Marketing Inbound Marketing Chiến lược Marketing của Chanel: Sự khác biệt tạo nên thương hiệu

Chiến lược marketing của Chanel “nói không với việc sale”, không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh, thế nhưng vẫn vững chân trong thị trường thời trang cao cấp suốt 100 năm. Chiến thuật marketing này có gì độc đáo, họ đã giữ chân khách hàng bằng cách nào?

Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu tổng quan về Chanel

Chanel là hãng thời trang xa xỉ bật nhất thế giới, đến từ thủ đô Paris – Pháp. Thương hiệu được thành lập bởi nhà tạo mẫu Coco Chanel (1883 – 1971) vào những năm 1909 – 1910. Lúc bấy giờ, thương hiệu Chanel nổi tiếng với những thiết kế cách tân mạnh mẽ giải phóng phụ nữ khỏi những trang phục rườm rà và bó buộc.

Ban đầu, Chanel chỉ là một cửa hiệu thời trang nhỏ dành cho phái nữ trụ tại số 160 đại lộ Malesherbes, Paris. Trải qua nhiều năm phát triển và được sự tin dùng của khách hàng, thương hiệu đã mở rộng kinh doanh tất cả các mặt hàng, từ quần áo, giày dép, phụ kiện đến các loại nước hoa và đồng hồ,… với giá thành đắt đỏ. Đồng thời, Chanel cũng nhanh chóng trở chiếm lĩnh vị trí thương hiệu thời trang cao cấp đáng tự hào nhất của nước Pháp.

Sau khi Coco Chanel qua đời, gia đình Wertheimer đã mua lại thương hiệu và thuộc quyền sở hữu của 2 anh em nhà Wertheimer. Trải qua hơn 100 năm tuổi, Chanel được biết đến là thương hiệu thời trang cao cấp bậc nhất, mang hơi hướng cổ điển, phần lớn các sản phẩm của Chanel được thiết kế cho các quý cô thanh lịch.

II. Phân tích mô hình SWOT của Chanel

1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Chanel là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp bậc nhất trên thế giới, điều hành hơn 300 cửa hàng và được định giá 7.2 tỷ đô la.
  • Luxe Digital đã công bố danh sách các thương hiệu cao cấp hàng đầu và Chanel chiếm vị trí thứ hai chỉ sau Gucci. Đây là thương hiệu xa xỉ có số lượng người theo dõi trên Social Media cao nhất với tổng số 81.4 triệu trên Instagram, YouTube, Facebook và Twitter.
  • Sản phẩm đa dạng có thiết kế cổ điển, vượt thời gian và không bị lỗi thời.
  • Chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu và được đầu tư nhiều công sức trước khi ra mắt.
điểm mạnh của chanel
Điểm mạnh của Chanel

2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu cao cấp khác đồng nghĩa với việc tăng trưởng thị phần của thương hiệu Chanel bị hạn chế. 
  • Bên cạnh đó, Chanel bỏ ra chi phí lớn để đầu tư bảo vệ và duy trì hình ảnh thương hiệu.

3. Cơ hội (Opportunities)

  • Chanel có thể đẩy mạnh và khai thác bán hàng trực tuyến và tận dụng nền tảng thương mại điện tử để nâng cao doanh số.
  • Tập trung vào thị trường cao cấp đang nổi lên ở các nền kinh tế phát triển mạnh và đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ để mở rộng chi nhánh cửa hàng, tìm kiếm nhiều khách khách hàng tiềm năng.
  • Hợp tác với các chuỗi khách sạn và hãng thời trang hàng đầu để nâng tầm thương hiệu

4. Thách thức (Threats) của thương hiệu Chanel

  • Thách thức lớn đối với Chanel là các đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực kinh doanh cung cấp các loại quần áo và phụ kiện tương tự có thể làm giảm thị phần của hãng.
  • Kinh tế suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và phân phối.
  • Đặc biệt, hàng giả và cuộc chiến giá cả cũng là mối đe dọa thương hiệu Chanel.

III. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Chanel

1. Nói không với giảm giá dù chỉ một xu

Trong khi các hãng thời trang cao cấp trên thị trường, bao gồm Prada, Versace, Valentino hay Burberry,… đều có những chiến dịch giảm giá mang tính thời vụ để thúc đẩy tăng trưởng doanh số, đồng thời “lấy lòng” khách hàng thì chiến lược marketing của Chanel luôn đứng ngoài cuộc chơi, chưa từng giảm giá dù chỉ là một xu với tất cả những sản phẩm của thương hiệu. 

chiến lược marketing của chanel không giảm giá
Chiến lược marketing của chanel không giảm giá

Các sản phẩm Chanel classic bag 2.55 và 11.12, Chanel boy, dòng nước hoa Chanel No5, Chanel tweed jacket, váy “little black dress”,… đôi khi có sự điều chỉnh giá để phù hợp với thị trường nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến mức giá cố định ban đầu. Đó chính là cách để Chanel giữ vững đẳng cấp thương hiệu của mình trong quá khứ và cho đến hiện tại.

Mặc dù áp dụng chiến lược Marketing nói không với giảm giá nhưng doanh số của Chanel vẫn liên tục tăng đều đặn và duy trì được vị thế thương hiệu. Bởi thay vì giảm giá những sản phẩm cao cấp, Chanel lựa chọn một chiến lược khác, đó là phát triển những dòng sản phẩm bình dân hơn để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng phổ thông.

Ngay sau đó, các dòng sản phẩm làm đẹp như son, dưỡng da, make-up và các loại phụ kiện như kính mắt, đồng hồ được ra mắt với giá cả hợp túi tiền, nhằm phục vụ phân khúc khách hàng trung lưu tại các thị trường mới châu Á.

Tuy giá thành của những sản phẩm Chanel luôn rất đắt nhưng thương hiệu luôn đảm bảo về chất lượng vượt trội. Để hoàn thành một sản phẩm, Chanel mất rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí mời những chuyên gia, nhà thiết kế hàng đầu làm cố vấn. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi Chanel luôn là thương hiệu được những tín đồ thời trang toàn thế giới háo hức săn đón và sẵn sàng chi rất nhiều tiền để sở hữu chúng.

>> Đọc thêm: Tổng hợp các chiến lược định giá sản phẩm mới phổ biến nhất hiện nay

2. Không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh

chiến lược marketing của chanel không quan tâm đến đối thủ
Chiến lược marketing của chanel không quan tâm đến đối thủ

Chiến lược Marketing của Chanel là không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh kể cả những đối thủ đình đám Christian Dior, Hermès, Gucci, Prada, Louis Vuitton,… Bởi Chanel quan niệm mỗi thương hiệu đều có những đặc trưng, phong cách, chiến lược Marketing riêng biệt,… để khách hàng dễ nhận dạng và đưa ra lựa chọn phù hợp. Do vậy, tập trung làm tốt công việc của mình và không bận tâm về đối thủ là giá trị cốt lõi mà Chanel hướng đến.

Đặc biệt, thương hiệu không chạy theo, phụ thuộc quá nhiều vào xu hướng thị trường, càng không muốn học theo những bài học từ đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, thương hiệu luôn trung thành tuyệt đối với di ngôn của Coco “Thời trang có thể tàn phai nhưng phong cách là mãi mãi”.

Chiến lược Marketing này giúp Chanel định vị được sự khác biệt của sản phẩm thương hiệu so với những sản phẩm khác trên thị trường. Sản phẩm của Chanel không còn quá xa lạ, luôn có sự đồng nhất về phong cách, chất lượng và tinh thần, đồng thời, giúp các tín đồ thời trang trên thế giới dễ dàng nhận ra ngay cả khi không có logo hãng. 

Bộ công cụ tối ưu hoạt động Marketing doanh nghiệp – MISA AMIS aiMarketing 

MISA AMIS aiMarketing cung cấp tất cả các modules cần thiết trên một nền tảng giúp các Marketers triển khai các chiến dịch Marketing hiện đại thành công theo các tệp khách hàng riêng biệt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi, bứt phá doanh thu.

  • Customer Profile – Thấu hiểu hành vi, nhu cầu khách hàng nhờ sự lưu trữ tập trung toàn bộ data khách hàng ở từng điểm chạm.
  • Email Marketing – Thiết kế & gửi email số lượng lớn chuyên nghiệp, dễ dàng, nhanh chóng để tiếp cận nhiều tệp khách hàng tiềm năng.
  • Landing page – Tạo trang đích chuyên nghiệp, đẹp mắt, thao tác dễ dàng dù không có kiến thức về lập trình chỉ với vài phút.
  • Workflow – Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng theo luồng thiết lập sẵn để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.
  • Liên thông dữ liệu giữa Sales & Marketing giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót nhập liệu thủ công, chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng, tối ưu chất lượng cơ hội.
  • Tổng hợp 30+ loại báo cáo đa chiều về hiệu quả Marketing đầy đủ, tự động và chính xác giúp theo dõi hiệu quả và tối ưu các chiến dịch tiếp thị kịp thời.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:

3. Hệ thống cửa hàng ở vị trí trung tâm đắt đỏ

Vì nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của Chanel chủ yếu hướng đến khách hàng giới thượng lưu nên hệ thống cửa hàng trưng bày sản phẩm luôn nằm ở vị trí trung tâm đắt đỏ. Hệ thống cửa hàng tọa lạc ở những vị trí trung tâm ở những thành phố lớn, bao gồm New York, Sydney, Boston, Amsterda,… Ngoài ra, thương hiệu còn bố trí cửa hàng ở sân bay, khách sạn năm sao nổi tiếng. 

Như đã đề cập, tệp khách hàng của Chanel thuộc tầng lớp giàu có. Minh chứng cụ thể là hệ thống cửa hàng ở Nhật Bản được đặt chủ yếu ở các khu sinh sống cao cấp của quận Ginza. Ngoài ra, tại vương quốc Anh, các cửa hàng sẽ được phân bổ tập trung tại hai thành phố lớn là London và Manchester.

Theo thống kê mới nhất, Chanel đang sở hữu khoảng 310 cửa hàng trên toàn thế giới. Trong đó, có 128 cửa hàng đặt tại khu vực Bắc Mỹ, 94 cửa hàng tại Châu Á và 70 tại Châu Âu, 2 cửa hàng ở Nam Mỹ và 6 cửa hàng ở Châu Đại Dương. 

>> Đọc thêm: Chiến lược marketing của Canifa: Thời trang của người Việt

hệ thống cửa hàng ở nơi đắt đỏ
Hệ thống cửa hàng của Chanel ở nơi đắt đỏ

Bên cạnh đó, các cửa hàng Chanel phải luôn thể hiện đầy đủ tinh thần xa hoa và sang trọng nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Các gam màu đơn sắc chủ đạo trắng, đen, be sẽ được sử dụng để nhận dạng và gợi nhớ về những đặc trưng riêng trong thiết kế của Chanel. Những gam màu này khi kết hợp với cách bố trí ánh sáng lung linh sẽ tạo nên một không gian nội thất vô cùng thanh lịch thu hút sự chú ý của khách hàng thượng lưu, đồng thời làm nổi bật các dòng sản phẩm thời trang cao cấp.

Ngoài hệ thống cửa hàng xa hoa, Chanel còn sở hữu một trang Web mua sắm trực tuyến chuyên nghiệp nhằm phục vụ những khách hàng ở xa và không có điều kiện mua sắm trực tiếp. Đối với thương hiệu lớn Chanel, khi mua hàng online khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm sẽ đúng với hình ảnh trên Website hãng.

4. Hãy đến tận Showroom của Chanel trải nghiệm

Mặc dù hoạt động tốt trên Social Media, nhưng thương hiệu Chanel không theo dõi bất kỳ tài khoản thương hiệu hay người dùng nào khác, cũng như không tương tác phản hồi với khách hàng. Thực chất, việc tận dụng Social Media để thương hiệu cung cấp và chia sẻ những thông tin mới nhất về các sự kiện thời trang hay bộ sưu tập mới ra mắt.

Đây được xem là một chiến lược Marketing nhằm giảm thiểu rủi ro và những sai sót làm tổn hại đến hình ảnh thương hiệu khi mua hàng online. Nếu bạn thực sự muốn mua hàng, bạn chỉ có thể đến trực tiếp các showroom để lựa chọn món đồ yêu thích và trải nghiệm cảm giác làm “thượng đế” của thương hiệu bật nhất thế giới.

Hãy đến tận Showroom của Chanel trải nghiệm
Hãy đến tận Showroom của Chanel & trải nghiệm

Điều này tạo nên sự khác biệt trong chiến dịch Marketing của Chanel, cũng là cách mà thương hiệu Chanel đã làm để từng bước in đậm dấu ấn trong lòng khách hàng. Các sản phẩm của hãng vì thế mà đều mang nét riêng biệt và không bị nhầm lẫn với bất kỳ thương hiệu cao cấp nào khác.

“Bảo thủ, kiêu kỳ, thực hiện kiên định đến cùng”, dường như Chanel chưa hề có ý định thay đổi chiến lược Marketing của mình. Chỉ biết rằng, với những khác biệt này, thương hiệu này vẫn ngày một phát triển không ngừng và duy trì danh tiếng trên thị trường.

IV. Tối ưu hiệu quả các chiến dịch Marketing với MISA AMIS AIMARKETING

MISA AMIS aiMarketing là phần mềm Marketing hợp nhất toàn bộ các modules trên một nền tảng duy nhất giúp Marketers triển khai chiến lược Marketing hiệu quả, tối ưu điểm chạm khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng chuyển đổi với chị phí tiết kiệm.

1. Email Marketing – Công cụ thiết kế & gửi email hàng loạt nhanh chóng, hiệu quả

Công cụ gửi Email Marketing thuộc bộ giải pháp AMIS aiMarketing đáp ứng tất cả các yêu cầu từ thiết kế email tới cá nhân hóa nội dung và đo đếm hiệu quả các chiến dịch.
Công cụ gửi Email Marketing thuộc bộ giải pháp AMIS aiMarketing đáp ứng tất cả các yêu cầu từ thiết kế email tới cá nhân hóa nội dung và đo đếm hiệu quả các chiến dịch.

>> Phần mềm Email Marketing thuộc bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu trên của Marketers, từ thiết kế email tới cá nhân hóa nội dung và đo đếm hiệu quả các chiến dịch.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ Email Marketing TẠI ĐÂY:

2. Landing page – Thiết kế Landing page chuyên nghiệp, thao tác dễ dàng

Giao diện thiết kế Landing page chuyên nghiệp, thu hút chỉ với thao tác đơn giản trên aiMarketing (ngay cả khi bạn không có kiến thức về lập trình)
Giao diện thiết kế Landing page chuyên nghiệp, thu hút chỉ với thao tác đơn giản trên aiMarketing (ngay cả khi bạn không có kiến thức về lập trình)

>> Với MISA AMIS aiMarketing, người dùng có thể thiết kế Landing page một cách chuyên nghiệp, thu hút chỉ với thao tác đơn giản, ngay cả khi bạn không có kiến thức về lập trình. 

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ Landing page của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

3. Form – Công cụ Form giúp tổng hợp thông tin khách hàng từ nhiều nguồn

Tính năng Form trên MISA AMIS aiMarketing giúp Marketers thiết kế, thu thập, quản lý và tổng hợp dữ liệu, thông tin khách hàng
Tính năng Form trên MISA AMIS aiMarketing giúp Marketers thiết kế, thu thập, quản lý và tổng hợp dữ liệu, thông tin khách hàng

>> Tính năng Form trên MISA AMIS aiMarketing chính là công cụ giúp Marketers thực hiện công việc thiết kế, thu thập, quản lý và tổng hợp dữ liệu, thông tin khách hàng một cách dễ dàng, tự động, đồng bộ.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ FORM của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

4. Workflow – Thiết kế kịch bản Marketing tự động vô cùng dễ dàng

Giao diện quản lý Workflow trên aiMarketing
Giao diện quản lý Workflow trên aiMarketing

>> Tính năng Workflow của MISA AMIS aiMarketing giúp Marketers tự động hóa quá trình Marketing và chăm sóc khách hàng dựa trên kịch bản nuôi dưỡng. Khi áp dụng tính năng Workflow của aiMarketing, Marketers chỉ cần nghiên cứu hành vi của khách hàng, xây dựng các kịch bản tương tác dựa trên hành vi của khách hàng tiềm năng, sau đó vẽ luồng email chăm sóc trên phân hệ Workflow của aiMarketing.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí công cụ Workflow của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

5. Customer Profile – Marketers hiểu khách hàng ở từng điểm chạm và cả hành trình

AMIS aiMarketing thể hiện chi tiết từng điểm chạm khách hàng trên lịch sử hoạt động của module Customer Profile.
AMIS aiMarketing thể hiện chi tiết từng điểm chạm khách hàng trên lịch sử hoạt động của module Customer Profile.

MISA AMIS aiMarketing còn cho phép Marketers nắm bắt được khách hàng là ai, quan tâm đến thông tin gì, theo dõi thông tin chi tiết, lịch sử tương tác của liên hệ giúp xây dựng Customer Profile.

Cụ thể tính năng Customer Profile cho phép Marketers nắm bắt được các thông tin khách hàng bao gồm:

  • Thông tin liên hệ (họ tên, email, SĐT, …)
  • Lịch sử truy cập Website/ Landing page
  • Lịch sử điền Form
  • Lịch sử nhận, đọc, click email
  • Lịch sử mua hàng, chăm sóc

Có đầy đủ thông tin về khách hàng giúp Marketers thấu hiểu khách hàng hơn, từ đó đưa ra các chiến lược chăm sóc phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng để tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.

Toàn bộ lịch sử hoạt động của khách hàng được lưu trữ tập trung trên module Customer Profile
Toàn bộ lịch sử hoạt động của khách hàng được lưu trữ tập trung trên module Customer Profile

6. Hệ thống đo lường, báo cáo đa chiều, chính xác và nhanh chóng

>> Hệ thống báo cáo của MISA AMIS aiMarketing cung cấp các thông tin đa chiều và theo thời gian thực để giúp nhà quản lý có dữ liệu để đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên.

Báo cáo tổng quan doanh số

Phân tích tỷ lệ chuyển đổi 

>> Nhờ có hệ thống báo cáo của MISA AMIS aiMarketing, nhà quản lý có dữ liệu để đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên, giúp Marketers & nhà quản lý bắt được khâu nào đang làm tốt, khâu nào đang làm chưa tốt để điều chỉnh, tối ưu hoạt động Marketing – Bán hàng.

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

V. Tổng kết chiến lược marketing của Chanel

Như vậy, MISA AMIS đã chia sẻ cụ thể về những giá trị trong chiến lược Marketing của thương hiệu Chanel được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu. Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích từ chiến lược Marketing của Chanel, từ đó giúp triển khai các chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình!

Tin bài liên quan:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]