Kiến thức nhân sự Chiến lược nhân sự Bật mí 4 phong cách quản lý nhân sự cấp dưới hiệu...

Phong cách quản lý nhân sự thể hiện tính khoa học cũng như tài năng chỉ huy và phong cách nghệ thuật của người quản lý. Mỗi người sẽ có cách quản lý khác nhau và tùy theo tình huống mà các phong cách sẽ được áp dụng. Điều quan trọng là nhà quản lý cần biết chọn lựa và vận dụng phương thức quản lý phù hợp với từng tình huống cụ thể, từng giai đoạn phát triển của công ty. Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS HRM sẽ giới thiệu 4 phong cách quản lý nhân sự cấp dưới hiệu quả.

Tải miễn phí – Trọn bộ biểu mẫu quy trình quản lý nhân sự

1. 4 phong cách quản lý nhân sự tại doanh nghiệp hiện nay

1.1 Phong cách quản lý nhân sự chuyên quyền 

Phong cách quản lý chuyên quyền là phong cách mà người quản lý tập trung toàn quyền lãnh đạo vào việc quản lý công ty. Người quản lý sẽ đưa ra yêu cầu và xử lý tất cả vấn đề, còn nhân viên sẽ là người nghe lệnh và thi hành.

Ưu điểm của phong cách quản lý nhân sự này là công việc được giải quyết một cách  triệt để, nhanh chóng và thống nhất. Quyền lực của người quản lý luôn được đảm bảo là có hiệu lực. 

Tuy nhiên, nhược điểm của phong cách này là nhân viên không có cơ hội để thể hiện sự sáng tạo. Đồng thời, nếu người quản lý quá nghiêm khắc sẽ tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối với nhân sự cấp dưới. Từ đó, nhân viên công ty có thể sẽ có những biểu hiện tiêu cực như chống đối, đình công,….

Phong cách quản lý chuyên quyền là phong cách mà người quản lý tập trung toàn quyền lãnh đạo vào việc quản lý công ty
Phong cách quản lý chuyên quyền là phong cách mà người quản lý tập trung toàn quyền lãnh đạo vào việc quản lý công ty

Phong cách quản lý nhân sự chuyên quyền phát huy hiệu quả nhất vào giai đoạn đầu của công ty, khi công ty mới đi vào hoạt động hoặc mở thêm chi nhánh mới. Đồng thời, phương pháp này cũng hiệu quả khi khối lượng công việc quá nhiều mà cần phải giải quyết nhanh chóng, nhân viên của công ty lại đang trong quá trình đào tạo. 

Ví dụ, khi công ty xảy ra vấn đề đột xuất, quyết định của lãnh đạo cấp cao nhất không có sẵn thì lúc này người quản lý phải chịu trách nhiệm và được quyền đưa ra lệnh để giải quyết vấn đề ngay lập tức. Nhân viên cấp dưới cần chấp hành và làm theo mệnh lệnh này để không phát sinh thêm vấn đề và tình huống được giải quyết một cách hiệu quả nhất có thể. 

1.2. Phong cách quản lý nhân sự dân chủ 

Phong cách quản lý nhân sự theo phương pháp dân chủ tức là lấy ý kiến của mọi người làm chủ. Tức là người lãnh đạo sẽ ra quyết định dựa trên việc tập hợp các ý kiến, quan điểm và phản hồi của nhân viên.

Mục đích của phong cách quản lý này nhằm:

  • Có được sự đồng ý giữa các bên liên quan.
  • Tạo tính minh bạch, khách quan và khuyến khích sự tham gia đóng góp của nhân viên.
  • Ghi nhận sự cống hiến của nhân viên trong việc xây dựng kế hoạch và giải quyết các vấn đề của công ty
  • Giúp người lãnh đạo gần gũi hơn với nhân viên cấp dưới. Từ đó, lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nhân tài để đào tạo họ kế nhiệm mình.

Để quản lý nhân sự theo phương pháp dân chủ thì lãnh đạo cần có các yếu tố sau:

  • Công tư phân minh, có cái nhìn khách quan khi đánh giá, nhân xét
  • Khéo léo trong giao tiếp, biết nhìn nhận sự việc, hỏi đúng người đúng việc
  • Kỹ năng phân tích và tổng hợp ý kiến, đặc biệt là các ý kiến trái chiều nhau
  • Kỹ năng đưa ra quyết định, quyết đoán, rõ ràng. 
Phong cách quản lý nhân sự theo phương pháp dân chủ tức là lấy ý kiến của mọi người làm chủ
Phong cách quản lý nhân sự theo phương pháp dân chủ tức là lấy ý kiến của mọi người làm chủ

Ưu điểm của phong cách quản lý nhân sự này là giúp phát huy năng lực, sự sáng tạo và trí tuệ của tập thể, của cấp dưới; đồng thời, tạo không khí công sở thân thiện, mọi người có thể thoải mái với nhau trong công việc. 

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp quản lý dân chủ là tốn nhiều thời gian để họp bàn và đưa ra quyết định. Đôi khi các ý kiến khác nhau giữa các thành viên trong nhóm hoặc giữa các nhà quản lý với nhau được đưa ra sẽ khó để đi đến kết luận. Phong cách quản lý dân chủ phù hợp với những công ty đã hoạt động ổn định, phát triển đến một quy mô nhất định.

Ví dụ, khi công ty muốn phát triển các chiến lược Marketing, lúc này người quản lý cần tập hợp các thành viên trong phòng Marketing để họp bàn. Trong quá trình họp, người quản lý sẽ đưa ra các mục tiêu của tổ chức, những gì mà công ty muốn hướng tới. Sau đó, mọi người sẽ cùng nhau thảo luận, phát biểu ý tưởng, quan điểm để dự án có thể được triển khai một cách hiệu quả nhất. 

1.3. Phong cách quản lý nhân sự trao quyền

Ở phong cách quản lý này, người lãnh đạo sẽ không trực tiếp can thiệp vào công việc, thay vào đó, họ sẽ khuyến khích cấp dưới chủ động tìm kiếm và quyết định cách thức xử lý công việc. Khi được làm việc trong môi trường quản lý như vậy, nhân viên sẽ có thể tự làm chủ công việc của họ, được quyền đổi mới và sáng tạo cũng như chịu trách nhiệm cho những quyết định và hành động của mình.

Ưu điểm của phong cách trao quyền cho nhân viên này là có thể kích thích họ nỗ lực nhiều hơn, mang đến năng lượng bứt phá để cống hiến cho công ty.

Tuy nhiên, nhược điểm là người lãnh đạo luôn phải chuẩn bị sẵn sàng để bất kì khi nào cũng có thể giải quyết xung đột khi nhân viên mất tập trung, lơ là công việc. Vì vậy người lãnh đạo cần có:

  • Kỹ năng xử lí vấn đề và can thiệp giải quyết xung đột ngay khi cần
  • Kỹ năng quan sát, đánh giá con người để lựa chọn đúng người, đúng việc, đúng thời điểm. 
  • Trao quyền nhưng không quên vai trò của bản thân và phải chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề
  • Kiểm tra tiến độ một cách khéo léo, tinh tế nhưng không can dự quá sâu vào dự án.
Ở đây, nhà quản lý sẽ không can thiệp quá sâu vào công việc của nhân việc
Ở đây, nhà quản lý sẽ không can thiệp quá sâu vào công việc của nhân việc

Phong cách quản lý nhân sự này sẽ phát huy tác dụng khi công ty quản lý nhân viên theo hiệu quả công việc: doanh thu, doanh số, số tiền mang về cho công ty, mô hình cộng tác viên,…

Phong cách này cũng phù hợp với những tổ chức nghiêng về hướng nghiên cứu và phát triển. Ví dụ như các công ty dược phẩm, việc nghiên cứu, chế tạo đều sẽ do bản thân mỗi nhà nghiên cứu thực hành, thử nghiệm dưới sự hướng dẫn, giám sát của người quản lý. 

1.4. Phong cách quản lý cố vấn

Phong cách quản lý nhân sự này chính là người lãnh đạo sẽ đảm nhận vai trò cố vấn và đặt trọng tâm vào sự phát triển của nhân viên. Tức là, lãnh đạo sẽ phải thường xuyên chia sẻ; hướng dẫn và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển hơn nữa.

Ưu điểm tuyệt vời nhất mà phong cách quản lý nhân viên này mang lại đó là các nhà lãnh đạo thực sự quan tâm đến thành công và phúc lợi của nhân viên, luôn đặt lợi ích của nhân viên, của tập thể lên hàng đầu. Như vậy nhân viên sẽ được truyền cảm hứng để thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả và tích cực hơn.

Để làm tốt phong cách quản lý này, người lãnh đạo cần:

  • Có tư duy mong muốn giúp nhân viên phát triển.
  • Biết lắng nghe và phản hồi các thông tin mà mình tiếp thu được.
  • Kỹ năng tạo niềm tin và xây dựng những mối quan hệ có ý nghĩa.
  • Biết cảm thông, đồng cảm và kết nối tập thể.
Phong cách quản lý cố vấn được nhiều người quản lý
Phong cách quản lý cố vấn được nhiều người quản lý

Ví dụ, khi một nhân viên thể hiện được tài năng của họ trong lĩnh vực tiếp thị nước ngoài. Một nhà lãnh đạo theo phong cách quản lý cố vấn sẽ tìm cơ hội cho nhân viên đó được tiếp xúc và làm việc trong các dự án tiếp thị nước ngoài, khuyến khích và tạo điều kiện cho người đó tham dự các sự kiện liên quan và cung cấp nguồn lực giúp họ phát triển hơn nữa về các kỹ năng cần thiết để thành công.

>>> Tìm hiểu thêm: Top 12 phần mềm quản lý nhân sự online tốt nhất

2. Kết luận

Trong suốt quá trình làm quản lý, bạn không phải chỉ theo một phong cách duy nhất, thay vào đó hãy linh hoạt thay đổi, áp dụng mỗi phong cách cho từng tình huống nhất định. Và dù là phong cách nào thì bạn cũng nên tập trung vào nhân viên, vì chính họ sẽ quyết định đến doanh thu của công ty. Hy vọng những thông tin về phong cách quản lý nhân sự trên đây sẽ giúp bạn hoàn thành tốt việc điều hành và quản lý của mình.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]