không rồi đúng không?

Bên cạnh đó, tốc độ tải trang cũng góp phần vào “trận chiến” mua hàng trực tuyến ngày nay. Hãy đảm bảo Landing Page của doanh nghiệp có tốc độ load dưới 3s sẽ giúp việc chốt đơn tốt hơn.

Giảm chi phí quảng cáo

Một cách tối ưu chỉ số ROAS hiệu quả nữa đó là giảm chi phí quảng cáo. Một số cách để doanh nghiệp giảm chi phí quảng cáo bao gồm:

  • Cải thiện Quality Score (Điểm chất lượng): Quality Score của Google đo lường chất lượng quảng cáo của doanh nghiệp và liệu quảng cáo của doanh nghiệp có liên quan đến các từ khóa mà họ đang nhắm mục tiêu hay không. Quality Score tốt sẽ tăng thứ hạng quảng cáo và giảm đáng kể chi phí đầu tư.
  • Thu hẹp đối tượng mục tiêu: Nhắm mục tiêu cụ thể sẽ tối ưu chi phí quảng cáo dành cho đối tượng có khả năng chuyển đổi cao nhất. Ví dụ: trên Facebook, doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên các thông số nhân khẩu học như: tuổi tác, vị trí, sở thích,…
  • Testing A/B: Thử nghiệm A/B sẽ giúp doanh nghiệp biết rõ những gì phù hợp với mục tiêu. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng những thông tin đó để loại bỏ các quảng cáo không tạo ra kết quả.

Testing A/B

Tổng kết

Chỉ số ROAS là chỉ số quan trọng dùng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo mà doanh nghiệp đang triển khai. Hy vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của ROAS và cách tối ưu ROAS hiệu quả.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]