Marketing – bán hàng Bán hàng FMCG là gì? Tổng quan về ngành FMCG và xu hướng trong...

FMCG là một thuật ngữ được rất nhiều người quan tâm trong bùng nổ của thời công nghệ 4.0. Bạn đã hiểu rõ về FMCG? Thuật ngữ FMCG là gì? Vai trò của FMCG trong cuộc sống như thế nào? Cùng MISA AMIS tham khảo tất cả thông tin về ngành FMCG qua những thông tin dưới đây nhé!

I. Định nghĩa FMCG là gì

FMCG – Fast Moving Consumer Goods là viết tắt của ngành tiêu dùng nhanh. Ngành tiêu dùng nhanh bao gồm những sản phẩm, những mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người trong cuộc sống hàng ngày. 

Ngoài ra, ngành tiêu dùng nhanh còn bao gồm cả những mặt hàng như thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm cá nhân, các loại văn phòng phẩm, ngành điện tử tiêu dùng hay dược liệu.

Tham khảo thông tin về ngành FMCG và cơ hội trong tương lai
Tham khảo thông tin về ngành FMCG và cơ hội trong tương lai

Ngành hàng FMCG còn bao gồm của những sản phẩm đóng gói, những sản phẩm có sức tiêu thụ cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những sản phẩm trong ngành hàng này có mức chi phí sản xuất thấp và vì sản xuất với số lượng rất lớn nên mang lại lợi nhuận cao. 

Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của những mặt hàng này lại rất thấp, do đó doanh nghiệp cần có những chiến lược hợp lý để nhanh chóng bán hết số lượng sản phẩm đã sản xuất ra. Cũng chính vì mức chi phí sản xuất thấp và mang lại lợi nhuận cao nên ngành hàng FMCG có độ cạnh tranh rất cao. 

Có thể nói rằng, đây là một trong những phân khúc có mức độ cạnh tranh cao nhất trên thị trường. Nói một cách đơn giản hơn, chỉ với ngành sản phẩm mì ăn liền đã có sự tham gia của rất nhiều tên tuổi đình đám. Bên cạnh những thương hiệu lâu đời, trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều thương hiệu đang bắt đầu nhảy vào phân khúc này.

CRM Salesforce

II. Làm việc trong ngành FMCG, bạn cần có những kỹ năng gì?

FMCG là một trong những ngành có độ cạnh tranh cao nên việc yêu cầu một nhân viên có thể đáp ứng được nhiều kỹ năng là điều cần thiết. Dưới đây sẽ là một số kỹ năng tiêu biểu mà một nhân viên cần phải có khi tham gia vào ngành này.

1. Sáng tạo

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ hiện đại, một nhân viên sáng tạo một trong những gì FMCG yêu cầu đầu tiên để có thể đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên trong ngành FMCG cần phải luôn học hỏi, tìm tòi những điều mới mẻ từ chính đối thủ để mình không bị lùi bước.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn, bạn sẽ bị các đối thủ bỏ xa nếu như những chiến lược Marketing của bạn không đủ thu hút, hay thậm chí là cũ kỹ. Đặc biệt trong ngành FMCG, với độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt của ngành tiêu dùng nhanh, bạn sẽ phải cạnh tranh với hàng loạt những thương hiệu khác. Các ông hoàng trong ngành FMCG luôn có những chiến lược vô cùng độc đáo và mới mẻ. 

2. Khả năng thích ứng nhanh

Đội ngũ nhân sự của ngành FMCG cần có những tư duy đột phá để kịp thời đáp ứng xu thế ngành. Không giống như một số công việc văn phòng khác, đội ngũ nhân viên trong ngành FMCG có thời gian làm việc linh hoạt, đáp ứng nhiều tiêu chí kép khác nhau. Đặc biệt, nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng, đối thủ gia nhập ngành càng nhiều, yêu cầu đội ngũ nhân viên ngành FMCG phải luôn chuyển mình để có những thay đổi kịp thời.

Khả năng thích nghi là yếu tố cần ở một nhân viên đang tham gia vào ngành FMCG
Khả năng thích nghi là yếu tố cần ở một nhân viên đang tham gia vào ngành FMCG

3. Luôn có những tư duy sáng tạo, nhạy bén

Khách hàng muôn màu muôn vẻ, đội ngũ nhân viên ngành FMCG luôn phải phục vụ khách hàng với nhiều yêu cầu khác nhau. Chính vì vậy, để không bị thụt lùi trong ngành, đội ngũ nhân viên FMCG cần liên tục có những tư duy đột phá. 

Không chỉ đáp ứng về KPI về doanh số, đội ngũ nhân viên FMCG còn phải đáp ứng được nhu cầu về xây dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng. Hơn thế nữa, để trở thành một nhân viên xuất sắc trong ngành FMCG, bạn cần có những phân tích insight khách hàng một cách chuẩn xác.

Việc phân tích chuẩn insight khách hàng không chỉ giúp bạn nhanh chóng đạt được KPI đã đề ra mà đây còn là cách giúp bạn giữ chân khách hàng cũ một cách hiệu quả.

CRM Salesforce

III. Các loại hình công việc trong ngành FMCG

Là một trong những ngành hàng đa dạng và yêu cầu sự năng động, vai trò chính của ngành hàng tiêu dùng sẽ bao gồm những yếu tố dưới đây.

1. Quản lý sức khỏe và an toàn trong tiêu dùng

Hiện tại, những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được yêu cầu khắt khe. Vai trò quản lý sức khoẻ sẽ là một trong những tiêu chí đầu tiên để đáp ứng được yêu cầu trên. Đóng vai trò là một trong những mặt hàng thiết yếu với số lượng khách hàng khổng lồ, ngành FMCG được đặt biệt quan tâm khi nhắc đến yếu tố này. 

Chất lượng sản phẩm tốt là nền tảng nhận được sự tin tưởng của khách hàng
Chất lượng sản phẩm tốt là nền tảng nhận được sự tin tưởng của khách hàng

Không ít thương hiệu hướng đến môi trường xanh, an toàn cho người tiêu dùng. Không khó để có thể nhận ra rằng, khách hàng ngày càng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm. Chỉ những thương hiệu “thân thiện và an toàn” mới có thể thu hút được khách hàng. Đơn cử như, TH True Milk là một trong những định vị thương hiệu sữa sạch để có thể cạnh tranh trực tiếp với Vinamilk.

>> Xem thêm: Phân tích chiến lược kinh doanh của TH True Milk

2. Công việc của nhà quản trị

Đương nhiên, bất kỳ một hoạt động nào cũng đều yêu cầu có những người quản lý để kiểm soát quy trình hoạt động của một doanh nghiệp. Nhà quản trị ngành FMCG cần có những chiến lược đột phá để có thể cạnh tranh với hàng loạt những đối thủ sừng sỏ trên thị trường.

Công việc của một nhà quản trị FMCG bao gồm:

  • Hoạch định chiến lược
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Duy trì hoạt động doanh nghiệp
  • Kiểm soát hiệu quả kinh doanh

CRM Salesforce

3. Khảo sát thị trường

Khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh luôn là yếu tố cần thiết để giúp doanh nghiệp có những chiến lược hợp lý nhất. Đội ngũ chuyên viên phân tích thị trường sẽ tiến hành khảo sát thực tế để đưa ra những con số chính xác, phân tích và báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 

Hoạt động phân tích thị trường không chỉ giúp kiểm soát hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh mà đây còn là cơ sở để doanh nghiệp kịp thời can thiệp vào những chiến lược kinh doanh thực tại. 

Bên cạnh đó, nhân viên phân tích thị trường cònngười hiểu rõ nhất những liên quan đến nhu cầu của khách hàng FMCG để giúp doanh nghiệp cải tiến hiệu quả chăm sóc khách hàng.

4. Nhân viên chuỗi cung ứng

Lợi nhuận của một doanh nghiệp chính là phần tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Do đó, việc tìm một nguồn cung ứng đầu vào với mức chi phí thấp là nền tảng để giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Nguồn cung ứng đầu vào phải đáp ứng được những tiêu chí: rẻ, đảm bảo những tiêu chí đã đặt ra.

Purchasing - Một vị trí công việc chưa bao giờ ngừng hot
Purchasing – Một vị trí công việc chưa bao giờ ngừng hot

5. Chuyên viên digital marketing

Với sự bùng nổ thời đại công nghệ số, hoạt động của doanh nghiệp cần được quảng bá đến khách hàng dưới những hình thức khác nhau, đặc biệt là các hoạt động marketng trên diện rộng. 

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành digital nói chung và cơ hội trong mảng FMCG nói riêng đã tạo nên nhiều cơ hội rõ rệt cho thế hệ sau này. Hơn thế nữa, ngành FMCG có độ cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu đội ngũ nhân viên digital có hiểu biết sâu rộng về ngành hàng này để có thể tạo ra những chiến dịch chạy quảng cáo đột phá.

Bên cạnh những công việc tiêu biểu trên, ngành FMCG còn mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho những bạn trẻ mới ra trường. Một trong số đó chúng ta có thể kể đến như: Nhân viên nhân sự tuyển dụng, nhân viên kế toán cho ngành FMCG,…

IV. Tổng kết

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng, ngành FMCG luôn là một trong những cơ hội nổi trội cho các bạn trẻ sau này. Tuy nhiên, dù là ngành gì đi chăng nữa, không chỉ riêng FMCG, bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức nền vững chắc, một tư duy sáng tạo. 

Và hơn hết qua bài viết này, MISA AMIS hi vọng đã mang đến thông tin hữu ích giúp bạn hiểu ngành FMCG là gì và có cái nhìn tổng quan khi bắt đầu tìm hiều về FMCG.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]