Kiến thức Quản lý nhân sự Môi trường làm việc là gì? 6 tiêu chí đánh giá môi...

Môi trường làm việc bao gồm các điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần phục vụ cho quá trình công tác tại doanh nghiệp. Môi trường làm việc hiện tại của bạn có đang thực sự lý tưởng? Với tư cách nhà lãnh đạo, làm cách nào để cải thiện và xây dựng môi trường làm việc tốt, thỏa mãn nhân viên? Bài viết này sẽ đưa ra lời giải đáp và những gợi ý hữu hiệu.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

1. Môi trường làm việc là gì?

Môi trường làm việc là các điều kiện cả về vật chất (không gian làm việc, thiết bị hỗ trợ,…) lẫn tinh thần (văn hóa công ty, tương tác giữa nhân viên,…) phục vụ cho quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Một môi trường lý tưởng sẽ có trang thiết bị được trang bị đầy đủ, hoạt động tốt; không khí làm việc tích cực và duy trì sự hứng khởi để nhân sự làm việc hết mình. 

môi trường làm việc

2. Môi trường làm việc tốt tác động tới nhân sự và doanh nghiệp như thế nào?

2.1 Về phía nhân viên

Môi trường làm việc lý tưởng là động lực thúc đẩy năng suất làm việc. Khi được làm việc trong môi trường thoải mái, đáp ứng kỳ vọng, môi nhân sự sẽ được kích thích, truyền cảm hứng hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Môi trường làm việc này cũng tác động tới sự gắn kết nhân viên, từ đó mang lại ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe cũng như tinh thần làm việc của nhân viên. 

Ngược lại, môi trường làm việc kém chất lượng, không đáp ứng kỳ vọng của nhân viên sẽ gây phát sinh tâm lý chán nản, ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất công việc và là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghỉ việc, nhảy việc. 

2.2 Về phía doanh nghiệp

Với các doanh nghiệp, môi trường làm việc là một trong những yếu tố tạo vị thế cạnh tranh và giữ chân nhân tài. Nhiều ứng viên tiềm năng hiện nay có xu hướng không chỉ quan tâm nguồn thu nhập hay đặt nặng phúc lợi lên đầu. Thay vào đó, môi trường làm việc và văn hóa công ty mới là yếu tố họ theo đuổi. 

Nắm bắt được tâm lý này, rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc, để thay vì phải vật lộn thu hút và tìm kiếm nhân tài, doanh nghiệp chỉ cần tham gia quản lý và chọn lọc hồ sơ, bởi nhân tài khi này sẽ tự cạnh tranh với nhau để vào được doanh nghiệp. 

3. Các yếu tố đánh giá và cách cải thiện, xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng

3.1 Cơ sở vật chất, không gian làm việc 

cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc đánh giá môi trường làm việc

Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phát triển, cơ sở vật chất chỉ dừng lại ở các trang thiết bị hữu hình như máy tính, văn phòng phẩm,… Khi đó, để tối ưu trải nghiệm nhân viên, các doanh nghiệp thường đầu tư vào thiết kế và trang trí văn phòng, không những đảm bảo cung cấp đầy đủ tiện ích mà còn thỏa mãn cả về mặt thẩm mỹ.

Không chỉ dừng lại ở đó, mức thỏa mãn nhu cầu của nhân viên ngày càng tăng dần khi nhiều doanh nghiệp còn đầu tư tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn cho nhân viên với các phòng gym, lớp yoga, pantry,… 

Tuy nhiên, trong xu thế phát triển mới của xã hội, không gian làm việc không chỉ giới hạn ở không gian offline, vật chất hữu hình mà bắt đầu mở rộng sang các không gian làm việc online, tiêu biểu là các hệ thống phần mềm quản lý, chấm công tính lương hay họp trực tuyến.  

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thêm một khâu tìm hiểu để chọn ra các phần mềm ưu việt, giao diện thân thiện, dễ sử dụng, đồng thời chi phí đầu tư phù hợp với ngân sách. Tùy vào ngân sách, quy mô và nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn các nền tảng, phần mềm riêng lẻ hoặc sử dụng các bộ công cụ hợp nhất. 

Chẳng hạn như trong quá trình quản trị nhân sự, doanh nghiệp có thể tham khảo trọn bộ giải pháp AMIS HRM với bộ 6+ phần mềm bao quát toàn bộ các nghiệp vụ liên quan tới nhân sự, bao gồm: Tuyển dụng, Thông tin nhân sự, Chấm công, Tính lương, Thuế TNCN và BHXH. Trong đó: 

  • AMIS Tuyển dụng: tự động tìm kiếm, kết nối và tiếp nhận hồ sơ nhân tài; tăng hơn 52% năng suất với tự động hóa quy trình tuyển dụng; giảm 22% chi phí tuyển dụng nhờ có AMIS nắm bắt tức thời mọi báo cáo tuyển dụng;…
  • AMIS Thông tin nhân sự: Số hóa thông tin & thủ tục nhân sự một cách toàn diện nhất; Quản lý vòng đời nhân viên; Tự động trích xuất báo cáo về số lượng, tình hình biến động nhân sự …
  • AMIS Chấm công: Tích hợp tất cả nghiệp vụ chấm công trên cùng một hệ thống; Tự động hóa thủ tục chấm công; Loại bỏ hoàn toàn tác vụ nhập liệu thủ công dễ gây sai sót; Tự động tổng hợp & đối chiếu bảng công giúp tiết kiệm 50% thời gian…
  • AMIS Tiền lương: Dễ dàng tổng hợp dữ liệu tính lương, tổng hợp dữ liệu chấm công, doanh số, KPIs,… chỉ bằng 1 click bởi tính năng đồng bộ hóa dữ liệu; Xác định lương hiệu quả KPIs/OKR hay lương sản phẩm từ AMIS Đánh giá; Thay đổi thông tin, các khoản thu nhập và khấu trừ từ AMIS Quan hệ lao động;…
  • AMIS Thuế TNCN: Tăng +60% năng suất làm việc khi điện tử hoá hoàn toàn nghiệp vụ (Đăng ký MST cá nhân, Đăng ký người phụ thuộc, Quyết toán Thuế TNCN hàng năm, Kê khai thuế TNCN hàng tháng/ quý/ lần phát sinh); Tiết kiệm 50% thời gian, đảm bảo 100% thời hạn; Kết nối trực tiếp với cơ quan thuế Việt Nam giúp HR kê khai, nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến tức thời;…
  • AMIS BHXH: Điện tử hóa hoàn toàn 19 thủ tục kê khai, điều chỉnh BHXH; Tự động tính số tiền nộp, chi trả chế độ BHXH; Tự động tổng hợp danh sách nộp BHXH, chi trả chế độ BHXH; Tiết kiệm 80% thời gian tính toán và đối chiếu số liệu với cơ quan BHXH;…

Đăng ký trải nghiệm miễn phí bộ ứng dụng quản lý nhân sự toàn diện AMIS HRM 

Dùng ngay miễn phí

3.2 Sứ mệnh, giá trị của doanh nghiệp và vai trò của nhân viên

Giá trị cốt lõi – sứ mệnh là động lực và tôn chỉ để doanh nghiệp phấn đấu. Để phát huy được sứ mệnh ấy, từng nhân sự trong doanh nghiệp phải là người thấm nhuần các giá trị ấy. Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi talkshow, các hoạt động training nội bộ để nói về văn hóa doanh nghiệp. 

Song, chỉ nói về doanh nghiệp thôi chưa đủ. Các lãnh đạo cần giúp nhân viên nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của bản thân họ trong doanh nghiệp, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng và ghi nhận. Đó chính là động lực để họ phấn đấu và gắn bó lâu dài với công ty.

3.3 Quan hệ lãnh đạo – nhân viên

quan hệ lãnh đạo với nhân viên
Quan hệ lãnh đạo – nhân viên ngày này đang dần theo xu hướng hợp tác cùng có lợi 

Người lao động ngày nay đang dần loại bỏ vị thế bị động, coi mối quan hệ với lãnh đạo là ngang hàng, “hợp tác cùng có lợi”. Vì thế, các doanh nghiệp vẫn còn giữ và hoạt động theo quan niệm “sếp là nhất” thường sẽ khó giữ chân nhân tài. 

Một người lãnh đạo tốt phải biết tạo dựng niềm tin, phải chứng minh được năng lực, tư duy để thuyết phục, đồng thời có sự tôn trọng dành cho nhân viên. Ngoài ra, các bậc lãnh đạo, quản lý cũng cần tăng cường giao tiếp, thảo luận với nhân viên để lắng nghe tâm tư, ý kiến của họ. Điều này có thể thực hiện thông qua các cuộc khảo sát, thăm dò hoặc hòm thư ẩn danh,… để mang tới cho nhân viên cảm giác được thấu hiểu, lắng nghe. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xây dựng văn hóa bình đẳng giới, trao quyền tự chủ và tôn trọng sự khác biệt. Thay vì quản lý khắt khe, các lãnh đạo nên tạo cơ hội để nhân viên tự quyết định, tự chịu trách nhiệm và phát huy tối đa khả năng quản lý cũng như đóng góp ý tưởng của bản thân. 

>>> Xem thêm: Trải nghiệm nhân viên là gì? 5 bước cải thiện Employee Experience

3.4 Tinh thần làm việc nhóm 

Làm việc nhóm là yêu cầu bắt buộc với mọi doanh nghiệp, bất kể quy mô nhỏ hay lớn. Vì thế, việc tăng cường các hoạt động đội nhóm không chỉ là cơ hội bồi đắp và thực hành kỹ năng mà còn thúc đẩy tinh thần sẻ chia, gắn kết giữa nhân sự với nhau. Các hoạt động không chỉ dừng lại ở phạm vi công việc mà còn có thể cải thiện qua các buổi teambuilding, các buổi tiệc tập thể,… Đây đều là những hoạt động mang lại giá trị lớn trong việc tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực. 

3.5 Lộ trình thăng tiến và cơ hội đào tạo

Một khảo sát của Bridge đã cho thấy văn hóa ham học hỏi được coi là yếu tố hàng đầu thúc đẩy lòng trung thành và nhiệt huyết của nhân sự. Vì thế, việc tạo cơ hội học hỏi là yếu tố gần như bắt buộc doanh nghiệp phải trang bị để gia tăng trải nghiệm nhân viên. 

Có 2 loại kỹ năng doanh nghiệp cần liên tục đào tạo cho nhân viên, bao gồm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Xây dựng kế hoạch đào tạo định kỳ và lộ trình thăng tiến rõ ràng chính là bước đi quan trọng trong quá trình nâng cấp môi trường làm việc. 

3.6 Lương thưởng, phúc lợi 

Lương thưởng phúc lợi chính là tiêu chí được đặt lên hàng đầu khi ứng viên tìm việc. Một môi trường làm việc lý tưởng sẽ phải đưa ra được mức lương tương xứng với năng lực và thành quả của nhân viên, đồng thời có các chế độ đãi ngộ phù hợp như du lịch, team building,… để khích lệ tinh thần nhân viên. 

Để xây dựng và quản lý các loại đãi ngộ hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo AMIS Tiền lương, phần mềm tối đa hiệu suất của HR tiền lương với các chức năng khai báo trực quan và tự động:

  • Khai báo chính sách lương thưởng, phụ cấp, khấu trừ
  • Tự động tính lương với bộ công thức có sẵn hoặc tùy chỉnh tùy với công thức gợi ý sẵn hoặc tùy chỉnh theo loại hình tính lương của doanh nghiệp. 
  • Tự động tính các khoản khấu trừ theo quy định trên hồ sơ & quy định của Nhà nước.
  • Quản lý tình hình chi trả lương, công nợ lương, lập các báo cáo phân tích thu nhập, phúc lợi (bằng tiền mặt). 

Đăng ký trải nghiệm AMIS Tiền lương hoàn toàn miễn phí 

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]