PHÂN BIỆT KHUYẾN MẠI VÀ KHUYẾN MÃI: Đâu mới đúng?

11/11/2024
63

“Khuyến mại” và “khuyến mãi” đều có nguồn gốc từ tiếng Hán. Trong ngôn ngữ hàng ngày, “khuyến mại” và “khuyến mãi” thường bị sử dụng lẫn lộn khi nói về các chương trình giảm giá, tặng quà của các doanh nghiệp.

I. Khuyến mại và khuyến mãi khác nhau như thế nào?

Phân biệt nhanh khuyến mại và khuyến mãi:

Phân biệt khuyến mại và khuyến mãi
Phân biệt khuyến mại và khuyến mãi
Tiêu chí Khuyến mại Khuyến mãi
Căn cứ pháp lý Luật Thương mại 2005 và Nghị định 81/2018/NĐ-CP Không có quy định
Khái niệm Là hoạt động nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng Là hình thức thúc đẩy sức bán cho các đối tác phân phối
Bản chất Kích cầu khách hàng mua sắm Khuyến khích nhà phân phối nhập hàng
Đối tượng hướng đến Khách hàng cuối cùng – người tiêu dùng  Trung gian thương mại (đại lý, bán buôn, bán lẻ,…) 
Ví dụ Chương trình giảm 100k cho hoá đơn từ 1 triệu. Thưởng 10 triệu cho các nhà phân phối đạt 110% KPI bán hàng quý.
Mục đích
  • Giảm tồn kho
  • Tăng doanh thu
Các hình thức 

phổ biến

  • Giảm giá
  • Hoàn tiền
  • Tặng quà: hàng dùng thử, voucher
  • Rút thăm trúng thưởng
  • Khách hàng thân thiết
  • Thưởng hiện kim
  • Tặng hiện vật
  • Tích điểm nhập hàng
  • Thi đua doanh số

Chi tiết:

  • Khuyến mại là gì?

Khuyến mại là hoạt động xúc tiến bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, khuyến khích khách hàng mua hàng thông qua các ưu đãi trực tiếp như giảm giá, quà tặng kèm hoặc các chương trình khách hàng trung thành.

Khuyến mại áp dụng chiến lược kéo. Mục tiêu của khuyến mại là tạo động lực cho khách hàng chi tiêu nhiều hơn, tăng doanh số bán hàng ngay lập tức.

  • Khuyến mãi là gì?

Khuyến mãi là hình thức xúc tiến bán gián tiếp qua kênh phân phối, khuyến khích sức bán từ phía các đối tác phân phối và cửa hàng.

Doanh nghiệp thường giảm giá gốc sản phẩm hoặc tăng chiết khấu hoa hồng cho nhà phân phối để tăng cường mạng lưới bán hàng và mở rộng phạm vi tiếp cận của sản phẩm.

Khuyến mãi áp dụng chiến lược đẩy qua các kênh phân phối. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường quan hệ với các đối tác bán lẻ và thúc đẩy gián tiếp tới sức mua từ phía người tiêu dùng.

Như vậy, khuyến mại hướng tới người tiêu dùng, khuyến khích khách hàng mua hàng thông qua các ưu đãi trực tiếp như giảm giá hoặc quà tặng. Trong khi đó, khuyến mãi nhắm đến nhà phân phối, đại lý, khuyến khích nhà phân phối nhập hàng bằng cách giảm giá gốc hoặc chiết khấu hoa hồng.

Tham khảo thêm: Phân biệt chiến lược kéo và chiến lược đẩy

II. Điểm giống nhau giữa khuyến mại và khuyến mãi

Khuyến mại và khuyến mãi đều là những công cụ xúc tiến bán trong chiến lược Marketing Mix của doanh nghiệp. Với cùng một mục tiêu cuối cùng là thu hút khách hàng và gia tăng doanh số, hai hoạt động lại đưa ra những hình thức triển khai khác biệt.

III. Ví dụ về khuyến mại

Hoạt động khuyến mại thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp B2C (Business-to-Customer) có nhu cầu tiếp xúc, tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng cuối cùng (end-users) và gia tăng độ nhận diện thương hiệu.

Những doanh nghiệp này còn hướng đến thu hút khách hàng mới, đẩy hàng tồn kho nhanh và xây dựng lòng trung thành thông qua chương trình giảm giá hoặc tích điểm cho khách hàng thân thiết.

Một ví dụ điển hình của doanh nghiệp hoạt động khuyến mại mạnh là Saigon Co.op, đặc biệt thông qua hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra. Họ thường tổ chức nhiều chương trình khuyến mại quy mô lớn thu hút khách hàng.

Những chương trình khuyến mại của Coopmart không chỉ tập trung vào việc giảm giá trên hóa đơn mà còn cung cấp các ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng thành viên, giúp họ tiết kiệm 10-20% chi phí mua sắm hàng ngày.

Trong tháng 11/2024, chiến lược kinh doanh của Co.opmart tổ chức rất nhiều chương trình ưu đãi đậm bao gồm “Tri ân triệu cảm xúc,” trong đó hơn 4.000 sản phẩm được giảm giá từ 40% trở lên, kèm theo 400.000 phần quà và hàng triệu ưu đãi trên các nhóm hàng thiết yếu.

Co.opmart và Co.opXtra thường xuyên tổ chức các sự kiện ưu đãi lớn
Co.opmart và Co.opXtra thường xuyên tổ chức các sự kiện ưu đãi lớn

Ngoài ra, Co.opmart còn áp dụng các chương trình giảm giá linh hoạt, ví dụ như giảm giá theo vị trí địa lý và vùng miền để phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở từng khu vực khác nhau.

IV. Ví dụ về khuyến mãi

Khuyến mãi thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp có đặc thù mạng lưới đại lý và cửa hàng phân phối rộng như doanh nghiệp B2B (Business-to-Business), doanh nghiệp phân phối.

Song song với khuyến mãi, các doanh nghiệp này thường kết hợp thêm hoạt động khuyến mại để tạo ra một chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ nhà phân phối đến người tiêu dùng.

Với hoạt động khuyến mãi, công ty không chỉ khuyến khích mạng lưới phân phối mà còn tăng độ phủ của sản phẩm trên thị trường.

Kalpen Group là tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử và gia dụng hàng đầu của Đức. Họ đã và đang triển khai các chiến dịch khuyến mãi mạnh mẽ dành cho hệ thống đại lý phân phối sản phẩm Kalpen trên toàn quốc.

Hàng quý, các đại lý xuất sắc vượt chỉ tiêu KPI sẽ được thưởng những phần quà giá trị, bao gồm tiền thưởng, quà tặng hiện vật và các trải nghiệm đặc biệt khác như vé du lịch, gala tri ân.

Tháng 7 vừa qua, Kalpen Group đã tổ chức chuyến du lịch tham quan Đài Loan (Trung Quốc) để tri ân các đối tác đại lý có thành tích kinh doanh xuất sắc của Kalpen trên toàn hệ thống phân phối.

Kalpen Group tổ chức chuyến du lịch nhằm tri ân các đối tác
Kalpen Group tổ chức chuyến du lịch nhằm tri ân các đối tác

V. Quản lý khuyến mại và khuyến mãi hiệu quả

Khuyến mại và khuyến mãi là các hoạt động quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số và duy trì sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, nếu quản lý không tốt, doanh nghiệp có thể:

  • Thua lỗ do chiết khấu hoặc ưu đãi cao mà doanh số không như mong đợi
  • Nhân viên bán hàng nhầm lẫn các chương trình khuyến mại, khuyến mãi dành cho khách hàng khi triển khai nhiều chương trình cùng lúc
  • Không đo lường và theo dõi được hiệu quả chương trình, đặc biệt nếu không có công cụ quản lý phù hợp.

Vì thế, doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch, quản lý và triển khai khuyến mại và khuyến mãi rõ ràng, cân nhắc các yếu tố chi phí và hiệu quả. Đồng thời đưa vào sử dụng phần mềm quản lý các chương trình khuyến mại & khuyến mãi để theo dõi hiệu quả chương trình, tự động cập nhật tồn kho và quản lý doanh số theo thời gian thực.

Hiện tại, MISA AMIS CRM đang hỗ trợ hơn 50 loại hình khuyến mại & khuyến mãi phổ biến như chiết khấu tiền, chiết khấu %, tặng hàng, giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc thiết kế và quản lý hiệu quả chương trình bán hàng.

Sử dụng MISA AMIS CRM, đội ngũ kinh doanh có thể áp dụng chương trình khuyến mại hoặc khuyến mãi ở mọi lúc, mọi nơi mà không sợ sai sót, nhầm lẫn. Cùng với đó, MISA AMIS CRM cũng cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu quả của từng chương trình, giúp doanh nghiệp đánh giá và điều chỉnh chiến lược kịp thời.

MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp quản lý khuyến mạikhuyến mãi hiệu quả
Minh họa: MISA AMIS CRM giúp doanh nghiệp quản lý khuyến mại, khuyến mãi hiệu quả

Quản lý khuyến mại & khuyến mãi trên MISA AMIS CRM ngay

VI. Tạm kết

Khuyến mại và khuyến mãi đều là những chiến lược quan trọng trong hoạt động kinh doanh và tiếp thị, tùy thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.

Mỗi chiến lược đều có vai trò riêng biệt trong việc xây dựng mối quan hệ với đối tác phân phối và người tiêu dùng cuối, giúp doanh nghiệp tạo ra chiến lược marketing – bán hàng toàn diện, bền vững.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 4.7]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả