[Tổng hợp] 3 case study làm Inbound Marketing thành công 

30/12/2021
2800

Inbound Marketing hiện đang là một trong những phương pháp Marketing hiệu quả nhất được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đã biết cách làm Inbound thành công. Hãy cùng phân tích 3 case study làm Inbound thành công của các doanh nghiệp trên thế giới ở bài viết dưới đây.

Inbound Marketing là gì?

Inbound marketing

Inbound Marketing là một phương thức tiếp cận khách hàng dựa trên nội dung và sự tương tác mang lại giá trị hữu ích cho khách hàng – về những vấn đề mà họ đang cần giải quyết có liên quan đến sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 

Khác với Outbound Marketing, doanh nghiệp sẽ chủ động tìm đến khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo hoặc những hoạt động telesale thì đối với Inbound Marketing, khách hàng mục tiêu sẽ chủ động tìm tới doanh nghiệp thông qua các kênh như blog, các trang mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm.

Theo như Halligan & Shah, 2009, Inbound Marketing xuất hiện trên sự thừa nhận rằng: “khách hàng đã không còn muốn bị gián đoạn bởi những người làm Marketing hay bị quấy rầy bởi những người bán hàng. Họ muốn được giúp giải quyết vấn đề”. 

Thuật ngữ Inbound Marketing được sử dụng lần đầu tiên bởi Hubspot – một doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới chuyên phát triển các phần mềm hỗ trợ Marketing và bán hàng. Hubspot mô tả quá trình tiếp thị Inbound diễn ra trong 4 giai đoạn: Attract (Thu hút) – Engage (Tiếp cận) – Close (Chốt đơn) và Delight (Làm hài lòng).quy trình thực hiện inbound marketing

Tóm lại, Inbound Marketing là quá trình tạo nên các nội dung chất lượng và hữu ích, đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm thông tin của khách hàng để làm thỏa mãn nhu cầu cũng như giải quyết được những vấn đề mà khách hàng gặp phải, sau đó phối hợp với các công cụ tiếp thị khác để tăng tỷ lệ chuyển đổi, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng của doanh nghiệp. Một chiến lược Inbound Marketing hoàn hảo cần phối hợp nhiều kênh tiếp thị với nhau trong từng giai đoạn.

Top 3 Case study làm Inbound Marketing thành công nhất

1. Case study làm Inbound thành công của Hubspot 

chiến lược inbound marketing của hubspot

Case study làm Inbound thành công nổi bật nhất phải kể đến Hubspot. HubSpot là doanh nghiệp tiên phong trong việc triển khai Inbound Marketing hiệu quả và đạt được những thành công vang dội trên thị trường. 

HubSpot nổi tiếng với giải pháp “nền tảng chuyển đổi số” cho doanh nghiệp – HubSpot All-in-one. Đây là một nền tảng cho phép doanh nghiệp thực hiện nhiều thao tác cũng như triển khai các nghiệp vụ khác nhau từ Marketing, bán hàng cho đến chăm sóc khách hàng trên cùng một giao diện. 

HubSpot All-in-one là bộ sản phẩm bao gồm các công cụ phần mềm như phần mềm CRM (Customer Relationship Management), Marketing trên các kênh mạng xã hội (Social Media Marketing), quản lý Content (Content Management), chuyển đổi Lead (Lead Generation), phân tích Website (Web Analytics), SEO – tối ưu công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), hội thoại trực tiếp với khách hàng (Live chat) và các công cụ hỗ trợ CSKH (Customer Support). 

Để hiểu rõ hơn về case study làm Inbound thành công của Hubspot, ta có thể phân tích chiến lược Inbound Marketing của Hubspot qua 4 giai đoạn chính của mô hình Inbound Marketing như sau.

Giai đoạn thu hút

Giai đoạn đầu tiên của Inbound Marketing đó là giai đoạn thu hút. Đối với giai đoạn thu hút, mục tiêu chính của giai đoạn này là chuyển đổi Stranger (Khách vãng lai) thành Visitor (Khách truy cập).

Vậy HubSpot đã làm gì để thu hút khách hàng truy cập vào trang website của mình?

Ở giai đoạn này, HubSpot đã sử dụng 2 chiến lược chính:

Xây dựng kênh blog với nội dung hữu ích 

Đầu tiên, HubSpot thu hút khách hàng bằng cách đăng tải các bài viết chuyên sâu, hữu ích trong lĩnh vực Sale-Marketing-Service phục vụ đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Các bài blog của Hubspot được chú trọng đầu tư, cung cấp nội dung chuyên sâu, đáp ứng tiêu chí hữu ích cho khách truy cập.

Tối ưu SEO 

Để tăng độ nhận diện thương hiệu, Hubspot dùng SEO để đưa những bài viết hữu ích của mình lên vị trí cao nhất trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. 

Để tối ưu SEO, HubSpot đã xây dựng một hệ thống từ khóa nhận được nhiều lượt tìm kiếm (Search volume) từ khách hàng tiềm năng của họ. Sau đó, HubSpot đã xây dựng hệ thống bài viết, nội dung dựa trên những từ khóa đó. Việc thực hiện viết nội dung chuẩn SEO đã giúp các bài viết và những thông tin hữu ích của HubSpot tới được nhiều khách hàng, từ đó tăng khả năng thu hút họ và khuyến khích khách hàng truy cập vào trang web để đọc bài viết. 

Giai đoạn chuyển đổi

Giai đoạn thứ 2 của Inbound Marketing là giai đoạn chuyển đổi. Mục tiêu chính của giai đoạn này là chuyển đổi Visitor (Khách truy cập) thành Lead (Khách hàng tiềm năng).

HubSpot đã chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng như thế nào?

Để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng, HubSpot đã sử dụng Marketing Automation.

Marketing Automation (tự động hóa tiếp thị) là việc áp dụng các phần mềm/ công nghệ giúp tự động hóa quá trình tiếp thị cho doanh nghiệp. Kết quả của phương pháp tiếp thị này là doanh nghiệp tự động tạo ra khách hàng tiềm năng, phân loại và chăm sóc khách hàng dựa theo các kịch bản có sẵn.

Để thực hiện Marketing Automation, một trong những việc quan trọng mà doanh nghiệp cần làm là thu thập thông tin của khách hàng thông qua form đăng ký, qua điện thoại,… 

Trên thực tế, HubSpot đã áp dụng lý thuyết của bước này rất khéo léo. Khi người đọc click vào link bài viết của HubSpot trên Google và dành thời gian để nghiền ngẫm, nghiên cứu về những thông tin chuyên môn giải đáp cho vấn đề liên quan, người đọc sẽ nhận được một lời đề nghị tham gia một khóa học về Inbound Marketing để có thể hiểu những thông tin, kiến thức chuyên sâu hơn về cách áp dụng Inbound Marketing.

Giai đoạn chốt đơn

Giai đoạn tiếp theo của Inbound Marketing là giai đoạn chốt đơn. Mục đích chính của giai đoạn này đó là chuyển đổi khách hàng tiềm năng (lead) thành khách hàng (customer).  Đây là lúc đội ngũ nhân viên kinh doanh cùng các công cụ hỗ trợ cho bán hàng xuất hiện để đảm bảo khách hàng tiềm năng việc chốt sale diễn ra đúng thời điểm một cách thuận tiện và dễ dàng. 

Vậy HubSpot đã làm gì để có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi và chốt đơn thành công? 

Sau khi đã để lại thông tin cá nhân và download tài liệu hoặc tham gia khóa học, khách hàng có thể sở hữu tài liệu và tham gia khóa học hoàn toàn miễn phí. Mặc dù không mất tiền, nhưng những khóa học hay tài liệu của HubSpot được đầu tư rất bài bản từ hình thức trình bày, nội dung trên tài liệu, bài thi cuối khóa, thậm chí học viên sẽ được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học từ HubSpot. 

Từ việc được trải nghiệm miễn phí công cụ của HubSpot thông qua các khóa học, khách hàng có thể thấy được công dụng của các phần mềm mà HubSpot cung cấp, từ đó đưa ra quyết định mua hàng một cách dễ dàng hơn và giúp HubSpot tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.

Giai đoạn hài lòng

Giai đoạn cuối cùng của Inbound Marketing là giai đoạn hài lòng, với mục đích chính đó là biến khách hàng trở thành người ủng hộ trung thành của doanh nghiệp.

Đối với giai đoạn này, doanh nghiệp cần giữ liên lạc, tương tác với khách hàng một cách thường xuyên để xây dựng lòng tin, từ đó khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn, ở lại sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp lâu hơn và thậm chí là giới thiệu với bạn bè của họ về những trải nghiệm khi dùng sản phẩm này.  

HubSpot đã giữ chân khách hàng và đem lại những trải nghiệm khách hàng tích cực như thế nào? 

Ở giai đoạn này, HubSpot đã tận dụng Email Marketing một cách hiệu quả cùng công cụ tạo email workflow và email automation

Không những chỉ gửi email nhắc nhở về việc hoàn thành khóa học, mà sau đó khách hàng vẫn nhận được những email tương tác và nhắc nhở họ về sự hữu ích của sản phẩm, về những tính năng mới cập nhật, hướng dẫn sử dụng,… để khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu HubSpot và cảm thấy hài lòng với dịch vụ của HubSpot.  

2. Case study làm Inbound Marketing thành công của Spotify

Inbound thành công của Spotify

Spotify là một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ phát trực tuyến nhạc, podcast và các video kỹ thuật số từ các hãng thu âm như Sony, EMI, Warner Music Group và Universal. Spotify cho phép bạn truy cập hàng triệu bài hát và các nội dung khác của các nghệ sĩ trên khắp thế giới.

Spotify cung cấp 2 loại tài khoản cơ bản cho người dùng đó là: miễn phí và trả phí (Premium). Mọi chức năng cơ bản như phát nhạc là hoàn toàn miễn phí, nhưng bạn cũng có thể chọn nâng cấp lên Spotify Premium.

Dịch vụ của Spotify cũng đạt 20 triệu người dùng (5 triệu người dùng trả phí) vào tháng 12 năm 2012 và mốc 60 triệu người dùng (15 triệu người dùng trả phí) vào tháng 1 năm 2015. Tính đến tháng 2 năm 2020, Spotify có 271 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, bao gồm 124 triệu thuê bao trả phí.

Để đạt được thành công như hiện nay, Spotify đã xây dựng và triển khai chiến lược Inbound Marketing một cách hiệu quả. Vậy case study làm Inbound thành công của Spotify là gì?

Một trong những chiến lược Inbound Marketing hiệu quả của Spotify là sử dụng hiệu quả social media marketing.

Ngày nay, trong thời đại 4.0 với sự phát triển của mạng Internet và công nghệ, các nhà tiếp thị cũng như các chuyên gia về Marketing cần tập trung triển khai các chiến dịch Marketing thông qua các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận được tới một số lượng lớn khách hàng và tối ưu chuyển đổi.

Marketing qua mạng xã hội hay còn gọi với thuật ngữ “Social Media Marketing”, là hình thức thực hiện các hoạt động Marketing và quảng cáo trên mạng Internet thông qua việc sử dụng các kênh mạng xã hội (Social Media) nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Hiểu được tầm quan trọng của social media marketing, Spotify cũng đã tận dụng mạng xã hội để thu hút, kết nối khách hàng của mình. Spotify giúp mọi người dễ dàng kết nối với bạn bè và nghệ sĩ trên nền tảng này. Hồ sơ nghệ sĩ bao gồm các liên kết đến các kênh xã hội và sự tích hợp của nền tảng với Facebook, Instagram, Snapchat, Whatsapp, Twitter và các trang web khác được thiết kế để giúp chia sẻ và quảng cáo âm nhạc liền mạch.

Bên cạnh đó, nhờ vào khả năng tích hợp vào Facebook, Spotify cho phép người dùng thấy được bạn bè của mình đang nghe ca khúc gì, và từ đó bạn có thể nghe cùng hoặc kết nối được với bạn bè của mình. Đương nhiên, người dùng cũng hoàn toàn có thể bảo vệ quyền riêng tư của mình và tắt tính năng này nếu muốn.kết nối người dùng

Bên cạnh đó, Spotify đã tận dụng email marketing để thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ trả phí của mình.

Email marketing là một hình thức tiếp thị thông qua email (thư điện tử) nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng & khách hàng để quảng bá, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ. Hay có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng email marketing là sử dụng email để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Email marketing được xem là một hình thức tiếp thị trực tiếp (direct marketing) và tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) giúp doanh nghiệp quảng bá dịch vụ và sản phẩm của mình.

>>Đọc thêm: Email Marketing là gì? 6 cách làm Email Marketing hiệu quả

Với email marketing, Spotify cũng sử dụng chiến lược cá nhân hóa bằng cách phân tích thói quen và sở thích nghe nhạc của người dùng từ đó gửi cho họ những email đề xuất bài hát mới phù hợp. 

top mix trên Spotify

 

>>Đọc thêm: Chiến lược marketing của Spotify

3. Case study làm Inbound thành công của Starbucks

Starbuck

Starbucks cũng là một case study điển hình cho doanh nghiệp làm Inbound Marketing thành công. Trải qua 40 năm gây dựng và phát triển, Starbucks không chỉ bó hẹp bản thân nó tại Seattle hay Mỹ, mà thậm chí còn lan ra khỏi châu lục, đưa nghệ thuật thưởng thức cà phê Ý hiện đại đến với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hongkong, Nam Phi…

Thương hiệu cà phê Starbucks hiện có hơn 20.000 cửa hàng tại 61 quốc gia trên thế giới với 150.000 nhân viên. Nhân viên của hãng tại Mỹ có mức lương trung bình 8,8 USD một giờ và được đóng bảo hiểm cùng một số quyền chọn mua cổ phiếu. Hơn 65% cửa hàng của Starbucks được đặt tại Mỹ.

Hiện thương hiệu cà phê Starbucks phục vụ hơn 40 triệu khách hàng mỗi tuần và bán ra 4 tỷ cốc cà phê mỗi năm. Starbucks không có chính sách nhượng quyền thương hiệu và cũng không có ý định làm điều này trong tương lai.

Vậy Starbucks đã triển khai chiến lược Inbound Marketing như thế nào?

Cách làm Inbound thành công nhất của Starbucks phải kể đến chiến lược sử dụng social media marketing. Starbucks cũng đã tận dụng triệt để lợi thế của mạng xã hội, trở thành một trong những nhãn hiệu cà phê được nhắc đến nhiều nhất. Biết được khách hàng không chỉ có nhu cầu uống cà phê mà họ còn muốn chia sẻ những khoảnh khắc đó cho bạn bè, gia đình, thương hiệu này đã tăng sự hiện diện của mình trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest và biến hoạt động uống cà phê thành một sở thích của khách hàng.

Không chỉ thành công với sản phẩm mà thương hiệu này còn truyền tải văn hóa uống cà phê đậm chất Starbucks bằng cách chia sẻ những hình ảnh khách hàng tận hưởng cuộc sống bên cạnh những ly cà phê tại cửa hàng của mình. 

Những hình ảnh như vậy đã thu hút đáng chú ý trên mạng xã hội. Hình ảnh trung tâm trong nhiều bài đăng không phải là những cốc Frappuccino, Espresso mà là các khách hàng cùng nhau chuyện trò, thưởng thức cà phê trong không gian yên tĩnh và nhẹ nhàng.

Một chiến dịch social media marketing hiệu quả của Starbucks có thể kể đến chiến dịch: “Tweet-a-coffee”. Chiến dịch Tweet-a-Coffee cho phép mọi người tặng thẻ quà tặng $5 cho bạn bè chỉ bằng cách đặt @tweetacoffee và hình ảnh tay cầm của bạn bè trên Twitter.

Trong hai tháng, hơn 27.000 người dùng đã tweet về một tách cà phê và chiến dịch của Starbucks. Điều này đã làm tăng mức độ nhận diện thương hiệu của hãng cà phê nổi tiếng này. Không chỉ vậy, Starbucks còn có thông tin của khách hàng, chẳng hạn như hình ảnh tay cầm trên Twitter cho hàng ngàn người yêu thích cà phê.

>>Đọc thêm: Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Starbucks

Làm Inbound Marketing hiệu quả với Bộ Công cụ AMIS aiMarketing

AMIS aiMarketing – Phần mềm Marketing hợp nhất trên một nền tảng. Tất cả các công cụ marketing cần thiết trên một nền tảng duy nhất giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược Inbound Marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng chuyển đổi.

aiMKTBộ giải pháp AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Inbound Marketing hiệu quả. Các tính năng của aiMarketing được phát triển theo đúng nhu cầu của các Marketers để thực hiện các nghiệp vụ về thu hút, chuyển đổi và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Bộ công cụ bao gồm:

  • Công cụ thiết kế Email Marketing và gửi email hàng loạt nhanh chóng, hiệu quả
  • Công cụ thiết kế Landing page chuyên nghiệp, thao tác dễ dàng
  • Form – Công cụ giúp tổng hợp thông tin khách hàng từ nhiều nguồn
  • CTA – Công cụ thôi thúc người truy cập thực hiện hành động chuyển đổi
  • Công cụ Workflow – Thiết kế kịch bản Marketing tự động dễ dàng
  • Công cụ Quản lý liên hệ/data khách hàng tiềm năng
  • Hệ thống đo lường, báo cáo đa chiều, chính xác và nhanh chóng

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả