Lợi ích và 04 bước cải thiện kế hoạch đào tạo nội bộ của doanh nghiệp

20/08/2021
2526

Nghiên cứu của Deloitte đã chi ra rằng, doanh nghiệp triển khai hiệu quả hoạt động đào tạo nội bộ sẽ tăng thế mạnh cốt lõi, hiệu suất làm việc cũng như khả năng thích ứng với thị trường trong tương lai.

Hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích và cách cải thiện quy trình đào tạo nội bộ là rất cần thiết đối với doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

1. Đào tạo nội bộ có lợi ích gì với doanh nghiệp?

Theo Aaron De Smet, Monica Mcgurk, and Elizabeth Schwartz – McKinsey & Company, rất nhiều công ty trên thế giới chi tới 100 tỷ USD/ năm cho việc đào tạo nội bộ nhân viên để cải thiện năng suất làm việc. 

Các nội dung được đào tạo chủ yếu bao gồm: giao tiếp, kỹ năng bán hàng, khả năng quản lý thời gian, cách tăng năng suất…

Trên thực tế, đào tạo nội bộ là một hành động thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty với nhân viên của mình. Nhờ các chương trình đào tạo mà nhân viên gắn kết hơn với công ty, gia tăng năng suất làm việc và chất lượng công việc. 

Đồng thời, đây cũng là cơ hội để những nhân viên trẻ được học hỏi kỹ năng để chuẩn bị cho những bước tiến dài trong sự nghiệp.

đào tạo nội bộ là một hành động thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty với nhân viên của mình.
đào tạo nội bộ là một hành động thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty với nhân viên của mình.

Theo nghiên cứu Bersin by Deloitte, doanh nghiệp có văn hóa đào tạo mạnh mẽ và kế hoạch phát triển nhân sự bài bản sẽ hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể:

  • 46% doanh nghiệp đã nâng cao cơ hội tiên phong trong thị trường.
  • 37% doanh nghiệp gia tăng hiệu suất làm việc.
  • 58% doanh nghiệp tăng khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

>>> Xem thêm: 5 bước quy trình đào tạo nhân sự & phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp

2. Các bước cải thiện chương trình đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp

Chắc hẳn, các bạn không muốn doanh nghiệp của mình phải phụ thuộc quá nhiều vào các dịch vụ đào tạo nhân sự bên ngoài. Do đó, việc cải thiện khả năng và chương trình đào tạo nội bộ trong chính doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã thực hiện đầy đủ bốn bước sau:

Bước 1: Đánh giá kỹ năng hiện tại của nhân viên

Hãy đánh giá tổng quan về nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể hình dung mặt bằng chung kỹ năng của nhân viên. Hơn thế nữa, bạn cũng có thể xác định khoảng cách giữa kỹ năng nhân viên với yêu cầu công việc.

Vai trò của dữ liệu đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đánh giá này. Nó quyết định sự chính xác và khách quan khi bạn đưa ra quyết định đào tạo nội bộ nhân viên, lãnh đạo.

Dữ liệu rất quan trọng trong việc xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên
Dữ liệu rất quan trọng trong việc xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên

Bạn có thể dựa vào các dữ liệu như: số lượng dự án hoàn thành đúng hạn, số lượng sự kiện nhân sự đó tham gia, số lượng khóa đào tạo đã hoàn thành, số điểm của họ trong mỗi kỳ đào tạo và đánh giá ra sao,…

Tất cả cần được lưu trữ đồng bộ và thông minh, giúp bạn dễ dàng kiểm soát cũng như truy cập mọi lúc mọi nơi. Một phần mềm quản lý thông tin nhân sự có thể là lựa chọn tối ưu trong trường hợp này.

Việc nhìn nhận và đánh giá nhân viên 360 độ sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết về khả năng thực sự của nhân sự. Ngoài ra, nó cũng giúp việc đào tạo nội bộ trở nên chính xác hơn, lấp đầy khoảng cách kỹ năng và tăng cường trải nghiệm nhân viên.

Bước 2: Tăng cường khả năng đào tạo của doanh nghiệp

Sau khi đánh giá được kỹ năng của người lao động, bạn cần chắc chắn rằng doanh nghiệp của mình có đủ nguồn lực và nhân sự để phục vụ việc đào tạo nội bộ.

Những nhân sự làm việc lâu trong doanh nghiệp, thể hiện khả năng tốt với những thành tích đã được ghi nhận có thể được đào tạo nội bộ trước. Họ chính là những người thấm nhuần tư tưởng và triết lý kinh doanh của công ty. Do đó, khi được đào tạo nội bộ về khả năng lãnh đạo, họ sẽ có khả năng truyền đạt tốt nhất tới nhân viên của mình.

HR và cấp lãnh đạo cần theo dõi sát và kèm cặp những nhân viên này. Ngoài ra, ban đào tạo nội bộ có thể thúc đẩy việc trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên trong công việc hàng ngày. Đặc biệt trong thời điểm làm việc từ xa, việc trao đổi đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhân sự vối doanh nghiệp.

Ngoài ra, công ty có thể cân nhắc kết nối với các dịch vụ đào tạo nội bộ bên ngoài, các khóa học, phần mềm quản lý đào tạo nội bộ,… để tăng tính linh hoạt trong việc nâng cao kỹ năng của người lao động.

Bước 3: Tận dụng ý tưởng từ nhân viên

Nhu cầu hay giảng viên đào tạo nội bộ có thể đến từ chính nhân viên của bạn. Nếu biết tận dụng tốt, bạn có thể phát triển văn hóa ham học hỏi ngay trong công ty của mình.

Nhu cầu hay giảng viên đào tạo nội bộ có thể đến từ chính nhân viên của bạn.
Nhu cầu hay giảng viên đào tạo nội bộ có thể đến từ chính nhân viên của bạn.

Điều này cũng dẫn tới một lưu ý rằng, khi xem xét phát triển năng lực lãnh đạo, hãy cân nhắc khả năng dẫn dắt các sự kiện, hội thảo, và các buổi đào tạo của ứng viên tiềm năng.

Mặc dù vậy, rất ít công ty có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên về nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp của mình. Do vậy, doanh nghiệp có thể tổ chức các cuộc khảo sát định kỳ thông qua mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu của nhân viên. 

Ngoài ra, một phần mềm ESS (Employee Self-Service App – nhân viên tự phục vụ) có thể là lựa chọn hữu ích giúp nhanh chóng nhận được phản hồi của nhân viên hơn.

Bước 4: Đa dạng hóa các kênh đào tạo nội bộ

Sự phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa các kênh đào tạo nội bộ của doanh nghiệp.

Hãy nhớ rằng, học tập là một quá trình, vì vậy, việc mở rộng kênh đào tạo nội bộ đang góp phần làm nhân viên của bạn gắn bó với quá trình phát triển của doanh nghiệp hơn ở mọi lúc, mọi nơi.

Hiện nay, có rất nhiều hình thức và phương pháp đào tạo nội bộ phong phú như:

  •  Đào tạo qua công việc (On-job training): Nhân viên sẽ được đào tạo bằng cách học hỏi qua công việc thực tế. Cách đào tạo nội bộ này sẽ thích hợp đối với những công việc mang tính thực hành cao, ví dụ hướng dẫn sử dụng máy móc, công cụ, dụng cụ làm việc…
  • Buổi họp nội bộ định kỳ (Internal session): Đây là cách thức đào tạo thông qua các buổi gặp mặt toàn doanh nghiệp hoặc theo nhóm định kỳ theo tuần, tháng, quý.. Hình thức đào tạo này thường dùng khi cần đào tạo một chủ đề / kỹ năng cụ thể mà nhiều nhân viên cần biết.
  • Kèm cặp (Mentorship): Hình thức đào tạo này thường được áp dụng để cấp quản lý hoặc những người giàu kinh nghiệm đào tạo những nhân viên mới, ít kinh nghiệm.

>>> Xem thêm: Trải nghiệm nhân viên là gì? 5 bước cải thiện Employee Experience

3. Phân loại các mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ

Tùy thuộc vào đối tượng và thời gian, HR có thể chia thành nhiều mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ khác nhau.

Kế hoạch đào tạo nội bộ dựa vào cấp bậc nhân viên có 3 loại:

  • Kế hoạch đào tạo lãnh đạo : Dành cho những đối tượng thuộc diện để lên cấp lãnh đạo công ty, thường thì được sử dụng với các công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn.
  • Kế hoạch đào tạo chuyên viên : Dành cho nhân viên nâng cao nghiệp vụ hơn, có thể sẽ được tăng lương và thêm trách nhiệm phụ trách sau kỳ đào tạo.
  • Kế hoạch đào tạo nhân viên mới : hay còn có tên gọi khác là trainning nhân viên mới.

Kế hoạch đào tạo nội bộ dựa vào thời gian có 2 loại:

  • Kế hoạch đào tạo ngắn hạn : thường đào tạo theo kế hoạch với thời gian trong một đến vài ngày.
  • Kế hoạch đào tạo dài hạn : thường đào tạo theo kế hoạch với thời gian trong 01 tuần đến vài tháng.

Để thực hiện thu thập thông tin nhân sự – bước đầu tiên trong việc cải thiện quy trình đào tạo nhân viên nội bộ, MISA AMIS xin gửi tặng anh/chị 15 ngày sử dụng miễn phí phần mềm AMIS Thông tin nhân sự.

Kính mời anh/chị đăng ký trải nghiệm sản phẩm tại đây!

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả