Kiến thức nhân sự Đánh giá nhân sự Tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc tại ngân hàng mới...

Theo khảo sát của Cộng đồng nghề nghiệp Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage thực hiện hàng năm, Ngân hàng luôn là một lĩnh vực có nhiều thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất hay môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam trong 24 ngành nghề tham gia khảo sát.

Với phương châm lấy người lao động làm trung tâm, môi trường làm việc tại Ngân hàng luôn được đánh giá là môi trường làm việc trẻ trung, năng động, sáng tạo với chế độ đãi ngộ, lương thưởng, cơ hội thăng tiến tốt. 

Năm 2023, chất lượng nguồn nhân lực đầu vào cũng được các Ngân hàng chú trọng và đổi mới toàn diện công tác tuyển dụng và đánh giá thử việc nhằm phát triển đội ngũ kế cận đủ năng lực đáp ứng với những thay đổi trong tương lai. Hệ thống quản trị kết hợp hài hòa giữa đánh giá thử việc và theo mục tiêu KPI và giá trị trong suốt quá trình đã phát huy hiệu quả, mang đến sự cống hiến hết mình và  gắn bó lâu dài của cán bộ nhân viên với ngân hàng.

Ngân hàng là lĩnh vực có nhiều thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn
Ngân hàng là lĩnh vực có nhiều thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn

1.  Tại sao phải đánh giá nhân viên Thử việc?

Thị trường lao động đang chứng kiến sự gia nhập của bộ phận trẻ thuộc thế hệ Z dưới 25 tuổi, Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng sự hình thành và phát triển của internet.

Gen Z được mệnh danh là những công dân của thời đại kỹ thuật số, có tư duy về xã hội, kinh tế, được kỳ vọng là thế hệ tiên phong trong công cuộc thay đổi và xây dựng một thế giới phát triển. Bên cạnh đó, họ cũng có những ưu tiên, mong muốn khác biệt khi tham gia vào thị trường lao động và Ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ.

Theo báo cáo 2022 của Talentnet và Mercer về lý do người lao động rời bỏ tổ chức: trong đó 67% cho rằng các chế độ của họ không được đảm bảo đầy đủ, 47% sẵn sàng dừng công việc do những vấn đề cá nhân và họ cảm thấy kiệt sức trong công việc và 25% chia sẻ đáng lẽ họ có thể nhận được các phúc lợi tốt hơn và các vấn đề khác từ tổ chức. Chính vì vậy, đánh giá thử việc là một trong những yếu tố quan trọng trong bối cảnh các Ngân hàng đang làm việc với phần lớn Gen Z, điều đó giúp cho Ngân hàng trả lời các câu hỏi:

  • Xác định cam kết của người lao động với tổ chức, đây là một nhóm đối tượng rất khác biệt, đem lại nhiều màu sắc thú vị cho bức tranh nguồn nhân lực, giai đoạn này tổ chức cũng có sự quan sát rõ nhất từ sự trải nghiệm, thử thách, duy trì đam mê tìm tòi khám phá và không sợ thất bại… tới kiến thức, kỹ năng, thái độ của nhân viên thử việc.
  • Nhân viên thử việc sẽ đóng góp, đem lại sự phù hợp và mức ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của Phòng, Ban, Đơn vị… và tổ chức trong hiện tại và tương lai.
  • Giai đoạn thử việc là sự giao thoa và khác biệt về văn hóa giữa người cũ và người mới, dẫn đến ít nhiều xung đột giữa các thế hệ khác về tính cách, tư duy và hành động; giúp cho các Ngân hàng hiểu, nhìn nhận, và tự hào hơn về nguồn năng lượng mới. Ngược lại, nếu các khuynh hướng làm việc, tư duy và các giá trị cốt lõi của Ngân hàng không được chia sẻ một cách phù hợp và nhân viên thử việc tin tưởng cũng là yếu tố dẫn tới những quyết định theo từng cách riêng.
  • Đánh giá nhân viên thử việc là thước đo quan trọng để khẳng định hành trình trải nghiệm của nhân viên, sự gắn kết và gắn bó đối với một tổ chức mới.

2.  Tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc tại khối ngân hàng

Theo điều kiện thực tế và mức độ phát triển của từng Ngân hàng, các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung trong đánh giá thử việc đều được thiết lập 1 mục tiêu cụ thể trên Phiếu Giao việc/Mục tiêu trong thời gian thử việc, thử thách/Bản đăng ký chỉ tiêu hoàn thành công việc hay Xây dựng kế hoạch mục tiêu công việc có thể bao gồm các tiêu chí định lượng và định tính.

Tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc tại khối ngân hàng
Tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc tại khối ngân hàng

2.1 Đánh giá nhân viên thử việc về kiến thức chuyên môn

Các cấp quản lý trong Ngân hàng đánh giá quá trình thử việc của nhân viên mới sau một thời gian thử việc có mang lại hiệu quả công việc hay không thông thường xuất phát từ kiến thức chuyên môn trong công việc trước khi xem xét tới các yếu tố khác như: kỹ năng, thái độ làm việc, trách nhiệm với công việc…

Kiến thức chuyên môn: Là những kiến thức liên quan tới công việc được giao và kết quả đạt được. Qua thời gian thử việc, cấp quản lý trực tiếp sẽ tiến hành theo dõi và đưa ra các nhận xét, đánh giá về trình độ, kiến thức chuyên môn của nhân viên thử việc. Nếu nhân viên thử việc thể hiện được kiến thức vượt ngoài phạm vi công việc thì sẽ ghi thêm điểm trong mắt nhà quản lý. Nhờ đó, nhân viên thử việc có thể sẽ được cân nhắc giao nhiệm vụ quan trọng hơn trong quá trình làm việc tại Ngân hàng.

Một số kiến thức chuyên môn được đánh giá khi thử việc tại Ngân hàng:

  • Kiến thức về hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng, 
  • Kiến thức về hoạt động của thị trường chứng khoán, hoạt động tài chính khu vực Nhà nước, phân tích các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, hoạt động thẩm định giá và Quản trị tài chính của các công ty đa quốc gia,….
  • Kiến thức về luật kinh tế, kế toán và một số kiến thức khác thuộc khối Kinh doanh nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng 
  • Kiến thức về phân tích và đánh giá, đề xuất chính sách về hoạt động và sự phát triển của hệ thống tài chính.
  • Tại một số vị trí, Ngân hàng còn đánh giá nhân viên thử việc qua kiến thức cơ bản hoặc chuyên sâu về thuế như: am hiểu các vấn đề về lý thuyết và các chính sách thuế, một luật thuế liên quan; hay nắm chắc các quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế và các quy định lập hồ sơ kê khai thuế; …

2.2 Đánh giá nhân viên thử việc về Kỹ năng

“Cần kỹ năng gì để đạt yêu cầu thử việc tại Ngân hàng?” – câu hỏi này vẫn luôn là mối bận tâm của rất nhiều nhân viên thử việc. Đa số các bạn đều biết rõ bản thân cần phải trang bị đầy đủ kỹ năng, tham gia nhiều hoạt động để lấp đầy cho phần kinh nghiệm còn thưa thớt trong hồ sơ ứng tuyển. Trong thời đại công nghệ như hiện nay đang mở ra vô vàn cơ hội để Gen Z tự học hỏi và rèn luyện. Tuy nhiên, để tìm được hướng đi đúng đắn vừa phù hợp với bản thân, vừa đáp yêu cầu của các Ngân hàng không phải là điều dễ dàng. Các bạn nhân viên thử việc thường không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu với những kỹ năng gì.

Sau đây là một vài gợi ý lý tưởng để các bạn có thể bắt đầu trang bị một số kỹ năng cần thiết trước khi trở thành nhân viên thử việc ngành ngân hàng:

STT Kỹ năng Đánh giá tác động từ nhà quản lý trong Ngân hàng
I/Kỹ năng nghề nghiệp
1 Giải quyết vấn đề Nhận định vấn đề chính xác và đưa ra kết luận về vấn đề liên quan đến chuyên môn thuộc lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, thuế hay thẩm định giá.
2 Phân tích và xử lý Vận dụng lý thuyết, lý luận hình thành các giả thuyết; thu thập, phân tích, xử lý thông tin trong ngành tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, thuế và thẩm định giá.
3 Chuyên môn nghiệp vụ Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ chuyên môn cụ thể thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, thuế và thẩm định giá.
II/Kỹ năng mềm
1 Giao tiếp Giao tiếp ứng xử khéo léo chính là kỹ năng mấu chốt để nhân viên có thể kết nối và làm việc hiệu quả. Với kỹ năng giao tiếp khôn khéo, nhân viên sẽ thể hiện được chính kiến và quan điểm của mình, thấu hiểu và nắm bắt nhanh chóng hơn trong công việc.

Giao tiếp được đánh giá với tỷ trọng cao tại các vị trí công việc như Giao dịch viên, Chuyên viên Quan hệ khách hàng,…

2 Tiếng Anh Với xu hướng toàn cầu hóa và đa dạng văn hóa công sở, các Ngân hàng đặt ra kỳ vọng rằng nguồn nhân lực cần phải sở hữu kỹ năng hợp tác mà không bị cản trở bởi rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Đây cũng chính là một trong những lý do ứng viên thông thạo ngoại ngữ lại được săn đón tới vậy.

Các vị trí đòi hỏi có kỹ năng tiếng anh chuyên ngành tốt: Chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên phân tích tài chính,…

3 Sales Đây là một kỹ năng đặc biệt đối với nhân viên thử việc trong ngân hàng. Bởi lẽ, nó là sự tổng hòa của rất nhiều kỹ năng khác. Để trở thành một người bán hàng “đánh đâu thắng đó”, các nhân viên thử việc sẽ phải thuần thục: Khả năng nhận diện khách hàng tiềm năng, Khả năng thuyết phục; Đàm phán, thương lượng; Giải quyết vấn đề; Lắng nghe phản hồi từ khách hàng; Chốt doanh số…

Những ứng viên có kinh nghiệm Sales thường được săn đón cho vị trí Telesales, Chuyên viên Quan hệ khách hàng, Chuyên viên tư vấn đầu tư,…

4 Microsoft Office Để sử dụng thành thạo Microsoft Office, cách duy nhất nhân viên thử việc có thể làm là luyện tập, thực hành thật nhiều. Càng sử dụng nhiều nhân viên thử việc càng ghi nhớ các câu lệnh, các hàm, tính năng cụ thể dù đó là Word, PowerPoint hay Excel…

Tất cả các vị trí công việc tại Ngân hàng hầu hết đều đòi hỏi phải thành thạo kỹ năng tin học văn phòng.

5 Làm việc nhóm Cải thiện giao tiếp giữa các thành viên, nâng cao tinh thần đồng đội. Tăng năng suất công việc. Thúc đẩy sáng tạo và đưa quyết định đúng đắn.
6 Sáng tạo Mang nhiều ý tưởng mới đến công việc. Nâng cao tốc độ/chất lượng công việc.
7 Sắp xếp và lập kế hoạch Tư duy có hệ thống. Tiên liệu các tình huống bất ngờ.

Biết tổ chức, phối hợp, sử dụng nguồn lực hiệu quả.

Sẵn sàng ứng phó với thay đổi. Theo dõi sát kế hoạch và có định hướng.

8 Tinh thần trách nhiệm Nhân viên thử việc phải có tinh thần trách nhiệm với công việc mình đảm nhận cũng như các công việc và mục tiêu chung của Ngân hàng.
9 Quản lý thời gian Sắp xếp và phân chia công việc cá nhân và tập thể.

Ghi chú công việc rõ ràng, phân bổ thời gian hợp lý.

Đảm bảo công việc thực hiện đúng tiến độ, đúng yêu cầu.

2.3 Đánh giá nhân viên thử việc về Thái độ

Vào năm 2001, Jim Collins đã phát triển và hoàn thiện Thuyết con nhím trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại” – một trong những cuốn sách định hình giới quản trị trong vòng 20 năm qua.

Theo Thuyết con nhím, nghề nghiệp lý tưởng của một người là điểm giao thoa giữa 3 yếu tố: Điều bạn đam mê, điều bạn làm tốt và nhu cầu của xã hội. Dựa trên lý thuyết đó, Ngân hàng cũng đã tự đặt câu hỏi cho chính mình để hoạch định, tìm kiếm 1 nhân viên thử việc phù hợp cho tương lai.

Các Ngân hàng lớn luôn tâm niệm: một thái độ làm việc chỉn chu và nghiêm túc của nhân viên thử việc ngay từ ban đầu sẽ là tiền đề để quyết định trong tương lai nhân viên thử việc đó có thành công hay không.

Thái độ làm việc chính là cách thức nhân viên thử việc hành động đối với công việc. Nó được thể hiện từ những cảm nhận mà nhân viên thử việc có tại môi trường làm việc như: Bank (Tổ chức); Jobs (Công việc); Stake Hodder (Người đứng đầu các đơn vị trong Ngân hàng); Hidden Rules (Các quy tắc, thông lệ trong Ngân hàng) thông thường 1 nhân viên thử việc chỉ quan tâm tới 2 yếu tố: Bank và Jobs trong quá trình thử việc như vậy là chưa đủ. Sự hài lòng trong công việc và cam kết của tổ chức là hai yếu tố chính tạo ra thái độ làm việc. Thái độ tạo ra ý định hành xử theo một cách nhất định.

  • Thái độ làm việc tích cực: Nhân viên thử việc luôn cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng và tích cực. Luôn hoàn thành mọi công việc một cách chủ động và đầy tâm huyết.
  • Thái độ làm việc tiêu cực: Tâm lý luôn mệt mỏi, chán nản, không có hứng thú làm việc, hoàn thành công việc không đúng hạn, công việc đạt hiệu quả không như mong muốn. Thậm chí còn luôn muốn nghỉ việc và nhảy việc ngay trong thời gian thử việc.

2.4 Đánh giá nhân viên thử việc về kỹ năng, thái độ làm việc:

  • Các tiêu chí đánh giá:

+ Đánh giá kỷ luật và sự chuyên cần (đúng giờ, tuân thủ nội quy, tuân thủ quy chế…)

+ Đánh giá kỹ năng (chuyên môn, đàm phán, lập kế hoạch…)

+ Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu thử việc (thông thường các Ngân hàng để tỷ lệ hoàn thành về chuyên môn khoảng 60 – 70%, còn lại là các mục tiêu khác)

+ Đánh giá tiến độ công việc (hiệu suất làm việc trung bình, thời gian làm việc trung bình, khả năng hoàn thiện công việc đúng thời gian…)

+ Đánh giá chất lượng công việc (mức độ tiếp thu công việc, mức độ chỉnh chu, mức độ đáp ứng tiêu chuẩn công việc…)

+ Đánh giá tinh thần làm việc nhóm (giao tiếp với đồng nghiệp, hợp tác, khả năng quản lý công việc…)

+ Đánh giá tư duy phản biện (giải quyết vấn đề, khả năng nghiên cứu, phản biện…)

+ Đánh giá năng lực sáng tạo (đóng góp, đề xuất cải tiến, đề xuất sáng kiến…)

+ Đánh giá cách xử lý khủng hoảng trong công việc (linh hoạt, thích ứng với công việc, dự báo rủi ro…)

  •  Đánh giá về con người:

+ Đánh giá tác phong (trang phục gọn gàng, giữ gìn vệ sinh chung, phong thái linh hoạt…)

+ Đánh giá mức độ phù hợp với văn hóa ngân hàng (khả năng hòa nhập, tính cách cởi mở, mức độ hài lòng với môi trường làm việc…)

+ Đánh giá tính trung thực (mức độ đáng tin cậy trong công việc, mức độ tín nhiệm đối với đồng nghiệp…)

+ Đánh giá tinh thần học hỏi (khả năng chủ động học hỏi, mức độ cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực, tinh thần tham gia các khóa đào tạo của Ngân hàng…)

+ Đánh giá quan hệ trong công việc (thái độ với cấp trên, với đồng nghiệp và với khách hàng, khả năng chủ động hợp tác và liên kết với các bộ phận trong công việc…)

+ Đánh giá sự cầu tiến trong công việc (mục tiêu phát triển trong ngắn hạn/dài hạn, thái độ, hành động hướng tới mục tiêu…)

3.  Mẫu bảng đánh giá nhân viên thử việc

Để đánh giá nhân viên thử việc đảm bảo tính khách quan và chính xác không phải là điều dễ dàng. Có thể nói, đánh giá nhân viên thử việc là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình quản lý nhân sự, thông thường mẫu đánh giá mà các ngân hàng thường dùng có những thông tin chính sau:

Các thông tin cần thiết trong mẫu bảng đánh giá nhân viên thử việc
Các thông tin cần thiết trong mẫu bảng đánh giá nhân viên thử việc
    • Thông tin cá nhân: Họ và tên người được đánh giá, chức danh, đơn vị, ngày gia nhập ngân hàng, thời gian làm việc tại vị trí chức danh, thời gian đánh giá (từ ngày – tới ngày), cán bộ quản lý trực tiếp, cán bộ quản lý gián tiếp, thời gian thảo luận đánh giá…
    • Mục tiêu được giao và kết quả đạt được (70% – 80%): Các mục tiêu, tỷ trọng, kết quả thực hiện các mục tiêu, tỷ lệ đạt được/kết quả (nhân viên thử việc tự đánh giá và cán bộ quản lý đánh giá)…
  • Phát triển bản thân (20% – 30%):

+ Đối với CBQL – Năng lực quản lý (công tác lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu, kiểm soát công việc…)

+ Đối với Nhân viên – Thái độ trong công việc (tinh thần thái độ, nỗ lực trong công việc, tính tuân thủ…)

  • Dành cho nhân viên thử việc:

+ Kế hoạch phát triển bản thân (Mô tả kế hoạch phát triển của cá nhân dự định thực hiện trong kỳ tới, những vấn đề quan tâm về nghề nghiệp và mục tiêu công việc).

+ Kiến nghị và đề xuất khác.

  • Dành cho CBQL thực hiện:

+ Đánh giá năng lực dựa trên kết quả thực hiện công việc (Xuất sắc, Tốt, Khá, Trung bình, Không đạt).

+ Nhận xét chung.

  • Xác nhận:

+ Người thực hiện công việc.

+ Phê duyệt của cấp quản lý trực tiếp.

+ Phê duyệt của cấp cao nhất.

2 mẫu bảng đánh giá nhân viên thử việc
2 mẫu bảng đánh giá nhân viên thử việc

>>> Download mẫu đánh giá thử việc: Tại đây

 4. Quy trình Ngân hàng đánh giá nhân viên thử việc

Khi chuẩn bị kết thúc thử việc, Ngân hàng thực hiện 03 bước sau để đánh giá nhân viên thử việc:

  • Bước 1: Hoàn thiện báo cáo thử việc

+ Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi hết thời gian thử việc. Nhân viên thử việc lập báo cáo kèm theo Bản đăng ký chỉ tiêu hoàn thành công việc trình cấp quản lý trực tiếp đánh giá.

  • Bước 2: Cấp quản lý trực tiếp đánh giá về nội dung báo cáo của nhân viên thử việc và chuyển Phòng Nhân sự để trình cấp phê duyệt về kết quả sau thời gian thử việc.
  • Bước 3: Cấp quản lý trực tiếp nhận kết quả phê duyệt từ Phòng Nhân sự và trao đổi với nhân viên thử việc về kết quả thử việc

+ Trường hợp KHÔNG ĐẠT, nhân viên thử việc sẽ nhận được thông báo Không đạt và tiến hành thủ tục bàn giao để chấm dứt thử việc.

+ Trường hợp ĐẠT, cấp quản lý trực tiếp gửi bảng đánh giá cho Phòng nhân sự để lập đề xuất và xin ý kiến phê duyệt. Phòng Nhân sự soạn hợp đồng gửi quản lý trực tiếp (nếu được phê duyệt). Cấp quản lý trực tiếp và nhân viên thử việc trao đổi về Hợp đồng lao động chính thức sau thời gian thử việc và xây kế hoạch mục tiêu công việc cho giai đoạn tiếp theo.

  • Lưu ý đối với nhân viên thử việc: nếu quá thời hạn đánh giá mà Nhân sự chưa nhận được kết quả đánh giá thử việc để tiến hành thủ tục nhân sự tiếp theo (cập nhật thay đổi trạng thái CBNV từ thử việc sang chính thức trên phần mềm nhân sự), user đăng nhập máy tính và thẻ CBNV của nhân viên thử việc có thể tạm thời ngưng hiệu lực.

5.  Kết luận

Trên đây là một số thông tin quan trọng mà các Ngân hàng sử dụng để đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả năm 2023. Đánh giá kết quả thử việc của nhân viên là một trong những cơ sở quan trọng để Ngân hàng tìm giải pháp tháo gỡ, khai mở và phát huy hiệu suất làm việc khi nhân viên thử việc được trở thành nhân viên chính thức. 

Khi đánh giá, các nhà tuyển dụng cần lưu ý các bước thực hiện và xây dựng bảng đánh giá với đầy đủ các tiêu chí phù hợp với ngân hàng của mình. Với hy vọng bài viết “Tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc tại Ngân hàng năm 2023” giúp ích cho ngân hàng có được một kết quả tuyển dụng hiệu quả.

Ngoài ra, để quy trình đánh giá nhân viên đạt hiệu quả, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng phần mềm MISA AMIS HRM, phần mềm quản trị nhân sự tích hợp tuyển dụng, chấm công, tính lương và lưu trữ hồ sơ nhân sự,… với những tính năng vượt trội.

 

Anh chị có thể tìm hiểu thêm về phần mềm TẠI ĐÂY hoặc đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí theo link bên dưới.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 9 Trung bình: 5]