CSR Marketing là gì? Cách triển khai hiệu quả chiến dịch CSR từ thực tế

05/11/2024
47

Áp dụng CSR trong Marketing là một trong những cách cực hay để xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tốt trong lòng khách hàng. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách triển khai CSR đúng trong Marketing một cách hiệu quả từ các ví dụ thực tế của các thương hiệu lớn!

CSR trong Marketing là gì?

Mình đã có một bài viết chi tiết giải thích CSR là gì? Nếu bạn chưa hiểu rõ về CSR hãy đọc bài viết đó rồi quay lại tiếp tục đọc bài viết này để thực sự hiểu được nội dung bài này sâu nhất.

CSR trong Marketing là gì
Tìm hiểu khái niệm CSR trong Marketing là gì?

CSR là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nếu Marketing truyền thống tập trung vào việc đẩy doanh số và lợi nhuận. Thì CSR Marketing nhấn mạnh việc tạo ra giá trị bền vững cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Tức là ta sẽ tận dụng việc triển khai CSR để đạt được các mục tiêu Marketing cho doanh nghiệp bao gồm: xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt, tạo lòng trung thành khách hàng với thương hiệu.

Điều này đòi hỏi chiến dịch CSR phải truyền tải được thông điệp thương hiệu muốn gửi gắm tới khách hàng của mình một cách thật khéo léo.

Lợi ích khi triển khai CSR Marketing

Khi triển khai CSR Marketing, ngay lập tức ta sẽ cảm nhận được sự hiểu qua đem lại tới hình ảnh thương hiệulòng trung thành của khách hàng.

CSR giúp công ty tăng cường thương hiệu và doanh thu
CSR Marketing thành công giúp tăng thương hiệu và khách hàng trung thành

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thương hiệu thực hiện tốt CSR có thể tăng tỉ lệ giữ chân khách hàng lên đến 15% so với các đối thủ không chú trọng vào trách nhiệm xã hội.

Một thương hiệu mạnh là một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn để thu hút khách hàng, thu hút đầu tư, nhân lực.

Tuy nhiên, điều đặc biệt khi triển khai CSR Marketing là nó mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp.

Nó giúp làm giảm thiểu rủi ro của các thương hiệu. Nhiều công ty lớn đã giảm thiểu rủi ro từ các cuộc khủng hoảng nhờ vào các chương trình CSR hiệu quả, từ đó duy trì hình ảnh tích cực trong cộng đồng.

Còn một điều nữa là khi triển khai CSR Marketing, nó còn tạo ra các giá trị tốt đẹp mang đến cho cộng đồng và xã hội chứ không chỉ đơn giản là doanh nghiệp.

Cách triển khai CSR Marketing thành công cho doanh nghiệp

Để triển khai CSR Marketing một cách thành công không phải đơn giản chỉ là tìm kiếm các việc làm tốt để làm? Rồi đăng lên các kênh Social và quảng bá là được.

Việc triển khai CSR Marketing để có hiệu quả cần rất khéo léo, dưới đây là 5 yếu tố quan trọng giúp triển khai chiến dịch CSR hiệu quả với Marketing.

1. Xác định rõ mục tiêu của chiến dịch

Xác định mục tiêu của CSR Marketing
Xác định rõ mục tiêu của CSR hướng tới

Chiến dịch CSR cần phải xác định rõ đối tượng mình muốn hướng đến là ai? Đối tượng này có nằm trong tệp khách hàng của mình không? Nếu lựa chọn đối tượng này thì hiệu quả mà nó tác động đến thương hiệu với khách hàng ra sao?

Ví dụ như chiến dịch “Sữa Kun cho em” của Vinamilk đã gây được tiếng vang lớn nhờ vào việc tập trung vào đối tượng trẻ em vùng cao. Hay Chiến dịch “Tiệc vui êm ái, thoải mái lái xe” của Heineken đã thành công trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về việc không uống rượu bia khi lái xe.

2. Lấy yếu tố tốt đẹp cho xã hội và cộng đồng làm nền tảng

CSR Marketing cần xuất phát từ mục đích tốt đẹp
Mọi chiến dịch CSR đều phải bắt đầu từ yếu tố tốt đẹp

Một chiến dịch CSR thành công, bắt buộc phải đi từ hành động tốt đẹp và mang giá trị thực cho cộng đồng. Nếu các chiến dịch CSR mà làm không tới cùng, không thực sự mang lại hiệu quả, hay gặp sự cố nó sẽ trở thành một khủng hoảng truyền thông dành cho thương hiệu và phản tác dụng.

3. Chú trọng đến các vấn đề xã hội quan tâm

Một chiến dịch CSR tạo ra tiếng vang rất tốt nếu ta nhắm đến các vấn đề mà xã hội quan tâm.

Ví dụ như: các cơn bão lớn năm 2024 gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề cho người dân vùng núi miền Bắc. Đặc biệt là câu chuyện thương tâm tại Làng Nủ, và thương hiệu thẩm mỹ Mailisa đã chi xây dựng hơn 100 căn nhà tình thương cho người dân làng Nủ với chi phí dự tri gần 17 tỷ đồng.

Hay Vingroup đã góp 100 tỷ đồng vào mặt trận tổ quốc để khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra.

4. Chú ý đến vấn đề truyền thông tinh tế

Một chiến dịch CSR tạo giá trị cho cộng đồng nhưng cách truyền thông không tinh tế sẽ tạo ra những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng với thương hiệu, thậm chí sẽ gây ra khủng hoảng, tẩy chay từ người tiêu dùng.

Ví dụ: trong việc cùng là trích tiền từ đơn hàng để ủng hộ đồng bào nhưng Grab và Katinat lại gặp phải hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Grab thì nhận được sự ủng hộ, trong khi Katinat đã gặp một tỷ lệ tương tác phẫn nộ đến từ khách hàng. Và ngay lập tức, thương hiệu này phải nhanh chóng sửa lỗi để cứu vãn tình hình.

5. Đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và xã hội

Các chiến dịch CSR là dài hạn và tốn kém rất nhiều nguồn lực của doanh nghiệp từ chi phí, nhân lực. Do đó, trên tất cả chiến dịch CSR vừa phải tạo ra giá trị cho xã hội nhưng cũng phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty.

Thách thức khi triển khai CSR Marketing

1. Chi phí cao và khó đo lường hiệu quả

Như đã nói ở trên, chi phí cao luôn là một trong những yếu tố gây khó khăn để triển khai CSR Marketing. Bên cạnh đó, việc thiếu các công cụ đo lường cũng khiến cho việc theo dõi sự hiệu quả của chiến dịch tới thương hiệu như thế nào?

2. Nguy cơ bị cho là “greenwashing”

Greenwashing” là gì? Đây là thuật ngữ chỉ việc các doanh nghiệp sử dụng thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm về các hoạt động CSR để làm cho mình trông có trách nhiệm hơn với môi trường và xã hội.

Điều này có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu nếu bị khách hàng phát hiện.

Ví dụ: Một công ty có thể tuyên bố rằng họ sử dụng vật liệu tái chế, nhưng thực tế chỉ một phần rất nhỏ trong sản phẩm của họ được làm từ vật liệu này.

Khách hàng ngày càng có xu hướng tìm kiếm thông tin minh bạch và đáng tin cậy. Khi một doanh nghiệp bị phát hiện “greenwashing”, họ không chỉ mất đi lòng tin mà còn có thể đối mặt với phản ứng tiêu cực từ cộng đồng và thị trường.

Tương lai CSR Marketing ra sao?

Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 70% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các thương hiệu cam kết với các giá trị bền vững và trách nhiệm xã hội.

Tương lai của CSR Marketing
CSR Marketing là xu hướng để các công ty phát triển bền vững

Các công ty đang ngày càng quan tâm đến CSR Marketing với mục tiêu không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn đóng góp tích cực cho xã hội.

CSR Marketing sẽ dần chuyển hướng để phù hợp với các tiêu chuẩn ESG, một phần không thể thiếu của sự phát triển bền vững.

Mạng xã hội đóng vai trò trung tâm trong CSR Marketing, giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng rộng lớn và nhanh chóng hơn.

Các công nghệ hiện đại sẽ giúp chúng ta thành công đo lường chính xác tác động của các chiến dịch CSR Marketing.

Các chính sách và quy định ngày càng khắt khe hơn từ các chính phủ và tổ chức quốc tế sẽ tạo ra áp lực lớn hơn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện CSR.

Tổng Kết:

Có thể nói rằng CSR Marketing không chỉ là một phần của chiến lược marketing mà là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao giá trị thương hiệu. Việc áp dụng CSR Marketing giúp doanh nghiệp không chỉ đạt được lợi ích kinh tế mà còn tạo ra giá trị lâu dài cho xã hội và cộng đồng.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về CSR và cách áp dụng chiến dịch CSR để thúc đẩy Marketing.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả