Marketing – bán hàng Giải pháp CRM Odoo CRM là gì? Phân tích ưu, nhược điểm của Odoo CRM

Odoo CRM là phân hệ quan trọng trong tổng thể phần mềm quản trị doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu chính là quản lý mối quan hệ với khách hàng. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết về Odoo CRM qua bài viết dưới đây. 

Tổng quan Odoo CRM: Khái niệm, tính năng

Odoo CRM là gì?

Với định nghĩa Odoo CRM, đây là một phân hệ hay một module quan trọng trong tổng thể hệ thống quản trị doanh nghiệp của Odoo ERP. Về cơ bản, Odoo CRM là một phân hệ riêng, hướng đến mục tiêu quản trị mối quan hệ với khách hàng và tối ưu hoá quy trình tiếp thị – bán hàng – chăm sóc khách hàng. 

Odoo CRM là gì?
Odoo CRM là gì?

Cụ thể, Odoo CRM là module giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi, tâm lý của khách hàng qua những tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp. Qua đó, nhân viên kinh doanh có thể thấu hiểu hơn về khách hàng để giúp khách hàng cảm thấy hài lòng hơn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, phân hệ Odoo CRM cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là nhà quản lý và chủ doanh nghiệp có thể giảm chi phí quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mới, đồng thời duy trì mối quan hệ giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng. 

Các tính năng của Odoo CRM là gì?

Odoo CRM là một phần của hệ thống quản lý doanh nghiệp tổng thể Odoo, và nó cung cấp một loạt các chức năng để quản lý mối quan hệ với khách hàng. Dưới đây là một số chức năng chính của Odoo CRM:

  • Quản lý cơ hội kinh doanh (Leads và Opportunities): Theo dõi và quản lý các cơ hội kinh doanh từ khi xuất hiện đến khi chuyển đổi thành giao dịch.
  • Tự động hóa quy trình bán hàng: Tạo và tùy chỉnh quy trình bán hàng, bao gồm tự động hóa các tác vụ như gửi email, lên lịch hẹn, và nhắc nhở.
  • Phân tích và báo cáo: Cung cấp báo cáo chi tiết và phân tích về hoạt động bán hàng, hiệu suất của đội ngũ, và dữ liệu khách hàng.
  • Quản lý Email Marketing: Tích hợp chức năng gửi email trực tiếp từ CRM, cho phép tạo và theo dõi chiến dịch email marketing.
  • Lịch và hẹn: Quản lý lịch và hẹn gặp với khách hàng, tích hợp với lịch của Google hoặc Microsoft Outlook.
  • Tích hợp mạng xã hội và Website: Tích hợp với các nền tảng mạng xã hội và website để tự động thu thập thông tin cơ hội kinh doanh.
  • Quản lý giao tiếp: Theo dõi và quản lý tất cả giao tiếp với khách hàng, bao gồm email, cuộc gọi, và gặp mặt.
  • Tích hợp với các ứng dụng khác của Odoo: Tích hợp mạnh mẽ với các ứng dụng khác của Odoo như Kế toán, Kho hàng, Sản xuất, v.v., để cung cấp một giải pháp doanh nghiệp tổng thể.
  • Quản lý đội ngũ bán hàng: Quản lý và theo dõi hiệu suất của đội ngũ bán hàng, cũng như phân bổ tài nguyên và mục tiêu.
  • Tính năng tùy chỉnh: Odoo CRM cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh chức năng theo nhu cầu cụ thể, từ thêm trường dữ liệu đến tạo báo cáo tùy chỉnh.

Ưu, nhược điểm của Odoo CRM

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa CRM Odoo là gì, vậy doanh nghiệp có nên sử dụng module này không? Ưu & nhược điểm của Odoo CRM là gì?

Ưu điểm của phân hệ Odoo CRM

Về ưu điểm của phân hệ Odoo CRM, module này có những đặc điểm chính sau:

CRM là hệ thống quan trọng và đặc biệt cần thiết trong doanh nghiệp

CRM (Customer Relationship Management) là hệ thống quan trọng và vô cùng cần thiết trong doanh nghiệp. Việc sử dụng phần mềm CRM không những có thể hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả mà còn có thể giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng hơn. 

Với CRM, doanh nghiệp có thể tự động hóa quy trình tiếp thị – bán hàng – chăm sóc khách hàng để tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp khách hàng cảm nhận được sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Qua đó, khách hàng cũng sẽ có thêm động lực gắn bó và trở thành khách hàng trung thành lâu dài hơn với doanh nghiệp.

Odoo CRM là phân hệ giúp doanh nghiệp phát triển

Nếu đặt Odoo CRM với Zoho hay Hubspot lên bàn cân thì gần như các tính năng của CRM Odoo phù hợp hơn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có mục tiêu phát triển. Với Odoo CRM, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng kết hợp cả tính năng mà doanh nghiệp có thể nhìn thấy trên Salesforce hay Zoho.

Ngoài ra, Odoo còn có những tính năng vượt trội hơn mà các phân hệ khác không có như dự đoán được ngày có thể chốt đơn, lưu trữ hình ảnh trên hệ thống CRM hay cài đặt nút CTA trên website,…

Với Odoo CRM, doanh nghiệp còn có thể chỉnh sửa, tuỳ chỉnh hay thêm bớt các tính năng khác mà doanh nghiệp muốn có nhưng các hệ thống khác chưa có. Bên cạnh đó, do đây chỉ là một phân hệ nên chi phí cũng phải chăng hơn rất nhiều, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Ưu, nhược điểm của Odoo CRM
Ưu, nhược điểm của Odoo CRM

Odoo CRM là module dễ áp dụng

CRM Odoo hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp thích nghi và phát triển, bởi Odoo vốn là một phần của phần mềm hoạch định, quản lý doanh nghiệp ERP. Chỉ với số vốn nhỏ và số lượng nhân viên còn ít thì doanh nghiệp không thực sự cần đến hẳn 1 hệ thống ERP. Do đó, lựa chọn 1 phân hệ CRM trong Odoo là hoàn toàn phù hợp.

Bạn gặp khó khăn trong việc quản trị khách hàng?Dùng thử miễn phí ngay MISA AMIS CRM - Giải pháp quản lý bán hàng toàn diện

Nhược điểm của phần mềm Odoo CRM

Như mọi phần mềm khác, bên cạnh những ưu điểm thì phân hệ Odoo CRM cùng có nhiều nhược điểm mà doanh nghiệp cần cân nhắc như sau: 

Việc cài đặt, thiết lập phân hệ không thực sự dễ dàng

Khác với những phần mềm CRM khác, khi cài đặt và thiết lập Odoo CRM, doanh nghiệp cần phải bổ sung, cung cấp nhiều thông tin và thiết lập cấu hình. Đây là điều gây khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi các doanh nghiệp mới thường sẽ thiếu bộ phận liên quan đến kỹ thuật và IT. Việc cài đặt phức tạp cũng khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian cũng như tiền bạc hơn.

Đội ngũ Odoo CRM không hỗ trợ hiệu quả

Với số lượng người dùng lớn (hơn 4 triệu người dùng trên toàn thế giới), đội ngũ hỗ trợ khách hàng của Odoo không thực sự đáp ứng được nhu cầu và những câu hỏi của khách hàng. Họ cũng khó có thể hỗ trợ được doanh nghiệp ngay lập tức để doanh nghiệp có thể hỏi và tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình. 

Có thể sử dụng phần mềm CRM khác không?

Câu trả lời là hoàn toàn có, hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm CRM do cả người Việt và nước ngoài phát triển có tính năng tốt. Nói đến phần mềm CRM Việt  Nam, không thể thiếu MISA AMIS CRM. Đây là phần mềm được phát triển bởi Công ty cổ phần MISA – công ty công nghệ gần 30 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ sinh thái phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp.

Nhờ có tiềm lực tốt cùng với độ uy tín trên thị trường, MISA AMIS CRM cũng là một trong những phần mềm top khi nhắc tới phần mềm CRM.

MISA AMIS CRM thiết kế giao diện đơn giản, dễ sử dụng với cả nền tảng desktop và phiên bản mobile app không giới hạn tính năng. Điều này giúp tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng và giải quyết bài toán cho nhà quản lý thường xuyên phải sử dụng điện thoại để kiểm tra hiệu quả từ xa; nhân viên kinh doanh đi thị trường cần tra cứu, lên đơn…

MISA AMIS CRM thiết lập nhiều kênh hỗ trợ từ hotline đến Website, Fanpage, nhóm hỗ trợ… để kịp thời xử lý vướng mắc của hơn 12.000 doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm trên khắp cả nước.

Về tính năng, CRM tập trung giải quyết nhiều trăn trở của doanh nghiệp trong quản lý bán hàng bao gồm:

Quản trị dữ liệu tập trung

MISA AMIS CRM thu thập và liên tục cập nhật thông tin trên nền tảng điện toán đám mây, giúp dữ liệu được lưu trữ, xử lý an toàn và cho phép các bộ phận liên phòng ban được truy cập theo chế độ phân quyền nhất định để tiếp cận với data cho phép. 

MISA AMIS CRM giải quyết bài toán thấu hiểu chân dung khách hàng bằng việc ghi nhận, lưu trữ toàn bộ thông tin liên hệ, hành trình khách hàng để thấu hiểu chân dung khách hàng 360 độ (customer profile 360). Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiếp cận, bám đuổi khách hàng tiềm năng dễ dàng.

Quản lý cơ hội bán hàng

Với tính năng quản lý cơ hội bán hàng, doanh nghiệp có thể liên tục theo dõi trên phân mục ao cơ hội để nhận biết các cơ hội bán hàng quan trọng hơn thay vì mất thời gian để sắp xếp, tổng hợp thông tin.

Nhờ vậy, nhân viên kinh doanh tiết kiệm thời gian, tập trung cho các cơ hội lớn, dễ dàng phát sinh đơn hàng và đột phá doanh thu thay vì phương án quản lý data thủ công.

Hệ thống báo cáo trực quan, đa dạng 

MISA AMIS CRM có hơn 30 loại báo cáo từ tổng quan đến chi tiết theo từng bộ phận, cấp độ. Nhà quản lý có thể xuất nhanh các báo cáo doanh thu tổng, hiệu quả của các kênh, lợi nhuận, chi phí… Nhân viên kinh doanh có thể cập nhật tình hình kết quả tiến độ hoàn thành KPIs theo từng thời điểm…

Các báo cáo được phân giao diện trực quan bằng biểu đồ, màu sắc dễ dàng nắm bắt số liệu, kịp thời ra quyết định.

Liên thông dữ liệu, tối giản quy trình

Điểm vượt trội mà MISA AMIS CRM được các doanh nghiệp sử dụng đó là có tính kết nối dữ liệu với hệ sinh thái như liên kết với phần mềm MISA AMIS KẾ TOÁN để cập nhật đơn hàng, báo giá, hóa đơn, công nợ và các chứng từ liên quan. Nhân viên kinh doanh có thể lên đơn nhanh chóng khi đi thị trường, kế toán có thể cập nhật, hỗ trợ xử lý mọi lúc.

Với Marketing, MISA AMIS CRM liên kết với MISA aiMarketing để thực hiện các chiến dịch Marketing Automation, chăm sóc, bám đuổi khách hàng tự động và đo lượng hiệu quả dễ dàng.

Tổng kết 

Odoo CRM là một phân hệ vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể quản lý thông tin khách hàng và hiểu rõ hơn về tâm lý, hành vi của họ. Hy vọng qua bài viết này, anh/chị có thể hiểu rõ hơn về module Odoo CRM thuộc Odoo ERP và áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp của mình. Đặc biệt, khi chọn phần mềm CRM cho doanh nghiệp thì MISA AMIS CRM chính là lựa chọn tối ưu đang được tin dùng ở Việt Nam. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]