Cách bán hàng hiệu quả là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp bứt phá doanh số và duy trì lợi thế cạnh tranh. Theo McKinsey, 63% khách hàng chi tiêu nhiều hơn khi được cá nhân hóa, còn doanh nghiệp áp dụng Omnichannel có thể tăng doanh thu 30%. Nếu không nhanh chóng cập nhật cách bán hàng mới, doanh nghiệp có thể bị bỏ lại phía sau!
Vậy cách bán hàng nào đang dẫn đầu xu hướng 2025? Bài viết sẽ tiết lộ 7 cách bán hàng hot nhất, giúp doanh nghiệp bùng nổ doanh số, tối ưu được công nghệ và chinh phục khách hàng.
Cách bán hàng nào đang là xu thế hiện nay?
1. Bán hàng hợp kênh (Omnichannel)
Bán hàng hợp kênh tích hợp liền mạch giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến, giúp doanh nghiệp tạo trải nghiệm mua sắm đồng nhất. Việc đồng bộ dữ liệu từ CRM, POS, website và mạng xã hội không chỉ theo dõi chính xác hành vi khách hàng mà còn giúp dự báo xu hướng, tối ưu chiến lược khuyến mãi và tăng doanh số.
Khác với mô hình đa kênh truyền thống, Omnichannel đảm bảo sự liền mạch giữa các nền tảng: khách hàng có thể xem sản phẩm trên website, đặt hàng qua ứng dụng và nhận tại cửa hàng mà không gián đoạn.
Một trong những thương hiệu ở Việt Nam đã áp dụng cách bán hàng hiệu quả này, phù hợp với doanh nghiệp có thể kể đến đó là The Coffee House. Họ triển khai ứng dụng di động giúp khách hàng đặt hàng online, tích điểm và nhận ưu đãi. Khi khách đặt qua app, dữ liệu sẽ được đồng bộ ngay đến hệ thống tại quán, giúp nhân viên chuẩn bị đồ uống nhanh chóng. Khách có thể chọn nhận tại cửa hàng hoặc giao tận nơi mà không bị gián đoạn trải nghiệm. Nhờ mô hình này, The Coffee House duy trì tỷ lệ khách hàng trung thành cao và gia tăng đáng kể giá trị đơn hàng trung bình.
Xem thêm: Phân biệt Multi Channel và Omni channel
2. Bán hàng dựa trên dữ liệu (Data-Driven Sales)
Data-Driven Sales tận dụng dữ liệu lớn (Big Data), AI và CRM để phân tích hành vi khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm và tối ưu hiệu suất bán hàng. Thay vì dựa vào phán đoán chủ quan, doanh nghiệp có thể dự báo nhu cầu thị trường, tối ưu tồn kho và chi phí marketing theo thời gian thực.
Một trong những lợi ích lớn nhất của Data-Driven Sales là khả năng dự báo nhu cầu thị trường. Thông qua việc phân tích dữ liệu giao dịch, lịch sử mua hàng, thời điểm khách hàng tương tác, doanh nghiệp có thể nhận diện xu hướng tiêu dùng và điều chỉnh chiến lược bán hàng theo thời gian thực. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro tồn kho, tối ưu chi phí marketing và nâng cao hiệu quả bán hàng.
Amazon là một ví dụ thành công về cách bán hàng hiệu quả này, khi sử dụng AI để đề xuất sản phẩm theo hành vi khách hàng, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn 60%, góp phần đưa họ trở thành “gã khổng lồ” thương mại điện tử toàn cầu.
3. Bán hàng qua mạng xã hội (Social Selling)
Social Selling là chiến lược sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Twitter và Instagram để tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Khác với phương pháp bán hàng truyền thống, Social Selling tập trung vào việc cung cấp giá trị thông qua nội dung hữu ích, tham gia vào các cuộc thảo luận và giải quyết vấn đề của khách hàng.
Theo Salesforce, Social Selling không chỉ là việc quảng bá sản phẩm mà còn là cách để lắng nghe nhu cầu của khách hàng, xây dựng mối quan hệ và cung cấp giải pháp phù hợp. Việc này giúp tăng cường uy tín của doanh nghiệp và tạo ra sự khác biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh.
Biti’s là một ví dụ điển hình của cách bán hàng social selling tại Việt Nam với chiến dịch “Đi để trở về”. Mỗi mùa Tết, thương hiệu kết hợp cùng các ca sĩ, KOLs nổi tiếng để ra mắt MV, tạo ra thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Biti’s cũng tận dụng nội dung do người dùng tạo (UGC), khuyến khích khách hàng chia sẻ câu chuyện hành trình cùng sản phẩm, giúp tăng độ nhận diện và kết nối cảm xúc với khách hàng.
4. Bán hàng qua Livestream
Livestream bán hàng đang trở thành một trong những cách bán hàng hiệu quả nhất, bởi vì nó tạo ra sự tương tác trực tiếp và cảm giác gần gũi giữa người bán và khách hàng. Qua hình ảnh trực quan, livestream cho phép giới thiệu sản phẩm một cách chân thực, giải đáp thắc mắc ngay lập tức và xây dựng niềm tin với khách hàng. Điều này giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng và tăng tỷ lệ chốt đơn, đặc biệt hiệu quả trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng nhanh.
Những lợi ích mà cách bán hàng hiệu quả này mang lại như:
- Tiết kiệm chi phí marketing: Livestream thường miễn phí hoặc có chi phí thấp hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống.
- Mở rộng phạm vi tiếp cận: có thể tiếp cận một lượng lớn khán giả mà không bị giới hạn về địa lý.
- Thu thập phản hồi ngay lập tức: Người bán có thể nhận được phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh chiến lược bán hàng kịp thời.
Xem thêm: Xu hướng livestream bán hàng; “Vũ khí” mới của DN Việt Nam
5. Bán hàng qua tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
Affiliate Marketing là mô hình tiếp thị trong đó doanh nghiệp hợp tác với đối tác (Publisher) để quảng bá sản phẩm. Khi khách hàng mua hàng qua liên kết của Publisher, họ sẽ nhận hoa hồng từ doanh số mang lại. Đây là cách bán hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng mà không tốn quá nhiều chi phí marketing trực tiếp.
Theo Accesstrade, cách bán hàng này bao gồm:
- Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
- Nhà phân phối (Publisher): Cá nhân/tổ chức quảng bá sản phẩm và nhận hoa hồng từ giao dịch thành công.
- Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Trung gian cung cấp công cụ và theo dõi hiệu quả.
6. Thương mại di động (M-Commerce)
Theo quy hoạch hạ tầng Thông tin và Truyền thông 2021-2030, Việt Nam đặt mục tiêu đến 2025, 100% người trưởng thành có smartphone. Những con số trên cho thấy sự phát triển nhanh chóng của công nghệ di động, M-Commerce đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. M-Commerce (Mobile Commerce) là cách bán hàng hiệu quả thông qua các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Theo StringeeX, cách bán hàng M-Commerce mang lại những lợi ích như:
- Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: giúp việc mua sắm nhanh chóng, thuận tiện hơn so với website truyền thống.
- Thanh toán di động linh hoạt: Ví điện tử, QR code, Apple Pay, Google Pay giúp khách hàng thanh toán dễ dàng hơn.
Ngoài ra, việc phát triển ứng dụng di động riêng cho phép doanh nghiệp kiểm soát hoàn toàn quá trình bán hàng và triển khai các chương trình khuyến mãi độc quyền.
7. Bán hàng cá nhân hóa
Cá nhân hóa là chiến lược tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và phù hợp với nhu cầu, sở thích của từng khách hàng. Thông qua việc phân tích dữ liệu chi tiết, doanh nghiệp có thể xây dựng hồ sơ khách hàng, từ đó gửi những thông điệp, ưu đãi và gợi ý sản phẩm được cá nhân hóa. Chiến lược này không chỉ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn xây dựng mối quan hệ lâu dài, nâng cao lòng trung thành của khách hàng.
Netflix được xem là tấm gương sáng về kỹ năng bán hàng thực chiến qua cách bán hàng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Hệ thống gợi ý nội dung dựa trên hành vi người dùng giúp Netflix duy trì tỷ lệ giữ chân khách hàng lên đến 85%.
Xem thêm: Bán hàng là gì? Nghệ thuật “mê hoặc” khách hàng chốt đơn
Công cụ đo lường và tối ưu cách bán hàng hiệu quả
Google Analytics – Theo dõi hiệu suất website & landing page
- Đo lường lượng truy cập, tỷ lệ thoát trang, thời gian trên trang.
- Theo dõi hành vi khách hàng từ khi truy cập đến khi mua hàng.
- Đánh giá hiệu suất kênh tiếp thị (SEO, Google Ads, mạng xã hội…).
Facebook & TikTok Business Manager – Đo lường hiệu quả quảng cáo
- Phân tích ROAS, chi phí chuyển đổi, tỷ lệ tương tác.
- Theo dõi hành trình khách hàng từ quảng cáo đến mua hàng.
- Tối ưu target audience dựa trên dữ liệu hành vi.
AI & Chatbot (Chat GPT, Gemini, AMIS AI Chatbot) – Tự động hóa bán hàng & chăm sóc khách hàng
- Hỗ trợ khách hàng 24/7 mà không cần nhân viên.
- Cá nhân hóa tin nhắn, email marketing theo hành vi khách hàng.
- Tối ưu quy trình follow-up khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, các công cụ riêng lẻ trên chỉ tập trung giải quyết vào một vấn đề. Dữ liệu phân tán, thiếu tính đồng bộ. Mỗi công cụ chỉ phục vụ một mục tiêu riêng, ví dụ: Google Analytics đo lường hiệu suất website, Facebook Business Manager theo dõi quảng cáo.
Doanh nghiệp phải tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn, gây mất thời gian và khó kiểm soát. Khó theo dõi hành trình khách hàng một cách toàn diện. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cá nhân hóa và tối ưu chiến lược bán hàng. Tốn kém chi phí và nhân sự để quản lý nhiều nền tảng cùng lúc.
Vậy công cụ nào giúp tối ưu được cách bán hàng hiệu quả nhất?
MISA AMIS CRM – Phần mềm giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm, CRM của MISA là giải pháp giúp doanh nghiệp tích hợp, đồng bộ và quản lý toàn bộ dữ liệu bán hàng trên một nền tảng duy nhất. Đây là “trung tâm điều phối” giúp khắc phục các nhược điểm của những công cụ đơn lẻ. Với các tính năng nổi bật như:
- Quản lý khách hàng tập trung: Lưu trữ toàn bộ lịch sử giao dịch, tương tác trên một nền tảng, giúp theo dõi và chăm sóc dễ dàng.
- Tự động hóa quy trình CSKH: Gửi email, SMS, nhắc lịch chăm sóc tự động, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội kết nối.
- Trợ lý ảo AI tiên phong: AVA – trợ lý AI đầu tiên tại Việt Nam, hỗ trợ tra cứu, soạn thảo, ghi chép cuộc gọi và hướng dẫn sử dụng, nâng cao hiệu suất làm việc.
3. Case study – doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ nhờ áp dụng đúng cách bán hàng.
Case Study: Đại Thành Vinh – Tăng trưởng nhanh chóng nhờ MISA AMIS CRM
Công ty Cổ phần Đại Thành Vinh – doanh nghiệp sản xuất nhựa với mạng lưới phân phối rộng khắp – từng gặp khó khăn trong quản lý kinh doanh, đặc biệt khi mở rộng quy mô.
Thách thức doanh nghiệp gặp phải:
- Quản lý kinh doanh thiếu đồng bộ: Khi mở rộng hệ thống phân phối, doanh nghiệp khó kiểm soát đơn hàng, doanh số và hiệu suất của từng chi nhánh, đại lý.
- Dữ liệu rời rạc, khó theo dõi: Các bộ phận kế toán, bán hàng, kho vận làm việc riêng lẻ, gây sai sót trong báo cáo doanh thu và công nợ.
- Ra quyết định kinh doanh chậm: Không có công cụ theo dõi dữ liệu theo thời gian thực, việc phân tích và điều chỉnh chiến lược bị chậm trễ.
Giải pháp từ MISA AMIS CRM:
Đại Thành Vinh đã triển khai MISA AMIS CRM để tối ưu quản lý bán hàng:
- Tự động hóa quy trình bán hàng: Toàn bộ thông tin khách hàng, đơn hàng, hợp đồng và công nợ được quản lý tập trung, giúp đội ngũ kinh doanh theo dõi và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.
- Kết nối dữ liệu giữa các bộ phận: CRM giúp đồng bộ dữ liệu bán hàng, giảm thiểu sai sót khi đối soát công nợ và báo cáo doanh thu.
- Báo cáo trực quan, ra quyết định nhanh chóng: Ban lãnh đạo có thể theo dõi tình hình kinh doanh theo thời gian thực, đưa ra quyết định kịp thời.
Kết quả đạt được
Nhờ ứng dụng MISA AMIS CRM, Đại Thành Vinh đã tối ưu quản lý hệ thống phân phối, đảm bảo đồng bộ dữ liệu, giúp doanh thu tăng trưởng đúng mục tiêu và giảm rủi ro thất thoát doanh thu. Không chỉ dừng lại ở CRM, doanh nghiệp còn ứng dụng bộ giải pháp MISA AMIS Kế Toán, giúp tối ưu toàn bộ quy trình vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiện nay, MISA đã mở rộng ứng dụng bộ giải pháp MISA AMIS, mang đến giải pháp quản trị toàn diện, giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc thông minh, loại bỏ thủ tục giấy tờ, tự động hóa quy trình và tối ưu vận hành. Nhờ đó, doanh nghiệp nâng cao năng suất nhân sự, giảm chi phí và bứt phá tăng trưởng.
- Quản lý tổng thể: Hỗ trợ đầy đủ các nghiệp vụ từ kế toán – tài chính, nhân sự, bán hàng & marketing (CRM) đến quản lý công việc, truyền thông nội bộ…
- Phù hợp doanh nghiệp Việt: Đáp ứng các quy định về tài chính, kế toán, thuế, giúp triển khai nhanh chóng và hiệu quả.
- Kết nối hệ sinh thái bên ngoài: Tích hợp trực tiếp với ngân hàng, thuế, TMĐT, logistics, đồng bộ dữ liệu giữa các chi nhánh.
- Báo cáo thông minh: Hệ thống báo cáo đa chiều, trực quan, giúp CEO ra quyết định kịp thời.
- Tích hợp AI – Vận hành thông minh: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu suất.
- Làm việc mọi lúc, mọi nơi: Hỗ trợ nền tảng Cloud, giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng từ xa.
- Giao diện thân thiện: Dễ sử dụng, phù hợp với mọi trình độ nhân sự.
Dùng thử miễn phí đầy đủ tính năng
Kết luận
Để bứt phá trong thời đại số, doanh nghiệp không chỉ cần lựa chọn cách bán hàng hiệu quả phù hợp mà còn phải kết hợp công nghệ để tối ưu hiệu suất. Việc tận dụng dữ liệu, tự động hóa quy trình và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, các giải pháp quản trị toàn diện như MISA AMIS giúp doanh nghiệp đồng bộ dữ liệu, kiểm soát toàn diện hoạt động kinh doanh và ra quyết định nhanh chóng, từ đó đạt được tăng trưởng bền vững trong tương lai.