Strategy là gì? Vai trò của Strategy trong kinh doanh

04/03/2022
4090

Strategy là gì? marketing strategy là gì? content strategy là gì? pricing strategy là gì? Sức mạnh của nó như thế nào, có vai trò ra sao trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp? Tất cả sẽ được hé lộ qua bài viết sau, cùng MISA AMIS tìm hiểu nhé!

Strategy là gì?
Chiến lược là yếu tố không thể thiếu để vận hành doanh nghiệp

I. Tìm hiểu về Strategy

Có bao giờ bạn tự hỏi, đằng sau sự thành công của các thương hiệu đình đám trên thế giới như: Pepsi, Coca-cola, Apple,… Hay gần là các thương hiệu Việt như: Bitis Hunter, Vinamilk, Kinh Đô… ẩn chứa những bí quyết tuyệt vời nào không?

Thật ra tất cả chỉ gói gọn trong trong cụm từ “Strategy” hay “chiến lược kinh doanh”. Strategy là gì? Sức mạnh của nó như thế nào, có vai trò ra sao trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp? Tất cả sẽ được hé lộ qua bài viết sau, cùng tìm hiểu nhé!

II. Định nghĩa về Strategy là gì?

“Strategy” trong tiếng anh có nghĩa là chiến lược, đây là một từ có nguồn gốc từ quân đội xưa khi muốn tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để đánh bại kẻ thù. Trong bối cảnh ngày nay, Strategy còn được dùng trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau. Tiêu biểu nhất phải kể đến lĩnh vực kinh tế, Strategy sẽ được hiểu là chiến lược kinh doanh.  

Định nghĩa về Strategy là gì?
Hiểu về strategy – chiến lược kinh doanh

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều khái niệm về Strategy hay chiến lược kinh doanh. Chúng sẽ được phác họa từ nhiều góc độ dưới con mắt của những nhà kinh tế học nổi tiếng. Tuy nhiên, để dễ hiểu và dễ hình dung nhất thì Strategy là một tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu dài hạn, phục vụ tối đa cho lợi ích của doanh nghiệp đó.  

III. Bản chất của Strategy trong kinh doanh

Để thành công trong kinh doanh, việc nắm rõ khái niệm “Strategy là gì?” thôi chưa đủ. Chúng ta còn cần phải hiểu rõ bản chất của chúng. Đồng thời trong kinh doanh có rất nhiều 

Hiểu được bản chất của Strategy cũng chính là chìa khóa mang lại sự thành công trong kinh doanh một cách hữu hiệu nhất. Cụ thể, những ý nghĩa hay bản chất chính của chiến lược kinh doanh – Strategy đó là:

1. Hoạt động tổng thể

Strategy là gì? Strategy bao gồm các hoạt động tổng thể của doanh nghiệp như: định vị thương hiệu, phát triển thương hiệu, lập kế hoạch tối ưu hóa kinh doanh,… Bên cạnh đó, nó còn thu hút khách hàng tiềm năng, duy trì khách hàng trung thành, tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp….

2. Đề ra mục tiêu dài hạn

Strategy sẽ đặt ra được những mục tiêu kinh doanh, mục tiêu về marketing, mục tiêu về chiến lực giá, muc tiêu về thương hiệu,…dài hạn. Một số chiến lược thường thấy là cách chiếm ưu thế về thị phần và tăng độ cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Hoặc nó có thể định hướng tăng độ phủ thương hiệu trong thời gian từ 3-5 năm. Ngoài ra, giữ doanh thu và lợi nhuận luôn đạt mức tăng trưởng tốt cũng có thể là một Strategy của doanh nghiệp. 

Đề ra mục tiêu dài hạn
Strategy sẽ đặt ra được những mục tiêu kinh doanh dài hạn

 

3. Phân bổ nguồn lực

Một nhiệm cụ khác của Strategy là phân chia nguồn lực và thiết lập nhiều phương án dự phòng. Việc này giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả như mong muốn trong thời gian nhanh nhất đồng thời duy trì được hiệu quả lâu nhất

Trong nhiều trường hợp, Strategy cũng được hiểu là một chiến dịch marketing tổng thể của doanh nghiệp. Mục tiêu chung của chiến dịch này là làm sao tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng nhất và truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp, từ đó đem lại nhiều giá trị cho người dùng lẫn thương hiệu.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

IV. Vai trò của Strategy là gì trong kinh doanh

Bản chất Strategy đã là một lĩnh vực khá bao quát và rộng lớn. Do đó, vai trò và lợi ích của nó mang lại trong kinh doanh cũng muôn hình vạn trạng. Tuy nhiên, nếu đã là dân kinh tế thì chắc hẳn bạn phải biết qua một số vai trò tiêu biểu của Strategy sau đây:

  • Giúp doanh nghiệp hoạch định được kế hoạch công việc, xây dựng hoạt động cụ thể cho từng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó vạch ra hướng đi rõ ràng và đúng đắn nhất để phát triển ổn định.
vai trò của strategy trong kinh doanh
Strategy giúp doanh nghiệp phát triển đúng định hướng
  • Chiến lược kinh doanh cũng như việc chuẩn bị một chiếc phao cứu sinh phòng trường hợp những rủi ro bất ngờ. Doanh nghiệp sẽ kịp thời ứng phó và tìm ra giải pháp một cách nhanh chóng.
  • Nhờ có Strategy mà doanh nghiệp cũng xác định được điểm mạnh, điểm yếu cũng như vị thế hiện tại. Trên cơ sở đó công ty phát huy tối đa những ưu điểm đang có và cải thiện những mặt hạn chế.
  • Việc sở hữu một chiến lược kinh doanh chặt chẽ, hiệu quả còn giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả nguồn lực. Cả tập thể sẽ cùng nhau phát triển và đóng góp tích cực vì lợi ích chung của công ty.

>> Xem thêm: Chiến lược là gì? Các cách xây dựng chiến lược hiệu quả nhất

V. Các yếu tố quan trọng của strategy trong kinh doanh

Các yếu tố quan trọng trong kinh doanh của Strategy là gì?

1. Mục tiêu kinh doanh chiến lược

Yếu tố tiên quyết cũng là quan trọng nhất của một Strategy là xác định được mục tiêu của toàn bộ chiến lược cũng như mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng đến. Việc định hướng rõ ràng các mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn khiến doanh nghiệp phát triển tốt hơn.

Mục tiêu thường bị nhầm lẫn với sứ mệnh doanh nghiệp, trên thực tế chúng mang ý nghĩa rất khác nhau. Sứ mệnh thường chỉ mang tính khái quát, chung chung. Trong khi đó, mục tiêu phải là những hành động rõ ràng; có thể đo lường, đong đếm được và xác định được thời gian chi tiết. 

2. Phạm vi bao phủ chiến lược

Như đã đề cập ở các phần trước, Strategy hay chiến lược kinh doanh là một phạm trù rất rộng lớn và bao quát. Vì vậy, việc xác định phạm vi chiến lược ngay từ những giai đoạn đầu tiên sẽ là một bước quan trọng để doanh nghiệp đi đúng hướng trong tương lai.

Tùy vào từng mục tiêu, quy mô doanh nghiệp… mà phạm vi chiên bao phủ chiến lược sẽ rộng hoặc hẹp. Thực tế là bất cứ nguồn lực hay lĩnh vực nào cũng sẽ có một giới hạn nhất định. Việc doanh nghiệp khoanh vùng và tập trung vào những phạm vi được coi là tiềm năng nhất sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của. Thế nhưng chiến lược ấy vẫn mang lại hiệu quả công việc cao nhất.  

3. Phương thức thực hiện chiến lược

Khi đã có mục tiêu cụ thể và xác định được phạm vi thực chiến, bước tiếp theo sẽ là tìm ra những cách thức thực hiện strategy sao cho hiệu quả. Công đoạn này cũng cần khá nhiều thời gian, nghiên cứu và sự đóng góp thảo luận của các thành viên trong công ty

Phương thức thực hiện chiến lược kinh doanh
Có rất nhiều phương thức thực hiện chiến lược kinh doanh (Nguồn: internet)

Khá giống với phạm vi, các phương thức thực hiện chiến lược cũng là một biến số độc lập. Nó tùy thuộc vào các yếu tố như: mô hình doanh nghiệp, phân khúc sản phẩm… Các yếu tố khác như đối tượng khách hàng tiềm năng, ngân sách chi tiêu cho chiến lược…

Không có một công thức chung cho tất cả mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng. Đồng thời, đội ngũ quản lý cũng cần đối sánh với tình trạng hoạt động của công ty để đưa ra những phương án tốt nhất.

Thực thi chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng với AMIS Công việc

4. Khả năng đáp ứng nhu cầu của chiến lược

Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém chính là khả năng thực hiện hay còn gọi là độ khả thi của strategy. Chiến lược kinh doanh thường được ví von như một nghệ thuật mà các doanh nghiệp phải khéo léo phối hợp nhiều hoạt động để thu về những giá trị mong đợi.

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta nên phóng đại hay viển vông về những kế hoạch trong strategy. Bởi lẽ, nếu không nhìn vào thực tế mà chỉ phác họa chúng trong trí tưởng tượng thì rất dễ dẫn đến kết quả thất bại.

5. Nguồn lực thực hiện chiến lược

Có một mục tiêu kinh doanh SMART rõ ràng, một phạm vi hợp lý và một khả năng đáp ứng hầu như là toàn bộ nhu cầu. Thế nhưng, nếu thiếu đi nguồn lực để thực hiện những kế hoạch đã đặt ra thì chiến lược kinh doanh đó cũng khó thành công.

Một strategy thường bao gồm rất nhiều giai đoạn, hoạt động. Bởi vậy, nguồn lực hay cụ thể hơn là đội ngũ nhân viên, quản lý sẽ đóng vai trò rất quan trọng.

Nguồn lực của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh cần rất nhiều nguồn lực hỗ trợ

Doanh nghiệp sở hữu một nguồn lực đông đảo sẽ có tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai. Hơn nữa việc có được một nguồn lực chiến lược hùng hậu sẽ giúp nâng cao hiệu suất công việc và đạt được những kết quả như ý muốn.

6. Giá trị chiến lược đem lại

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là giá trị mà chiến lược kinh doanh mang lại. Một chiến lược thành công phải có giá trị đối với cả khách hàng và thương hiệu đó.

Bạn cần xem xét quá trình thử nghiệm và tiến hành áp dụng các bước đã đề ra. Nếu thu về nhiều giá trị thực sự có lợi thì có thể đó chính là chiến lược hiệu quả. Ngược lại, doanh nghiệp cần sửa đổi các bước thực hiện để tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

VI. Business Strategy như thế nào là hiệu quả?

Xây dựng một Strategy hiệu quả luôn là một quá trình cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Với những ai đang bắt đầu công việc kinh doanh thì có lẽ đây là một bài toán khá khó khăn. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ sau. Chúng sẽ giúp quá trình này được dễ dàng và thuận lợi hơn:

  • Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời xét đến mức độ ưu tiên của các mục tiêu để sắp xếp thực hiện chúng theo một trình tự hợp lý
  • Thấu hiểu thị trường giúp bạn hình dung cụ thể về những xu hướng chung của thị trường. Từ đó xác định được những bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh của mình
  • Định vị chi tiết và cụ thể loại sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn cung cấp. Nhóm khách hàng tiềm năng và nhóm khách hàng ổn định của doanh nghiệp cũng cần được lưu ý
Xác định mục tiêu kinh doanh
Xác định mục tiêu kinh doanh
  • Xây dựng các chiến lược kinh doanh – Strategy dựa vào các yếu tố khách quan đã khảo sát 
  • Phân chia nguồn lực và ngân sách của doanh nghiệp vào từng mục tiêu cụ thể 
  • Sau khi tiến hành toàn bộ những kế hoạch, hoạt động trong Strategy, doanh nghiệp cần kiểm tra và đánh giá hiệu quả của chiến lược. Bên cạnh đó, hãy đề xuất cải thiện những thiếu sót còn gặp phải trong quá trình thực hiện.

Nói tóm lại, thì để trả lời cho câu hỏi Strategy là gì? thì nó là một khái niệm khá quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng  nắm vững để dẫn dắt hoạt động kinh doanh hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về lĩnh vực này. Đồng thời, hãy rút ra nhiều kinh nghiệm để lên một chiến lược hiệu quả.

Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả