Phân tích 9P trong marketing trong Marketing

28/11/2022
1094

Marketing là một khái niệm mang hơi thở thời đại, nó luôn tiến hoá để thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Năm 2007, 9P xuất hiện và được coi như một phiên phản mở rộng của mô hình Marketing mix 4P truyền thống. 

Thế nhưng, 9P trong marketing vẫn còn khá mới mẻ đối với các nhà tiếp thị tại Việt Nam. Vậy 9P trong marketing là gì và cách áp dụng các yếu tố này trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng MISA tìm hiểu chi tiết  ngay trong bài viết dưới đây.

1. 9P trong marketing là gì?

Sự ra đời của Internet và mạng xã hội đã khiến tất cả các doanh nghiệp trên thế giới phải thay đổi cách mà họ tiếp thị sản phẩm dịch vụ tới người tiêu dùng. Chỉ trong vài chục năm, mô hình Marketing mix với 4 chữ P được ra đời và phát  vào những năm 1960 bởi E. Jerome McCarthy đã được tinh chỉnh và mở rộng thêm thành nhiều mô hình mới hiện đại hơn. 

9P cũng được coi là một phiên bản mở rộng của chiến lược marketing mix truyền thống. Những yếu tố mới được bổ sung giúp 9P trong marketing được coi là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược định vị thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào. 

9P trong marketing trong Marketing được chuyên gia Tiếp thị và Quảng cáo, Larry Steven Londre sáng tạo và ra mắt năm 2007.  9P trong marketing bắt nguồn từ ý tưởng tạo nên một cấu trúc Marketing thích nghi với nhiều điều kiện kinh doanh mới.

9P trong marketing là sự giao thoa giữa các triết lý chuyên ngành và các chiến lược thực tiễn như việc lập kế hoạch, lên mục tiêu, nghiên cứu hay xác định nhu cầu mong muốn của khách hàng tiềm năng. 

Chiến lược Marketing mix 9P bao gồm tổ hợp của các nguyên tắc và định hướng nhằm dẫn dắt hoạt động Marketing trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. 

Cụ thể 9 yếu tố trong Marketing 9P là: 

  • Lập kế hoạch (Planning)
  • Con người (People
  • Đối tác (Partners)
  • Sự hiện diện trước công chúng (Presentation)
  • Niềm đam mê với thương hiệu (Passion)
  • Sản phẩm (Product)
  • Phân phối (Place)
  • Xúc tiến (Promotion)
  • Giá cả (Price). 
9P trong marketing trong marketing kế thừa và phát triển từ mô hình 4P truyền thống 
9P trong marketing trong marketing kế thừa và phát triển từ mô hình 4P truyền thống

9P trong marketing như một công cụ giúp nhà chiến lược có cái nhìn tổng quát nhất về tất cả các yếu tố liên quan có thể ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động Marketing trong doanh nghiệp.

Nó có thể được sử dụng linh hoạt với tuỳ mục đích, phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong doanh nghiệp như xây dựng thương hiệu mới, mở rộng thị trường hay lên chiến lược quảng bá sản phẩm. 

Vì vậy, cho dù thuộc loại hình doanh nghiệp nào, các công ty sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ, tổ chức thương mại hay phi lợi nhuận, B2B hay B2C, 9P trong marketing đều có thể được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên trong bài viết này, những đặc điểm, nghiên lý của 9P trong marketing và các ứng dụng của nó sẽ được phân tích chủ yếu trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp kinh doanh.

2. Tầm quan trọng của mô hình 4P trong marketing

Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại đã nhận định rằng: Marketing bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản. 

  • Nhiệm vụ đầu tiên là nghiên cứu, phân tích, đánh giá, lựa chọn nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng. 
  • Nhiệm vụ thứ hai là tìm cách thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng sản các yếu tố trong chiến lược Marketing mix; qua đó giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.

Không nằm ngoài hệ giá trị đó, 9P trong marketing trong marketing của Larry Steven Londre được xây dựng nhằm đảm bảo lợi ích của cả khách hàng và doanh nghiệp.

2.1 Đối với doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều bắt nguồn từ việc hình thành ý tưởng tới triển khai sản xuất một hàng hoá, cung cấp một dịch vụ và sau đó là phân phối chúng tới đúng người tiêu cùng có nhu cầu. 

9P trong marketing đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc lập chiến lược 9P trong marketing mix là cần thiết giúp doanh nghiệp thích ứng với thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng tỷ lệ thành công.

Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp

Không chỉ giúp kết nối giữa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường, quá trình xác định 9 biến số của chiến lược 9P trong marketing còn cung cấp ngược lại cho doanh nghiệp những thông tin về nhu cầu của khách hàng tiềm năng và những thay đổi của thị trường mục tiêu. 

Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp kịp thời để thích ứng.  Ví dụ như cải tiến sản phẩm cũ hoặc nghiên cứu sản phẩm mới để phù hợp với nhu cầu mới; hay thay đổi mức giá để phù hợp với khả năng mua của người tiêu dùng.

Ngoài ra, 9P trong marketing còn là công cụ hữu ích để dựa vào đó, các nhà quản trị có thể xác định được mục tiêu marketing một cách cụ thể, phù hợp. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có căn cứ lập kế hoạch cho các hoạt động tiếp thị, phối hợp chúng sao cho hoàn thành được những mục tiêu đã đề ra. 

2.2 Đối với người tiêu dùng

Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình hoạch định và thực thi chiến lược, 9P trong marketing còn mang lại lợi ích cho chính người tiêu dùng. Trong quá trình lập chiến lược marketing-mix theo 9P trong marketing, các nhà tiếp thị sẽ phải nghiên cứu và xác định nhu cầu của thị trường mục tiêu. 

Vì vậy có thể nói, 9P trong marketing sẽ phản ánh chi tiết những mong muốn của người tiêu dùng với doanh nghiệp – nơi sẽ cung cấp hàng hoá để giải quyết nhu cầu đó. Và, sản phẩm hoặc dịch vụ được coi là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng chỉ khi nó mang lại giá trị cao hơn chi phí mà họ bỏ ra để mua hàng hoá đó, hay còn được gọi là mang lại lợi ích về mặt kinh tế.

Không chỉ mang giá trị cho doanh nghiệp, 9P trong marketing còn mang tới nhiều lợi ích cho khách hàng.
Không chỉ mang giá trị cho doanh nghiệp, 9P trong marketing còn mang tới nhiều lợi ích cho khách hàng.

Có thể thấy, 9P trong marketing giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và thực thi những hoạt động Marketing toàn diện hơn, nhằm đáp ứng được các lợi ích kinh tế cho khách hàng. Lợi ích kinh tế được xem xét ở đây bao gồm 5 khía cạnh: lợi ích công năng của sản phẩm, về địa điểm, về thời gian, về thông tin và trải nghiệm.  Cụ thể:

– Thông qua quá trình thực hiện, chiến lược Marketing mix 9P sẽ giúp doanh nghiệp sáng tạo ra các nhóm sản phẩm/ dịch vụ khác nhau với chất lượng tốt hơn, phù hợp hơn với từng phân khúc. Những mong muốn của người tiêu dùng về hình thức và đặc tính cụ thể sẽ định hướng cho đội ngũ phát triển sản phẩm.

– Chiến lược phân phối hợp lý, hiệu quả sẽ giúp sản phẩm có mặt đúng nơi, đúng lúc, qua đó giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ đồng thời có thể  tiết kiệm thời gian mua sắm.

– Mô hình Marketing mix 9P còn tạo ra lợi ích về thông tin cho khách hàng. Thông qua hoạt động truyền thông quảng cáo, khách hàng sẽ biết thông tin minh bạch rõ ràng về sản phẩm dịch vụ. Đặc biệt, trong thời đại thông tin đa chiều như hiện nay, khách hàng sẽ chủ động hơn trong việc xác minh chất lượng cũng như tìm hiểu về thương hiệu.

Nói tóm lại, trong một chiến lược 9P trong marketing thành công, mỗi yếu tố đều đóng một vai trò quan trọng. Với các doanh nghiệp, việc phối hợp các yếu tố này phù hợp với nguồn lực, định hướng sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh, hình ảnh và uy tín của thương hiệu.  Đối với khách hàng, 9P trong marketing sẽ như chiếc gương phản ánh đúng nhu cầu người tiêu dùng. Dựa vào đó, nhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi ích kinh tế cao, thỏa mãn được mong đợi của người tiêu dùng sẽ được doanh nghiệp ưu tiên phát triển.

3. Các yếu tố trong 9P trong marketing 

Là thuật ngữ tiếng anh, 9P trong marketing được gộp thành từ 9 yếu tố bắt đầu bằng chữ cái P, bao gồm: lập kế hoạch (Planning), con người (People), đối tác (Partners), sự hiện diện trước công chúng (Presentation), niềm đam mê với thương hiệu (Passion), sản phẩm (Product), phân phối (Place), xúc tiến (Promotion), giá cả (Price). 

Các yếu tố này đều có vai trò quan trọng và liên kết mật thiết với nhau trong quá trình thiết lập kế hoạch và thực thi chiến lược Marketing của một doanh nghiệp. Cụ thể chúng là gì hãy cùng khám phá trong phần phân tích dưới đây

3.1 Sản Phẩm (Product)

Sản phẩm được coi là trung tâm của toàn bộ chiến lược Marketing mix và có quan hệ mật thiết với các yếu tố còn lại trong 9P trong marketing. Trong cuốn quản trị marketing, Philip Kotler có viết, sản phẩm là tất cả những gì được chào bán trên thị trường nhằm thu hút sự chú ý và tiêu dùng. 

Bên cạnh đó, theo hiệp hội tiếp thị Mỹ AMA (American Marketing Association), sản phẩm cần đáp ứng được cả 3 yếu tố: 

  • Tính năng
  • Lợi ích
  • Công dụng

Một sản phẩm không chỉ thỏa mãn được nhu cầu khách hàng hay mong muốn hiện tại của cá nhân hoặc tổ chức; mà nó còn có thể khơi gợi một nhu cầu hoàn toàn mới khiến người tiêu dùng tin rằng họ cần có sản phẩm đó. 

Sản phẩm là tất cả những gì được chào bán trên thị trường nhằm thu hút sự chú ý và tiêu dùng.
Sản phẩm là tất cả những gì được chào bán trên thị trường nhằm thu hút sự chú ý và tiêu dùng.

Trong Marketing, khái niệm sản phẩm được hiểu theo nghĩa rộng, nó có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ. Dựa vào yếu tố cấu thành nên sản phẩm bao gồm yếu tố vật chất và phi vật chất, sản phẩm có thể được chia thành 3 cấp độ sau đây:

Sản phẩm ý tưởng

Ở cấp độ này, sản phẩm cần phải có những lợi ích cơ bản, mang lại giá trị mà người mua có thể nhận được từ việc sử dụng sản phẩm; phải đáp ứng đúng những đòi hỏi từ phía người tiêu dùng.

Sản phẩm hiện thực

Không dừng lại ở việc mang tới những lợi ích cơ bản cho người tiêu dùng; một sản phẩm khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường còn cần đáp ứng cả những yếu tố hữu hình như chỉ tiêu chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, vật liệu chế tạo, bao bì v.v. Những yếu tố này giúp người mua hàng dễ cảm nhận bằng các giác quan, có thể nhận thức và so sánh với nhiều sản phẩm cạnh tranh khác.

Sản phẩm hoàn chỉnh 

Là cấp độ mở động nhất của sản phẩm. Nó bao gồm toàn bộ dịch vụ đi kèm với sản phẩm như vận chuyển lắp đặt, bảo hành, v.v. Ngày nay càng nhiều doanh nghiệp chú trọng cấp bậc thứ 3 này của sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Để lên được một chiến lược Marketing, “Sản phẩm” là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần làm rõ. 

Bước nghiên cứu, xác định, định hình sản phẩm sẽ là tiền đề để người làm Marketing có thể tiếp tục triển khai các yếu tố khác như định giá, phân phối hay truyền thông bán hàng. Nếu giá trị cốt lõi của sản phẩm không đúng như hứa hẹn, không giải quyết được vấn đề của khách hàng thì sẽ là rủi ro lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Case study

Dấn thân sang kinh doanh đồ uống từ cà phê, Starbucks với khởi nguồn là một công ty chuyên cung cấp hạt cà phê, đã dần định vị thương hiệu thành công với hàng triệu khách hàng trên thế giới. 

Sản phẩm ý tưởng đầu tiên của Starbucks là cung cấp các loại hạt cà phê cho thị trường. Tận dụng lợi thế khi sở hữu sẵn nguồn hàng, xưởng rang xay cà phê, Starbucks bắt đầu bán các sản phẩm cơ bản về cà phê như: cà phê nguyên hạt hoặc đã rang xay, cà phê rang vừa, rang sơ hay rang kĩ, loại cà phê thường chứa cafein hay loại decaf không chứa hoặc được loại bỏ caffeine v.v. 

Tuy nhiên, bên cạnh sản phẩm ý tưởng là hạt cà phê, một sản phẩm ý tưởng khác đã ra đời. Sau một chuyến đi công tác tới Ý, người sáng lập Starbucks đã quyết định mang thức uống cà phê đậm phong cách Ý: Capuchino, Latte và Espresso tới thị trường Mỹ. 

Trong quá trình xây dựng và định hình sản phẩm hiện thực, Starbucks đã rất nỗ lực để định hình chất lượng cũng như thương hiệu của mình. Có thể kể tới là kể từ năm 2015, nguồn cà phê của Starbucks đều đạt chứng chỉ C.A.F.E, bộ tiêu chuẩn về nguồn cung ứng có đạo đức do Tổ chức bảo tồn quốc tế phát triển năm 2004. 

Starbucks cũng cam kết chỉ sử dụng hạt cà phê Arabica đạt tiêu chuẩn của quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Hay những chiếc ly với logo nàng tiên cá màu xanh đã trở thành biểu tượng bảo chứng cho hương vị cà phê chất lượng của hãng. 

Trải qua nhiều sự thay đổi và phát triển thành công, Starbucks ngày này đã mang tới cho khách hàng một thực đơn sản phẩm vô cùng đa dạng. Cho dù bạn là người ăn chay, có yêu cầu riêng về loại sữa về độ ngọt hay độ mạnh của cà phê, Starbuck đều có thể đáp ứng. 

Case study Starbucks 9P trong Markting
Case study Starbucks 9P trong Markting

Ngay cả khi thâm nhập các thị trường mới tại các quốc gia có hành vi và thói quen uống cà phê khác nhau, Starbucks vẫn có thể sáng tạo dựa trên chính nguồn nguyên liệu bản địa để tạo ra những đồ uống mang đậm phong vị địa phương. 

Ví dụ như: Tại Nhật Bản nhiều nguyên liệu địa phương nổi tiếng như ngô Tokebi vùng Hokkaido, bột trà xanh matcha hay muối khoáng Oga đã được những nhà pha chế Starbucks sử dụng sáng tạo trong món đồ uống Frappuccino tạo ra 47 hương vị theo đúng khẩu vị của người dân nơi đây.

So với mặt bằng trung của đồ uống cà phê, Starbucks có mức giá cao hơn hẳn. Tuy nhiên, giá trị cốt lõi của sản phẩm Starbucks không chỉ nằm ở chất lượng cà phê, người sáng lập thương hiệu này Howard Schultz còn luôn mong muốn chuỗi cửa hàng của mình trở thành “một ốc đảo, nơi khách hàng có thể đến nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc, thưởng thức một bản jazz và suy nghĩ vẩn vơ về cuộc sống bên tách cà phê”. 

Vì vậy, một sản phẩm hoàn chỉnh của Starbucks sẽ là một ly cà phê ngon, được pha chế bởi những Barista nằm lòng thói quen uống của từng khách hàng quen và được thưởng thức trong một không gian ấm cúng cùng với điệu Jazz cổ điển. Đó là cách mà Starbucks chiếm trọn trái tim khách hàng trên toàn thế giới. 

>> Xem thêm: Định vị sản phẩm là gì? Chiến lược định vị sản phẩm để tăng lợi thế cạnh tranh

3.2 Lập kế hoạch (Planning)

Lập kế hoạch Marketing là bước đầu tiên cần được thực hiện, bởi đó là công cụ để doanh nghiệp điều hành các hoạt động truyền thông và tiếp thị. Kế hoạch hóa hoạt động marketing là quá trình xác định nguồn lực, mục tiêu và chiến lược hành động cụ thể cho từng yếu tố trong 9P trong marketing. 

Để đạt được mục tiêu của chiến lược Marketing tổng thể, người làm quản trị phải kết hợp sáng tạo các yếu tố Marketing độc lập trong một kế hoạch thống nhất.

Một bản kế hoạch Marketing-mix hoàn thiện cần chỉ rõ 

  • Mức kinh phí đầu tư cho từng hoạt động Marketing;
  • Thời gian và trình tự thực hiện;
  • Nguồn lực huy động; 
  • Người và bộ phận phụ trách thực hiện; 
  • Cuối cùng là phương pháp và chỉ số đo lường kết quả.
Lập kế hoạch là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình thực hiện 9P trong marketing.
Lập kế hoạch là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình thực hiện 9P trong marketing.

Tuỳ vào định hướng của thương hiệu mà kế hoạch Marketing có thể được xây dựng vô cùng linh hoạt ví dụ như cho các cấp độ sản phẩm khác nhau, cho thương hiệu hoặc cho từng khu vực, thị trường địa lý. 

Mặc dù kế hoạch Marketing thường lập theo năm. Nhưng đứng trước biến động của thị trường, các nhà quản trị cũng sẽ phải điều chỉnh thay đổi bổ sung nhiều giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo hoạt động Marketing có thể đạt được hiệu quả tối đa nhất.

>> Xem thêm: [Hướng dẫn] 7 bước xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả nhất

3.3 Con người (People)

Trong quá trình mở rộng của mô hình Marketing mix, yếu tố con người được bổ sung như một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp cung cấp mặt hàng dịch vụ như giao thông vận tải, giáo dục, khách sạn v.v. Đây được coi là nhân tố chính quyết định trực tiếp tới chất lượng của dịch vụ. 

Con người ở đây có thể là nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ – những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hay rộng hơn là cả hệ thống nhân sự. Để tạo được sự khác biệt và ghi dấu ấn với khách hàng, doanh nghiệp cần có chiến lược tuyển dụng, đào tạo và chính sách phúc lợi hợp lý cho người lao động.

Ngoài ra, theo định nghĩa của tác giả Larry Steven Londre –  cha đẻ của 9P trong marketing, yếu tố con người ở đây còn được hiểu là các chiến lược liên quan tới thị trường cụ thể hơn là phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu. Việc lựa chọn được thị trường mục tiêu phù hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển chiến lược marketing tổng thể thành công. 

Quá trình phân chia thị trường được hiểu là quá trình xác định các nhóm khách hàng khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định, sao cho khách hàng mục tiêu trong từng nhóm sẽ có nhu cầu, đặc điểm, hành vi mua hàng giống nhau. 

Việc phân đoạn thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định được thị trường sản phẩm của họ bao gồm bao nhiêu nhóm khách hàng; mỗi nhóm khách hàng này khác nhau như thế nào về nhu cầu và mong muốn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm ra thị trường mục tiêu là một nhóm hoặc một số nhóm khách hàng phù hợp nhất để tập trung nguồn lực thỏa mãn nhu cầu của họ. 

Nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khác biệt có điều kiện phục vụ tốt nhất và có khả năng thu về lợi nhuận cao nhất được gọi là thị trường mục tiêu. Tùy vào đặc điểm của thị trường mục tiêu mà nhà quản trị marketing sẽ lựa chọn các phương thức tiếp thị phù hợp để khai thác.

Case Study

Thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam hiện nay ngày một phát triển. Tuy nhiên bên cạnh sự sôi động đó, vẫn luôn tồn tại cả sự suy tàn và biến mất của nhiều cái tên vang bóng một thời như Món Huế, Phở 24…Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt đó, Pizza 4P’s đã chiếm trọn trái tim khách hàng không chỉ bởi thức ăn ngon mà còn níu chân họ bằng sự hết lòng phục vụ của đội ngũ nhân viên. 

Chọn đúng đối tượng để phục vụ, chú trọng việc đào tạo nhân viên và đặt khách hàng lên đầu đã khiến Pizza 4P’s trở thành cái tên nổi bật trên bản đồ ẩm thực Việt. Được sáng lập và điều hành bởi hai vợ chồng người Nhật Yosuke Masuko và Sanae Takatsuki, mọi hoạt động diễn ra tại Pizza 4P’s đều tuân theo tôn chỉ trong văn hoá xứ Phù Tang “Omotenashi” nghĩa là tinh thần phục vụ khách hàng bằng tất cả tấm lòng. 

Bên cạnh chất lượng đồ ăn, phong cách phục vụ chuyên nghiệp tận tâm của nhân viên đã giúp Pizza 4P’s ghi điểm với khách hàng. Nguồn: Pizza 4P’s
Bên cạnh chất lượng đồ ăn, phong cách phục vụ chuyên nghiệp tận tâm của nhân viên đã giúp Pizza 4P’s ghi điểm với khách hàng. Nguồn: Pizza 4P’s

Tinh thần ấy được thể hiện rất rõ trong phong cách phục vụ tỉ mỉ, chuyên nghiệp và vô cùng chu đáo của nhân viên Pizza 4P’s. Ở mỗi nhà hàng, số lượng nhân viên luôn được phân chia đủ sao cho mỗi người chỉ phụ trách từ 4-8 khách. 

Để  phục vụ trong chuối nhà hàng này, nhân viên phục vụ bàn  sẽ được đào tạo từ 2 tới 3 tháng, nhân viên bếp thì cần tới 3 – 6 tháng.  Mọi thao tác nhỏ nhất trong quá trình phục vụ như cách rắc topping và phô mai lên bánh đều phải được quy định và thực hiện chính xác.  

Bên cạnh đó, Pizza 4P’s còn liên tục xin phản hồi từ khách hàng, với khoảng hơn 20.000 đánh giá/tháng để cải thiện chất lượng dịch vụ. Sau gần 12 năm tạo dựng thương hiệu, chính cung cách phục vụ tận tâm hết lòng của đội ngũ nhân viên cùng ý thức luôn đặt khách hàng làm trung tâm đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của thương hiệu Pizza 4p’s dù sinh sau đẻ muộn.

>> Xem thêm: Relationship Selling: Muốn bán sản phẩm hãy xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng

3.4 Giá cả (Price)

Xác định giá bán sản phẩm là một trong những bước phức tạp nhất mà nhà quản trị Marketing phải quyết định. Giá bán là yếu tố mang tính quyết định tới lợi nhuận hay doanh thu của cả doanh nghiệp. 

Nếu mức giá được đưa ra không phù hợp với khả năng chi trả của tệp khách hàng mục tiêu thì họ có thể chuyển sang lựa chọn thương hiệu khác. Còn trong trường hợp giá bán thấp, khối lượng bán hàng có thể tăng lên nhưng khả năng lợi nhuận sẽ giảm.

Vì vậy để xác định được mức giá bán phù hợp và cân bằng được cả lợi ích của người tiêu dùng và thương hiệu, nhà quản trị phải nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố chi phối đến mức giá như: nhu cầu của thị trường (đặc điểm về dân số, nhân tố tâm lý và độ co giãn của khung giá), yếu tố nội tại doanh nghiệp (chi phí sản xuất, marketing…) cà yếu tố bên ngoài (chi phí phân phối, mùa sale, đối thủ cạnh tranh…). 

Xác định giá bán sản phẩm là một trong những bước phức tạp nhất mà nhà quản trị Marketing phải quyết định.
Xác định giá bán sản phẩm là một trong những bước phức tạp nhất mà nhà quản trị Marketing phải quyết định.

Trên thực tế, dựa vào mục tiêu chung của kế hoạch marketing từng giai đoạn mà chiến lược giá sẽ được thay đổi linh hoạt. Theo đó, có ba chiến lược định giá phổ biến lần lượt là: chiến lược giá hớt váng, chiến lược giá thâm nhập, định giá trung lập và chiến lược định giá cao cấp.

Chiến lược giá hớt váng (skimming pricing)

Đây là chiến lược mà người bán đặt giá bán ban đầu cho những sản phẩm mới cao, với mục đích khai thác nhu cầu của nhóm khách hàng có sức mua cao, nhằm nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. Sau đó, giá sẽ được giảm dần để khai thác tiếp nhóm khách hàng có sức mua thấp hơn. Chiến lược định giá hớt váng thường được áp dụng cho các ngành công nghệ điện tử hiện đại như điện thoại, laptop v.v.

Chiến lược giá thâm nhập (penetration pricing)

Đây là chiến lược mà doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường với mức giá ban đầu thấp để khuyến khích người tiêu dùng mua để dùng thử. Mục tiêu mà chiến lược giá thâm nhập hướng tới là nhanh chóng mở rộng thị trường, giành thị phần và tăng sức mạnh cạnh tranh. 

Thông thường, ngành hàng khó tạo ra sự khác biệt về chất lượng nhưng lại có độ nhạy cảm về giá cao như ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG sẽ áp dụng chiến lược giá thâm nhập để đưa  các sản phẩm mới ra thị trường. 

Định giá trung lập (neutral pricing) 

Trong một thị trường bão hoà về giá, để loại bỏ sự tập trung vào yếu tố giá cả, nhiều doanh nghiệp lựa chọn chiến lược định giá trung lập. Nghĩa là: Mức giá của sản phẩm luôn duy trì ở mức trung bình của thị trường hoặc ngang bằng với đối thủ.

Chiến lược định giá cao cấp (Premium Pricing Strategy)

Định giá cao cấp là chiến lược đặt giá sản phẩm hoặc dịch vụ cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để áp dụng được chiến lược giá này, các thương hiệu cần phải đảm bảo cung cấp được sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao đi kèm trải nghiệm trên cả mong đợi cho khách hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ xa xỉ trong ngành thời trang, nhà hàng khách sạn thường chọn cách định giá này.

Có thể thấy bên cạnh việc xác định được mức giá bán phù hợp với sản phẩm, nhà quản trị còn cần chọn lựa được chiến lược giá phù hợp để khai thác thị trường cả ngắn hạn và dài hạn.

>> Xem thêm: Top 10 chiến lược định giá sản phẩm mới phổ biến trong marketing

Case Study

Ngay từ khi ra mắt thị trường, Apple đã xây dựng thương hiệu hướng tới phân khúc khách hàng có mức thu nhập cao, am hiểu công nghệ và đề cao tính thẩm mỹ.  Vì vậy, Apple chỉ tập trung nghiên cứu và đưa ra thị trường các dòng sản phẩm công nghệ cao cấp, với tính năng và chất lượng vượt trội, thiết kế tối giản tinh tế. 

Dựa vào chiến lược kinh doanh và định hướng sản phẩm như vậy, Apple chọn cho mình chiến lược định giá cao cấp. Nghĩa là: Giá bán của các thiết bị công nghệ Apple luôn cao hơn so với các đối thủ và mức giá này hầu như không bao giờ giảm. Chiến lược giá của Apple được xác định dựa trên giá trị mà khách hàng của họ cảm nhận về sản phẩm cũng như giá trị thương hiệu, thay vì dựa trên các chi phí sản xuất và quảng cáo. 

Mặc dù có giá bán được cho là đắt hơn nhiều so với nhiều dòng sản phẩm của các đối thủ khác trên thị trường, doanh thu của Apple vẫn tăng đều đặn. Nhờ đó đã giúp doanh nghiệp này trở thành hãng công nghệ đầu tiên ở Mỹ vượt qua mốc giá trị vốn hoá 1 nghìn tỷ đô. 

Để chiến lược giá thông minh này có thể thành công, lý do lớn nhất nằm ở việc Apple đã xây dựng được lòng tin và giá trị thương hiệu từ chính những sản phẩm chất lượng nhất và trải nghiệm khó quên cho khách hàng. 

Các dòng sản phẩm của Apple luôn hướng tới công nghệ cao cấp, với tính năng và chất lượng vượt trội cùng thiết kế tối giản tinh tế - nguồn: JULIAN O'HAYON VIA UNSPLASH.COM
Các dòng sản phẩm của Apple luôn hướng tới công nghệ cao cấp, với tính năng và chất lượng vượt trội cùng thiết kế tối giản tinh tế – nguồn: JULIAN O’HAYON VIA UNSPLASH.COM

3.5 Phân phối (Place)

Sau khi đã xác định được sản phẩm và giá bán, bước tiếp theo mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm là xây dựng và quản lý hệ thống kênh phân phối. Từ góc nhìn khái quát, để thiết lập một chiến lược kênh phân phối thành công cần trải qua 3 bước bao gồm: xây dựng kênh phân phối, lập chiến lược quản lý và đo lường hiệu quả. 

Quá trình này đòi hỏi thương hiệu phải đánh giá, xác định mô hình kênh, đưa ra các tiêu chí quản lý, vận hành hệ thống phân phối; làm sao để sản phẩm tới tay người tiêu dùng thuận lợi nhất. Một hệ thống phân phối hoạt động tốt là hệ thống đáp ứng được những mục tiêu thị trường và đạt hiệu quả kinh doanh cao. 

Một số những điểm, nhà quản trị marketing cần phải quan tâm trong quá trình thiết lập chiến lược kênh phân phối là:

  • Làm sao để chọn được đúng kênh phân phối với từng nhóm khách hàng.
  • Làm thế nào để cung cấp sản phẩm đúng nơi, vào đúng thời điểm với mức giá hợp lý nhất
  • Làm thế nào để thúc đẩy các thành viên trong hệ thống phân phối hoạt động hiệu quả?
  • Phương thức để quản lý các hoạt động vận tải, lưu kho hàng hóa ra sao để tối ưu chi phí?

Ngày nay, với sự phức tạp của phân khúc khách hàng và hành vi mua sắm mà các doanh nghiệp thường ưu tiên xây dựng chiến lược phân phối đa kênh. Để quản lý được hoạt động của hệ thống kênh phân phối, nhà quản trị Marketing cần phải xây dựng và thực thi các chính sách phù hợp với hình thức tổ chức và đặc điểm của từng kênh.

Case Study 

Nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG là một trong những ngành hàng có mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất tại các kênh phối. Năm 2019, Coca-cola đặt mục tiêu đưa sản phẩm nước khoáng Dasani và nước cam ép Teppy thâm nhập thị trường nông thôn miền Bắc trong khoảng 3 tháng đầu năm. 

Mặc dù thị trường đồ uống tại nông thôn không quá cạnh tranh như tại các đô thị lớn, nhưng thói quen e dè trước sản phẩm mới của người dân lại trở thành bài toán khó cho thương hiệu. 

Thị trường bán lẻ vùng nông thôn là một thị trường đầy tiềm năng và ít cạnh tranh hơn - nguồn: kinhtenongthon.vn
Thị trường bán lẻ vùng nông thôn là một thị trường đầy tiềm năng và ít cạnh tranh hơn – nguồn: kinhtenongthon.vn

Dựa trên đặc điểm của phân khúc thị trường như mức thu nhập thấp, địa hình thuộc vùng sâu vùng xa, đội ngũ Trade Marketing của hãng Coca Cola đã chọn lựa kênh phân phối quen thuộc là General Trade để tiếp cận. Cụ thể là thông qua các khu chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ, tiệm tạp hoá nhỏ. 

Tại nông thôn những hoạt động vui chơi giải trí thường khá hạn chế, người dân cũng không có thói quen ăn tiệm; vì vậy mức độ tiêu thụ sản phẩm đồ uống không cao. Với văn hoá tự tổ chức đám cưới tại gia, Coca-cola nhận thấy đây là cơ hội thích hợp để thúc đẩy sản lượng bán hàng tại khu vực nông thôn. 

Đội ngũ kinh doanh đã cam kết mức chiết khấu cao cho các chủ tiệm tạp hoá nếu bán 2 sản phẩm mới này với số lượng lớn; đặc biệt nếu phục vụ cho mục đích cưới hỏi, người mua hàng cũng sẽ nhận được khuyến mãi sâu. 

Chiến lược xây dựng kênh phân phối này của Coca cola không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng độ phủ thị trường của nhãn hàng, mà còn góp phần to lớn trong việc xây dựng thói quen mới của khách hàng đặc biệt tại thị trường nông thôn.

Theo thống kê của Coca-cola sau 3 tháng thực hiện chiến dịch thâm nhập thị trường, hơn 50% người dùng ở nông thôn thích vị của sản phẩm mới và sẵn sàng mua lại. Thành công này là kết quả đang khen cho nỗ lực của team Trade Marketing Coca-Cola Việt Nam.

3.6 Xúc tiến (Promotion)

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cùng sự ra đời của nhiều phương thức truyền thông mới, đã đặt ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Để đáp ứng sự thay đổi chóng mặt của thị trường, cũng như thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng, các nhà tiếp thị phải tận dụng sự đa dạng hóa của các công cụ truyền thông hiện đại và truyền thống. 

Trong 9P trong marketing, một chiến lược truyền thông marketing tích hợp thường được triển khai dựa trên 8 công cụ truyền thông:

Bán hàng cá nhân 

Đây là công cụ truyền thông hiệu quả nhất trong quá trình xây dựng niềm tin của khách hàng và thúc đẩy đưa ra quyết định mua. Cụ thể, bán hàng cá nhân là phương thức giao tiếp một người bán hàng cố gắng hỗ trợ hoặc thuyết phục một khách hàng mua sản phẩm hoặc tạo ảnh hưởng đến hành động mua hàng trong tương lai.

Quảng cáo

Bao gồm mọi hình thức truyền thông gián tiếp, mang tính đại chúng có khả năng tiếp cận, thuyết phục, cung cấp thông tin, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhận thức của người tiêu dùng. 

Khuyến mãi 

Là biện pháp tác động để thúc đẩy việc dùng thử hoặc mua sản phẩm ngay lập tức. Hoạt động này thường diễn ra trong khoảng thời gian cố định và tương đối ngắn.

Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Direct Marketing là phương thức sử dụng phương tiện truyền thông để thương hiệu thu hút và có thể tương tác trực tiếp với khách hàng. Marketing trực tiếp được xây dựng trên hai nhóm công cụ chính. 

Cụ thể: nhóm truyền thống như gửi Brochure/ catalogue, gửi thư trực tiếp (Direct mail), tiếp thị qua điện thoại (Telemarketing), phiếu giảm giá …; và nhóm hiện đại là thư điện tử (Email Marketing), tin nhắn (SMS Marketing) và các kênh Social Media 

Tổ chức sự kiện, xây dựng trải nghiệm

Là quá trình tổ chức các sự kiện với mục đích thu hút sự chú ý và quan tâm từ công chúng, giới truyền thông và khách hàng mục tiêu. Event Management được coi là một công cụ không thể thiếu trong các hoạt động quảng bá, xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu. Bên cạnh đó sự kiện còn hỗ trợ hệ thống phân phối bán hàng qua đó gia tăng doanh thu.

Quan hệ công chúng (PR) 

Là truyền thông phi cá nhân mà không phải trả chi phí một cách trực tiếp hoặc thông qua một hoạt động tài trợ. Ví dụ: tài trợ các sự kiện, họp báo v.v.

Marketing tương tác (Digital Marketing) 

Là các phương tiện truyền thông mang tính tương tác cao, ví dụ như các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, các loại OOH có tương tác, tivi thông minh…. 

Tài liệu truyền thông 

Là các ấn phẩm in ấn phục vụ mục đích truyền thông của doanh nghiệp. Tài liệu truyền thông thường rất đa dạng trong cách thể hiện trình bày. Mỗi ấn phẩm lại phù hợp với một đối tượng người đọc (khách hàng mục tiêu, đối tác, nhà đầu tư) và được sử dụng trong vài thời điểm khác nhau  như:

  • Brochure thường được sử dụng để phát khi gặp gỡ trực tiếp người tiêu dùng với mục tiêu khơi gợi mong muốn mua hàng.
  • Catalog lại được thiết kế như một cuốn tài liệu cung cấp cho khách hàng cái nhìn chi tiết về sản phẩm, thường được gửi qua đường bưu điện hoặc phát tại điểm bán.
  • Hay như Profile với nội dung giới thiệu về công ty thì thường  ưu tiên được sử dụng trong các buổi gặp gỡ trực tiếp.

Mỗi công cụ truyền thông lại có ưu và nhược điểm nhất định. Để có thể giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu truyền thông tiếp thị đã đề ra, người làm làm marketing cần làm rõ ba điều sau trong lúc lập kế hoạch: xác định được rõ vai trò và tầm quan trọng của mỗi công cụ, cách thức kết hợp ra sao cho hiệu quả và chi phí hợp lý cho mỗi công cụ là bao nhiêu.

Case Study

Một ví dụ có thể kể tới là chiến dịch truyền thông Marketing tích hợp của Milo. Là một thương hiệu lâu đời trong ngành hàng thức uống dinh dưỡng dành cho trẻ em từ 6 tới 12 tuổi, với 17 năm phát triển tại thị trường Việt Nam, Milo luôn mong muốn đồng hành xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam khỏe mạnh, năng động. 

Trong năm 2022, nhãn hàng triển khai chiến lược truyền thông marketing mix. Ngoài việc để tiếp tục củng cố thông điệp “Năng lượng bền bỉ”; Milo còn muốn lan tỏa một thông điệp mạnh mẽ hơn, trực tiếp đánh vào những định kiến của xã hội về ngoại hình. 

Chiến dịch truyền thông “Nhà vô địch có thể là bất cứ ai, bất kể chiều cao, cân nặng hay vóc dáng” đã chọn kể về những nhân vật thật, không hoàn hảo theo định nghĩa thông thường. Đó có thể là cô bé khuyết tật vẫn chinh phục đường chạy, là cậu bé nặng cân vẫn tự tin tham gia trận bóng để ra sức ghi bàn v.v. 

Chiến dịch truyền thông “Nhà vô địch có thể là bất cứ ai, bất kể chiều cao, cân nặng hay vóc dáng” đã chọn kể về những nhân vật thật, không hoàn hảo theo định nghĩa thông thường. Nguồn: Brandsvietnam.
Chiến dịch truyền thông “Nhà vô địch có thể là bất cứ ai, bất kể chiều cao, cân nặng hay vóc dáng” đã chọn kể về những nhân vật thật, không hoàn hảo theo định nghĩa thông thường. Nguồn: Brandsvietnam.

Để tôn vinh sự đa dạng, Milo đã đưa những hình ảnh “không khuôn mẫu” trên tất cả các công cụ truyền thông như biển quảng cáo cỡ lớn ngoài trời, truyền cảm hứng về các nhà vô địch thông qua TVC, cùng hoạt động tương tác Trại hè trực tuyến (E-camp) “Học Viện Thể Thao MILO ACTIV” trên trang web chính thức. Bên cạnh đó, Milo triển khai đồng loạt các bài đăng chia sẻ của các KOL là các hot mom như Thùy Minh, Diệp Chim Minh Trang chủ đê “Khoe bài văn của con”. 

Trên các phương tiện truyền thông truyền thống, hoạt động PR chủ yếu tập trung khai thác dạng viết trên báo dạng long-form, đồng thời kết hợp với Biti’s Kids, Milo cho ra mắt bộ sưu tập giày thể thao phiên bản giới hạn. 

Sau 1 tháng, chiến dịch đã thu hút được hơn 2100 bậc phụ huynh tham gia chia sẻ câu chuyện; với lượt truy cập website tăng 17 lần, trại hè trực tuyến cũng đón nhận 14500 bạn trẻ; lượt tiếp cận khách hàng lên tới 10,9 triệu. Chính những con số ấn tượng này đã giúp MILO đạt giải Vàng hạng mục “Diversity & Inclusion” tại MMA Smarties Awards 2022.

>> Xem thêm: 7 công cụ truyền thông Marketing tích hợp mọi doanh nghiệp nên áp dụng

3.7 Đối tác (Partners)

Để tạo ra giá trị hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, bản thân các nhà tiếp thị cũng luôn cần sự phối hợp và hỗ trợ từ các phòng ban khác trong doanh nghiệp hoặc các đối tác bên ngoài công ty. Việc quản trị và xây dựng mối quan hệ với các đối tác cũng vì thế mà đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing  mix nói chung và 9P trong marketing nói riêng.  

Đối với đối tác bên ngoài, việc hợp tác chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp được bổ sung thêm nhiều nguồn lực. Để duy trì mối quan hệ với những đối tác lâu dài, các doanh nghiệp cần thống nhất tầm nhìn và lộ trình chung, đảm bảo mặt quyền lợi cũng như mục tiêu giữa hai bên. Đồng thời, cần có cách thức giao tiếp phù hợp, để chắc chắn cả 2 bên đều nắm bắt được tiến độ và đảm bảo công việc diễn ra được thuận lợi nhất. 

Còn với các phòng ban nội bộ, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống truyền thông tốt để thông tin được phổ biến, cập nhật nhanh chóng và thuận lợi nhất. Văn hóa sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ, cùng nhau phát triển các ý tưởng, trao đổi tài liệu kiến thức để công việc được hoàn thành hiệu quả hơn cũng là điều mọi doanh nghiệp nên tạo dựng và khuyến khích. 

Đặc biệt trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản lý marketing cần định rõ đâu là công việc cần phòng ban khác trong công ty hỗ trợ, cách để kết nối ra sao, ai là người phụ trách. 

Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tận dụng tốt nội lực vốn có, kết hợp với nguồn lực bổ sung bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng mong muốn.

Case study 

Dịch vụ mua hàng online và vận chuyển không người lái tưởng như chỉ có trong các câu truyện viễn tưởng đã trở thành sự thật khi hệ thống bán lẻ Walmart kết hợp với hãng xe tự lái Waymo. Đây là dự án này được thử nghiệm vào đầu tháng 7 năm 2018 tại một cửa hàng ở Chandler, bang Arizona, Mỹ. 

Chiến dịch đi chợ bằng xe tự lái của hệ thống bán lẻ Walmart và hãng xe tự lái Waymo.
Chiến dịch đi chợ bằng xe tự lái của hệ thống bán lẻ Walmart và hãng xe tự lái Waymo.

Khoảng 400 tình nguyện viên tham gia có thể đặt hàng online trên trang web của Walmart; sau đó có thể di chuyển bằng xe tự lái của Waymo cung cấp để tới nhận hàng trực tiếp tại cửa hàng. Hệ thống của Waymo sẽ tự cung cấp thông tin địa chỉ cửa hàng Walmart gần nhất- nơi đang chuẩn bị đơn hàng để đưa khách hàng tới. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, khách hàng của walmart giờ đây có thể tiết kiệm tối đa thời gian mua hàng. 

Theo Tom Ward, Phó Chủ tịch Hoạt động Kỹ thuật và mua sắm online tại Walmart, sự hợp tác với Waymo lần này thể hiện mong muốn nâng cấp trải nghiệm của khách hàng, đặc biệt mang tới một cách thức mua sắm online thông minh mới lạ. Với nỗ lực này Walmart mong muốn sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng bận rộn không có thời gian mua sắm hoặc nhóm khách hàng cao tuổi cần sự giúp đỡ khi di chuyển.

3.8 Sự hiện diện trước công chúng (Presentation) 

Hình ảnh thương hiệu bản chất là những nhận thức của khách hàng về thương hiệu dựa trên nhưng tương tác của họ trong quá trình sử dụng sản phẩm hoặc trải nghiệm dịch vụ. Larry Steven Londre cho rằng cách mà doanh nghiệp thể hiện thương hiệu của mình trước công chúng có tác động trực tiếp tới hành vi mua hàng và cảm xúc của người tiêu dùng. 

Vì vậy, các nhà chiến lược không thể xem nhẹ yếu tố Presentation khi mà ngày nay người dùng không chỉ đơn giản là mua một sản phẩm vì công năng mà sâu xa hơn họ còn quan tâm tới những gì mà doanh nghiệp đó đại diện và thể hiện ra với công chúng.

Ngày nay người tiêu dùng không chỉ mua một sản phẩm vì công năng, mà họ còn quan tâm tới những gì mà doanh nghiệp đó đại diện và thể hiện ra với công chúng.
Ngày nay người tiêu dùng không chỉ mua một sản phẩm vì công năng, mà họ còn quan tâm tới những gì mà doanh nghiệp đó đại diện và thể hiện ra với công chúng.

Quá trình xây dựng chiến lược hình ảnh thương hiệu luôn là một quá trình tổng thể và có liên quan tới 8 chữ P còn lại trong 9P trong marketing. Sự hiện diện đó có thể nhận thấy qua những hình ảnh tượng trưng hữu hình như logo, slogan, bài trí cửa hàng, website v,v, hay các  yếu tố vô hình như phong thái phục vụ của nhân viên, sự tuân thủ pháp lý, quy định của nhãn hàng v.v. 

Một khía cạnh quan trọng của yếu tố Presentation được Larry Steven Londre nhấn mạnh là cách doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình với các vấn đề xã hội; cách họ phản ứng trước các vấn đề vượt ra ngoài các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật và pháp lý. 

Những điều này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh thương hiệu trước truyền thông và người tiêu dùng. Vì vậy, cách tốt nhất là trong quá trình lên chiến lược chung cho doanh nghiệp, những mục tiêu về lợi ích kinh tế nên được cân bằng với lợi ích chung của xã hội. 

Việc xây dựng được niềm tin giữa người tiêu dùng và thương hiệu sẽ luôn cần trải qua một khoảng thời gian dài. Vì vậy doanh nghiệp cần ý thức được và quản trị  tốt mọi nhân tố có thể ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu trước công chúng. 

Một thương hiệu có tính tích cực không chỉ tạo ra mối gắn kết chặt chẽ với khách hàng; mà còn giúp thu hút khách hàng mới tiềm năng, tăng khả năng bán hàng và tăng khả năng giữ chân người tiêu dùng trong thời gian dài. 

Case Study 

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu được đốc thúc phát triển không ngừng. Kéo theo đó là việc nở rộ lối sống tiêu dùng nhanh đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Nescafe – Một thương hiệu cà phê quen thuộc với thị trường Việt Nam đã thực hiện chiến dịch truyền thông “Nâng niu lắm, thiên nhiên ơi” để kể về nỗ lực 10 năm đồng hành cùng ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. 

Thông điệp nông nghiệp phát triển, môi trường bền vững đã được Nescafe truyền tải bằng cách mới lạ phù hợp với các bạn trẻ. 
Thông điệp nông nghiệp phát triển, môi trường bền vững đã được Nescafe truyền tải bằng cách mới lạ phù hợp với các bạn trẻ.

Với mục tiêu tạo ra những giá trị tích cực cho cộng đồng Nescafe đã đưa ra những kế hoạch để cải tạo đất vùng nguyên liệu, tối ưu năng lực sản xuất cà phê, tái chế báo bì giảm rác thải nhựa. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho người nông dân; giảm tác hại tới môi trường trong quá trình canh tác và sản xuất cà phê. 

Nhờ chiến lược dài hạn và thiết thực này, Nescafe không chỉ thể hiện được trách nhiệm của mình với xã hội nói chung mà còn đưa thương hiệu  tới gần hơn với người tiêu dùng trẻ. Đặc biệt chiến dịch này còn góp phần khơi gợi sự quan tâm và gắn kết giữa người trẻ Việt và vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững.

3.9 Niềm đam mê với thương hiệu (Passion)

9P trong marketing là mô hình đầu tiên nhắc tới vai trò của biến số cảm xúc trong quá trình vận hành tổng thể của một chiến lược Marketing mix. Trong một môi trường mà những lợi thế như công năng sản phẩm, dịch vụ, giá cả đang dần mất đi giá trị cạnh tranh; thì niềm đam mê tình yêu khách hàng dành cho thương hiệu trở thành nền tảng sâu sắc và ổn định nhất. Bất kể đó là hàng hóa hay dịch vụ, hoạt động kinh doanh sẽ luôn bền vững nếu khách hàng cũng có chung niềm đam mê với thương hiệu. 

Các nhà tâm lý đã chỉ ra rằng, cảm xúc “đam mê” là chất keo gắn kết và là động lực rất tốt không chỉ đối với các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và nhân viên, mà nếu như được lan tỏa nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng tích cực tới chính trải nghiệm của khách hàng. 

Niềm đam mê xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp, đối tác và các bên liên quan sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị lợi nhuận và uy tín thương hiệu. Để phát huy được sức mạnh này, nhiều doanh nghiệp đã đưa yếu tố Passion vào ngay trong giá trị cốt lõi cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên yếu tố này. 

Case study 

Nếu phải phân tích một thương hiệu thành công nhất trong việc tận dụng yếu tố niềm đam mê thì không thể không nhắc tới Apple. Với câu slogan nổi tiếng “Bán cảm xúc chứ không bán sản phẩm”, Apple đã thành công lan tỏa niềm đam mê với thương hiệu mạnh mẽ từ những người sáng lập cho tới nhân viên và khách hàng.

Nhờ có người đồng sáng lập, Steve Jobs, chiến lược xây dựng thương hiệu đầy cảm xúc của Apple là nền tảng cho sự thành công không ngừng của hãng. Kể từ khi thành lập vào năm 1976, công ty đã ưu tiên nhiệm vụ phát triển cộng đồng khách hàng trung thành thông qua việc xây dựng hệ sinh thái công nghệ riêng của hãng.  

Khởi đầu họ có thể chỉ là những người tiêu dùng có chung đam mê với những sản phẩm công nghệ ở phân khúc cao cấp, chú trọng tới tính thẩm mỹ, thiết kế tối giản. Nhưng vượt trên quan hệ mua bán hàng hóa đơn thuần, Apple đã dần trở thành thương hiệu truyền cảm hứng trong lối sống tới mọi khách hàng của mình. 

Có thể dễ dàng nhận thấy mỗi lần ra mắt sản phẩm hay dịch vụ mới, Apple luôn lồng ghép các thông điệp mang tính nhân văn cao như ủng hộ bình đẳng giới, chống kỳ thị giới tính. Apple với vị thế một doanh nghiệp hơn nghìn tỷ đô luôn biết cách để khiến khách hàng tin rằng, bản thân họ có thể góp phần đóng góp cho cộng đồng, kết nối với mọi người thông qua sản phẩm và dịch vụ của nhà Táo. 

Nguồn ảnh: Macworld
Nguồn ảnh: Macworld

Bên cạnh nỗ lực xây dựng sợi dây kết nối giữa thương hiệu với cảm xúc của khách hàng, Apple không bỏ quên việc lan tỏa đam mê đó từ cấp lãnh đạo tới từng nhân viên. Ngay cả khi các sản phẩm đình đám như Iphone hay Ipod chưa ra đời, Steve Jobs đã chia sẻ với các nhân viên của mình rằng: Apple mong muốn trở thành một thương hiệu truyền cảm hứng, đại diện cho sự sáng tạo và tiên phong. Chính tầm nhìn và định hướng đúng đắn này đã giúp tương Apple đi xa hơn là một công ty công nghệ thông thường. 

4. Tạm kết

Trong bối cảnh mới, nhiều mô hình truyền thống về lập kế hoạch và quản lý thực thi Marketing đã không còn phù hợp. Tuỳ theo đặc thù từng ngành hàng hay quy mô của doanh nghiệp, nhiều sáng kiến về mô hình tiếp thị mới đã được ra đời. 

Cho dù là mô hình xuất hiện gần đây nhất, 9P vẫn chứng minh được tính hiệu quả của mình khi áp dụng vào thực tế. Nắm chắc và làm chủ được mô hình 9P trong marketing sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được cả nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài, qua đó mang lại lợi thế lâu dài trên thị trường đầy tính cạnh tranh.

Tác giả: Lê Minh Hồng


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả