Customer Centric là gì? Tầm quan trọng, cách đo lường và ví dụ thực tế

21/03/2022
4693

Hiện nay, quan niệm “Khách hàng là thượng đế” đã không còn xuất hiện nhiều; thay vào đó, Customer Centric (khách hàng làm trung tâm) đang được nhiều doanh nghiệp chú trọng và trở thành một chiến lược cốt lõi.

Customer Centric được cho là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín trên thị trường. Do sự xuất hiện của ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh dẫn tới đa dạng sản phẩm, dịch vụ với chất lượng không ngừng được cải tiến, trải nghiệm của khách hàng đã trở thành yếu tố khác biệt của sản phẩm chính trong thế giới kinh doanh ngày nay.

Một sản phẩm tốt chưa chắc đã giữ chân được khách hàng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, chắc chắn sẽ thuyết phục được họ. Vậy Customer Centric là gì? Hãy cùng MISA AMIS phân tích chiến lược quan trọng này trong bài viết dưới đây.

Customer Centric là gì
Customer Centric là gì

I. Customer Centric là gì

Theo Investopedia, Customer Centric (tức lấy khách hàng làm trung tâm) là một chiến lược và văn hóa trong kinh doanh, tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng bằng cách tối đa hóa dịch vụ, đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn dành cho sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Tương tự đó, Hubspot cũng định nghĩa Customer Centric là một triết lý và chiến lược kinh doanh đặt khách hàng vào trung tâm của mọi hoạt động. Chiến lược này nhằm tạo ra những trải nghiệm tích cực trong quá trình trao đổi và mua bán của khách hàng.

Mục tiêu của một doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm là xây dựng lòng trung thành và sự ủng hộ của khách hàng. Bất cứ doanh nghiệp nào lấy khách hàng làm trung tâm khi đưa ra quyết định, họ đều cân nhắc sâu sắc đến tác động mà kết quả sẽ có đối với khách hàng của mình.

Điều này nhấn mạnh việc tập trung vào khách hàng không chỉ là một phần trong chiến lược kinh doanh mà còn là cách tiếp cận toàn diện để đảm bảo rằng mỗi quyết định đều mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Đây cũng là cách để xây dựng lòng trung thành và biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu.

Các doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm luôn đảm bảo rằng khách hàng là trung tâm của triết lý, hoạt động và các ý tưởng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này tin rằng khách hàng là lý do chính giúp họ tồn tại, và họ sẽ sử dụng mọi biện pháp để đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng.

Lấy khách hàng làm trung tâm từ lâu đã là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp trong các ngành định hướng dịch vụ. Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý rằng việc tận tâm phục vụ khách hàng sẽ khiến khách hàng trở nên trung thành và chi nhiều tiền hơn cho công ty, ít có khả năng dịch chuyển sang dùng sản phẩm, dịch vụ của bên khác, như vậy cuối cùng doanh nghiệp đạt được mục tiêu về doanh số.

Trên thực tế, việc xây dựng một doanh nghiệp có thể đảm bảo việc đặt khách hàng làm trung tâm trong thị trường đầy cạnh tranh là một thử thách lớn đối với bất kì doanh nghiệp nào. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự xuất hiện của AI đã phần nào giúp các công ty cải tiến và thay đổi sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng, nhưng cũng theo đó là sự kỳ vọng lớn hơn từ người tiêu dùng tới doanh nghiệp về các trải nghiệm và nhu cầu của họ.

II. Lợi ích của Customer Centric đối với doanh nghiệp 

1. Tăng sự hài lòng của khách hàng

Khách hàng là điều kiện tiên quyết để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Chìa khóa của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và phát triển khách hàng thông qua việc liên tục đáp ứng những nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Vì vậy, việc làm hài lòng khách hàng là một mục tiêu vô cùng quan trọng.

Khi tập trung vào khách hàng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, và thách thức của khách hàng. Kết hợp với sự tân tiến của công nghệ, doanh nghiệp sẽ bắt kịp với mọi xu hướng được thịnh hành, nhằm tăng trải nghiệm cá nhân hoá đến với khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn, từ đó tăng cường sự hài lòng của khách hàng.

Customer Centric giúp tăng sự hài lòng của khách hàng
Customer Centric giúp tăng sự hài lòng của khách hàng

Đây là bước đầu tiên để tạo dựng uy tín trên thị trường. Do sự phát triển vượt bậc của công nghệ và số hóa, trải nghiệm của khách hàng đã trở thành yếu tố khác biệt của sản phẩm chính trong thế giới kinh doanh ngày nay.

Điều này có thể hiểu được, bởi khách hàng hiện nay có rất nhiều lựa chọn. Sự hài lòng luôn đem đến lợi ích song song. Mức độ hài lòng khách hàng kém, dẫn đến những đánh giá tiêu cực, trong khi khách hàng hài lòng, sẽ giúp xây dựng thương hiệu của bạn ngày càng vững mạnh. Khi khách hàng hài lòng với sản phẩm và dịch vụ, bạn sẽ có thể thu được lợi ích từ việc giữ chân khách hàng, quảng bá truyền miệng và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.

Bằng việc áp dụng chiến lược Customer Centric, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ của mình được thiết kế một cách phù hợp nhất cho khách hàng, từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

2. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những yếu tố giúp doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật, vượt trội hơn so với các đối thủ trên thị trường. Vì vậy, việc lấy khách hàng làm trung tâm cũng có thể trở thành một chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Cùng một sản phẩm có chất lượng như nhau, người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, cũng như chú ý lắng nghe ý kiến của họ.

Việc ưu tiên khách hàng giúp doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn xây dựng lòng trung thành, từ đó vượt trội trên thị trường.

Customer Centric giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Customer Centric giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

>> Đọc thêm: Xây dựng chiến lược trải nghiệm khách hàng để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

3. Tạo trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng

Trải nghiệm khách hàng là tổng hợp trải nghiệm của khách hàng trong hành trình mua hàng và tiếp xúc với một sản phẩm, dịch vụ hay một thương hiệu nhất định. Hiểu đơn giản, nó chính xác là kết quả của sự tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Nếu khách hàng có những trải nghiệm tích cực với doanh nghiệp, họ sẽ lựa chọn trở thành những người ủng hộ trung thành đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa khi khách hàng “có tình cảm” với thương hiệu thì sẽ ở lại lâu hơn, quay trở lại mua hàng nhiều lần hơn và cũng dễ dàng giới thiệu thương hiệu yêu thích của mình với những người khác.

Ngược lại, nếu khách hàng có những trải nghiệm tồi tệ thì sẽ sớm rời bỏ doanh nghiệp, thậm chí đi bêu rếu, nói xấu và chia sẻ những thông tin tiêu cực về doanh nghiệp với người khác.

Vì vậy, doanh nghiệp cần lấy khách hàng làm trung tâm và thu thập những dữ liệu từ họ, nhằm triển khai xây dựng các nội dung phù hợp tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng khác nhau, qua đó tạo trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

4. Mở rộng thị phần

Thị phần của một doanh nghiệp được hiểu là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Doanh nghiệp nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh và có thể thống trị thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp một dòng sản phẩm với chất lượng như nhau, vì vậy để mở rộng thị phần theo cách thông thường là rất khó.

Customer Centric giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần trên thương trường
Customer Centric giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần trên thương trường

Bên cạnh giá thành và chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh chiến lược Customer Centric nhằm đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng và cá nhân hoá cho từng nhóm đối tượng.

Chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm không chỉ giúp tăng cường sự hài lòng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị phần. Khi doanh nghiệp tập trung vào việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, họ không chỉ giữ chân khách hàng hiện tại mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới thông qua sự giới thiệu và trải nghiệm tích cực. Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng và gia tăng thị phần trên thị trường, vượt qua các đối thủ cạnh tranh.

III. Giá trị của văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm

Khái niệm lấy khách hàng làm trung tâm không chỉ dừng lại ở việc triển khai một chiến dịch tạm thời. Thay vào đó, nhiều doanh nghiệp đã có những chiến dịch để lan tỏa giá trị này trong cộng đồng và biến khái niệm này trở thành giá trị cốt lõi.

Khi customer centric được coi là giá trị trung tâm, nó sẽ định hướng cho toàn bộ hoạt động và chiến lược của tổ chức, tạo ra sự thống nhất và cam kết từ tất cả các bên liên quan, từ lãnh đạo đến nhân viên và cả khách hàng.

Tại Công ty cổ phần MISA, quan niệm về văn hóa làm sản phẩm là quá trình xây dựng, cải tiến sản phẩm phải lấy nhu cầu của xã hội, của khách hàng làm trọng tâm và tập trung giải quyết dứt điểm bài toán của khách hàng. Hơn thế nữa, văn hóa đó thôi thúc đội ngũ làm sản phẩm phải luôn trăn trở để làm ra sản phẩm vượt mong đợi của người dùng về năng suất, chất lượng với giá thành thấp nhất để tiết kiệm chi phí đầu tư cho khách hàng.

Tương tự, trong văn hóa phục vụ, MISA chọn “lấy khách hàng làm trung tâm” và “lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo để sửa mình”. Văn hóa này đã được chứng minh bằng những “quả ngọt” hái gặt được trong 30 năm phát triển của công ty.

Ông Lữ Thành Long chia sẻ về nguyên tắc được quyết liệt triển khai trên toàn hệ thống trong nhiều năm qua: “Tại MISA, nếu khách hàng hài lòng, thì có nghĩa là mình làm đúng. Nếu khách hàng chưa hài lòng thì có nghĩa là mình cần phải thay đổi điều gì đó. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh suốt 30 năm qua, không phải lúc nào MISA cũng làm hài lòng tất cả khách hàng. Nhưng bất kể khi nào khách hàng không hài lòng thì với quan niệm về văn hóa trên, MISA thấy rằng tổ chức mình phải thay đổi, phải cải tiến để phục vụ khách hàng tốt hơn. Theo thời gian, hoạt động của hệ thống càng hướng tới tiêu chuẩn cao hơn trong phục vụ khách hàng”.

IV. Các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến lược Customer Centric 

Bằng cách phân tích và đo lường hiệu quả của chiến lược Customer Centric giúp doanh nghiệp có thể đánh giá sự thành công hay thất bại của chiến lược đang được triển khai, qua đó phát hiện những điểm chưa được cải thiện nhằm tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. 

Dưới đây là 3 chỉ số hàng đầu được sử dụng để theo dõi mức độ hiệu quả của chiến lược Customer Centric:

  • Churn rate – Tỷ lệ khách hàng rời đi 
  • Net Promoter Score (NPS) – Chỉ số đo lường lòng trung thành của khách hàng
  • Customer Lifetime Value (CLV) – Giá trị vòng đời của khách hàng

1. Churn Rate – Tỷ lệ khách hàng rời đi

Churn rate hay tỷ lệ rời đi là tỷ lệ mà khách hàng hủy bỏ hoặc ngừng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định. Một ví dụ của việc khách hàng rời đi là khi khách hàng quyết định ngừng sử dụng dịch vụ nghe nhạc trực tuyến của Apple Music để chuyển qua sử dụng dịch vụ của Spotify, lúc này khách hàng đã quyết định hủy dịch vụ của Apple Music và bắt đầu sử dụng dịch vụ của đối thủ. 

Churn Rate là tỷ lệ khách hàng rời đi
Churn Rate là tỷ lệ khách hàng rời đi

Đây là một chỉ số quan trọng để giúp doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả của các chiến lược kinh doanh của mình. Tỷ lệ khách hàng rời đi cao sẽ là tín hiệu để doanh nghiệp cần có những thay đổi cần thiết về về việc định giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và kế hoạch kinh doanh mới. 

Các lợi ích chính của việc đo lường tỷ lệ Churn rate có thể kể đến như sau:

  • Giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn
  • Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu 
  • Giúp doanh nghiệp xác định được giá trị vòng đời của khách hàng

Tỷ lệ Churn rate có thể được tính toán sau khi hoàn thành những công việc dưới đây:

  • Xác định khoảng thời gian cần đo lường
  • Xác định số lượng khách hàng mà doanh nghiệp sở hữu trong khoảng thời gian cần đo lường đó
  • Xác định số lượng khách hàng rời đi trong khoảng thời gian cần đo lường

Từ đó, doanh nghiệp có thể đo lường Churn rate thông qua công thức:

Tỷ lệ khách hàng rời đi = (Số lượng khách hàng rời đi / Số lượng khách hàng có được) x 100

Ví dụ, giả sử đối với một agency cung cấp giải pháp Marketing đã thu hút được 400 khách hàng trong quý trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng mất đi 40 khách hàng do hợp đồng hết hạn và một vài tương tác dịch vụ khách hàng kém. 

Điều này có nghĩa là tỷ lệ khách hàng rời đi (Churn rate) sẽ bằng (40/400) x 100% = 10%

2. Customer Lifetime Value (CLV) – Giá trị vòng đời của khách hàng

Customer Lifetime Value hay còn được gọi là Giá trị vòng đời của khách hàng, là giá trị mà khách hàng đem lại cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời khách hàng của họ. Hiểu đơn giản, Customer Lifetime Value là chỉ số đo lường tổng doanh thu mà doanh nghiệp có thể đạt được nhờ vào mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trung thành của mình.

Customer Lifetime Value là giá trị vòng đời của khách hàng
Customer Lifetime Value là giá trị vòng đời của khách hàng

Các lợi ích chính của việc đo lường chỉ số Customer Lifetime Value có thể kể đến như sau:

  • Giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược phù hợp để giữ chân khách hàng của mình 
  • Giúp doanh nghiệp có thể cải thiện được chỉ số ROI 
  • Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng 

Chỉ số Customer Lifetime Value có thể được xác định qua công thức.

Giá trị vòng đời của khách hàng = Giá trị khách hàng  x Vòng đời trung bình của khách hàng 

Trong đó:

Giá trị khách hàng (Customer Value) là những giá trị mà khách hàng sở hữu trong các giai đoạn của hành trình khách hàng, bao gồm những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đem lại như công dụng, tính năng, độ bền, cùng với giá trị mà doanh nghiệp cung cấp như dịch vụ khách hàng tốt, chăm sóc khách hàng sau khi mua,…

Vòng đời trung bình của khách hàng (Average Customer Lifespan) là khoảng thời gian một người là khách hàng của doanh nghiệp.

3. Net Promoter Score (NPS) – Chỉ số đo lường lòng trung thành của khách hàng

Net Promoter Score (NPS) được giới thiệu bởi Fred Reichheld trên Harvard Business Review vào năm 2003, là chỉ số đo lường lòng trung thành của khách hàng, mức độ khách hàng sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ và mức độ họ muốn giới thiệu cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp sử dụng.

Net Promoter Score là chỉ số đo lường lòng trung thành của khách hàng
Net Promoter Score là chỉ số đo lường lòng trung thành của khách hàng

NPS là chỉ số đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp cũng như với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chỉ số này cũng cho phép doanh nghiệp dự đoán được mức độ trung thành và xác định được liệu khách hàng có quay lại tiếp tục mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai hay không.

Lợi ích chính của chỉ số NPS là giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng nhằm đem đến trải nghiệm khách hàng tích cực hơn.

Chỉ số NPS có thể được xác định bằng một câu hỏi ngắn ở phiếu khảo sát khách hàng như sau: “Anh/chị có sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi với bạn bè, đồng nghiệp hoặc người thân của mình không?”. Với câu hỏi này, người tham gia khảo sát sẽ đánh giá trên thang điểm từ 0 (rất không sẵn sàng) đến 10 (rất sẵn sàng). Sự đánh giá trên thang điểm này có thể được chia làm 3 nhóm: người ủng hộ (Promoter), người thụ động (Passive), người nói xấu (Detractor).

Nếu doanh nghiệp có được tỷ lệ Người ủng hộ cao thì điều đó đồng nghĩa doanh nghiệp đang đem tới trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Những người này có khả năng cao sẽ quay lại mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong thời gian tới và giới thiệu cho nhiều người thân, bạn bè. 

Lưu trữ & Quản lý thông tin khách hàng tập trung trên MISA AMIS CRM

MISA AMIS CRM là giải pháp phần mềm giúp tối ưu các nghiệp vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng hiệu quả nhờ tính năng lưu trữ thông tin khách hàng tập trung.

Những tính năng nổi bật của AMIS CRM bao gồm:

  • Lưu trữ profile khách hàng tập trung trên một nền tảng
  • Lưu trữ & quản lý toàn bộ lịch sử giao dịch, mua bán, trao đổi của khách hàng với doanh nghiệp & NVKD
  • Quản lý nhân viên sales đi thị trường
  • Tối ưu quy trình bán hàng, phê duyệt
  • Liên thông dữ liệu về khách hàng tiềm năng với Marketing; thông tin tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
  • +30 loại báo cáo đa chiều: tình hình thực hiện mục tiêu doanh số, hiệu suất nhân viên, hàng hóa, thị trường…

 ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM AMIS CRM MIỄN PHÍ:

IV. Case study của Netflix về Customer Centric

Netflix là dịch vụ truyền dữ liệu video trên toàn cầu và cho thuê DVD trả phí tại Hoa Kỳ, nơi DVD và đĩa Blu-ray được gửi thông qua thư điện tử bởi Permit Reply Mail. Công ty thành lập vào năm 1997 và có trụ sở tại Los Gatos, California. Công ty bắt đầu mở dịch vụ đăng ký trả phí từ năm 1999. Tính đến năm 2009, Netflix sở hữu tập hợp 100.000 tựa đề DVD và hơn 10 triệu lượt người đăng ký.

Ban đầu, với khoảng 30 nhân viên, Netflix chỉ cung cấp các bộ sưu tập phim, chương trình và phim truyền hình phong phú (danh sách 925) thông qua hệ thống gửi thư, và cạnh tranh trực tiếp với Blockbuster.

Mãi đến năm 2007 khi Netflix quyết định chuyển đổi cấu trúc kinh doanh của họ từ hệ thống gửi thư sang nội dung phát trực tuyến dựa trên đăng ký. Trước khi ra mắt phát trực tuyến vào năm 2007, doanh thu của Netflix trung bình đạt tổng cộng hàng năm vào khoảng 997 triệu đô la.

Vào năm 2011, hoạt động kinh doanh của Netflix đã phải gánh chịu tổn thất lớn khi hãng quyết định tách DVD và dịch vụ phát trực tuyến thành 2 mảng khác nhau. Điều này khiến cho giá thành dịch vụ của Netflix tăng lên.

Netflix là dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ hiện có mặt trên 130 nước trên thế giới
Netflix là dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ hiện có mặt trên 130 nước trên thế giới

Đây được cho là một quyết định sai lầm khi Netflix không chịu lắng nghe và hiểu khách hàng của họ. Và ngay cả khi họ đã thu hồi lại thông báo thì những hậu quả do chính sách này gây ra là vô cùng lớn.

  • Netflix mất đi 800.000 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ.
  • Giá cổ phiếu giảm tới 77% chỉ trong vòng 4 tháng từ 298.73 USD năm 2011 xuống còn 53.80 USD năm 2012.
  • Hình ảnh thương hiệu tổn thất nặng nề.
  • Có nguy cơ bị chính đối thủ cạnh tranh của mình trong mảng ngoại tuyến (Blockbuster) mua lại với giá 50 triệu USD.

Đứng trước những nguy cơ trên, Netflix đã nhận ra sai lầm của mình và nhanh chóng áp dụng chiến lược Customer Centric. Và đây là những chính sách họ đưa ra khi áp dụng chiến lược này.

  • Không chỉ rút lại thông báo tăng giá như đã đề cập ở trên, mà Netflix còn gửi lời xin lỗi được cá nhân hóa tới khách hàng.
  • Gửi email khảo sát về dịch vụ DVD và trải nghiệm phát trực tuyến của khách hàng.
  • Áp dụng thuật toán trí thông minh nhân tạo AI giúp đưa ra đề xuất cho khách hàng, đồng thời thiết kế nhiều gói đăng ký khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng. Qua đó, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Netflix áp dụng chiến lược Customer Centric
Netflix áp dụng chiến lược Customer Centric

Bằng việc lắng nghe khách hàng của mình và luôn đặt họ làm trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh, chỉ hai năm sau Netflix đã đạt được những kết quả đáng mong đợi.

  • Giá cổ phiếu của Netflix đạt mức 215.55 USD vào tháng 3 năm 2013 từ mức 53.80 USD vào tháng 9 năm 2012, và trở thành cổ phiếu hoạt động tốt nhất năm 2013 trong chỉ số Standard and Poor’s 500.
  • Thu hút được thêm 2 triệu khách hàng mới đăng ký dịch vụ phát trực tuyến vào năm 2013.
  • Doanh thu tăng tới 8% và đạt 945 triệu USD trong cùng kỳ.
  • Đối thủ “truyền kiếp” của Netflix là Blockbuster phá sản và đóng cửa vĩnh viễn vào năm 2013 vì không thể tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng như Netflix đã làm được.

Thông qua các chiến thuật công nghệ mạnh mẽ của Netflix, việc đổi mới khả năng tiếp cận đã giúp tăng trải nghiệm khách hàng một cách tích cực giúp thương hiệu này trở thành công ty Internet lớn thứ bảy thế giới tính theo doanh thu.

Bộ công cụ Marketing MISA AMIS aiMarketing là giải pháp đắc lực hỗ trợ Marketers giúp thiết lập các điểm chạm với khách hàng và theo dõi tương tác, hành vi của khách hàng tại các điểm chạm.

  • Công cụ gửi Email Marketing/ thiết kế Landing page để tiếp cận & thu hút khách hàng
  • Công cụ Form/CTA giúp thu thập thông tin khách hàng
  • Customer Profile giúp theo dõi tương tác của khách hàng trên từng điểm chạm, chiến dịch Marketing như có mở email không, click vào link nào, xem trang nào…AMIS aiMarketingĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM AMIS AIMARKETING MIỄN PHÍCTA

 

THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG, HÀNH TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA KHÁCH HÀNG VỚI MISA AMIS CRM

Trong hoạt động Marketing – Bán hàng, việc sử dụng bộ công cụ Quản lý quan hệ khách hàng CRM sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tập trung dữ liệu khách hàng từ đó thấu hiểu 360 độ về khách hàng bao gồm họ thường gặp những vấn đề gì, điều gì ảnh hưởng tới quyết định mua hàng từ đó giúp Nhân viên kinh doanh có kịch bản chăm sóc phù hợp, Nhân viên Marketing hiểu về hành trình khách hàng để thiết kế các điểm chạm thu hút khách hàng tiềm năng.

Bộ công cụ QUẢN LÝ MARKETING – BÁN HÀNG MISA AMIS CRM là giải pháp công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu khách hàng để thẩu hiểu và chăm sóc khách hàng tốt hơn; thiết lập các điểm chạm marketing với khách hàng trong hành trình mua hàng; & theo dõi tương tác, hành vi của khách hàng tại các điểm chạm.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ

CTA

Cụ thể Bộ công cụ Quản lý Marketing – Bán hàng MISA AMIS CRM bao gồm Công cụ Quản lý Bán hàng AMIS Bán hàng và Công cụ Làm Marketing AMIS aiMarketing.

Với AMIS Bán hàng, mọi dữ liệu khách hàng được lưu trữ tập trung, từ thông tin liên hệ, lịch sử trao đổi, giao dịch giúp Nhân viên bán hàng thấu hiểu khách hàng để có kịch bản tiếp cận và chăm sóc hiệu quả.AMIS CRM

AMIS BÁN HÀNG cũng giúp Nhân viên & nhà quản lý thấu hiểu về hành trình ra quyết định của khách hàng bằng cách xem lại lịch sử chăm sóc các khách hàng cũ để xem điều gì ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định mua hàng của từng nhóm khách hàng. TỪ ĐÓ, nVKD có thể xây dựng những kịch bản “chốt saleS” bám sát yếu tố có khả năng thúc giục khách hàng mua hàng để nâng cao hiệu quả “chốt saleS”.

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM AMIS BÁN HÀNG MIỄN PHÍ

CTA

>> XEM THÊM TÍNH NĂNG AMIS BÁN HÀNG tại đây:

Bên cạnh đó, Bộ công cụ Làm Marketing AMIS AIMARKETING là giải pháp đắc lực hỗ trợ Marketers giúp thiết lập các điểm chạm với khách hàng và theo dõi tương tác, hành vi của khách hàng tại các điểm chạm.

  • Công cụ gửi Email Marketing/ thiết kế Landing page để tiếp cận & thu hút khách hàng

AMIS aiMarketing

AMIS aimarketing

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM AMIS AIMARKETING MIỄN PHÍ

CTA

  • Công cụ Form/CTA giúp thu thập thông tin khách hàng
    AMIS aiMarketing
    AMIS AiMarketing cho phép tạo các loại form khác nhau để gắn lên website, landing page
  • Customer Profile giúp theo dõi tương tác của khách hàng trên từng điểm chạm, chiến dịch marketing như có mở email không, click vào link nào, xem trang nào 

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM AMIS AIMARKETING MIỄN PHÍ

CTA

AMIS aiMarketing

CÓ MISA AMIS CRM – THẤU HIỂU KHÁCH HÀNG – BỨT PHÁ DOANH SỐ SALEs & MARKETING

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ DEMO TÍNH NĂNG MISA AMIS CRM


 

ĐỘI NGŨ MISA AMIS LUÔN SẴN SÀNG HỖ TRỢ 24/7

V. Tổng kết

Như vậy, trong bài viết trên MISA AMIS đã cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về chiến lược Customer Centric cùng với case study của Netflix giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn về chiến lược này. Hy vọng bạn đã học hỏi được những kiến thức hữu ích về hoạt động quan trọng trong Marketing và bán hàng này, từ đó giúp triển khai hiệu quả các chiến lược Customer Centric cho doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công! 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả