Marketing Inbound Marketing Mô hình AISAS: Ứng dụng và triển khai trong hoạt động truyền...

Mô hình AISAS được biết đến là một phương pháp phổ biến, ứng dụng được dưới nhiều bối cảnh khác nhau của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích các giai đoạn và yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp ứng dụng mô hình AISAS trong hoạt động truyền thông marketing hiệu quả. 

Mô hình AISAS là gì? 

Mô hình AISAS là quá trình truyền thông tiếp thị tập trung sâu vào việc phân tích hành vi của khách hàng trên môi trường internet. Mô hình AISAS lấy ý tưởng về cách thương hiệu phản ứng lại với hành trình của người tiêu dùng ngày nay trên không gian mạng để tiếp cận và chuyển đổi họ từ người lạ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.   

Mô hình này giúp nhãn hiệu xác định được nội dung truyền thông phù hợp trên từng giai đoạn trong hành trình mua hàng của khách hàng. Với lợi ích này, AISAS thường được nhãn hàng sử dụng trong các kế hoạch xây dựng nội dung để tiếp cận và chuyển đổi khách hàng tiềm năng. 

Mô hình AISAS
Mô hình AISAS là quá trình truyền thông tiếp thị tập trung sâu vào việc phân tích hành vi của khách hàng

Các giai đoạn trong mô hình AISAS

Attention – Chú ý

Một thương hiệu muốn có chỗ đứng trên thị trường và khiến khách hàng nhớ đến thì trước hết cần gây được sự chú ý. Trong môi trường internet tốc độ cao như hiện nay, cơ hội để thương hiệu thu hút khách hàng là vô cùng lớn. Đó có thể thông qua công tác seeding, phân phối bài PR, truyền thông banner, quảng cáo hiển thị, … Làm sao để càng nhiều khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu là bước đầu tiên doanh nghiệp cần đạt được.

Giai đoạn Interest trong mô hình AISAS

Khi đã thu hút đủ lượng khách hàng tiềm năng, thương hiệu có thể dễ dàng tìm được “chỗ đứng” trong tâm trí của họ. Trong bước này, doanh nghiệp cần khiến họ quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu bằng cách cho họ biết lý do tại sao thương hiệu là duy nhất và khác biệt so với những đối thủ khác.

Thương hiệu có thể sử dụng USP (unique selling point), thể hiện những điểm độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, có thể là chất lượng sản phẩm vượt trội hay giá cả ‘mềm” nhất so với các thương hiệu khác. Hãy cho họ một cơ hội để khẳng định rằng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là hữu ích, giải quyết được nhu cầu của họ và khác biệt trên thị trường. 

Search – Tìm kiếm

Trước khi khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, họ sẽ phải tìm hiểu kỹ về sản phẩm và dịch vụ để xem sản phẩm và dịch vụ đó có thực sự đáp ứng được nhu cầu của mình và có được đánh giá tốt hay không. 

Lúc này các công cụ tìm kiếm mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay như là Google sẽ phát huy công dụng. Vậy làm thế nào để sản phẩm, dịch vụ xuất hiện trong top 10 trang tìm kiếm google? Đó là sử dụng SEO, SEM để quảng bá vị trí thương hiệu so với các sản phẩm khác trên các công cụ tìm kiếm. 

Ngoài công cụ tìm kiếm như Google, khách hàng hiện nay cũng có xu hướng tìm kiếm các kênh truyền thông của doanh nghiệp qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, … Việc xây dựng và duy trì profile của doanh nghiệp trên các mạng xã hội phổ biến sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được tỷ lệ tiếp cận với khách hàng.  

Đồng thời, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cũng cần được thương hiệu khẳng định và thường xuyên nhắc lại trong quá trình truyền tải thông tin. Ví dụ đối với các sản phẩm như dược y tế, thương hiệu có thể cung cấp các kiểm nghiệm từ bộ y tế, các giấy tờ chứng thực và đặc biệt là những bằng chứng từ của khách hàng trước.

Giai đoạn Tìm kiếm trong mô hình AISAS
Giai đoạn Tìm kiếm trong mô hình AISAS

Action – Hành động

Đến bước này, khách hàng sẽ quyết định hành động nhưng hành động như thế nào còn phụ thuộc vào các giai đoạn trên thương hiệu đã thực hiện tốt chưa. Khách hàng có thể quyết định mua sản phẩm, dùng thử hoặc đơn giản là thoát khỏi công cụ tìm kiếm mà không chú ý đến sản phẩm, dịch vụ.

Do đó, để thúc đẩy tỷ lệ mua hàng thông công, doanh nghiệp cần đưa ra lời kêu gọi hành động (CTA) ngay lập tức, hoặc đề xuất các voucher khuyến mại cho khách hàng. Bước này cực kỳ quan trọng đối với mọi thương hiệu, cho dù cả 3 bước trên thực hiện rất tốt, ví dụ như xét về khía cạnh SEO thương hiệu vẫn đứng top trong hạng mục tìm kiếm nhưng nếu HÀNH ĐỘNG không hiệu quả thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất thấp dẫn đến doanh thu không như mong đợi.

Giai đoạn Share – Chia sẻ trong mô hình AISAS

Đây là đích đến mục tiêu của tất cả các thương hiệu, khi đã đạt được doanh thu như mong đợi, thương hiệu mong muốn tạo ấn tượng trong lòng khách hàng và khuyến khích họ chia sẻ trải nghiệm họ đến với bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Hình thức “truyền miệng” là cách lan truyền nhanh nhất, và trong thế giới internet việc chia sẻ, ủng hộ thương hiệu có thể đơn giản là nút “share” trên các bài truyền thông, thư điện tử, … Do đó, thương hiệu có thể nắm bắt thêm vô số khách hàng tiềm năng mà không tốn một xu nào.

Hướng dẫn ứng dụng mô hình AISAS

Mô hình AISAS cũng tương tự như các mô hình khác, bước đầu tiên là xác định mục tiêu chiến dịch và đối tượng mục tiêu. Các bạn có thể tham khảo chi tiết thông qua bài viết về mô hình IMC

Doanh nghiệp sẽ dựa vào mô hình AISAS để chọn lựa, sản xuất những nội dung phù hợp tiếp cận với đối tượng mục tiêu. 

Ứng dụng mô hình truyền thông AISAS vào thực tiễn
Ứng dụng mô hình truyền thông AISAS vào thực tiễn

Ví dụ về mô hình AISAS: Thương hiệu X áp dung mô hình AISAS cho chiến dịch quảng bá một loại dầu gội trị gàu mới. Theo đó, thương hiệu X có thể phân tích được trong hành trình ra quyết định của khách hàng tiềm năng, những nội dung quảng bá phù hợp có thể thực hiện như sau:

  • Giai đoạn gây chú ý và thu hút sự quan tâm: Thương hiệu truyền thông mạnh về thông điệp “Đánh bay gàu với X chỉ trong 1 lần gội” bằng cách chạy chiến dịch tương tác trên mạng xã hội để tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng, gây ấn tượng và tạo được điểm nhấn cho sản phẩm mới. 
  • Giai đoạn khách hàng tìm kiếm và thúc đẩy hành động: Khi đã tạo ấn tượng với khách hàng, thương hiệu tiếp tục triển khai các loại quảng cáo bằng các thông tin sản phẩm như thông tin thành phần, quy trình sản xuất sản phẩm, công nhận từ Bộ y tế về mức độ an toàn khi sử dụng, công nhận chất lượng và các phản hồi từ khách hàng trước. Các nội dung này nhằm để chứng minh chất lượng của sản phẩm. kiểm chứng để khẳng định chất lượng, review của khách hàng, ….  Luồn chuyển hướng đến website, landing page hoặc trang bán hàng trên sàn thương mại điện tử, tại đây thương hiệu thúc đẩy người dùng mua hàng bắng các khuyến mãi, ưu đãi, giới hạn, … hay giới hạn khung giờ tặng voucher.
  • Giai đoạn thúc đẩy khách hàng chia sẻ: Hiện người dùng trên các kênh mạng xã hội đều có xu hướng chia sẻ những nội dung thú vị, bắt trend tích cực, thương hiệu có thể tận dụng điều này để sản xuất các loại nội dung giải trí hấp dẫn liên quan đến thương hiệu để kích thích khách hàng chia sẻ tăng độ nhận diện thương hiệu.  Hoặc cụ thể hơn là tung các ưu đãi khuyến mãi dành riêng cho khách hàng sẵn sàng chia sẻ deal trên trang cá nhân hoặc chuyển tiếp trong hộp thư điện tử. 

Việc đo lường nội dung triển khai được thực hiện thường xuyên thông qua các chỉ số trong từng công cụ, chi tiết các bạn có thể tham khảo thêm trong bài về truyền thông marketing tích hợp IMC.

3 Case study ứng dụng mô hình truyền thông AISAS 

Một trong những case study kinh điển ứng dụng mô hình AISAS trong quá trình truyền thông là Chiến dịch Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile từ nhà VNG. Với chiến lược áp dụng theo mô hình AISAS, chiến dịch này VNG đã đạt được những con số ấn tượng:

Chiến dịch Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile của VNG
Chiến dịch Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile của VNG
  • 65 triệu lượt xem và 88 triệu lượt tương tác với TVC, các video ngắn mang về 47% lượt tải game trong tháng đầu ra mắt.
  • Chiến dịch đăng ký cài đặt bản game trước vượt chỉ tiêu 32%, tỷ lệ chuyển đổi từ lượng đăng ký trước thành cài đặt thực tế là 55%.
  • Sự kiện ”Đua Top Tuyệt Đỉnh” tiếp cận hơn 2 triệu người với 250 nghìn lượt tương tác, vượt 15% chỉ tiêu lượng người tham gia. Đóng góp 20% doanh thu cho tựa game mới trong thời gian diễn ra sự kiện.
  • Thống trị các vị trí hàng đầu trong ứng dụng Appstore Việt Nam trên các bảng xếp hạng chính. 

Chi tiết chiến dịch Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile như sau:

  • Mục tiêu chiến dịch: Mở rộng mức độ nhận biết thương hiệu với tựa game mới là Võ Lâm Truyền Kỳ 1 Mobile.
  • Đối tượng mục tiêu là: Nhóm game thủ trẻ (gen Z) và game thủ nữ 
  • Thông điệp truyền thông: “Bring reality into game marketing” (Tạm dịch: Đưa hiện thực vào game marketing)
  • Thực thi chiến dịch:

VNG đã chia thành hai chiến dịch trong các giai đoạn như sau:

Chiến dịch trước khi ra mắt game, VNG đã kết hợp với nghệ sĩ Trấn Thành để lên 200 ý tưởng sáng tạo nội dung cho 300 video phát hành các TVC, viral clip, trailer, … để lan truyền trên kênh truyền thông chính thức như website Võ Lâm truyền kỳ 1 Mobile, youtube, facebook, tiktok, OOH để thu hút sự chú ý và quan tâm của đối tượng mục tiêu.

[Ý tưởng TVC game đầu tiên tại Việt Nam có cả đại sứ thương hiệu và “bản sao” của anh ấy”]

Đồng thời chiến dịch này còn thúc đẩy người dùng hành động tải bản game trước trên website hoặc trên các ứng dụng download như Appstore và CH Play bằng cách sử dụng các banner game chạy quảng cáo hiển thị trên Appstore, CH Play, các phương tiện truyền thông trả phí khác. VNG còn tận dụng cả công cụ tìm kiếm trên Google để chạy quảng cáo chuyển hướng về website. 

Tiếp đến VNG ra mắt Chiến dịch “Đua Top Tuyệt Đỉnh”, chiến dịch này thu hút người chơi tham gia các hoạt động trong game để tích lũy điểm nhận quà. VNG gây sự chú ý bằng đoạn rap vui nhộn kết hợp với Youtuber Nhật Anh để quảng bá cho sự kiện trên các phương tiện truyền thông.  

Tổ chức hoạt động quảng bá xây dựng cộng động, kích thích người dùng tạo nội dung trên các diễn đàn lớn, người cũ kích người mới tạo cuộc thảo luận đẩy nhanh quá trình thúc đẩy đối tượng tiềm năng hành động, tham gia vào chiến dịch.

VNG còn đầu tư hợp tác với những nhân vật có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội bao gồm: các influencer nổi tiếng trên TikTok, streamer, page cộng đồng… Cùng các đội ngũ sản xuất viral clip, tranh ảnh, video “chế” để tối ưu nội dung quảng bá, phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng nhằm thu hút khách hàng chia sẻ những nội dung thú vị và mở rộng được tệp khách hàng tiếp cận.

Kết luận

Trong thời đại 4.0, hiểu và ứng dụng được mô hình AISAS là chìa khóa giúp doanh nghiệp chinh phục khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô, nguồn lực và mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp áp dụng một cách linh hoạt, tối ưu để phù hợp với các đặc trưng riêng của mình.

Tác giả: Hà Kiết Ngân

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]