Tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh, “chữa bệnh” sales mất nhiệt, chán nản khi không bán được hàng là một trong những điểm đau của nhiều doanh nghiệp. Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ đồng hành cùng các quản lý, doanh nghiệp để giải bài toán này, duy trì lửa nghề cho đội ngũ.
Tại sao cần liên tục tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh
Việc tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh không chỉ là một lựa chọn mà là yếu tố sống còn để doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Hãy cùng phân tích từ ba khía cạnh quan trọng: thị trường, doanh nghiệp và nhân viên để hiểu rõ hơn lý do tại sao cần duy trì động lực thường xuyên.
Từ góc độ thị trường: Đáp ứng áp lực cạnh tranh
Thị trường biến động cộng với sự cạnh tranh gay gắt là áp lực của mỗi doanh nghiệp. Trong khi đó, Sales là đầu tàu trực chiến tạo ra doanh số cho công ty, nếu như sales chùn bước, chẳng khác gì “rắn mất đầu”. Nếu không được tạo động lực liên tục, họ có thể mất đi sự nhạy bén và tinh thần chiến đấu, khiến doanh nghiệp bị tụt hậu. Một đội ngũ tràn đầy năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi, nắm bắt cơ hội và vượt qua đối thủ.
Bên cạnh đó, đội ngũ kinh doanh còn “nghe ngóng” thị trường. Nhiều doanh nghiệp khác ăn nên làm ra liên tục mở rộng quy mô, tuyển dụng sales với đại ngộ hấp dẫn. Nếu không có cách truyền động lực, quản lý đội ngũ tốt rất dễ bị rơi rụng nhân sự.
Từ góc độ doanh nghiệp: Tăng trưởng bền vững và hiệu suất
Đối với doanh nghiệp, đội ngũ kinh doanh chính là động cơ thúc đẩy doanh thu và xây dựng thương hiệu. Khi nhân viên kinh doanh thiếu động lực, hiệu suất giảm sút kéo theo doanh số lao dốc và ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn. Việc tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh không chỉ khơi dậy tinh thần làm việc mà còn thúc đẩy sự sáng tạo trong cách tiếp cận khách hàng, từ đó mang lại giá trị bền vững cho tổ chức. Đây là khoản đầu tư mang lại lợi ích vượt xa chi phí.
Từ góc độ nhân viên: Gắn kết và phát triển cá nhân
Nhân viên kinh doanh không chỉ làm việc vì tiền mà còn cần cảm giác được công nhận và phát triển. Áp lực công việc, chỉ tiêu liên tục có thể khiến họ kiệt sức nếu không có sự khích lệ. Tạo động lực thường xuyên giúp họ cảm thấy được trân trọng, tăng sự gắn bó với doanh nghiệp và khơi dậy niềm đam mê trong công việc. Một nhân viên có động lực sẽ tự tin hơn, chủ động hơn, từ đó nâng cao hiệu quả cá nhân và đóng góp nhiều hơn cho tập thể.
Chính vì thế, quản lý không thể chỉ áp đặt kpis và liên tục hối thúc nhân sự, cần kết hợp mềm mỏng và cứng rắn để tạo sự chủ động, đốc thúc tinh thần cho anh em.
Chưa có chính sách phù hợp cho nhân viên kinh doanh – Tham khảo ngay 👇👇
Tải Ebook: Xây dựng chính sách tạo động lực cho NVKD. TẢI TẠI ĐÂY |
Các phương pháp tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh hiệu quả
Dựa vào những cơ sở trên, doanh nghiệp xây dựng khung cơ chế tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh với hai phương pháp sau đây:
Phương pháp tài chính
Thu nhập là động lực rất lớn đối với nhân viên khi làm việc vì vậy phương pháp tài chính này chính là đòn bẩy rất hiệu quả để doanh nghiệp tạo động lực đối với đội ngũ kinh doanh. Phương pháp có thể được áp dụng vào các khoản thỏa thuận thu nhập của nhân viên như sau:
Tiền lương
Khi xây dựng cơ chế thúc đẩy động lực cho đội ngũ kinh doanh áp dụng vào tiền lương, doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:
- Mức lương phải phù hợp với quy định tiền lương của pháp luật lao động.
- Mức lương phải thỏa mãn đủ các nhu cầu về cuộc sống của nhân viên.
- Mức lương phải công bằng giữa nhân viên trong cùng tổ chức và công bằng với mức lương trung bình trên thị trường lao động ở cùng lĩnh vực.
- Mức lương phải xứng đáng với công sức và năng lực của từng cá nhân trong đội ngũ bán hàng.
Dựa vào cơ sở của khung cơ chế, để có mức lương vừa đảm bảo được các tiêu chí trên vừa tạo được động lực và sức ép cho đội ngũ kinh doanh, nhà quản lý cần chuẩn hóa khung năng lực của từng vị trí trong đội ngũ bán hàng.
Ví dụ thực tế:
Trong tổ chức giáo dục, khoản lương này sẽ chia thành hai phần chính là lương cứng và lương theo doanh thu, trong đó:
- Lương cứng: khoản lương mà nhân viên sẽ nhận được 100% khi đáp ứng được đủ số buổi làm việc và tuân thủ đúng các quy định trong hợp đồng lao động.
- Lương theo doanh thu = hệ số lương cứng * phần trăm đạt được doanh thu mục tiêu
- Thông thường để tạo động lực phát triển cho đội ngũ bán hàng, một số doanh nghiệp sẽ đặt thêm điều kiện bắt buộc nhân viên phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu % doanh thu mục tiêu mới nhận được khoản lương theo doanh thu. Ví dụ, mức lương theo doanh thu đòi hỏi nhân viên phải đạt được tối thiểu 50% doanh thu mục tiêu, trường hợp nhân viên chỉ đạt được 40% thì chỉ nhận được lương cứng.
Khung chuẩn hóa năng lực trên vừa có khoản lương cứng tạo điều kiện cho nhân viên đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt cơ bản vừa có khoản chỉ tiêu để tạo sức ép, động lực cho nhân viên phấn đấu.
Đánh giá chính xác năng lực nhân viên sales với phần mềm quản lý sale MISA AMIS CRM
Theo thống kê từ Nutshell, 2025, các công ty sử dụng CRM tăng 29% doanh số và 34% năng suất bán hàng. Đó là lý do các công ty dần chuyển đổi số, quản lý bán hàng trên CRM. Ví dụ như trên phần mềm MISA AMIS CRM, quản lý có thể giao mục tiêu cho sales và theo dõi tiến độ hoàn thành chỉ tiêu theo nhiều đầu mục: số lượng cơ hội, tỷ lệ thất bại, số lượng đơn hàng… để đánh giá chính xác năng lực nhân viên. Doanh nghiệp có thể trải nghiệm bản dùng thử miễn phí full tính năng trước khi tiến hành áp dụng cho công ty.
Tiền thưởng
Bên cạnh tiền lương, tiền thưởng dùng để ghi nhận năng lực của nhân viên xứng đáng đạt được do có thành tích vượt trội trong công việc, vượt mức quy định thông thường. Đây cũng là yếu tố quan trọng để tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh.
- Thưởng phải dựa trên cơ sở thành tích đạt được của mỗi cá nhân để nhân viên cảm thấy xứng đáng và tự hào về năng lực của họ và tạo phấn khởi trong công việc.
- Thưởng phải công bằng, minh bạch giữa các cá nhân trong tổ chức.
- Thời điểm ghi nhận thành tích thưởng và thời điểm nhận thưởng không được cách quá xa (tùy mỗi doanh nghiệp sẽ có chính xác thanh toán các khoản lương của nhân viên khác nhau, có thể thanh toán một lần vào đầu tháng hoặc chia thành hai lần thanh toán, một lần gửi lương và một lần gửi thưởng).
Tiền thưởng gồm hai loại là thưởng định kỳ và thưởng đột xuất, trong đó:
Thưởng định kỳ thường sẽ áp dụng vào các dịp lễ tết, sinh nhật nhân viên, sinh nhật công ty, mỗi quý, cuối năm, … Khoản thưởng này sẽ là đòn bẩy để tạo động lực, khuyến khích nhân viên kinh doanh tích cực làm việc.
Theo thị trường lao động, các trường hợp thông thường doanh nghiệp sẽ áp dụng khoản thưởng này như sau:
- Dịp lễ tết: Dựa theo thâm niên và lương cứng của nhân viên, doanh nghiệp sẽ xem xét mức thưởng phù hợp, thông thường dao động từ 1 đến 5 tháng lương cứng.
- Sinh nhật nhân viên, sinh nhật công ty: Một số doanh nghiệp sẽ cố định mức thưởng này với số tiền nhất định.
- Thưởng theo quý, theo năm: Dựa theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thâm niên và lương cứng của nhân viên, doanh nghiệp sẽ xem xét mức thưởng phù hợp, thông thường sẽ là 1 đến 2 tháng lương cứng.
Thưởng đột xuất sẽ dành cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, thưởng đánh giá theo thành tích doanh thu mỗi tháng hoặc theo dự án, hay còn gọi là thưởng KPI (key performance indicator). Khoản thưởng này sẽ là đòn bẩy không chỉ tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh mà còn tạo sức ép cho đội ngũ bán hàng vì nó phản ánh hiệu suất làm việc mỗi ngày của nhân viên.
Tùy vào mỗi cấp bậc của nhân viên mà các mốc KPI sẽ khác nhau. Mức tăng khoản thưởng KPI thường sẽ được tăng theo thâm niên gắn bó của nhân viên. Dựa vào chính sách quản lý tài chính, khả năng tài chính của doanh nghiệp mà mức thưởng nên được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với năng lực của nhân viên.
30+ Báo cáo chính xác năng lực đội ngũ bán hàng để tính thưởng
Chế độ phúc lợi
Phúc lợi góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, qua đó không chỉ giúp tạo động lực cho đội ngũ mà còn gia tăng uy tín của doanh nghiệp.
Chế độ phúc lợi bao gồm các khoản bắt buộc theo pháp luật quy định như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế chi trả cho các trường hợp đau ốm, tai nạn, thai sản, hưu trí,.. Dựa vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và nhu cầu của nhân viên mà tổ chức có thể hỗ trợ phương tiện đi lại, nhà nơi (công tác ở địa điểm xa), phí gửi xe, phí ăn uống, các chuyến du lịch tập thể, hoạt động rèn luyện thể chất,….
Phương pháp phi tài chính
Mặc dù không áp dụng trực tiếp vào khoản thu nhập hằng tháng của nhân viên bán hàng nhưng biện pháp phi tài chính cũng là phương thức hiệu quả để doanh nghiệp tạo động lực với đội ngũ kinh doanh. Các phương pháp phi tài chính sẽ thông qua:
Lộ trình thăng tiến
Tổ chức thiết kế và cam kết lộ trình phát triển chuyên biệt đối với từng nhóm đối tượng trong lực lượng bán hàng. Con đường phát triển nghề nghiệp rõ ràng, tiềm năng sẽ là một trong những yếu tố tạo động lực cho nhân viên bán hàng không ngừng nỗ lực và tiến lên. Song song với đó để tiến lên mỗi cấp độ đòi hỏi nhân việc phải đáp ứng được doanh thu mỗi tháng phải đạt được mức độ phần trăm doanh thu mục tiêu tùy theo mỗi cấp bậc.
Ví dụ:
- Nhân viên tân tuyển khi trở thành nhân viên chính thức sẽ có được động lực làm việc lớn hơn với cam kết doanh thu mục tiêu mỗi tháng sẽ đạt ít nhất 70% để nhận được các khoản hoa hồng tương ứng với mức độ của nhân viên chính thức.
- Cấp độ sale junior khi trở thành sale senior cũng sẽ có động làm việc cao hơn khi cam kết doanh thu mục tiêu mỗi tháng đạt ít nhất 85% để nhận được các khoản hoa hồng tương ứng với mức độ của senior.
Lưu ý, đối với các nhân viên ứng tuyển vào các vị trí đòi hỏi có kinh nghiệm ngay từ đầu thì các kỹ năng cần thiết ở mỗi cấp độ cần được thỏa mãn trong điều kiện ứng tuyển. Khi trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp sẽ áp dụng lộ trình thăng tiến tương ứng với cấp bậc hiện tại.
Với lộ trình thăng tiến này, đòi hỏi nhân viên phải phát triển kỹ năng, năng lực của bản thân theo từng ngày giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu suất làm việc đáng kể. Tùy vào mỗi ngành và lĩnh vực kinh doanh, đặc thù sản phẩm dịch vụ mà lộ trình thăng tiến ở các doanh nghiệp sẽ khác nhau.
>> Đọc thêm: Top 9 phần mềm quản lý sale tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo cũng tương ứng với lộ trình thăng tiến ở mỗi bậc, ở mỗi vị trí sẽ có chương trình đào tạo riêng. Ở cấp bậc càng cao chương trình đào tạo càng chuyên sâu giúp năng lực của nhân viên được trau dồi đáng kể.
Để tạo được động lực với nhân viên, doanh nghiệp cần xây dựng chương trình đào tạo chi tiết nhất có thể ở mỗi cấp độ, đồng thời triển khai, áp dụng, phổ biến cho toàn thể nhân viên biết và nắm rõ được chương trình đào tạo. Đây sẽ là động lực rất lớn đối những cá nhân có khát khao trau dồi, nâng cấp bản thân và phát triển sự nghiệp, từ đó thúc đẩy được hiệu suất làm việc của họ.
Ví dụ chương trình đào tạo tại tổ chức giáo dục đã nêu dành cho bộ phận tuyển sinh khóa học như sau:
- Nhân viên tân tuyển: Đào tạo nắm rõ chân dung khách hàng mục tiêu, hiểu rõ khóa học đang phụ trách, trang bị những kỹ năng tư vấn và thuyết phục khách hàng. Được training liên tục trong tuần đầu thử việc và mô phỏng thực hành cải thiện kỹ năng mỗi tháng.
- Nhân viên kinh nghiệm trên 1 năm: Được phân bổ các khóa học có giá cao nên được đào tạo kỹ năng để nắm bắt tâm lý khách hàng nhanh nhạy hơn và hướng dẫn thuyết phục các khách hàng khó chốt. Được tổ chức đào tạo mỗi tháng và luyện tập kỹ năng trực tiếp với trưởng bộ phận.
- Nhân viên kinh nghiệm 2 – 3 năm: Đào tạo nắm rõ tất cả các hạng mục khóa học của trung tâm và hiểu rõ tâm lý của từng phân khúc khách hàng. Hướng dẫn tiếp cận khách hàng thông qua nhiều điểm chạm, xây dựng sự tin tưởng bằng thương hiệu cá nhân và trang bị kỹ năng giải quyết các trường hợp khó như khách hủy cọc. Được tổ chức đào tạo mỗi tháng và luyện tập kỹ năng trực tiếp với trưởng bộ phận.
Môi trường làm việc
Khi được làm việc trong môi trường thuận lợi, nhân viên sẽ có tinh thần làm việc cao hơn giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc. Có hai khía cạnh mà doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng môi trường làm việc để tạo động lực cho nhân viên kinh doanh gia tăng hiệu suất của họ:
Không gian làm việc:
Doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện về an ninh và trang bị đầy đủ các thiết bị y tế cần thiết. Cùng với đó là chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sao cho phù hợp với quy định của pháp luật lao động và nhu cầu cơ bản của nhân viên.
Đồng thời, tạo điều kiện đáp ứng về trang thiết bị cho đội ngũ kinh doanh như đồng phục, máy tính, máy tính bảng, máy pos, … có chế độ kiểm tra các trang thiết bị, thay thế và nâng cấp định kỳ để thuận lợi cho nhân viên trong quá trình làm việc.
Công cụ hỗ trợ đội ngũ bán hàng
Đối với đội ngũ kinh doanh, doanh nghiệp có thể trang bị một số nền tảng công nghệ như hệ thống CRM giúp quản lý toàn bộ thông tin khách hàng để đội ngũ bán hàng dễ dàng nắm bắt thông tin và thấu hiểu khách hàng, chuẩn bị kịch bản tiếp cận, theo dõi và chăm sóc khách hàng.
Với MISA AMIS CRM, doanh nghiệp tối ưu quy trình bán hàng giúp nhân viên dễ dàng nắm bắt nhanh quy trình bán hàng; tính năng tự động hóa các nghiệp vụ như phê duyệt, tra cứu tồn kho/công nợ khách hàng giúp tiết kiệm thời gian, đội ngũ chủ động trong các giao dịch với khách hàng.
Sự quan tâm của nhà quản lý đối với nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và hiệu suất làm việc của họ. Đội ngũ quản lý cần có những hành động khen ngợi và ghi nhận nỗ lực của nhân viên, tôn trọng và lắng nghe tích cực ý kiến của nhân viên.
Có thể là những buổi trò chuyện 1 – 1 để giải đáp thắc mắc, chia sẻ những băn khoăn khúc mắc của nhân viên, giải đáp những khó khăn mà nhân viên đang gặp phải trong quá trình tư vấn khách hàng. Qua đó, thấu hiểu và có phương án hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để nhân viên thực hiện tốt công việc của mình. Những buổi trò chuyện giữa lãnh đạo với nhân viên cần được thực hiện thường xuyên, tần suất khuyến khích là 1 lần/ tháng.
Tải tài liệu: Xây dựng chính sách tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh
Bộ tài liệu bao gồm: mẫu tính lương, thưởng, lộ trình thăng tiến,… giúp nhà quản lý xây dựng một chính sách rõ ràng và minh bạch về tạo động lực cho nhân viên kinh doanh. NHẤN VÀO ẢNH để tải toàn bộ tài liệu.
Trên đây là những cơ sở để doanh nghiệp cân nhắc áp dụng để tạo động lực cho đội ngũ kinh doanh. Bên cạnh những đãi ngộ, quyền lợi, nhân viên kinh doanh cũng cần những hỗ trợ, giúp đỡ khi nhận kịp thời từ lãnh đạo công ty. Để kịp thời khen thưởng khi nhân viên đạt doanh số, kịp thời nhắc nhở, đào tạo khi nhân viên gặp khó, đừng quên trải nghiệm giải pháp quản lý bán hàng MISA AMIS CRM. Dùng thử miễn phí full tính năng tại đây.
Chúc doanh nghiệp luôn xây dựng được đội ngũ sales máu lửa, nhiệt huyết, chủ động.
