10+ Chương trình khuyến mãi bùng nổ doanh thu mùa cao điểm

21/12/2024
13

Chương trình khuyến mãi là một trong những công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Theo một nghiên cứu của Forrester, các doanh nghiệp sử dụng chương trình khuyến mãi dành cho đại lý có thể tăng doanh số bán hàng trung bình lên 10%. Tuy nhiên, chỉ có 30% các doanh nghiệp đạt được hiệu quả này.

Vậy nguyên nhân khiến các chương trình khuyến mãi thực hiện chưa hiệu quả là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục Hiện

I. Chương trình khuyến mãi là gì

Khuyến mãi nghĩa là gì?

Khuyến mãi là một hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách hàng mua sắm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ thông qua các ưu đãi đặc biệt.

Mục tiêu chính của khuyến mãi là kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, tăng doanh số bán hàng tăng doanh số mà còn xây dựng nhận diện thương hiệu và tăng sự hài lòng của khách hàng.

CTKM là gì?

CTKM là viết tắt của “Chương trình khuyến mãi”. Đây là một chiến lược được lập kế hoạch chi tiết, bao gồm các hình thức ưu đãi, quà tặng, hoặc giảm giá được áp dụng trong một khoảng thời gian cụ thể để thu hút khách hàng.

CTKM có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau như giảm giá, tặng quà, hoặc tích lũy điểm thưởng, tuỳ thuộc vào mục tiêu và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến.

Với vai trò là một công cụ marketing hiệu quả, CTKM còn được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.

chuong-trinh-khuyen-mai-la-gi
Chương trình khuyến mãi thu hút có thể giúp doanh nghiệp tăng x2 doanh số

Chương trình khuyến mãi và chương trình khuyến mại giống hay khác nhau

Khuyến mãi và khuyến mại đều là những công cụ xúc tiến bán trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên hai chương trình này sẽ có cách thức tổ chức khác nhau:

Chương trình khuyến mại

Đây là hoạt động xúc tiến bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm thúc đẩy họ mua hàng thông qua các ưu đãi cụ thể như giảm giá, quà tặng kèm, hoặc chương trình khách hàng thân thiết.

>> Khuyến mại sử dụng chiến lược kéo để tạo động lực mua sắm, từ đó tăng doanh số ngay lập tức.

Chương trình khuyến mãi

Đây là hoạt động xúc tiến bán gián tiếp qua kênh phân phối, nhằm khuyến khích các đối tác như nhà phân phối, đại lý hoặc cửa hàng nhập hàng nhiều hơn. Doanh nghiệp thường giảm giá gốc sản phẩm hoặc tăng chiết khấu hoa hồng cho các đối tác này.

>> Khuyến mãi sử dụng chiến lược đẩy để tăng cường mối quan hệ với đối tác và mở rộng mạng lưới phân phối.

Tìm hiểu chi tiết: PHÂN BIỆT KHUYẾN MẠI VÀ KHUYẾN MÃI: Đâu mới đúng?

II. Tổng hợp các chương trình khuyến mãi hay nhất, phổ biến nhất

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều chương trình khuyến mãi đa dạng, phong phú, được áp dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp.

Dưới đây là tổng hợp các chương trình khuyến mãi hay nhất, phổ biến nhất mà doanh nghiệp có thể áp dụng để gia tăng doanh thu trong mùa cao điểm.

tai-ebook-chuong-trinh-khuyen-mai

1. Giảm giá sản phẩm trực tiếp

Đây là hình thức giảm ngay một tỷ lệ phần trăm hoặc một số tiền cụ thể trên giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ. Phương pháp này rất phổ biến vì đơn giản, dễ hiểu và ngay lập tức tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng.

Ví dụ: Một thương hiệu thời trang tung chương trình “Giảm ngay 20% cho tất cả sản phẩm” trong dịp cuối tuần. Khách hàng chỉ cần mua sắm mà không phải đáp ứng bất kỳ điều kiện nào khác để được hưởng mức giá ưu đãi.

chuong-trinh-khuyen-mai-giam-gia-san-pham-truc-tiep
Giảm giá sản phẩm trực tiếp sẽ giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định

2. Giảm tiền cho đơn hàng bằng hoặc trên mức quy định

Doanh nghiệp khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn bằng cách áp dụng ưu đãi giảm giá khi giá trị đơn hàng đạt một mức quy định. Điều này vừa gia tăng giá trị giao dịch vừa tăng doanh thu tổng thể.

Ví dụ: Một siêu thị online triển khai chương trình “Giảm 100.000 VNĐ cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên”. Khách hàng có xu hướng mua thêm sản phẩm để đạt mức tối thiểu và hưởng ưu đãi này.

3. Giảm giá thời vụ

Hình thức này tập trung vào những thời điểm cụ thể trong năm, như cuối mùa, mùa lễ hội, hoặc các dịp đặc biệt như Black Friday, để kích cầu mua sắm. Chương trình giúp doanh nghiệp vừa thu hút khách hàng vừa giải phóng hàng tồn kho.

Ví dụ: Một cửa hàng điện máy tổ chức chương trình “Giảm giá 40% các sản phẩm điều hòa nhiệt độ trong tháng 9” để chuẩn bị cho các dòng sản phẩm mới trong mùa lạnh.

4. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm

Khách hàng được giảm giá hoặc nhận ưu đãi khi mua nhiều sản phẩm cùng lúc. Đây là cách để doanh nghiệp tăng doanh thu trên mỗi giao dịch và thúc đẩy bán chéo sản phẩm.

Ví dụ: Một cửa hàng mỹ phẩm tung ra chương trình “Mua 2 tặng 1 cho toàn bộ sản phẩm chăm sóc da”.

chuong-trinh-giam-gia-khi-mua-nhieu-san-pham
Áp dụng chương trình tặng quà làm khách hàng cảm thấy được hời

5. Mua hàng khuyến mãi với đơn hàng bằng hoặc trên mức quy định

Khi khách hàng đạt mức chi tiêu tối thiểu, họ sẽ được mua sản phẩm khuyến mãi với giá đặc biệt thấp. Điều này làm tăng tính hấp dẫn của ưu đãi và động viên khách hàng chi tiêu nhiều hơn.

Ví dụ: Một siêu thị có chương trình “Mua sản phẩm thứ 2 chỉ với 1.000 VNĐ khi đơn hàng từ 500.000 VNĐ”. Khách hàng sẽ cố gắng đạt mức chi tiêu yêu cầu để nhận ưu đãi.

6. Khuyến mãi giờ vàng, ngày vàng, tuần lễ vàng

Chương trình ưu đãi được áp dụng trong khung thời gian giới hạn, thường là một vài giờ, một ngày hoặc một tuần. Cảm giác khan hiếm và cấp bách khiến khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua sắm.

Ví dụ: Một thương hiệu công nghệ chạy chương trình “Flash Sale 2 giờ: Laptop giảm giá 50% từ 12h – 14h ngày 20/12”.

chuong-trinh-khuyen-mai-gio-vang
Khuyễn mãi giờ vàng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định

7. Khuyến mãi vào ngày hoặc dịp đặc biệt

Chương trình tập trung vào các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt như Tết, Giáng Sinh, 8/3, hoặc ngày thành lập công ty. Đây là dịp khách hàng có nhu cầu mua sắm cao và dễ bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi.

Ví dụ: Một chuỗi nhà hàng tổ chức chương trình “Ưu đãi 30% nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3”.

8. Voucher, coupon

Voucher, coupon là chương trình khuyến mãi mà doanh nghiệp cung cấp mã giảm giá hoặc phiếu ưu đãi để khách hàng sử dụng trong lần mua sắm tiếp theo hoặc trong một khoảng thời gian cụ thể. Hình thức này khuyến khích khách hàng quay lại và gia tăng lòng trung thành.

Ví dụ: Một thương hiệu thức uống tặng voucher “Giảm 20% cho hóa đơn tiếp theo” cho khách hàng mua cà phê vào buổi sáng, nhằm tăng lượt khách quay lại trong tuần.

9. Tặng kèm sản phẩm hoặc dịch vụ

Khách hàng mua một sản phẩm sẽ nhận được quà tặng kèm theo. Điều này tạo cảm giác “mua hời” và gia tăng giá trị đơn hàng mà không cần giảm giá trực tiếp.

Ví dụ: Một cửa hàng điện thoại tặng kèm tai nghe Bluetooth cho khách hàng mua các dòng smartphone cao cấp, tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm.

chuong-trinh-tang-kem
Tạo cảm giác “mua hời” và gia tăng giá trị đơn hàng với chương trình khuyến mãi tặng kèm

10. Ưu đãi khách VIP

Đây là chương trình dành riêng cho khách hàng thân thiết, thường là các ưu đãi độc quyền như giảm giá sâu hơn, dịch vụ đặc biệt, hoặc cơ hội tham gia sự kiện riêng tư.

Ví dụ: Một spa cao cấp gửi thư mời khách VIP tham dự buổi trải nghiệm miễn phí liệu trình mới trước khi ra mắt chính thức.

11. Tri ân khách hàng

Chương trình khuyến mãi này nhằm cảm ơn và tri ân khách hàng đã đồng hành cùng doanh nghiệp, thường thông qua quà tặng hoặc ưu đãi đặc biệt.

Ví dụ: Một nhà sách tổ chức chương trình “Tặng phiếu quà tặng trị giá 500.000 VNĐ cho khách hàng đã mua sắm trên 2 triệu VNĐ trong năm qua”.

12. Bốc thăm trúng thưởng

Khách hàng tham gia mua sắm sẽ có cơ hội tham gia bốc thăm để nhận giải thưởng giá trị. Đây là cách tạo sự phấn khích và khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn.

Ví dụ: Một siêu thị tổ chức “Bốc thăm trúng xe máy SH khi mua sắm từ 1 triệu VNĐ trở lên”.

chuong-trinh-boc-tham-trung-thuong
Tạo sự phấn khích và tăng nhu cầu khách hàng với chương tình bốc thăm trúng thưởng

13. Miễn phí hoặc hỗ trợ phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển hoặc hỗ trợ một phần phí ship hàng là chiến lược phổ biến để thu hút khách hàng, đặc biệt trong ngành thương mại điện tử.

Ví dụ: Một sàn TMĐT có chương trình “Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 300.000 VNĐ”.

14. Chương trình khuyến mãi khai trương cửa hàng

Chương trình này được áp dụng khi khai trương cửa hàng hoặc chi nhánh mới, thường với mức giảm giá lớn để thu hút khách hàng.

Ví dụ: Một tiệm bánh khai trương chi nhánh mới với ưu đãi “Mua 1 tặng 1 cho tất cả sản phẩm trong tuần đầu tiên”. Điều này giúp cửa hàng nhanh chóng thu hút sự chú ý từ khách hàng.

15. Các chương trình khuyến mãi dành cho đại lý

Doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong quá trình lập kế hoạch cho chương trình khuyến mãi hằng năm cho đại lý. Làm thế nào để tối ưu chi phí, kích cầu của đại lý hay quản lý chương trình một cách hiệu quả?

Ebook Các chương trình khuyến mãi dành cho đại lý là đáp án cho những bài toán trên.

Tải ngay Ebook: Các chương trình khuyến mãi dành cho đại lý dịp cuối năm

Cuốn ebook giúp doanh nghiệp:

  • Tăng cường sự gắn kết và xây dựng mối quan hệ bền vững với đối tác
  • Thu hút đại lý mới, kích thích đại lý tăng doanh số bán hàng một cách hiệu quả
  • Hiểu rõ cách thức tạo động lực và củng cố lòng trung thành của nhà phân phối, đại lý
  • Xây dựng chương trình khuyến mãi phù hợp với đặc thù doanh nghiệp và đối tác

III. Lợi ích của chương trình khuyến mãi

Chương trình khuyến mãi là một công cụ tiếp thị mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

Tăng doanh số bán hàng

Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thu hút khách hàng mới

Ưu đãi đặc biệt là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.

Giải phóng hàng tồn kho

Khuyến mãi là phương thức hiệu quả để doanh nghiệp đẩy nhanh việc bán các sản phẩm tồn kho, giải phóng không gian lưu trữ và chuẩn bị cho các mặt hàng mới.

Tăng cường nhận diện thương hiệu

Lợi ích của chương trình khuyến mãi còn được thể hiện qua mối liên kết bền chặt của một thương hiệu với khách hàng của họ. Với tâm lý tìm mua sản phẩm với giá “hời”, người mua sẽ dành nhiều sự quan tâm với một nhãn hàng hơn trong mùa khuyến mãi.

Đây sẽ là cơ hội “vàng” để doanh nghiệp tạo kết nối với khách hàng mới và tăng tương tác với khách hàng hiện tại từ đó mở rộng phạm vi nhận diện thương hiệu

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý chương trình khuyến mạiThử ngay MISA AMIS CRM - báo cáo tự động nắm “chính xác” hiệu quả CTKM

quan-ly-khuyen-mai-voi-misa-amis-crm

IV. Cách xây dựng chương trình khuyến mãi nhanh gọn mà vẫn hiệu quả

Nguyên nhân khiến cho chương trình khuyến mãi không có hiệu quả hoặc chưa thu hút là nằm ở khâu lập kế hoạch và lựa chọn chương trình khuyến mãi phù hợp với doanh nghiệp.

Dưới đây là cách xây dựng chương trình khuyến mãi nhanh gọn cho doanh nghiệp, đảm bảo tiêu chí “nhanh mà chất lượng” sẵn sàng chinh chiến:

xay-dung-chuong-trinh-khuyen-mai
Xây dựng chương trình khuyến mãi “nhanh mà chất lượng”

1. Lập kế hoạch chương trình khuyến mãi

Xác định rõ mục tiêu của chương trình

Trước hết, doanh nghiệp cần phải rõ ràng về mục tiêu mình muốn đạt được, ví dụ nhằm gia tăng doanh số, giải phóng hàng tồn kho, mở rộng phân phối hay nâng cao nhận thức thương hiệu.

Chọn đối tượng khách hàng mục tiêu

Sau khi đã xác định được mục tiêu, việc tiếp theo là cần lựa chọn ai sẽ là đối tượng tham gia. Chương trình dành cho khách hàng mới, khách hàng thân thiết hay toàn bộ khách hàng.

Lựa chọn hình thức khuyến mãi phù hợp

Dựa vào mục tiêu đã đặt ra, và điểm đặc thù của từng loại hình khuyến mãi, doanh nghiệp cần chọn lựa hình thức sao cho phù hợp. Bên cạnh đó cần lưu ý đến hành vi và nhu cầu của khách hàng.

tai-ebook-chuong-trinh-khuyen-mai

2. Thiết kế thể lệ chương trình khuyến mãi

Dễ hiểu và công bằng

Thể lệ chương trình khuyến mãi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thu hút khách hàng tham gia. Các quy định và điều kiện cần phải được thiết kế sao cho dễ hiểu và công bằng để không làm khách hàng cảm thấy bị lừa dối.

Phòng trừ rủi ro

Ngoài việc công bố rõ ràng các tiêu chí tham gia và điều kiện nhận ưu đãi, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên cập nhật thông tin cho khách hàng. Chắc chắn rằng họ nắm rõ về chương trình mình tham gia, từ đó tránh những tranh cãi không đáng có và bảo vệ uy tín của thương hiệu.

3. Nội dung chương trình khuyến mãi

Sáng tạo tiêu đề hấp dẫn

Nội dung chương trình khuyến mãi chính là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của cả chiến dịch. Bạn cần xác định rõ các thông điệp muốn truyền tải để khách hàng thấy được sự hấp dẫn và giá trị mà họ nhận được khi tham gia.

noi-dung-chuong-trinh-khuyen-mai
Tạo tiêu đề chương trình hấp dẫn để tạo ấn tượng

Sử dụng hình ảnh trực quan

Cách trình bày hình ảnh và văn bản cũng cần phải được xem xét tỉ mỉ. Mọi thứ cần đơn giản, dễ nhớ và gây ấn tượng để không bị đánh mất sự chú ý của khách hàng.

Quảng bá đa kênh

Doanh nghiệp nên tận dụng website, mạng xã hội, email, và các phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu để tiếp cận khách hàng một cách tối đa.

4. Quản lý chương trình khuyến mãi

Không chỉ dừng lại ở việc triển khai, doanh nghiệp cần phải có cơ chế theo dõi và đánh giá chương trình khuyến mãi. Điều này giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược nếu cần và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.

Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả các chương trình khuyến mãi có thể trở nên dễ dàng hơn với MISA AMIS CRM – giải pháp quản lý khách hàng toàn diện dành cho doanh nghiệp.

>> Quản lý mọi chương trình khuyến mại dành cho đại lý chỉ trên một nền tảng hợp nhất 

phần mềm tích điểm cho khách hàng

Kết luận

Việc xây dựng một chương trình khuyến mãi hiệu quả không chỉ giúp gia tăng doanh thu mà còn góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một góc nhìn mới về cách lập kế hoạch chương trình khuyến mãi, triển khai và tối ưu hóa việc quản lý chương trình khuyến mãi. Giúp doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp best-seller trong mùa bán hàng cao điểm.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả